Luận văn Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà

Cơ chế kinh tế thị trường xuất hiện cùng với công cuộc cải cách kinh tếở Việt Nam đãđược trên 15 năm. Nhờđó nền kinh tếđã thu được những thành tựu quan trọng bước đầu, tốc độ tăng trưởng được duy trìở mức độ tương đối cao trong một thời gian dài. Cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động xây dựng trong những năm gần đây đã có sự chuyển mình vàđang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Ngành xây dựng nước ta đã có những bước phát triển không ngừng về mọi mặt, trưởng thành nhanh chóng trong mọi lĩnh vực của hoạt động xây dựng, có thể thiết kế, thi công hoàn thiện nhiều công trình có quy mô lớn, hiện đại và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ xây dựng các công trình công nghiệp, công trình dân dụng và hạ tầng kỹ thuật. Đóng góp một phần không nhỏ vào thành tích này, ta phải kể đến hoạt động đấu thầu. Đấu thầu xây dựng là công việc tuy mới được áp dụng ở nước ta từ năm 1994 nhưng đến nay, qua nhiều bước hoàn thiện đã chứng tỏ phù hợp với nền kinh tế thị trường, thực sự mang lại hiệu quả kinh tế to lớn, tiết kiệm chi phíđầu tư xây dựng, thúc đẩy sự hoàn thiện của bản thân Nhà thầu về năng lực và tổ chức đểđảm bảo các yêu cầu về tiến độ thi công và chất lượng các công trình. Tuy nhiên, công tác đấu thầu là lĩnh vực tương đối mới nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những lúng túng, bất cập thậm chí có những sai lầm gây thất thoát tài lực của đất nước, đòi hỏi Nhà nước phải tập trung sự nghiên cứu, cập nhật, đổi mới phương thức phù hợp trong quản lý vàđiều hành công tác đấu thầu nói chung. Khi đất nước bước sang thiên niên kỷ mới, Đại hội Đảng IX đã thông qua một số văn kiện quan trọng đề ra mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong những năm tới, thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đểđến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian qua, Nhà nước đã xây dựng và ban hành các biện pháp, cơ chế, chính sách nhằm phát huy nội lực đất nước, phù hợp với các cam kết quốc tế. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lýđầu tư xây dựng đặc biệt là hoạt động đấu thầu ngày càng được bổ sung, hoàn thiện phục vụđắc lực cho công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này, tạo ra một thị trường xây dựng trong sạch, mang tính cạnh tranh cao. Qua thời gian thực tập tại phòng Kinh tế Tổng công ty Sông Đà, em đã nhận thức được tầm quan trọng của phương thức đấu thầu đối với nền kinh tế nói chung vàđối với Tổng công ty Sông Đà nói riêng. Hơn nữa, để hiểu sâu hơn các quy định của pháp luật về phương thức đấu thầu từđó thấy được những ưu điểm, tồn tại cùng các giải pháp để phương thức đấu thầu ngày càng hoàn thiện nên em chọn đề tài: “Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà”

doc88 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2601 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cơ chế kinh tế thị trường xuất hiện cùng với công cuộc cải cách kinh tếở Việt Nam đãđược trên 15 năm. Nhờđó nền kinh tếđã thu được những thành tựu quan trọng bước đầu, tốc độ tăng trưởng được duy trìở mức độ tương đối cao trong một thời gian dài. Cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động xây dựng trong những năm gần đây đã có sự chuyển mình vàđang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Ngành xây dựng nước ta đã có những bước phát triển không ngừng về mọi mặt, trưởng thành nhanh chóng trong mọi lĩnh vực của hoạt động xây dựng, có thể thiết kế, thi công hoàn thiện nhiều công trình có quy mô lớn, hiện đại và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ xây dựng các công trình công nghiệp, công trình dân dụng và hạ tầng kỹ thuật. Đóng góp một phần không nhỏ vào thành tích này, ta phải kể đến hoạt động đấu thầu. Đấu thầu xây dựng là công việc tuy mới được áp dụng ở nước ta từ năm 1994 nhưng đến nay, qua