Đồ án Nghiên cứu Java Mobile và xây dựng ứng dụng minh họa

Mạng điện thoại di động xuất hiện tại Việt Nam từ đầu những năm 1990 và theo thời gian, sốlượng các thuê bao cũng nhưcác nhà cung cấp dịch vụdi động tại Việt Nam ngày càng tăng. Cùng với sựphát triển của sốlượng thuê bao di động là sự đa dạng hoá các dịch vụhướng đến thiết bịdi động. Ngày nay điện thoại di động không chỉcòn mang chức năng gọi điện hay nhắn tin thông thường mà còn là một thiết bịgiải trí, tra cứu thông tin rất tiện lợi. Do đó, xây dựng các ứng dụng cho điện thoại di động đang là một yêu cầu tất yếu trong xu thếhiện nay. Ngành công nghiệp phần mềm cho các thiết bịdi động được xem nhưmột mảnh đất màu mỡvà hứa hẹn đem lại nhiều tỉ đô la doanh thu. Hai hướng phát triển ứng dụng trên điện thoại di động phổbiến hiện nay là sửdụng ngôn ngữC++ trên nền hệ điều hành Symbian và J2ME. Các ứng dụng viết trên nền Symbian có các ưu thếtruy cập trực tiếp các tài nguyên của điện thoại cũng nhưhỗtrợhệthống tập tin, thưmục nhưmáy tính cá nhân vì được hỗtrợtrực tiếp bởi hệ điều hành. Tuy nhiên hệ điều hành Symbian lại có kích thước khá lớn nên chỉcó ởcác thếhệ điện thoại tương đối cao cấp, và xây dựng ứng dụng dùng Symbian API cũng phức tạp hơn. Đối trọng với Symbian API là công nghệJ2ME với kích thước nhỏgọn, tiện dụng, được hỗtrợbởi hầu hết các thếhệ điện thoại mới ra đời, kểcảcác điện thoại có hệ điều hành Symbian. J2ME không những là một ngôn ngữhướng đến các thiết bịdi động mà còn là ngôn ngữchính đểlập trình trên các thiết bịgia dụng, thẻ tín dụng điện tửvà các thiết bịthông minh khác. Chúng ta có thểnói đối tượng của ngôn ngữJ2ME là rộng hơn rất nhiều so với C++ trên nền Symbian. Tại thời điểm hiện tại, ngôn ngữJ2ME không hỗtrợ được nhiều tính năng nhưC++ trên Symbian nhưng lại có những ưu điểm trội hơn. J2ME là một ngôn ngữnhỏ, gọn nhưng rất chặt chẽvà dễnắm bắt, với những lập trình viên đã có kinh nghiệm với Java việc lập trình với J2ME trởnên rất 1 Java Mobile dễdàng. J2ME còn là một ngôn ngữ được các tổchức mã nguồn mở ủng hộmạnh mẽvà phát triển rất nhanh chóng,JPC là một chương trình do Sun thành lập luôn tiếp thu các ý kiến và đưa ra các đặc tảmới dành cho Java nói chung và J2ME nói riêng. Các đặc tả này thường có tiếp đầu ngữJSR và là các tính năng bổsung mới cho J2ME. Những JSR quan trọng có thể được nhắc đến nhưJSR-82 (Bluetooth), JSR 205 (Gửi tin nhắn SMS, MMS), JSR-172 (Web service), JSR-177 (Security and Trust Services), JSR 184 (3D Game) Các đặc tảnày ngày càng phong phú và phần nào phát triển nhanh hơn cảsựphát triển của phần cứng. Thật khó so sánh giữa các dòng ngôn ngữlập trình với nhau vì mỗi loại đều có ưu và khuyết điểm riêng. Trong luận văn của mình, chúng tôi chọn nghiên cứu vềJ2ME vì những ưu điểm khá rõ ràng đã nêu trên, mặt khác chúng tôi cũng muốn thửsức ởmột lãnh vực khá mới mẻlà tiếp cận với phần mềm mã nguồn mở. Vềchương trình ứng dụng, tính khảthi và thực tếngày càng được đềcao. Chúng tôi nhận thấy xu hướng mởrộng các ứng dụng trên web sang điện thoại di động đang được chú trọng. Thương mại điện tử(e-commerce) đang tiến dần sang thương mại di động (m-commerce). Với thực trạng Việt Nam hiện nay, sốngười sở hữu máy vi tính cá nhân, đặc biệt là máy tính xách tay chưa nhiều nhưng tỉlệsố người có điện thoại di động lại khá cao. Việc chuyển các ứng dụng thương mại từ môi trường web sang môi trường di động sẽkhiến sựtiện dụng tăng cao, sốngười sửdụng dịch vụtrực tuyến chắc chắn sẽtăng nhanh vì đối với nhiều người chiếc điện thoại di động dễsửdụng hơn rất nhiều so với chiếc máy tính "phức tạp và khó hiểu". Ứng dụng chúng tôi chọn thực hiện đểbước