Trong nhiều năm trở lại đây dầu khí luôn là tâm điểm của mọi sự biến động cả về kinh tế lẫn chính trị và là nguyên nhân của rất nhiều cuộc xung đột. Vai trò của dầu khí đối với nền kinh tế thế giới ngày càng quan trọng. Đối với Việt Nam tuy trữ lượng dầu khí không nhiều nhưng dầu khí vẫn luôn là một ngành kinh tế mũi nhọn, là trọng tâm đầu tư của Đảng và Nhà Nước, góp phần sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.
Nhận thức được tầm quan trọng của mình, Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) đã ra đời và ngày càng phát triển khẳng định mình trên thị trường tài chính. Trong thời gian tới, để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển khoa học - công nghệ ngành dầu khí đến năm 2025 là “Ngành dầu khí phấn đấu xây dựng thành một ngành công nghiệp có trình độ trung bình, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trở thành một tập đoàn Dầu Khí mạnh trong khu vực Đông Nam Á”.
Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam trên cơ sở tăng cường sức mạnh bên trong. Thách thức lớn nhất đặt ra trong xu thế hội nhập các nền kinh tế khu vực và thế giới là vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành. Để làm được điều đó phải tích cực thực hiện công tác đầu tư vào các dự án và hoạt động của ngành cũng như các doanh nghiệp thành viên sao cho hoạt động của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam thực sự năng động và hiệu quả. Cần đổi mới quan hệ sản xuất một cách phù hợp, phát huy mọi nguồn tiềm năng để phát triển. Việc tăng cường quản lý sản xuất và áp dụng công nghệ hiện đại luôn được xem là yếu tố quan trọng để giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, đây cũng chính là điểm mấu chốt để nâng cao khả năng cạnh tranh của PetroVietnam trong xu thế hội nhập hiện nay. Để phù hợp với xu thế này, Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) đang hoàn thiện tổ chức, cơ chế hoạt động, tiến tới hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả SXKD của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Nâng cao khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế của ngành Dầu Khí trong 5 năm tới. Tiếp thu và làm chủ các công nghệ quan trọng của ngành Dầu Khí, phát triển kinh tế trí thức, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu về trình độ KHCN, cũng như năng lực nghiên cứu khoa học so với các nước, các tổ chức khác trong khu vực .
130 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời mở đầu...3
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện hoạt động kinh doanh chủ yếu của
Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC).........5
1.1.Tình hình chung và phát triển của Tổng Công Ty Tài Chính cổ phần Dầu khí
Việt Nam (PVFC)......6
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của PVFC..15
1.3. Qúa trình kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật của Tổng công ty Tài chính
cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC)...16
1.4. Tình hình tổ chức, quản lý và lao động của PVFC.17
1.5. Phương hướng hoạt động của Tổng công ty trong thời gian tới.26
Kết luận chương 1..28
Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Tài chính
cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) năm 2010..31
2.1. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của PVFC năm 2010.32
2.2. Phân tích hoạt động kinh doanh năm 2010 của PVFC34
2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)...41
2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương của Tổng công ty..48
2.5. Phân tích chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty...58
2.6. Phân tích tình hình tài chính của PVFC..62
Kết luận chương 2..87
Chương 3: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Tổng công ty Tài chính
cổ phần Dầu Khí Việt Nam (PVFC) giai đoạn 2006- 2010....88
3.1. Căn cứ chọn đề tài...89
3.2. Cơ sở lý luận và hiệu quả sử dụng của tài sản ngắn hạn.91
3.3. Khái quát đặc điểm hoạt động của Tổng công ty ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng tài sản ngắn hạn93
3.4. Phân tích chung tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn giai đoạn 2006- 201094
3.5. Phân tích kết cấu tài sản ngắn hạn và mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn
và mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với nguồn vốn kinh doanh..96
3.6. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán giai đoạn 2006- 2010..101
3.7. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn giai đoạn 2006- 2010.114
3.8. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu sử dụng tài sản ngắn hạn tại
Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC).120
Kết luận chương 3127
Kết luận chung.128
Tài liệu tham khảo130
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nhiều năm trở lại đây dầu khí luôn là tâm điểm của mọi sự biến động cả về kinh tế lẫn chính trị và là nguyên nhân của rất nhiều cuộc xung đột. Vai trò của dầu khí đối với nền kinh tế thế giới ngày càng quan trọng. Đối với Việt Nam tuy trữ lượng dầu khí không nhiều nhưng dầu khí vẫn luôn là một ngành kinh tế mũi nhọn, là trọng tâm đầu tư của Đảng và Nhà Nước, góp phần sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.
