Mỏ Bạch Hổ được phát hiện vào năm 1975 và được đưa vào khai thác vào
năm 1986. Các thân dầu nằm trong các đá trầm tích và đá móng nứt nẻ, hang hốc.
Theo các báo cáo tính trữ lượng từ các năm 1988 đến gần đây nhất là
01.01.2006 thì tổng sản lượng ở mỏ Bạch Hổ đã khai thác là 146164,7ngàn tấn dầu,
trong đó từ thân móng là 133115,9ngàn tấn; từ Oligoxen dưới là 8501 ngà tấn; từ
Oligoxen trên là 207,8 ngàn tấn ;từ Mioxen hạ là 4340 ngàn tấn và 9226,7 ngàn m³
nước.Tổng khối lượng nước bơm ép là 188857,3 ngàn m³ vào vỉa để duy trì áp suất.
Tổng trữ lượng địa chất cân đối ban đầu tất cả các thân dầu được phê duyệt
để thiết kế là 506320 ngàn tấn. Theo văn liệu thiết kế cuối cùng , trong suốt quá
trình khai thác dự kiến sẽ thu hồi 195961 ngàn tấn dầu, chiếm 38,7% trữ lượng dầu
được phê duyệt để thiết kế. Thu hồi dầu hiện nay từ trữ lượng được phê duyệt chỉ
đạt 28,9%. Tổng sản lượng từ trữ lượng thu hồi là 74,6%.Như vậy lượng dầu còn
tồn đọng là tương đối lớn.
Các nhà thầu, các công ty khai thác dầu khí ở đây cũng đã và đang áp dụng
các giải pháp bơm ép, xử lý vùng cận đáy giếng nhằm tận thu lượng dầu tồn đọng
trong đá móng và các bẫy chứa trong trầm tích.
Để nâng cao hệ số thu hồi dầu trước hết cần chính xác hoá mô hình địa chất
vỉa và các tầng chứa dầu của khu vực nghiên cứu.
Vì vậy việc phân tích hiện trạng khai thác và các giải pháp nâng cao lưu
lượng dầu nhằm tận thu tối đa lượng dầu tồn đọng là yêu cầu cấp bách hiện nay, đặc
biệt là khu vực vòm Bắc –Mioxen hạ mỏ Bạch Hổ. Ở khu vực này các công ty, nhà
thầu đã tiến hành khoan thăm dò và khai thác rất nhiều giếng .Hiện tại người ta cũng
đang triển khai các phương pháp: Bơm ép, xử lý vùng cận đáy giếng bằng dung dịch
sét-axit, dung dịch muối-axit nhằm nâng cao lưu lượng dầu của giếng khai thác.
131 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2800 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích hiện trạng khai thác và các giải pháp nâng cao lưu lượng giếng tầng Mioxen hạ vòm Bắc mỏ Bạch Hổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
Lời cảm ơn
Qua thời gian thực tập, nghiên cứu tại phòng Công nghệ Khoan-Khai thác,
thuộc Viện Dầu Khí Việt Nam, em đã nắm rõ được cơ cấu tổ chức, chức năng
-nhiệm vụ của các phòng ban trong Viện Dầu Khí Việt Nam. Đồng thời tiếp thu
được nhiều kiến thức chuyên môn và tiếp cận với thực tế sản xuất.
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy Phan Từ Cơ (cán bộ hướng dẫn) đã
hướng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp em trong suốt thời gian em thực hiện và hoàn
thành đề tài:“Phân tích hiện trạng khai thác và các giải pháp nâng cao lưu lượng
giếng tầng Mioxen hạ vòm Bắc mỏ Bạch Hổ”.Do lần đầu nghiên cứu một đề tài
khoa học nên khó tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
quý thầy cô và các bạn.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Chuyên viên Phạm Trường Giang và các anh chị
phòng Công nghệ Khoan –Khai thác, thuộc Viện Dầu Khí Việt Nam đã giúp đỡ và
chỉ bảo em trong suốt thời gian 2 đợt thực tập sản xuất và thực tập tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể quý thầy cô trong bộ môn Địa Chất
Dầu Khí, khoa Dầu Khí, trường ĐH Mỏ-Địa Chất đã giúp đỡ em trong suốt thời
gian em học tập tại trường, thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp và thực hiện đề tài
này.