chân vào lãnh vực khá mới mẻ này là ứng dụng "Đăng Ký Học Phần" qua mạng di động. Đối với sinh viên khoa công nghệthông tin, hệthống đăng ký học phần SMS qua môi trường web là một ứng dụng rất quen thuộc. Chúng tôi muốn phát triển ứng dụng của mình nhưmột mởrộng của hệthống đăng ký học phần này trên điện thoại di động nhằm hỗtrợcác bạn sinh viên có thểsửdụng các tiện ích của hệthống mà không cần phải có máy 2 Java Mobile tính kết nối mạng. Với ứng dụng này, tính tiện dụng của hệthống đăng ký học phần SMS đã được mởrộng. Chỉcần có một điện thoại di động hỗtrợGPRS các bạn sinh viên có thể đăng ký học phần ngay cảkhi đang vềquê ăn tết ởnhững vùng internet chưa phổbiến nhưng đã phủsóng di động hay khi đang di chuyển trên tàu xe Vì một số điều kiện đặc biệt của điện thoại, hiện nay ứng dụng này chỉchạy trên chương trình giảlập. Tuy nhiên, chúng tôi hi vọng trong một tương lai rất gần, khi các thếhệ điện thoại mới có giá thành vừa phải ra đời và hỗtrợmột sốcông nghệ nhưWebService, mã hoá mà chúng tôi đang sửdụng đểxây dựng phần mềm thì ứng dụng này có thể được áp dụng rộng rãi trong thực tếcho sinh viên của khoa. Cần phải nói thêm, ứng dụng hiện tại hoàn toàn có thểsửdụng được trong thực tế Việt Nam nhưng có một số đòi hỏi vềthiết bịkhá đắt tiền (xin xem thêm Chương 10, phần Kết Luận), chứkhông chỉmới là lý thuyết trên giấy tờ. Với việc xây dựng thành công hệthống đăng ký học phần qua mạng điện thoại di động, chúng tôi rất tựtin vềviệc xây dựng các hệthống thương mại di động lớn hơn. Trong tương lai gần, khách hàng có thểngồi trên taxi mua vé máy bay, đặt chỗkhách sạn, xem lại tài khoản ngân hàng với chiếc điện thoại di động nhỏbé. Chiếc điện thoại di động sẽtrởthành một công cụgiao dịch không thểthiếu trong thời đại mới, thời đại của thương mại điện tửtoàn cầu. Luận văn được trình bày thành hai phần lớp: Phần 1:Giới thiệu vềlý thuyết nền tảng của J2ME, các thưviện, các kỹthuật lập trình, đóng gói ứng dụng di động. Chương 1.Tổng quan vềJ2ME : Giới thiệu tổng quan vềJ2ME, các đặc điểm và các thành phần con. Chương 2.Giới thiệu CLDC và MIDP: Trình bày chi tiết vềhai thành phần quan trọng của J2ME dành cho điện thoại di động, môi trường phát triển ứng dụng J2ME. Chương 3.Các vấn đềcơbản của chương trình MIDlet: Chương này sẽtrình bày những đặc điểm quan trọng nhất của một ứng dụng J2ME, các bước cơbản đểxây dựng ứng dụng này. 3 Java Mobile Chương 4.Giao diện đồhọa cấp cao: Trình bày vềthưviện đồhọa cấp cao như Form, List, TextBox trong J2ME. Chương 5.Giao diện đồhọa cấp thấp: Trình bày vềlập trình đồhọa cấp thấp, các phương thức vẽ, xửlý font, game action trong J2ME. Chương 6.Lưu trữthông tin với RMS: Trình bày vềRecord Management System, một cơchếlưu trữriêng của J2ME. Chương 7.Lập trình mạng vơi GCF: Trình bày vềkhảnăng lập trình mạng trong J2ME. Phần 2:Giới thiệu vềWeb Service, một công nghệrất mới đểxây dựng các ứng dụng thương mại điện tửphân tán và giới thiệu chi tiết về ứng dụng cùng những đánh giá, tổng kết. Chương 8.Giới thiệu về ứng dụng phân tán và web service Chương 9.Trình bày chi tiết về ứng dụng "Đăng Ký Học Phần" Chương 10. Đánh giá, tổng kết các kết quả đạt được và hướng phát triển trong tương lai. Tuy đã đầu tưkhá nhiều thì giờvà công sức vào luận văn này nhưng chắc chắn chúng tôi cũng không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sựthông cảm của quý thầy cô và các bạn! Xin chân thành cảm ơn!

pdf234 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2480 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu Java Mobile và xây dựng ứng dụng minh họa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan