Đồ án Dự án nhà máy sản xuất cà phê chất lượng cao tại Hà Nội

Dự án đầu tư được lập theo quy định hiện hành của Nhà nước là căn cứ để trình duyệt cấp có thẩm quyền. Khi đã được phê duyệt thì dự án đầu tư là căn cứ xin cấp giấy phép xây dựng, là căn cứ để chủ đầu tư xem xét cơ hội dự kiến đạt được các yêu cầu kinh tế xã hội, môi trường và tính hiệu quả của dự án, giúp cho nhà đầu tư quyết định nên hay không nên đầu tư thực hiện dự án đó. Những chỉ tiêu kỹ thuật, quy mô trong dự án đã được phê duyệt đóng vai trò làm mốc khống chế cho các giai đoạn tiếp theo và giúp cho chủ đầu tư thực hiện các công việc theo đúng dự kiến. Dự án đầu tư là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước cấp phép đầu tư hoặc ra quyết định đầu tư. Dự án đầu tư còn có vai trò đặc biệt quan trọng vì thông qua đó Nhà nước có thể kiểm soát được một cách toàn diện về các mặt hiệu quả tài chính (dự án sử dụng vốn Nhà nước) và hiệu quả xã hội an ninh quốc phòng. Dự án đầu tư là cơ sở so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra, từ đó giúp cho nhà quản lý có phương pháp thực hiện dự án tốt hơn. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Từ những lợi ích to lớn mà 1 dự án mang lại cho cơ quan đầu tư cũng như mang lại cho xã hội và đất nước trong công cuộc phát triển ngày nay có thể thấy được tầm quan trọng trong công tác dự báo, tính toán khi lập dự án đầu tư.Nhưng việc dự báo về tương lai của các dự án dựa trên những căn cứ về cơ sở lý luận và điều kiện thực tế để chủ đầu tư và các cơ quan có thẩm quyền thấy được lợi ích mà dự án mang lại, chủ đầu tư có được cái nhìn tổng quan về công việc mình đang tiến hành và ra quyết định đầu tư vào lĩnh vực mà dự án đề cập tới là rất khó khăn. Vì vậy em muốn thông qua kỳ học cuối cùng này để tập dượt khả năng phân tích và dự báo từ những đề xuất ban đầu của chủ đầu tư để cung cấp cho họ những phương án khả thi để thực hiện mục tiêu đã đề ra bằng những hiểu biết từ những cơ sở lý luận mà chúng em đã được các thầy cô dạy dỗ trong thời gian ngồi ghế nhà trường. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy Đinh Đăng Quang, người đã trực tiếp phụ trách hướng dẫn bọn em nói riêng, các thầy cô trong khoa và nhà trường nói chung đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

doc147 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6185 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Dự án nhà máy sản xuất cà phê chất lượng cao tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU I. VAI TRÒ CỦA DỰ ÁN TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP III. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN PHẦN I - THUYẾT MINH DỰ ÁN - 1 - CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ - 2 - I. XUẤT XỨ VÀ CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ HÌNH THÀNH DỰ ÁN - 2 - II. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HẠ TẦNG CƠ SỞ CỦA DỰ ÁN - 2 - 1. Điều kiện tự nhiên - 2 - 2. Hạ tầng cơ sở khu vực dự án - 4 - 3. Các chính sách kinh tế xã hội, các quy hoạch, định hướng chiến lược liên quan đến phát triển ngành có dự án và bản thân dự án - 5 - III.PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG - 5 - IV. KẾT LUẬN VỀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ - THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN - 7 - V. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN - 7 - CHƯƠNG II: HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ QUY MÔ CÔNG SUẤT - 8 - I. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN - 8 - II. LỰA CHỌN CÔNG SUẤT CHO DỰ ÁN - 8 - 1. Căn cứ lựa chọn - 8 - 2. Phương án và lựa chọn phương án - 8 - 3. Công suất chung của dự án và công suất phân theo cơ cấu sản phẩm - 9 - CHƯƠNG III: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT - 10 - I. TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT THIẾT BỊ CHO DỰ ÁN - 10 - 1. Thiết bị chế biến cà phê rang xay - 10 - 2. Thiết bị chế biến cà phê 3in1 - 10 - 3. Thiết bị chế biến cà phê nhân - 10 - 4. Thiết bị chế biến nhân xô - 10 - II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ DANH MỤC THIẾT BỊ YÊU CẦU - 11 - 1. Quy trình sản xuất tóm tắt - 11 - 2. Danh mục và khối lượng thiết bị - 12 - 3. Chuyển giao công nghệ, đào tạo và trợ giúp kỹ thuật - 13 - 4. Giải pháp cung cấp thiết bị và các điều kiện sửa chữa bảo dưỡng - 13 - CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN ĐỊA ĐIỂM - 14 - I. CĂN CỨ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM CHO DỰ ÁN - 14 - II. PHƯƠNG ÁN ĐỊA ĐIỂM - 14 - 1. Địa điểm xây dựng - 14 - 2. Điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng - 14 - 3. Phương án địa điểm - 14 - CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG & ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG……- 15 - I. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ - 15 - 1. Các phương án lựa chọn - 15 - 2. Phân tích lựa chọn phương án tổng mặt bằng - 15 - 3. Danh mục các công trình, hạng mục công trình và khối lượng công tác xây dựng chủ yếu ….- 16 - II. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC, KẾT CẤU VÀ HẠ TẦNG - 17 - 1. Giải pháp kiến trúc - 17 - 2. Giải pháp kết cấu - 19 - 3. Giải pháp đường giao thông nội bộ - 21 - 4. Giải pháp cấp điện - 22 - 5. Hệ thống cấp nước - 24 - 6. Hệ thống thoát nước - 25 - III. NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU, LAO ĐỘNG VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ - 27 - IV. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC ĐẤU THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ - 27 - V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN - 27 - 1. Tiến độ thực hiện - 27 - 2. Hình thức quản lý dự án - 28 - VI. GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ AN NINH QUỐC PHÒNG - 28 - 1. Căn cứ - 28 - 2. Các giải pháp - 28 - V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN - 28 - 1. Đánh giá tác động đến môi trường - 28 - 2. Các giải pháp đảm bảo để hạn chế tác động xấu đến môi trường - 30 - CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH VẬN HÀNH & CÁC YẾU CẦU PHẢI ĐÁP ỨNG - 33 - I. CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM HÀNG NĂM - 33 - 1. Cơ cấu sản phẩm - 33 - 2. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm - 33 - 3. Chương trình vận hành và khai thác - 33 - II. CHẾ ĐỘ SỬA CHỮA, BẢO TRÌ TRONG THỜI GIAN VẬN HÀNH - 33 - III. GIẢI PHÁP TIÊU THỤ SẢN PHẨM - 33 - 1. Thị trường tiêu thụ - 33 - 2. Lựa chọn tiêu thức tiêu thụ - 34 - 3. Dự kiến giá bán sản phẩm - 34 - IV. NHU CẦU CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG CHO SẢN XUẤT - 34 - 1. Nguyên liệu - 34 - 2. Các giải pháp nguyên liệu khác - 34 - CHƯƠNG VII: TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHAI THÁC DỰ ÁN & BỐ TRÍ LAO ĐỘNG - 35 - I. TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHAI THÁC VẬN HÀNH - 35 - 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý - 35 - 2. Cơ cấu tổ chức sản xuất - 35 - 3. Bố trí lao động - 35 - II. KẾ HOẠCH TIỀN LƯƠNG CHO TỪNG NĂM VẬN HÀNH - 36 - III. KHUYẾN KHÍCH LAO ĐỘNG, ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - 36 - 1. Khuyến khích lao động - 37 - 2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực - 37 - IV. MỐI QUAN HỆ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN - 37 - 1. Mối quan hệ trách nhiệm cung