SV: Phạm Văn Mạnh Lớp Địa Chất Dầu Khí - K501
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
Phần Mỏ Đầu
Mỏ Bạch Hổ được phát hiện vào năm 1975 và được đưa vào khai thác vào
năm 1986. Các thân dầu nằm trong các đá trầm tích và đá móng nứt nẻ, hang hốc.
Theo các báo cáo tính trữ lượng từ các năm 1988 đến gần đây nhất là
01.01.2006 thì tổng sản lượng ở mỏ Bạch Hổ đã khai thác là 146164,7ngàn tấn dầu,
trong đó từ thân móng là 133115,9ngàn tấn; từ Oligoxen dưới là 8501 ngà tấn; từ
Oligoxen trên là 207,8 ngàn tấn ;từ Mioxen hạ là 4340 ngàn tấn và 9226,7 ngàn m³
nước.Tổng khối lượng nước bơm ép là 188857,3 ngàn m³ vào vỉa để duy trì áp suất.
Tổng trữ lượng địa chất cân đối ban đầu tất cả các thân dầu được phê duyệt
để thiết kế là 506320 ngàn tấn. Theo văn liệu thiết kế cuối cùng , trong suốt quá
trình khai thác dự kiến sẽ thu hồi 195961 ngàn tấn dầu, chiếm 38,7% trữ lượng dầu
được phê duyệt để thiết kế. Thu hồi dầu hiện nay từ trữ lượng được phê duyệt chỉ
đạt 28,9%. Tổng sản lượng từ trữ lượng thu hồi là 74,6%.Như vậy lượng dầu còn
tồn đọng là tương đối lớn.
Các nhà thầu, các công ty khai thác dầu khí ở đây cũng đã và đang áp dụng
các giải pháp bơm ép, xử lý vùng cận đáy giếng …nhằm tận thu lượng dầu tồn đọng
trong đá móng và các bẫy chứa trong trầm tích.
Để nâng cao hệ số thu hồi dầu trước hết cần chính xác hoá mô hình địa chất
vỉa và các tầng chứa dầu của khu vực nghiên cứu.
Vì vậy việc phân tích hiện trạng khai thác và các giải pháp nâng cao lưu
lượng dầu nhằm tận thu tối đa lượng dầu tồn đọng là yêu cầu cấp bách hiện nay, đặc
biệt là khu vực vòm Bắc –Mioxen hạ mỏ Bạch Hổ. Ở khu vực này các công ty, nhà
thầu đã tiến hành khoan thăm dò và khai thác rất nhiều giếng .Hiện tại người ta cũng
đang triển khai các phương pháp: Bơm ép, xử lý vùng cận đáy giếng bằng dung dịch
sét-axit, dung dịch muối-axit nhằm nâng cao lưu lượng dầu của giếng khai thác.
SV: Phạm Văn Mạnh Lớp Địa Chất Dầu Khí - K502
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
Đề tài “ Phân tích hiện trạng khai thác và đưa ra giải pháp nâng cao lưu
lượng giếng ở Mioxen hạ-vòm Bắc mỏ Bạch Hổ ” phù hợp với yêu cầu thực tế lúc
này.
Nội dung chính của đề tài bao gồm:
Phần mở đầu
Phần I: Giới thiệu về khu vực nghiên cứu
Chương I: Đặc điểm địa lý tự nhiên
Chương II: Đặc điểm kinh tế nhân văn vùng nghiên cứu
Phần II: Cấu trúc địa chất và đặc điểm chất lưu tầng Mioxen hạ mỏ Bạch Hổ
Chương III: Sơ lược cấu trúc địa chất mỏ Bạch Hổ
Chương IV: Đặc điểm địa chất và chất lưu tầng Mioxen hạ vòm Bắc mỏ
Bạch Hổ
Phần III: Phân tích hiện trạng khai thác các giải pháp nâng cao lưu lượng
giếng Mioxen hạ vòm Bắc mỏ Bạch Hổ.