nhiều bước hoàn thiện đã chứng tỏ phù hợp với nền kinh tế thị trường, thực sự mang lại hiệu quả kinh tế to lớn, tiết kiệm chi phíđầu tư xây dựng, thúc đẩy sự hoàn thiện của bản thân Nhà thầu về năng lực và tổ chức đểđảm bảo các yêu cầu về tiến độ thi công và chất lượng các công trình. Tuy nhiên, công tác đấu thầu là lĩnh vực tương đối mới nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những lúng túng, bất cập thậm chí có những sai lầm gây thất thoát tài lực của đất nước, đòi hỏi Nhà nước phải tập trung sự nghiên cứu, cập nhật, đổi mới phương thức phù hợp trong quản lý vàđiều hành công tác đấu thầu nói chung. Khi đất nước bước sang thiên niên kỷ mới, Đại hội Đảng IX đã thông qua một số văn kiện quan trọng đề ra mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong những năm tới, thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đểđến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian qua, Nhà nước đã xây dựng và ban hành các biện pháp, cơ chế, chính sách nhằm phát huy nội lực đất nước, phù hợp với các cam kết quốc tế. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lýđầu tư xây dựng đặc biệt là hoạt động đấu thầu ngày càng được bổ sung, hoàn thiện phục vụđắc lực cho công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này, tạo ra một thị trường xây dựng trong sạch, mang tính cạnh tranh cao. Qua thời gian thực tập tại phòng Kinh tế Tổng công ty Sông Đà, em đã nhận thức được tầm quan trọng của phương thức đấu thầu đối với nền kinh tế nói chung vàđối với Tổng công ty Sông Đà nói riêng. Hơn nữa, để hiểu sâu hơn các quy định của pháp luật về phương thức đấu thầu từđó thấy được những ưu điểm, tồn tại cùng các giải pháp để phương thức đấu thầu ngày càng hoàn thiện nên em chọn đề tài: “Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà” . Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm các phần: Chương I: Những vấn đề pháp lý chung về đấu thầu, đấu thầu xây lắp Chương II: Vấn đềáp dụng pháp luật về đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Sông Đà Chương III: Kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Sông Đà Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô khoa Luật kinh tế cùng các chuyên viên phòng Kinh tế Tổng công ty Sông Đà, đặc biệt là sự tận tình hướng dẫn của cô giáo Ts. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ trong quá trình thực tập. Do kiến thức có hạn nên luận văn này không tránh khỏi thiếu sót, mong thầy cô cùng các bạn đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNGI- NHỮNGVẤNĐỀPHÁPLÝCHUNGVỀ ĐẤUTHẦU, ĐẤUTHẦUXÂYLẮP I - KHÁIQUÁTCHUNGVỀĐẤUTHẦU 1- Sự cần thiết phải tiến hành đấu thầu trong hoạt động xây dựng Khi một dựán đãđược phê duyệt, công việc tiếp theo là triển khai thực hiện dựán. Để triển khai thực hiện dựán có rất nhiều việc phải làm như: tư vấn, thiết kế kỹ thuật, thi công, mua sắm thiết bị, xây lắp... Có hai cách để thực hiện các công việc này: - Chủ dựán tự mình làm tất cả các công việc của dựán - Thuê các đối tác bên ngoài Đối với cách thứ nhất, chủ dựán sẽ tự mình thực hiện toàn bộ dựán bằng các nguồn lực sẵn có, phát triển những công nghệ sẵn có của mình. Nếu theo cách thứ hai, chủđầu tư sẽ phải tìm kiếm các đối tác cho các công việc cụ thể, chi tiết của dựán từ một công ty khác bằng cách sử dụng hình thức đấu thầu( khi đó chủ dựán sẽ là chủđầu tư và các đối tác tham gia là các Nhà thầu) để lựa chọn Nhà thầu thích hợp nhất hoặc chủ dựán có thể thoả thuận, thuyết phục trực tiếp bên đối tác nhất định thực hiện dựán cho mình. Tuy nhiên trong một nền kinh tế phát triển luôn tồn tại rất nhiều các doanh nghiệp xây dựng( chính là các đối tác của chủ dựán) có các thế mạnh và nhược điểm khác nhau, giữa các doanh nghiệp này luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Do đó, chủ dựán có rất nhiều cơ hội lựa chọn cho mình một đối tác tốt nhất, để lựa chọn được thì chủ dựán nên chọn phương thức đấu thầu. Vậy, đấu thầu là phương thức cần thiết để lựa chọn những Nhà thầu tốt nhất phù hợp nhất để thực hiện toàn bộ hay từng phần dựán một cách có hiệu quả. Việc tiến hành đấu thầu đem lại rất nhiều thuận lợi cho cả ba bên: Nhà nước, chủđầu tư và Nhà thầu. Đứng trên phương diện Nhà nước, nhờ cóđấu thầu, Nhà nước đã lựa chọn được các Nhà thầu đáp ứng yêu cầu cơ bản của chủđầu tư; các cơ quan quản lý nhà nước cóđủ thông tin thực tế và cơ sở khoa học đểđánh giáđúng năng lực thực sự của các Nhà thầu đồng thời tạo ra được thị trường xây dựng minh bạch, cạnh tranh và bình đẳng. Mặt khác, đấu thầu đã nâng cao hiệu quả dựán, chất lượng các công trình được cải thiện rất nhiều, tiết kiệm cho Nhà nước hàng ngàn tỷđồng. Xét về phía Nhà thầu, qua đấu thầu đã tích luỹđược nhiều kinh nghiệm trong cạnh tranh, tiếp thu được kiến thức về khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trong việc xây dựng dựán lớn, có cơ hội để cạnh tranh với nhau trên thương trường trong nước và quốc tế, từđó cóđiều kiện để khẳng định mình ở hiện tại và tương lai. Còn về phía chủđầu tư, có rất nhiều thuận lợi phải kểđến như có khả năng tăng thêm nguồn lực từ bên đối tác, tạo cơ hội lựa chọn được Nhà thầu tốt nhất với chi phí thấp nhất trong số rất nhiều ứng cử viên. Bên cạnh đó có thể tăng chất lượng dựán, tăng cường các mối quan hệ, uy tín của công ty và chủđầu tư tăng lên rất nhiều. Vậy, trong nền kinh tế thị trường, hoạt động đấu thầu là một phương thức phổ biến và thực sự cần thiết để thực hiện dựán một cách hiệu quả. 2- Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu đối với đấu thầu. 2.1 Khái niệm Trên thực tế hiện nay tồn tại rất nhiều khái niệm, cách hiểu vềđấu thầu. Xuất phát từ Từđiển Tiếng việt, “ đấu thầu ” được hiểu là việc tổ chức cuộc so đọ công khai ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thìđược chấp nhận. Theo đó thì “đấu thầu” là một cuộc đọ sức công khai giữa các tổ chức về kỹ thuật và tài chính. Còn theo quan niệm chủ thầu( Bên mời thầu), cũng như theo định nghĩa trong Quy chếđấu thầu ban hành kèm theo Nghịđịnh số 88/1999/NĐ- CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ thì “đấu thầu” là quá trình lựa chọn Nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của Bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các Nhà thầu. Xét theo quan niệm Nhà thầu thì “đấu thầu” là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các Nhà thầu để nhận được dựán cung cấp các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ từ Bên mời thầu. Vậy đứng trên quan niệm Nhà thầu và chủ thầu, “đấu thầu” là cuộc “thi tuyển” trong hoạt động xây dựng giữa các Nhà thầu thoả mãn các yêu cầu của chủ thầu từđó lựa chọn được Nhà thầu thích hợp nhất. Một số thuật ngữ liên quan theo Quy chếđấu thầu ban hành kèm theo Nghịđịnh số 88/1999/NĐ- CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ: “Dựán” là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc đáp ứng mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó. Dựán bao gồm dựán đầu tư và dựán không có tính chất đầu tư. “Người có thẩm quyền” là người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền theo quy định của pháp luật thuộc tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp. “Cấp có thẩm quyền” là tổ chức, cơ quan được người có thẩm quyền giao quyền hoặc uỷ quyền theo quy định của pháp luật. “ Bên mời thầu ” là chủ dựán, chủđầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dựán, chủđầu tưđược giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. “ Nhà thầu” là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự, đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sựđể ký kết và thực hiện hợp đồng. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp hàng hoá trong đấu thầu mua sắm hàng hoá; là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn; là nhàđầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. “Gói thầu” là toàn bộ dựán hoặc một phần công việc của dựán được phân chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dựán, có quy mô hợp lýđể bảo đảm tính đồng bộ của dựán. Trong trường hợp mua sắm, gói thầu có thể là một loại đồ dùng trong thiết bị hoặc phương tiện. Gói thầu được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng( gói thầu được chia thành nhiều phần). “Xây lắp” là những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình. Tóm lại, “đấu thầu” thực chất là quá trình thoả mãn các yêu cầu về kỹ thuật, tài chính của cả hai chủ thể cơ bản tham gia vào quá trình đấu thầu để thực hiện một dựán sao cho có hiệu quả nhất với chi phí thấp, tạo ra các công trình có chất lượng cao. 2.2 Đặc điểm Từ các khái niệm nêu trên ta có thể thấy có một sốđặc điểm riêng đặc trưng cho phương thức đấu thầu. Thứ nhất, xét về chủ thể, chủ thể của đấu thầu có thể là cá nhân( trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn) hay bắt buộc phải là tổ chức( đấu thầu xây lắp vàđấu thầu mua sắm hàng hoá). Các tổ chức, cá nhân này muốn tham gia đấu thầu phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Thứ hai, khác với hình thức đấu giá chỉ có một người bán mà có nhiều người mua, đấu thầu là phương thức có một người mua nhưng có rất nhiều người bán. Trong đó chủđầu tư là người mua, Nhà thầu là người bán, người bán nào trả giá thấp nhất với chất lượng cao sẽđược người mua lựa chọn hay chính là trúng thầu. Chính các đặc điểm trên đã tạo ra cho đấu thầu những ưu điểm riêng mà các hình thức lựa chọn Nhà thầu khác không có. 2.3 Yêu cầu với đấu thầu trong hoạt động xây dựng Khi chủđầu tư muốn tổ chức đấu thầu để lựa chọn Nhà thầu cho dựán của mình, cả quy trình đấu thầu đó phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhất định theo quy định của pháp luật. Yêu cầu đầu tiên đối với đấu thầu là việc lựa chọn Nhà thầu phù hợp nhất nhưng phải đảm bảo tính cạnh tranh. Nếu không đảm bảo tính cạnh tranh thì quy trình đấu thầu đó sẽ không bao giờ tồn tại được. Thứ hai, chủđầu tư muốn tiến hành đấu thầu chỉ khi đã xác định được nguồn vốn để thực hiện dựán, điều này đảm bảo tính minh bạch và tiến độ của hoạt động đấu thầu. Yêu cầu thứ ba đặt ra đối với đấu thầu là cả bên mời thầu và Nhà thầu không được kéo dài thời gian thực hiện đấu thầu, phải luôn bảo đảm tiến độ, hiệu quả của đấu thầu trong hoạt động xây dựng đồng thời bên dự thầu phải có phương án kỹ thuật tối ưu, công nghệ hiện đại, có giá dự thầu hợp lý khi tham gia đấu thầu, điều này tạo tính hiệu quả, chất lượng cho dựán. Bên cạnh đóđể tránh các tiêu cực thường xuất hiện trong hoạt động đấu thầu, các Nhà thầu không được sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác để tham gia dự thầu; dàn xếp; mua bán thầu; dùng ảnh hưởng của mình làm sai lệch kết quảđấu thầu hoặc bỏ giá thầu thấp dưới giá thành xây dựng công trình. Để thúc đẩy hoạt động xây dựng của nước ta phát triển thì khi Nhà thầu trong nước tham gia đấu thầu quốc tế tại Việt Nam sẽđược hưởng chếđộưu đãi theo quy định trong Quy chếđấu thầu. Bất cứ hành vi của Nhà thầu nào vi phạm các yêu cầu trên đều bị xử lý một cách thích đáng như bị loại bỏ Hồ sơ dự thầu, không công nhận kết quảđấu thầu... 3- Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đấu thầu Bất cứ hoạt động nào xuất hiện trong nền kinh tếđều có một quá trình phát triển vàđấu thầu cũng vậy. Đấu thầu đã manh nha xuất hiện ở nước ta từ rất lâu nhưng trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, khi mà mọi công trình xây dựng đều được thực hiện theo chỉ tiêu pháp lệnh, Nhà nước chỉđịnh cho các đơn vị thực hiện xây lắp tuỳ theo kế hoạch mà Nhà nước đề ra hoặc căn cứ vào mối quan hệ giữa các đơn vịđó với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà không qua đấu thầu. Với cơ chế này, không tồn tại khái niệm cạnh tranh trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nói chung và trong