cấp tài liệu, thẩm định, phê duyệt đầu tư trong giai đoạn lập dự án - 37 - 2. Mối quan hệ trách nhiệm phối hợp, trợ giúp, kiểm tra, giám sát giai đoạn thực hiện đầu tư - 37 - 3. Mối quan hệ trách nhiệm trong giai đoạn quyết toán đầu tư - 37 - 4. Mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, kiểm tra trong giai đoạn vận hành - 38 - CHƯƠNG VIII: XÁC ĐỊNH VỐN ĐẦU TƯ & GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN - 39 - I. CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DỰ ÁN - 39 - 1. Vốn cố định - 39 - 2. Vốn lưu động - 39 - II.XÁC ĐỊNH QUY MÔ VỐN CHO DỰ ÁN - 39 - 1. Những cơ sở pháp lý khi lập tổng mức đầu tư - 39 - 2. Lập luận về phương pháp tính tổng mức đầu tư - 39 - 3. Dự tính những khoản mục chi phí cấu thành tổng mức đầu tư. - 40 - a. Chi phí xây dựng (GXD) - 40 - b. Chi phí thiết bị (GTB) - 43 - c. Chi phí bồi thường tái định cư(GBT,TĐC) - 45 - d. Chi phí quản lý dự án(GQL) - 45 - e. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình(GTV) - 46 - f. Chi phí khác của dự án (GK) - 49 - g. Vốn lưu động ban đầu (VLĐBĐ) - 53 - h. Chi phí dự phòng(GDP) - 53 - i. Lãi vay trong thời gian xây dựng (LV) - 58 - j. Tổng hợp tổng mức đầu tư - 60 - III. PHƯƠNG ÁN HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN TRẢ VỐN - 60 - 1. Phương án huy động vốn - 60 - 2. Kế hoạch hoàn trả vốn - 60 - CHƯƠNG IX: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ - 61 - I. LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH, THỜI KỲ PHÂN TÍCH VÀ LÃI SUẤT TỐI THIỂU CHẤP NHẬN ĐƯỢC. - 61 - 1. Quan điểm phân tích hiệu quả của dự án - 61 - 2. Thời kỳ phân tích - 61 - 3. Lãi suất tối thiểu chấp nhận được - 61 - II. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH - 62 - 1. Chi phí vận hành - 62 - 2. Lãi vay trong vận hành - 68 - 3. Kế hoạch khấu hao và kế hoạch đầu tư thay thế - 71 - 4. Chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm - 74 - III. DOANH THU CỦA DỰ ÁN - 75 - 1. Những khoản doanh thu của dự án - 75 - 2. Kế hoạch bán hàng và doanh thu của dự án - 75 - IV. PHÂN TÍCH LỖ LÃI VÀ MỘT SỐ TỶ LỆ TÀI CHÍNH - 77 - 1.Phân tích lỗ lãi - 77 - 2. Một số tỷ lệ tài chính - 77 - V. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH - 80 - 1. Phân tích hiệu quả tài chính thông qua chỉ tiêu NPV - 80 - 2. Phân tích hiệu quả tài chính thông qua suất thu lợi nội tại (IRR) - 87 - 3. Phân tích an toàn tài chính - 87 - 4. Phân tích độ nhạy 96 - VI. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI - 113 - 1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội - 113 - 2. Các lợi ích và ảnh hưởng từ dự án - 120 - CHƯƠNG X. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ - 121 - I. KẾT LUẬN - 122 - II. KIẾN NGHỊ - 122 - PHẦN II - THIẾT KẾ CƠ SỞ - 123 - MỞ ĐẦU I. VAI TRÒ CỦA DỰ ÁN TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Dự án đầu tư được lập theo quy định hiện hành của Nhà nước là căn cứ để trình duyệt cấp có thẩm quyền. Khi đã được phê duyệt thì dự án đầu tư là căn cứ xin cấp giấy phép xây dựng, là căn cứ để chủ đầu tư xem xét cơ hội dự kiến đạt được các yêu cầu kinh tế xã hội, môi trường và tính hiệu quả của dự án, giúp cho nhà đầu tư quyết định nên hay không nên đầu tư thực hiện dự án đó. Những chỉ tiêu kỹ thuật, quy mô trong dự án đã được phê duyệt đóng vai trò làm mốc khống chế cho các giai đoạn tiếp theo và giúp cho chủ đầu tư thực hiện các công việc theo đúng dự kiến. Dự án đầu tư là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước cấp phép đầu tư hoặc ra quyết định đầu tư. Dự án đầu tư còn có vai trò đặc biệt quan trọng vì thông qua đó Nhà nước có thể kiểm soát được một cách toàn diện về các mặt hiệu quả tài chính (dự án sử dụng vốn Nhà nước) và hiệu quả xã hội an ninh quốc phòng. Dự án đầu tư là cơ sở so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra, từ đó giúp cho nhà quản lý có phương pháp thực hiện dự án tốt hơn. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Từ những lợi ích to lớn mà 1 dự án mang lại cho cơ quan đầu tư cũng như mang lại cho xã hội và đất nước trong công cuộc phát triển ngày nay có thể thấy được tầm quan trọng trong công tác dự báo, tính toán khi lập dự án đầu tư.Nhưng việc dự báo về tương lai của các dự án dựa trên những căn cứ về cơ sở lý luận và điều kiện thực tế để chủ đầu tư và các cơ quan có thẩm quyền thấy được lợi ích mà dự án mang lại, chủ đầu tư có được cái nhìn tổng quan về công việc mình đang tiến hành và ra quyết định đầu tư vào lĩnh vực mà dự án đề cập tới là rất khó khăn. Vì vậy em muốn thông qua kỳ học cuối cùng này để tập dượt khả năng phân tích và dự báo từ những đề xuất ban đầu của chủ đầu tư để cung cấp cho họ những phương án khả thi để thực hiện mục tiêu đã đề ra bằng những hiểu biết từ những cơ sở lý luận mà chúng em đã được các thầy cô dạy dỗ trong thời gian ngồi ghế nhà trường. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy Đinh Đăng Quang, người đã trực tiếp phụ trách hướng dẫn bọn em nói riêng, các thầy cô trong khoa và nhà trường nói chung đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. III. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 1. Tên Dự án: Nhà máy sản xuất cà phê chất lượng cao. 2. Chủ đầu tư: Tổng Công ty Cà phê Việt Nam. 3. Đại diện Chủ đầu tư: Chi nhánh Tổng Công ty cà phê Việt Nam tại Hà nội. 4. Cơ quan quyết định đầu tư: Tổng Công ty Cà phê Việt Nam. 5. Hình thức quản lý và thực hiện Dự án: Ban QLDA tổ chức quản lý. 6. Nguồn vốn: Vốn tự có và vốn vay thương mai. 7. Thời gian và tiến độ thực hiện: Tháng 01/2011 : Trình Dự án lên cấp trên và xin phê duyệt. Tháng 05/2011 : Trình duyệt Thiết kế bản vẽ thi công - Tổng dự toán. Tháng 06/2011 : Hoàn thiện các thủ tục pháp lý và đấu thầu xây lắp. Từ tháng 12/2011 : Bàn giao nghiệm thu đưa công trình vào hoạt động. 8. Hình thức đầu tư: Xây dựng mới. 9. Địa điểm thực hiện: Khu công nghiệp Tiên Sơn – Bắc Ninh. PHẦN I THUYẾT MINH DỰ ÁN CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ I. XUẤT XỨ VÀ CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ HÌNH THÀNH DỰ ÁN Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003 và các văn bản hướng dẫn bổ sung, thực hiện. Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn bổ sung, thực hiện. Căn cứ nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Căn cứ Quyết định số 118 TCT-HĐQT/QĐ ngày 15/05/2010 của Hội đồng quản trị Tổng công ty cà phê Việt nam cho phép lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao tại Khu công nghiệp Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh. Căn cứ Quyết định số 225 TCT-HĐQT/QĐ ngày 30/09/2010 của Hội đồng quản trị Tổng công ty cà phê Việt nam về việc điều chỉnh quy mô đầu tư dự án xây dựng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao tại Khu công nghiệp Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh. Tiêu chuẩn Cà phê: TCVN 4193:2005 về cà phê nhân xuất khẩu. II. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HẠ TẦNG CƠ SỞ CỦA DỰ ÁN 1. Điều kiện tự nhiên a. Khí hậu Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C ( tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C ( tháng 1 ). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 - 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1. Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào. Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác định các tiêu trí phát triển đô thị có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm... dễ thống nhất cho tất cả các loại đô thị trong vùng; việc xác định tiêu chuẩn qui phạm xây dựng đô thị có thể dựa vào qui định chung cho các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ. b. Địa chất Theo tài liệu báo cáo kết quả khảo sát địa chất của Công ty Khảo sát và Xây dựng Hà Nội như sau: Khu vực dự kiến xây dựng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao tại Khu Công nghiệp Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh có địa hình bằng phẳng do đã được san nền sơ bộ theo quy hoạch chung của KCN. Trong khu vực có thể xảy ra các quá trình, hiện tượng địa chất động lực công trình chủ yếu như sau: Hiện tượng nước chảy, xói ngầm vào hố móng khi khai đào vào lớp cát hạt nhỏ, hạt vừa, cuội, tảng bão hòa nước. Báo cáo địa chất trên được khảo sát vào năm 2004 để thực hiện việc xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Sơn. Do vậy, đơn vị tư vấn chỉ dựa trên cơ sở tương đối để tính toán chiều sâu chôn móng. Khi thực hiện bước thiết kế tiếp theo cần khoan khảo sát cụ thể tại các điểm yêu cầu để xác định chính xác hơn. Các tầng địa chất cụ thể: Lớp 1: Đất pha cát san nền có cao độ từ 1,9m đến 2,5m. Lớp 2: Đất sét, màu xám nâu trạng thái dẻo mềm có độ dày của lớp khoảng 0,7m. Lớp 3: Sét dẻo thấp, màu xám ghi, nâu vàng, trạng thái dẻo cứng. Chiều dày của lớp phân bố không đều từ 2m đến 9m. Lớp 4: Bùn sét, màu nâu đen, chứa vật chất hữu cơ. Chiều dày của lớp từ 1m đến 6m. Lớp 5: Sét dẻo thấp, màu nâu, nâu vàng, xám ghi, trạng thái dẻo cứng có chiều dày từ 1m đến 3m. Lớp 5a: Sét dẻo thấp, màu xám vàng, xám nâu, loang lổ xám ghi, trạng thái dẻo cứng, nửa cứng có chiều dày chỗ sâu nhất là 8m. Lớp 7: Cát hạt nhỏ, trung màu xám ghi, xám sáng, trạng thái chặt vừa. Chiều dày trung bình của lớp này là 6m. c. Thuỷ văn Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m³. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 - 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa. Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m³. Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 - 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 - 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp ( 0,5 - 0,8 m ). Sông Thái Bình: thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5000 m³/s. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Coi, sông Bùi, ngòi Tào Khờ, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình... Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m³, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m³; được đánh giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m³/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3 - 5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị. 2. Hạ tầng cơ sở khu vực dự án a. Đường giao thông Hệ thống đường giao thông của Khu Công nghiệp Tiên sơn đã được đầu tư đồng bộ. Hệ thống đường giao thông nội bộ được xây: đường chính rộng 37 m; đường nhánh rộng 28 m, đảm bảo cho các phương tiện đến nhà máy thuận lợi, kể cả các phương tiện siêu cường, siêu trọng ( xe cont 40”). Dọc theo các đường có các vỉa hè rộng 6m, là nơi bố trí các hành lang kỹ thuật ngầm như: điện,cấp thoát nước, thông tin… KCN Tiên Sơn được nối với Quốc lộ 1 mới bằng một nút giao thông và cầu vượt. Hệ thống chiếu sáng được bố trí dọc các tuyến đường nội bộ. Khu CN có tuyến xe buýt từ Hà Nội đến khu CN và ngược lại. b. Cấp điện Khu Công nghiệp Tiên Sơn được cấp điện từ điện lưới quốc gia qua hai trạm biến áp 110/22 KV với công suất 40 MVA và 63 MVA, Hệ thống truyền tải điện nằm dọc theo các lô đất đảm