ChươngV: Phân tích hiện trạng khai thác Mioxen hạ vòm Bắc mỏ Bạch
Hổ
ChươngVI:Các giải pháp nâng cao lưu lượng giếng
Phần kết luận và kiến nghị.
SV: Phạm Văn Mạnh Lớp Địa Chất Dầu Khí - K503
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
I.1. Vị trí địa lý
Bể Cửu Long nằm chủ yếu trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam và một
phần đất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long. Bể có hình bầu dục, vồng ra về
phía biển và nằm dọc theo bờ biển Vũng Tàu –Bình Thuận. Bể Cửu Long được xem
là bể trầm tích khép kín điển hình của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tính theo đường
đẳng dày trầm tích 1000m thì bể có xu hướng mở về phía Đông Bắc, phía Biển
Đông hiện tại.
Bể Cửu Long tiếp giáp với đất liền về phía Tây Bắc, ngăn cách với bể Nam
Côn Sơn bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam là đới nâng Khorat-Natuna và phía
Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy Hoà ngăn cách với bể Phú Khánh. Bể có diện tích
khoảng 36.000km², bao gồm các lô: 9, 15, 16, 17 và một phần của các lô: 1, 2, 25,
31. Bể được bồi lấp chủ yếu bởi trầm tích lục nguyên Kainozoi, chiều dày lớn nhất
của chúng tại trung tâm bể có thể đạt tới 7÷8km, (Xem hình I.1).
I.2. Đặc điểm khí hậu
Miền Nam và vùng biển phía Nam Việt Nam đặc trưng bởi khí hậu cận xích
đạo nên vùng nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa và được chia thành hai mùa
rõ rệt :mùa mưa và mùa khô .
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau .
Có hai thời kì chuyển tiếp: mùa khô sang mùa mưa từ tháng 4 đến cuối
tháng 5 và mùa mưa sang mùa khô từ tháng 9 đến tháng 11.
* Nhiệt độ:
Mùa hè nhiệt độ trung bình của vùng khoảng 29÷30ºC và mùa đông là khoảng
27÷28ºC.
SV: Phạm Văn Mạnh Lớp Địa Chất Dầu Khí - K504
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
* Độ ẩm:
Độ ẩm trung bình trong khu vực là 60%. Lượng mưa phân bố không đều:
mùa mưa thường chiếm từ 85÷90% lượng mưa cả năm, lượng mưa trung bình là
2300mm/năm và khoảng 307÷308mm/tháng. Còn mùa khô là 85÷180mm/tháng.
* Gió bão:
Giông bão ở khu vực ít, thưòng xảy ra vào thời gian từ tháng 9, 10 và kết
thúc vào tháng Giêng năm sau, đây là thời kỳ biển động mạnh nhất trong năm với
tốc độ gió lớn và thời gian thổi kéo dài gây ra sóng lớn, dòng chảy mạnh rất nguy
hiểm cho các hoạt động trên biển.
I.3. Đặc điểm sông ngòi
Miền Nam Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, đa dạng và phức tạp
với nhiều con sông lớn nhỏ khac nhau, đăc biệt là sông Mêkông chạy dài suốt từ
vùng núi cao tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) băng qua Tây Tạng , theo suốt chiều dài
tỉnh Vân Nam rồi chảy qua các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia trước
khi vào Việt Nam.Khi chảy vào nước ta nó chia ra rất nhiều nhánh đổ ra biển với
lưu vực hiện tại đạt 45000km².Lưu lượng nước sông đổ ra biển là rất lớn khoảng
12108km³/năm, đồng thời nó cũng cuốn theo một lượng phù sa rất lớn.
I.4. Chế độ dòng chảy và sóng
* Dòng chảy:
Do chịu tác động của chế độ gió mùa ,vùng biển Đông Việt Nam tạo nên rất
nhiều dòng đối lưu.
Các chế độ gió địa phương, thuỷ triều, địa hình đáy biển và đường bờ tạo nên
các dòng chảy khác nhau là dòng triều và dòng trôi dạt.
Đặc trưng của dòng triều là luôn thay đổi về hướng và tốc độ theo chế độ thuỷ
triều, thời gian chảy của dòng triều khoảng 12 giờ mỗi lần lên hoặc xuống.