hoạt động đầu tư xây dựng nói riêng, từđó tạo ra nhiều tiêu cực, sai lầm gây thất thoát lớn cho xã hội. Tuy nhiên, khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, khái niệm cạnh tranh trở nên thông dụng. Trong hoạt động đầu tư xây dựng, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật, đều có cơ hội tham gia xây dựng các công trình ngang nhau nên giữa các doanh nghiệp luôn tồn tại sự cạnh tranh. Nền kinh tế càng phát triển thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt. Đứng trước thực tếđó, hoạt động đấu thầu đã xuất hiện và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp xây dựng có cơ hội được thể hiện mình một cách tốt nhất. Ở các nước phát triển, đấu thầu đãđược áp dụng từ lâu và mang lại hiệu quả to lớn, còn ở Việt Nam hình thức này còn rất mới. Để tạo ra môi trường pháp lý nhằm tăng cường hiệu quả của hình thức đấu thầu, cùng với việc tổ chức thực hiện, các văn bản có tính quy chếđược xây dựng, bổ sung và sửa đổi ngày càng hoàn thiện hơn. Đầu những năm 1990, trong các văn bản quản lýđầu tư xây dựng đã xuất hiện “ Quy chếđấu thầu trong xây dựng” nhưng chưa rõ ràng. Tháng 3/1994- Bộ Xây dựng ban hành “ Quy chếđấu thầu xây lắp” ( Quyết định số 06/BXD- VKT thay cho Quyết định số 24/BXD- VKT trước đây). Đây là văn bản được coi là Quy chếđấu thầu đầu tiên, theo đó quy định tất cả công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước đều phải thực hiện đấu thầu. Đến ngày 16/4/1994, Thủ tướng Chính phủđã có Quyết định số 183 TTg. Theo Quy chế này, các dựán dùng vốn Nhà nước( bao gồm Ngân sách cấp, vốn vay, vốn viện trợ, vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp) đều phải qua đấu thầu, kết quảđấu thầu có vốn đầu tư trên 10 triệu USD phải thông qua Hội đồng xét thầu quốc gia thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt. Năm 1996, Chính phủ ban hành Quy chếđấu thầu kèm theo Nghịđịnh số 43/CP ngày 16/7/1996. Văn bản này mang tính pháp lý cao hơn và phạm vi điều chỉnh rộng hơn, theo đó, “gói thầu” lần đầu tiên đã trở thành đối tượng quản lý của công tác đấu thầu. Nghịđịnh 43/CP của Chính phủđãđược thay thế bằng Nghịđịnh số 88/CP ngày 1/9/1999 và Nghịđịnh này đãđược bổ sung, sửa đổi bởi Nghịđịnh số 14/CP ngày 5/5/2000. Từ năm 1999 đến năm 2003, công tác đấu thầu được điều chỉnh chủ yếu bằng Nghịđịnh số 88/CP và Nghịđịnh số 14/CP, so với cơ chế cũ thì nhiều vấn đềđã sáng tỏ hơn, phương pháp đánh giáđểđấu thầu đã khoa học hơn, chuẩn mực hơn... Nền kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu đặt ra với đấu thầu ngày càng cao. Đểđáp ứng các yêu cầu đó, năm 2003, Chính phủđã ban hành Nghịđịnh số 66/CP ngày 12/6/2003 sửa đổi bổ sung Quy chếđấu thầu kèm theo Nghịđịnh số 88/CP và Nghịđịnh số 14/CP. Với 45% sốđiều bổ sung Nghịđịnh 88/CP và 13% sốđiều sửa đổi bổ sung Nghịđịnh 14/CP đã tăng cường tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu, bảo đảm hiệu quả kinh tế của dựán, tăng cường một bước công tác thanh tra quản lý hoạt động đấu thầu và thực hiện hợp đồng, nâng cao công tác quản lý thông tin vềđấu thầu và Nhà thầu... Đặc biệt là việc ban hành Luật Xây dựng với chương VI về lựa chọn Nhà thầu và hợp đồng xây dựng đã thực sự là bước tiến cơ bản trong công tác quản lý nhà nước vềđấu thầu, tạo cho hoạt động đấu thầu ngày càng phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. 4- Phạm vi, đối tượng áp dụng đấu thầu Nhà nước ta chỉ quy định một số dựán bắt buộc phải tiến hành đấu thầu, còn các dựán khác chỉ khuyến khích áp dụng. Trong đó các dựán bắt buộc phải áp dụng phương thức đấu thầu: Các dựán đầu tư thực hiện theo Quy chế Quản lýđầu tư và xây dựng có quy định phải thực hiện Quy chếđấu thầu. Các dựán liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phần có sự tham gia của các tổ chức kinh tế nhà nước( các doanh nghiệp nhànước) từ 30% trở lên vào vốn pháp định, vốn kinh doanh hoặc vốn cổ phần. Các dựán sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài được thực hiện trên cơ sở nội dung văn bản thoả thuận được hai bên ký kết( bên tài trợ và bên Việt Nam). Trường hợp có những nội dung liên quan tới quy định vềđấu thầu trong dự thảo văn bản thoả thuận khác với Quy chếđấu thầu này thì cơ quan được giao trách nhiệm đàm phán ký kết thoả thuận phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi ký kết. Trường hợp văn bản thoả thuận đã ký có những nội dung liên quan với quy định vềđấu thầu khác với Quy chếđấu thầu của Việt Nam thìáp dụng theo văn bản đã ký. Riêng thủ tục để trình duyệt, thẩm định phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn Nhà thầu thực hiện theo Quy chếđấu thầu tại Việt Nam. Các dựán cần lựa chọn đối tác đầu tưđể thực hiện: Đối với các dựán đầu tư trong nước, chỉ thực hiện khi có từ hai nhàđầu tư trở lên cùng muốn tham gia một dựán; Đối với dựán có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ tổ chức đấu thầu theo Quy chếđấu thầu khi có từ hai nhàđầu tư trở lên cùng muốn tham gia một dựán hoặc Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải đấu thầu để lựa chọn đối tác đầu tư thực hiện dựán. Đầu tư mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc của các cơ quan nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp nhà nước; đồ dùng và phương tiện làm việc thông thường của lực lượng vũ trang. Bộ Tài chính quy định chi tiết phạm vi mua sắm, trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị mua sắm theo Luật Ngân sách nhà nước. Với các dựán trên, các quy định của Nhà nước đang ngày càng mở rộng đối tượng áp dụng phương thức đấu thầu. 5- Phân loại đấu thầu trong xây dựng Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại đấu thầu khác nhau nhưng có một số cách phân loại phổ biến như sau: 5.1- Phân loại theo phạm vi gói thầu đối với các Nhà thầu: Dựa theo các lĩnh vực hoạt động khác nhau của dựán đem đấu thầu, người ta có thể nhóm thành các loại đấu thầu như sau: Đấu thầu trong nước: Đây là phương thức đấu thầu chỉ có các Nhà thầu trong nước tham dự. Đấu thầu quốc tế: Đây là phương thức đấu thầu có sự tham gia của Nhà thầu trong nước và Nhà thầu ngoài nước tham dự. Đối với đấu thầu quốc tế chỉđược áp dụng trong một số dựán nhất định. 5.2- Phân loại theo nội dung chung của công việc gọi thầu( đối tượng của đấu thầu) Dựa theo các lĩnh vực hoạt động khác nhau của dựán đem đấu thầu, người ta có thể nhóm thành các loại đấu thầu như sau: Đấu thầu tuyển chọn tư vấn là quá trình đấu thầu nhằm tuyển chọn một công ty hoặc một cá nhân tư vấn có kinh nghiệm chuyên môn để thực hiện các công việc có liên quan trong quá trình chuẩn bịđầu tư và thực hiện đầu tư. Đấu thầu mua sắm hàng hoálà phương thức đấu thầu nhằm tuyển chọn nhà cung cấp hàng hoá, thiết bị, công nghệ( gồm cả việc cung cấp thiết bị công nghệ cho việc thi công dựán) phù hợp đáp ứng các yêu cầu của dựán đầu tư. Đấu thầu xây lắp là phương thức đấu thầu mà sau khi giai đoạn chuẩn bị dựán được hoàn tất, chủđầu tư phải tổ chức tuyển chọn Nhà thầu xây dựng phù hợp, thực hiện các công việc xây dựng và lắp đặt các công trình đáp ứng các yêu cầu của dựán đầu tư. Đây cũng là một trong những giai đoạn rất quan trọng trong đầu tư xây dựng. Đấu thầu để chọn đối tác thực hiện dựán là loại đấu thầu để chọn nhàđầu tư thực hiện dựán khi có những dựán chưa có nhàđầu tư hoặc cần gọi thêm nhàđầu tư. Loại đấu thầu này áp dụng cho những dựán thuộc danh mục đầu tư hàng năm do Chính phủ công bố hoặc nhàđấu tưđề xuất. Nếu có từ hai đối tác trở lên quan tâm thực hiện dựán thì phải tổ chức đấu thầu để người có thẩm quyền có cơ sở xem xét lựa chọn đối tác thực hiện dựán. 5.3- Đấu thầu theo hình thức lựa chọn Nhà thầu Theo cách phân loại này đấu thầu được chia làm các loại đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉđịnh thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng Nhà thầu tham gi
Luận văn liên quan