Nhận thức được tầm quan trọng của mình, Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) đã ra đời và ngày càng phát triển khẳng định mình trên thị trường tài chính. Trong thời gian tới, để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển khoa học - công nghệ ngành dầu khí đến năm 2025 là “Ngành dầu khí phấn đấu xây dựng thành một ngành công nghiệp có trình độ trung bình, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trở thành một tập đoàn Dầu Khí mạnh trong khu vực Đông Nam Á”.
Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam trên cơ sở tăng cường sức mạnh bên trong. Thách thức lớn nhất đặt ra trong xu thế hội nhập các nền kinh tế khu vực và thế giới là vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành. Để làm được điều đó phải tích cực thực hiện công tác đầu tư vào các dự án và hoạt động của ngành cũng như các doanh nghiệp thành viên sao cho hoạt động của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam thực sự năng động và hiệu quả. Cần đổi mới quan hệ sản xuất một cách phù hợp, phát huy mọi nguồn tiềm năng để phát triển. Việc tăng cường quản lý sản xuất và áp dụng công nghệ hiện đại luôn được xem là yếu tố quan trọng để giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, đây cũng chính là điểm mấu chốt để nâng cao khả năng cạnh tranh của PetroVietnam trong xu thế hội nhập hiện nay. Để phù hợp với xu thế này, Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) đang hoàn thiện tổ chức, cơ chế hoạt động, tiến tới hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả SXKD của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Nâng cao khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế của ngành Dầu Khí trong 5 năm tới. Tiếp thu và làm chủ các công nghệ quan trọng của ngành Dầu Khí, phát triển kinh tế trí thức, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu về trình độ KHCN, cũng như năng lực nghiên cứu khoa học so với các nước, các tổ chức khác trong khu vực .
Qua quá trình học tập tại Trường Đại học Mỏ- Địa Chất, sau thời gian thực tại phòng Tài Chính - Kế Toán của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) được sự tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô trong Bộ môn QTDN Địa chất -Dầu Khí và các cô chú, anh chị công tác tại Tổng Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC), tác giả đã tìm hiểu và thu thập được một số tài liệu về quá trình kinh doanh tại Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC)), kết hợp với kiến thức đã học tác giả đã lựa chọn đề tài:
“ Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) giai đoạn 2006 - 2010 ’’.
Nội dung của đồ án ngoài phần mở đầu và kết luận có 3 chương:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện kinh doanh chủ yếu ở Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC)
Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) năm 2010
Chương 3: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) giai đoạn 2006 - 2010
Tác giả xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo PGS - TS Nguyễn Đức Thành, đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đồ án này. Tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa, bộ môn Quản trị Doanh nghiệp Địa chất - Dầu khí, cùng các cán bộ trong Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bản đồ án này.
Do điều kiện thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều cho nên bản đồ án này không tránh khỏi những thiếu xót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để tác giả có thể học hỏi những kiến thức mới phục vụ cho công tác chuyên môn sau này. Tác giả xin đề nghị được bảo vệ đồ án trước hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường đại học Mỏ - Địa chất
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Bùi Văn Thu
CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC)
1.1. Tình hình chung của Tổng Công Ty Tài Chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC)
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Tổng Công Ty Tài Chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC).
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt là: Tổng Công Ty Tài Chính cổ phần Dầu khí Việt Nam
Tên gọi bằng tiếng Anh: Petro Viet Nam finance Joint Stock Corporation.
Tên viết tắt: PVFC.
Địa chỉ: 22 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 84-4-9426800 Fax: 84-4-9 426796
Email: pvfc@pvfc.com .vn
Website: www.pvfc.com.vn
Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của PetroViệt Nam, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp nhà nước và các luật có liên quan khác, được thành lập theo quyết định số 04/2000/QĐ - VPCP do Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ ký ngày 30/3/2002; được thống đốc ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động. Nhiệm vụ chính của PVFC là thực hiện việc huy động vốn, cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các dịch vụ tài chính tiền tệ khác với PetroVietnam, các đơn vị thành viên của PetroVietnam và các tổ chức, cá nhân khác ngoài PetroVietnam theo quy định của pháp luật, ngoài ra PVFC thực hiện hoạt động kinh doanh với tư cách là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/12/2000 theo giấy phép hoạt động số 12/GP-NHNN ngày 25/10/2000 của Ngân hàng nhà Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 456/2000/QĐ-NHNN 25/10/2000 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 113108 ngày 23/8/2000 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp.
Tài khoản phong toả đã mở tại nhiều chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội số hiệu 45110004. Công ty có vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 100 tỷ đồng.
Thời gian hoạt động: 50 năm kể từ ngày thành lập nhưng không quá thời hạn hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Là tổ chức tín dụng, hạch toán kinh tế độc lập nhằm đảm bảo nhu cầu vốn tín dụng đầu tư phát triển của Tổng công ty và các đơn vị thành viên với chức năng là tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Tổng công ty cổ phần Dầu khí Việt Nam để thực hiện mọi dịch vụ liên quan đến việc quản lý sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, các đơn vị, tổ chức cá nhân trong Tổng công ty trên nguyên tắc sinh lời. Với mục đích nói trên, Tổng công ty cổ phần Dầu khí ra đời đã đặt được dấu mốc quan trọng trên bước đi ban đầu của mình.
Ngày 30/03/2000: Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ ký quyết định số 04/2000 /QĐ/VPCP về việc thành lập công ty Tài chính Dầu khí.
Ngày 19/06/2000: Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam ký quyết định số 903/QĐ-HĐQT thành lập Công ty Tài chính Dầu khí .
Ngày 01/10/2000: Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí chính thức đặt trụ sở đầu tiên với đầy đủ trang thiết bị và bộ máy hoạt động tại 34B Hàn Thuyên - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội và khai trương hoạt động phòng giao dịch số 10.
Ngày 12/10/2000: Bằng quyết định số 4098/QĐ-HĐQT Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Dầu khí Việt Nam, điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
Ngày 25/10/2000: Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam chính thức cấp giấy phép số 12/GP-NHNN cho phép Tổng công ty hoạt động và phê chuẩn điều lệ hoạt động Tổng công ty.
Ngày 05/02/2001: Lễ khai trương hoạt động Công ty Tài chính Dầu khí đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội.
Ngày 30/10/2001:
- Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 10.
- Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 20.
- Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 30.
Ngày 19/06/2002: Khai trương hoạt động phòng giao dịch chứng khoán BSC-PVFC.
Ngày 01/10/2002: Khai trương Website Công ty Tài chính Dầu khí
Ngày 03/09/2003: Phát hành thành công trái phiếu Dầu khí.
Ngày 21/05/2003: Khai trương hoạt động chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2003 thực hiện chủ trương xây dựng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn công nghiệp - thương mại - tài chính Dầu khí với khả năng tài chính công ty đã triển khai hoàn thành tốt việc phát hành trái phiếu của Tập đoàn Dầu khí trong nước thu về 300 tỷ đồng mệnh giá, tăng nguồn vốn trung hạn và dài hạn tạo kênh huy động vốn ổn định cho phát triển ngành.
Ngày 05/05/2004:
- Ra mắt Hội đồng quản trị đầu tiên của Công ty Tài chính Dầu khí.
- Nhận chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do tổ chức SGS (Thụy Sỹ cấp).
Ngày 01/12/2004: Vốn điều lệ công ty đạt mức 300 tỷ VNĐ.
Đến ngày 31/12/2004:
- Thu xếp vốn cho các dự án của PetroVietnam đạt 5.000 tỷ VNĐ.
- Tổng tài sản đạt hơn 4000 tỷ VNĐ.
- Doanh thu đạt trên 200 tỷ VNĐ.
Năm 2004 là năm đột phá trong hoạt động của PVFC với việc ra mắt Hội đồng quản trị, PVFC đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo mô hình mới triển khai và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Năm 2004, PVFC đã khai trương dịch vụ Đại lý thu đổi ngoại tệ cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam khai trương dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union và dịch vụ mua bán, chế tác vàng bạc. Cũng trong năm 2004, PVFC tiếp tục triển khai dịch vụ tiền gửi, ủy thác quản lý vốn của khách hàng trong và ngoài ngành. Dịch vụ huy động vốn và cho vay của PVFC được tăng cường cả về số lượng và chất lượng .
Ngày 28/02/2005: Khai trương hoạt động chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại Vũng Tàu.
Ngày 20/04/2005: Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 12.
Ngày 20/05/2005: Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 21.
Năm 2005 công ty tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, tổng cộng có 7 phòng giao dịch và 2 chi nhánh đã đi vào hoạt động, tổng tài sản ước đạt 6.828 tỷ đồng.
Ngày 26/04/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng.
Ngày 19/06/2006: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại Đà Nẵng.
Ngày 29/06/2006: Chuyển địa điểm Phòng Giao dịch Chứng khoán BSC-PVFC và phòng Giao dịch số 11 đến số 4 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội.
Ngày 18/09/2006: Thành lập phòng giao dịch số 31 và số 32 tại thành phố Vũng Tàu .
Ngày 18/12/2006: Thành lập phòng Giao dịch Trung Tâm Láng Hạ.
Năm 2006 phát hành thành công trái phiếu Tài Chính Dầu khí, tổng khối lượng huy động đạt 690 tỷ đồng quy đổi.
Theo quyết định số 091/QĐ- DKVN ngày 03/01/2007 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:Thành lập công ty Tài chính Dầu khí Chi nhánh Thăng Long.
Theo quyết định số 093/QĐ- DKVN ngày 03/01/2007 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành lập Công ty Tài chính Dầu khí Chi nhánh Sài Gòn .
Theo quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 17/01/2007 của Thủ tướng chính phủ: Chuyển công ty Tài chính Dầu khí thành công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tài chính Dầu khí.
Ngày 30/01/2007: Thành lập Phòng giao dịch Trung tâm Quận I - Chi nhánh công ty Tài chính Dầu khí TP - HCM.
Ngày 14/02/2007: Tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng.
Theo quyết định số 967/QĐ-NHNN ngày 08/05/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Thành lập Công ty Tài chính Dầu khí - chi nhánh Cần Thơ.
Theo quyết định số 966/QĐ-NHNN ngày 08/05/2007 của ngân hàng nhà nước Việt Nam: Thành lập Công ty Tài chính Dầu khí chi nhánh Nam Định.
Ngày 18/05/2007: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại Hải Phòng.
Ngày 18/06/2007: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại Nam Định.
Ngày 22/06/2007: Theo quyết định số 1492/QĐ-NHNN cho phép thành lập chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại TP HCM - CN Sài Gòn.
Ngày 28/06/2007: Theo quyết định 1543/QĐ-NHNN cho phép thành lập chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại Hà Nội - Chi nhánh Thăng Long.
Theo quyết định số 3002/QĐ-DKVN ngày 22/08/2007 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc quyết định phê duyệt phương án và chuyển Công ty Tài chính Dầu khí thành Tổng công ty cổ phần Dầu khí Việt Nam và quyết định số 731/QĐ-DKVN ngày 28/01/2008 về việc sửa đổi khoản 1, khoản 4, Điều 1 Quyết định 3002 ngày 22/08/2007 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty Tài chính Dầu khí đã thực hiện cổ phần hóa cho đến nay đã hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh.
Ngày 08/09/2007: PVFC là đơn vị duy nhất trong ngành Tài chính - Ngân hàng được cùng lúc trao tặng hai giải thưởng "Nhà quản lý giỏi 2007"và"Cúp vàng ISO 2007".
Ngày 08/10/2007: Khai trương hoạt động ba công ty thành viên Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC Invest); Công ty cổ phần Kinh doanh Bất động sản Tài chính Dầu khí (PVFC Land); Công ty cổ phần Truyền thông Tài chính Dầu khí (PVFC Media).
Ngày 19/10/2007: PVFC tổ chức thành công đấu giá cổ phần, số lượng cổ phần đưa ra đấu giá là 59.638.900 cổ phần, giá đấu bình quân là 69.868 đ/cp.
Ngày 27/12/2007, tại khách sạn Melia, 44 Lý Thường Kiệt- Hà Nội, PVFC đã tổ chức thành công "Đại hội cổ đông lần đầu của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam". Tại đại hội, PVFC đã báo cáo với các cổ đông những thành tựu đã đạt được trong năm 2007 và nhất trí thông qua các vấn đề quan trọng.
Ngày 06/01/2008: PVFC nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007”.
Ngày 09/01/2008: PVFC nhận Giải thưởng “Ngôi sao Kinh doanh” - TOP 10 doanh nghiệp hội nhập thành công nhất.
Ngày 18/03/2008: Chính thức ra mắt Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam và công bố cổ đông chiến lược nước ngoài. PVFC chính thức chuyển đổi sang mô hình Tổng Công ty với VĐL là 5000 tỷ VNĐ, trong đó Mogan Stanley trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 10% VĐL của PVFC
Ngày 04/04/2008: Khai trương hoạt động Phòng Giao dịch Trung tâm Long Biên.
Ngày 10/04/2008: PVFC khai trương hoạt động Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá.
Ngày 21/05/2008: PVFC - Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh tổ chức thành công lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Chi nhánh và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba.
Ngày 03/11/2008: Cổ phiếu PVFC chính thức niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) với mã giao dịch PVF
Ngày 22/02/2009: PVFC khai trương VP đại diện tại Quảng Ngãi
Ngày 31/12/2009: PVFC nằm trong top 500 công ty hàng đầu, đứng thứ 11 trong số 23 tổ chức tín dụng lớn tại Việt Nam – theo đánh giá của nhóm nghiên cứu Vietnam Report.
Ngày19/06/2010: Tròn 10 năm thành lập và phát triển, PVFC được Nhà nước trao Huân chương Lao động Hạng Nhì.
Ngày 25/08/2010: Chi nhánh thứ 10 được khai trương tại Quảng Ngãi, giúp PVFC phát triển mở rộng địa bàn hoạt động tại khu vực miền Trung.
Ngày 15/09/2010: Tòa nhà Trung tâm Tài chính Dầu khí tại Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động, là nơi hội tụ của nhiều công ty thành viên PVN và PVFC hoạt động tại địa bàn.
Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển PVFC đã không ngừng mở rộng và phát triển, tới năm 2010 vốn điều lệ của Tổng công ty đạt 5000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 66253 tỷ đồng, doanh thu đạt 6720 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 639 tỷ đồng.
Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) cam kết không ngừng sáng tạo và hoàn thiện để cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ chất lượng cao vì sự phồn vinh của khách hàng, xứng đáng là niềm tin mới của sự phát triển.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC).
1.1.2.1. Chức năng của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam
Đáp ứng nhu cầu tín dụng của PetroVietnam và các đơn vị thành viên thuộc PetroVietnam và các tổ chức, cá nhân khác theo quy định hiện hành: Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của PetroVietnam, các đơn vị thành viên thuộc PetroVietnam và các tổ chức cá nhân khác; Phát hành tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; Đàm phán ký kết các hợp đồng vay vốn trong và ngoài nước cho PetroVietnam, các đơn vị thành viên và các tổ chức, cá nhân khác theo sự uỷ quyền; Tiếp nhận và sử dụng vốn uỷ thác đầu tư trong và ngoài nước bao gồm cả vốn uỷ thác đầu tư của Nhà nước, PetroVietnam, các đơn vị thành viên thuộc PetroVietnam và các tổ chức cá nhân khác.
Ngoài ra PVFC thực hiện các nghiệp vụ khác theo quy định của Luật các TCTD khi được Hội đồng quản trị PetroVietnam và Thống đốc NHNN cho phép:
- Góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng; đầu tư các dự án theo hợp đồng; thực hiện dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng; đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá trị khác cho các DN được quyền nhận uỷ thác, làm đại lý trong lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, ... Thực hiện hoạt động ngoại hối, bao thanh toán và các hoạt động khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
- Phục vụ cho mục tiêu đưa Tổng công ty dầu khí Việt Nam thành một tập đoàn kinh tế mạnh với sự hoạt động đa ngành, đa nghề trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Công ty tài chính dầu khí sẽ trở thành công ty đầu tư tài chính trong toàn ngành với lĩnh vực hoạt động rộng lớn hơn nhiều.
1.1.2.2. Nhiệm vụ của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam
Để hiện đại hoá và tăng năng lực sản xuất của ngành Dầu khí, mục tiêu hoạt động của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí là đảm bảo vốn đầu tư phát triển của toàn ngành,đồng thời quản lý và sử dụng các nguồn huy động được một cách hiệu quả, đảm bảo hoàn trả lãi và vốn vay đúng hạn trên cơ sở cân đối vững trắc và linh hoạt tài chính của Tổng công ty. Phạm vi hoạt động của Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí không chỉ bó hẹp trong nội bộ ngành Dầu khí mà còn cả trên thị trường tài chính trong và ngoài nước với hình thức như: vay thương mại, vay tài trợ dự án, vay tín dụng xuất khẩu và tín dụng đầu tư ...
Tổng Công Ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam hoạt động mang đặc thù riêng, phù hợp với đặc điểm của ngành Dầu khí. Điề