Dòng đối lưu có tốc độ từ 0,77÷1,50m/s, nó được hình thành do sự kết hợp
giữa dòng tuần hoàn khu vực và dòng do gió bề mặt.
SV: Phạm Văn Mạnh Lớp Địa Chất Dầu Khí - K505
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
Hình I.1. Sơ đồ vị trí mỏ Bạch Hổ trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam [2]
SV: Phạm Văn Mạnh Lớp Địa Chất Dầu Khí - K506
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
* Sóng:
Sóng ở khu vực nghiên cứu thuộc vùng biển phía Nam Việt Nam chủ yếu
theo 2 hướng chính :
Hướng Đông Bắc –Tây Nam thường về mùa đông, sóng có chiều cao trung bình
2,4m , cực đại là 6m.
Hướng Tây Nam- Đông Bắc thường về mùa hè , sóng thấp, ổn định, có chiều cao
trung bình từ 0,6÷2m và cực đại là 5m.
I.5. Thiên tai
Trong vùng ít giông tố và bão, chúng thường xảy ra vào tháng 7, 8, 9 và
tháng Giêng. Cường độ bão từ cấp 9 đến cấp 11, tốc độ gió từ 90÷120km/h.
Vào mùa gió Tây Nam và hai thời kỳ chuyển tiếp từ việc tíên hành công tác
trên biển rất thuận lợi.Tuy vậy vào mùa mưa thưòng có kèm theo sét,giông tố và
bão.Theo kết quả quan sát nhiều năm cường độ động đất ở khu vực này không vựt
quá 6độ Richter, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai
thác dầu khí.
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NHÂN VĂN VÙNG NGHIÊN CỨU
II.1. Dân cư
Theo thống kê tổng số dân cư tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu có khoảng 908.332
người. Trong đó, dân ở thành phố, thị trấn khoảng 281.549 người. Mật độ dân số
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 349,8 người /km². Thành phố Vũng Tàu đông dân
nhất với 912,5 người/km². Thành phần dân tộc tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu rất phức
tạp ,có 20 dân tộc, trong đó người Việt chiếm 97% dân số ;ngoài ra còn có các dân
tộc khác như: Người Hoa, Khơme, Châu Ro, Mường, Tày và một số người nước
ngoài .Lực lượng lao động chiếm 52,56% tổng số dân. Địa hình của tỉnh bao gồm
đồi núi, đồng bằng nhỏ cùng các đồi cát chạy vòng theo bờ biển…
II.2. Kinh tế
Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ của các
tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra biển Đông, hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển
SV: Phạm Văn Mạnh Lớp Địa Chất Dầu Khí - K507
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như: công nghiêp khai thác dầu khí,cảng
biển và vận tải biển, khai thác chế biến hải sản, du lịch…
II.2.1. Công nghiệp
Đóng vai trò quan trọng ,là động lực thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển
,tiêu biểu nhất là ngành công nghiệp dầu khí và ngành công nghiệp điện lực .
- Ngành công nghiệp dầu khí:
Là ngành công nghiệp mũi nhọn cho sự nghiệp phát triển .Kể từ khi tiến hành
công tác khai thác dầu khí trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam , đặc biệt với sự ra
đời của XNLD dầu khí Vietsovpetro(VSP) đã đóng góp vào công cuộc đổi mới và
tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng và của cả nước nói
chung .Ngoài ra còn có một số công ty và nhà thầu khác như :Schlumbeger,
Petronas, JVPC, Mobil…họ đều mở các đại diện của mình trên địa bàn tỉnh Bà Rịa
–Vũng Tàu và thành phố Vũng Tàu .
- Ngành công nghiệp điện lực :
Là ngành cung cấp điện năng thuộc các ngành kinh tế khác , được nối với
mạng lưới điện quốc gia. Ngoài ra tổ hợp nhà máy Điện -Đạm Phú Mỹ đã và đang
cung cấp điện cho thành phố Vũng Tàu và các vùng phụ cận .