bảo cung cấp đủ điện đến hàng rào cho nhà đầu tư, nhà đầu tư chỉ chọn sử dụng trung hoặc hạ thể tùy theo nhu cầu để cho nhà máy hoạt động. c. Cấp nước Khu CN sẽ cấp nước cho các nhà máy từ nhà máy nước của Khu CN có công suất: 6500 m³/ngày đêm; Hệ thống bể nước điều hòa dung tích lớn và mạng lưới cấp nước đáp ứng đủ nhu cầu về nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Giai đoạn tiếp theo Khu CN sẽ xây dựng thêm 02 trạm xử lý nước ngầm với công suất tương đương. d. Thoát nước Nước mặt được thu gom vào hệ thống thu gom nước mặt của Khu CN và thoát ra hệ thống kênh mương của khu vực để thoát ra Sông Đuống. Đối với nước thải của nhà máy phải được Doanh nghiệp xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn B, sau đó được thu gom qua hệ thống thu gom nước thải về trạm xử lý nước thải của Khu CN và được xử lý tại trạm xử lý nước thải chung của Khu CN với công suất 4000 m³/ngày . Đối với từng doanh nghiệp thuê đất, tùy từng mục đích sản xuất và nước thải phải bố trí các thiết bị xử lý nước thải để khi nước thải phải đạt đến tiêu chuẩn B mới đảm bảo. Đối với chất thải rắn của nhà máy sẽ được phân loại, thu gom và chuyển về bãi thải tập trung để xử lý. Đối với chất thải khí : như mùi cà phê rang xay phải bố trí hệ thống xử lý khí như khử mùi… e. Thông tin liên lạc Tại Khu CN có thiết lập một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ nhu cầu truyền thông đa dịch vụ như truyền dữ liệu, điện thoại, video hội nghị… 3. Các chính sách kinh tế xã hội, các quy hoạch, định hướng chiến lược liên quan đến phát triển ngành có dự án và bản thân dự án a. Định hướng phát triển ngành Nghề trồng Cà phê ở Việt Nam là một nguồn thu nhập cho một nhóm đông dân cư ở nông thôn, trung du và miền núi. Với 500.000ha Cà phê nó đã tạo việc làm cho hơn 600.000 nông dân và số người có cuộc sống liên quan đến cây Cà phê lên tới trên 1triệu người. Do đó ở Việt Nam cây Cà phê cần được đảm bảo cho một sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải có một hướng đi đúng để cây Cà phê mang lại lợi ích kinh tế cũng như lợi ích sinh thái. Ngành Cà phê Việt Nam được đánh giá là còn mới mẻ, nó phải cạnh tranh với ngành Cà phê của nhiều nước có truyền thống lâu đời hơn, có thể gọi là kỳ cựu hơn vốn có tiếng tăm về mặt chất lượng và sự bền vững.Đây là một vấn đề mà ngành Cà phê Việt nam phải cố gắng trên nhiều lĩnh vực từ khâu áp dụng những kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến đến công nghệ chế biến tiên tiến, đưa ra thị trường nhiều chủng loại sản phẩm mới, phát triển sản xuất nhiều loại Cà phê hảo hạng, Cà phê hữu cơ... b. Chính sách kinh tế, xã hội nơi đặt dự án Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng luôn sẵn sàng giới thiệu, hướng dẫn, trợ giúp Nhà đầu tư hoàn thành trong thời gian ngắn nhất các thủ tục cần thiết theo yêu cầu của các cơ quan hữu quan như giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư, thành lập doanh nghiệp, xây dựng nhà xưởng...Đội ngũ cán bộ xúc tiến đầu tư của Công ty cung cấp nhanh chóng và đầy đủ các thông tin cần thiết cho Nhà đầu tư trong quá trình đầu tư vào Khu công nghiệp như các chính sách ưu đãi đầu tư, nguồn nhân lực, chi phí nhân công, chi phí vận tải đường bộ, hàng hải, đường không, danh sách các đại lý vận tải, các nhà thầu thi công, các nhà cung cấp dịch vụ...... Khu CN chú trọng đến phát triển đồng bộ bao gồm Nhà ở, khu trung cư, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, siêu thị … giải quyết và đáp ứng tốt nhu cầu của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTMDA 17-1.doc
  • dwgIn BV.dwg
  • docNhiem vu TKTN-Trọng-50KT.doc
  • xlsTMDT-HQ(17-1).xls
Luận văn liên quan