II.2.2. Ngành du lịch thương mại
Thành phố Vũng Tàu của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là một trung tâm du lịch lớn
của cả nước, được kết hợp hài hoà giữa quần thể thiên nhiên biển, núi, cùng kiến
trúc đô thị và các công trình văn hoá như tượng đài, chùa chiền, nhà thờ… tạo cho
Vũng Tàu có ưu thế của thành phố du lịch biển tuyệt đẹp, hấp dẫn với các bãi tắm:
Thuỳ Vân, Chí Linh, Bãi Dứa, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Trước.Tại các huyện Đất Đỏ
có bãi tắm Thuỳ Dương; huyện Xuyên Mộc có bãi tắm Hồ Tràm, Hồ Cốc; huyện
Long Điền có bãi tăm Long Hải…cũng rất nổi tiếng.Ra Côn Đảo có bãi tắm Đất
Dốc, Bảy Cạnh, Đầm Trâu, Hòn Cau, Hòn Tre…
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những khu vực trọng điểm ưu tiên phát
triển du lịch, là một địa bàn du lịch có ý nghĩa quan trọng của Việt Nam.
SV: Phạm Văn Mạnh Lớp Địa Chất Dầu Khí - K508
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
II.2.3. Ngành Nông- Lâm –Ngư nghiệp
Đại đa số người dân bản xứ sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải
sản. Hiện tại vẫn chủ yếu là đánh bắt ở gần bờ và các vùng nước nông ,còn đánh bắt
xa bờ gặp nhiều hạn chế do trang thiết bị trên tàu vẫn chưa được đầu tư thoả đáng.
Ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ do diện tích canh tác ít và cũng là
ngành đang được các cấp trong tỉnh quan tâm .
Do diện tích rừng ít nên ngành lâm nghiệp kém phát triển.
II.3. Giao thông vận tải
Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có nhiều điều kiện phát triển đồng bộ giao thông
đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không và là nơi trung chuyển đi các
nơi trong nước, quốc tế.
II.3.1. Giao thông đường bộ
Tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi .Tỉnh
có quốc lộ 56 đi Đồng Nai, quốc lộ 55 đi Bình Thuận và quốc lộ 51 đi TP Hồ Chí
Minh.Hiện tại tỉnh đang tận dụng vốn đầu tư từ các nguồn trong và ngoài nước xây
dựng , hoàn thiện các dự án giao thông đường bộ trong địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là
các khu vực trọng điểm.
II.3.2. Giao thông đưòng thuỷ
Phía Nam tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu giáp Biển Đông với hơn 305 km bờ biển.
Ngoài ra, Bà Rịa-Vũng Tàu còn có rất nhiều hồ chứa nước lớn như Kim Long, Đá
Đen, Đá Bàn, Châu Pha, Sông Soài, Lồ Ô, Suối Giàu và nhiều sông như sông Ray,
Bà Đáp , sông Dinh, sông Thị Vải…
Đây là phương tiện giao thông khá quan trọng , chiếm một vị trí ngày càng
lớn. Cảng Vũng Tàu nằm ở phía Đông Bắc của thành phố, là nơi ra vào của nhiều
loại tàu như: tàu hàng ,tàu dân dụng ,tàu đánh bắt thuỷ hải sản .Cảng quốc tế Vũng
Tàu có xu hướng phát triển mạnh với nhiều cảng dầu khí ,thương mại. Ngoài ra còn
có các tuyến tàu tốc hành Vũng Tàu đi Sài Gòn .Trong tương lai chắc chắn tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu sẽ trở thành một trong những thành phố có hệ thống cảng biển lớn
nhất cả nước.
SV: Phạm Văn Mạnh Lớp Địa Chất Dầu Khí - K509
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
II.3.3. Đường hàng không
Đường hàng không được sử dụng chủ yếu để vận chuyển hàng hoá và người
ra các đảo lân cận với các sân bay nội địa và quốc tế. Sân bay Vũng Tàu không chỉ
phục vụ cho việc đi lại, tham quan du lịch của hành khách đi các tỉnh khác, trong và
ngoài nước mà còn phục vụ đắc lực cho ngành dầu khí để chở cán bộ công nhân
viên và các thiết bị cần thiết cho công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí nên
trong tương lai việc đầu tư nhiều cho ngành hàng không cũng là vấn đề cấp thiết của
tỉnh.
II.4. Văn hoá-Giáo dục-Y tế
II.4.1. Văn hoá
Khu vực tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu là một thành phố trẻ, có nhiều dân cư từ các
tỉnh khác trong nước và ngoài nước sinh sống và làm việc. Văn hoá khu vực nghiên
cứu khá đa dạng ,một số công trình kiến trúc từ xưa vẫn được lưu giữ cho tới ngày
nay.
II.4.2. Giáo dục
Vũng Tàu là thành phố có hệ thống giáo dục khá phát triển. Tại đây có hệ
thống giáo dục từ mẫu giáo đến phổ thông trung học , đáp ứng đầy đủ cho sự nghiệp
giáo dục đào tạo của tỉnh. Một số trường đại học mở chi nhánh tại Vũng Tàu như:
Đại học Mỏ-Địa Chất Hà Nội , Đại học kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Trường
trung cấp sư phạm. Hệ thống đào tạo tại chức và trường trung cấp công nhân kỹ
thuật khá đa dạng nhằm đáp ứng một phần nguồn nhân lực tại chỗ cho sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh và của cả nước.
II.5. Các ngành dịch vụ khác
Hệ thống ngân hàng và bưu chính viễn thông tương đối hiện đại, thuận lợi
cho doanh nhân và nhân dân trong vùng.
Nước sinh hoạt cũng đáp ứng được nhu cầu dùng của nhân dân trong vùng.
Ngoài ra trong thành phố Vũng Tàu, các dịch vụ riêng cho ngành dầu khí phát triển
khá đa dạng đáp ứng nhu cầu của cán bộ công nhân viên trong ngành cũng như các
chuyên gia nước ngoài và gia đình họ.
SV: Phạm Văn Mạnh Lớp Địa Chất Dầu Khí - K5010
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
* Nhận xét
Thuận lợi
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nằm ở vị trí rất thuận lợi để phát triển kinh tế. Đây là
một thành phố trẻ, đang phát trên đà phát triển, có nguồn cung cấp nhân lực dồi dào,
hệ thông giao thông vận tải cả đường bộ lẫn đường biển đều rất thuận tiện.Tỉnh có
cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế, đặc
biệt là đối với ngành dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và cả nước.
Cơ sở chính của XNLD Dầu khí (VSP) và một số công ty khai TKTD và
KT dầu khí nằm trên đất liền thuộc địa bàn Tp Vũng Tàu nên ở đây tập trung rất
nhiều các chuyên gia về TKTD và KT dầu khí. Thêm vào đó là đội ngũ kỹ sư, công
nhân kỹ thuật có trình độ và nhiều kinh nghiệm trong ngành dầu khí.
Bà Rịa-Vũng Tàu lại có rất nhiều bãi tắm đẹp đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi
của cán bộ công nhân viên trong ngành dầu khí, đồng thời thu hút thêm về nhân
lựccho ngành dầu khí và cho tỉnh.
Hệ thống giao thông khá tốt giúp cho việc đi lại và giao lưu văn hoá trong
và ngoài tỉnh thuận tiện hơn
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, thành phố Vũng Tàu còn gặp những
khó khăn sau:
Vào mùa mưa biển động sóng to, gió lớn làm cho các hoạt động trên biển
bị ngừng trệ gây khó khăn cho ngư dân cũng như các hoạt động dầu khí.
Lực lượng cư dân đông đúc, nhưng do có sự chênh lệch khá lớn về trình độ
học vấn cũng như trình độ chuyên môn , nên ở đây nguồn lao động trẻ còn dư thừa
nhiều, trong khi đó vẫn phải nhận nhân công lao động lành nghề từ nơi khác tới.
Nguồn vốn đầu tư của nhà nước cho việc tìm kiếm thăm dò và khai thác
dầu khí còn ít.
SV: Phạm Văn Mạnh Lớp Địa Chất Dầu Khí - K5011
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
Vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trường là một vấn đề bức xúc đặt lên hàng
đầu vì ở đây tập trung nhiều khu công nghiệp, đặc biệt là rác thải của công nghiệp
dầu khí.
Do các hoạt động TKTD và KT dầu khí chủ yếu thực hiện trên biển nên
việc vận chuyển trang thiết bị và người gặp nhiều khó khăn và tốn kém.
Các công trình trên biển bị nước biển ăn mòn nên bị giảm tuổi thọ .
SV: Phạm Văn Mạnh Lớp Địa Chất Dầu Khí - K5012
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
PHẦN II
CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT MIOXEN HẠ-MỎ BẠCH HỔ
CHƯƠNG III: SƠ LƯỢC CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT MỎ BẠCH HỔ
Mỏ Bạch Hổ nằm trong lô 09 thuộc bồn trũng Cửư Long, trên thềm lục địa
phía Nam Việt Nam , cách thành phố Vũng Tàu 120 km về phía Đông Nam. Về mặt
địa lý, mỏ Bạch Hổ nằm ở toạ độ địa lý:
Từ 9º00’ đến 11º00’ vĩ độ Bắc
Từ 106º00’ đến 109º00’ kinh độ Đông.
Lát cắt địa chất mỏ Bạch Hổ gồm 2 phần :Phần dưới là đá móng kết tinh
trước Kainozoi ; phần trên là trầm tích Kainozoi bao gồm các đá
Paleogen(Oligoxen), Neogen(Mioxen, Plioxen) và Đệ Tứ.
III.1. Địa tầng
Bể trầm tích Cửu Long là một bể rift nội lục điển hình. Bể được hình thành
và phát triển trên mặt đá kết tinh trước Kainozoi. Đặc điểm cấu trúc của bể thể hiện
trên bản đồ cấu trúc mặt móng SH-M.Các bản đồ cấu trúc mặt không chỉnh hợp
trong Oligoxen trên SH-10, nóc Oligoxen trên SH-7 và nóc Mioxen hạ SH-3, có thể
thấy rõ quá trình phát triển bể.
Mặt cắt địa chất mỏ Bạch Hổ theo kết quả khoan gồm các tầng đá móng kết
tinh tuổi trước Kainozoi và chủ yếu là đá trầm tích lục nguyên. Tổng chiều dày theo
chiều thẳng đứng mở vào đá móng là 1900m, của đá trầm tích là 4740m.(xem hình
III.1)
III.1.1. Đá móng trước Kainozoi
Trước Kainozoi, đặc biệt từ Jura muộn đến Paleoxen là thời gian thành tạo
và nâng cao đá móng magma xâm nhập. Các đá này gặp phổ biến ở hầu khắp lục địa
Nam Việt Nam.
Về mặt thạch học đá móng trước Kainozoi có thể xếp thành 2 nhóm chính :
granit và granodiorit-diorit. Ngoài ra còn gặp đá biến chất và các thành tạo núi lửa.
SV: Phạm Văn Mạnh Lớp Địa Chất Dầu Khí - K5013
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
Hình III.1. Cột địa tầng tổng hợp mỏ Bạch Hổ [1]
SV: Phạm Văn Mạnh Lớp Địa Chất Dầu Khí - K5014
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
So sánh kết quả nghiên cứu các phức hệ magma xâm nhập trên đất liền với đá
móng kết tinh ngoài khơi bể Cửu Long, theo đặc trưng thạch học và tuổi tuyệt đối
có thể xếp tương đương với 3 phức hệ: Hòn Khoai, Định Quán và Cà Ná.
Phức hệ Hòn Khoai có thể được xem là phức hệ đá magma cổ nhất trong
móng của bể Cửu Long, phức hệ có tuổi Trias muộn, tương ứng khoảng 195 đến
250 triệu năm.Thành phần chủ yếu là amphybol-biotit-diorit, monzonit và adamelit.
Đá bị biến đổi, cà nát mạnh. Phần lớn các khe nứt đã bị lấp đầy bởi khoáng vật thứ
sinh:canxit-epidot-zeolit. Đá có thể phân bố chủ yếu ở phần cánh của các khối nâng
móng, như cánh phía Đông Bắc mỏ Bạch Hổ.
Phức hệ Định Quán gặp khá phổ biến ở nhiều cấu tạo Bạch Hổ (vòm