1.Lý do chọn đề tài
Việt Nam có một nền nông nghiệp phát triển, sản phẩm từ nông sản phong phú nên việc làm thế nào để tiêu thụ nông sản dễ dàng và hiệu quả là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ lâu. Do đó xây dựng chợ đầu mối nông sản là rất cần thiết, nó không những góp phần rất lớn trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, mà còn cung cấp phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn và là đầu mối nông sản thực phẩm cho nhiều chợ quy mô nhỏ khác. Tuy nhiên, do nóng vội, quy hoạch chợ đầu mối đã không phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội nên tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, hoạt động của hầu hết các chợ đầu mối không mang lại hiệu quả như mong muốn. Đơn cử như tại thành phố Hà Nội, nhiều chợ đầu mối được xây dựng với chi phí hàng chục tỷ đồng nhưng khi đưa vào sử dụng không thu hút được người dân cũng như các tiểu thương kinh doanh buôn bán, dẫn đến tình trạng “đắp chiếu”, gây lãng phí lớn. Giải quyết thực trạng này là một yêu cầu cấp bách. Từ thực trạng đó chúng tôi đã đi vào nghiên cứu đề tài “Qui hoạch chợ đầu mối phía Nam - Thực trạng và giải pháp.” với hi vọng sẽ góp phần vào qua trình giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay và tìm ra phương án quy hoạch hợp lý cho các chợ đầu mối.
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xây dựng cơ sở lý luận của việc phân tích và đánh giá việc quy hoạch, xây dựng các chợ đầu mối nông sản.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng của việc quy hoạch, xây dựng và sử dụng chợ đầu mối phía Nam để làm căn cứ cho việc đưa ra biện pháp giải quyết.
Đưa ra định hướng và những giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ đầu mối nông sản.
3.Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tổng hợp phân tích: Phương pháp này thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng hợp các tài liệu liên quan để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong đề tài.
Thu thập, sử dụng các số liệu,văn bản có liên quan đến lý luận và thực trạng của việc quy hoạch và xây dựng chợ đầu mối nông sản.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài và việc quy hoạch, xây dựng, và hoạt động của chợ đầu mối nông sản.
Phạm vi nghiên cứu: Chợ đầu mối phía Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội, kể từ năm 2002 đến nay.
5.Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương I. Một số lí luận chung về qui hoạch xây dựng chợ
Chương II. Thực trạng chợ đầu mối phía Nam
Chương III. Một số giải pháp cho chợ đầu mối phía Nam
27 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3905 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Qui hoạch chợ đầu mối phía Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUI HOẠCH XÂY DỰNG CHỢ 5
I. Quy hoạch, thương mai 5
1. Quy hoạch xây dựng đô thị 5
2. Thương mại 7
II. Quy hoạch phát triển chợ, chợ đầu mối 8
1. Chợ 8
2. Chợ đầu mối 9
3. Quy hoạch phát triển chợ 9
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHỢ ĐẦU MỐI PHÍA NAM 10
I. Tổng quan chung về quận Hòang Mai 10
1. Tổng quan 10
2. Lịch sử 11
3. Địa lý 11
4.Văn hóa 11
II. Chợ đầu mối phía Nam 11
1. Qui hoạch chợ đầu mối phía Nam giai đoạn 2002- 2007 11
2. Qui hoạch chợ đầu mối phía Nam giai đoạn 2008- 2010 18
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CHỢ ĐẦU MỐI PHÍA NAM 23
I.Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giao thông 24
1. Cơ sở hạ tầng 24
2. Giao thông 24
II.Các chính sách ưu đãi cho thương nhân và nhà đầu tư 24
III. Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm & môi trường 25
1.An toàn vệ sinh thực phẩm 25
2. Quản lý môi trường 26
3.Các dịch vụ - hoạt động xúc tiến thương mại 26
KẾT LUẬN 27
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Việt Nam có một nền nông nghiệp phát triển, sản phẩm từ nông sản phong phú nên việc làm thế nào để tiêu thụ nông sản dễ dàng và hiệu quả là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ lâu. Do đó xây dựng chợ đầu mối nông sản là rất cần thiết, nó không những góp phần rất lớn trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, mà còn cung cấp phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn và là đầu mối nông sản thực phẩm cho nhiều chợ quy mô nhỏ khác. Tuy nhiên, do nóng vội, quy hoạch chợ đầu mối đã không phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội nên tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, hoạt động của hầu hết các chợ đầu mối không mang lại hiệu quả như mong muốn. Đơn cử như tại thành phố Hà Nội, nhiều chợ đầu mối được xây dựng với chi phí hàng chục tỷ đồng nhưng khi đưa vào sử dụng không thu hút được người dân cũng như các tiểu thương kinh doanh buôn bán, dẫn đến tình trạng “đắp chiếu”, gây lãng phí lớn. Giải quyết thực trạng này là một yêu cầu cấp bách. Từ thực trạng đó chúng tôi đã đi vào nghiên cứu đề tài “Qui hoạch chợ đầu mối phía Nam - Thực trạng và giải pháp.” với hi vọng sẽ góp phần vào qua trình giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay và tìm ra phương án quy hoạch hợp lý cho các chợ đầu mối.
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xây dựng cơ sở lý luận của việc phân tích và đánh giá việc quy hoạch, xây dựng các chợ đầu mối nông sản.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng của việc quy hoạch, xây dựng và sử dụng chợ đầu mối phía Nam để làm căn cứ cho việc đưa ra biện pháp giải quyết.
Đưa ra định hướng và những giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ đầu mối nông sản.
3.Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tổng hợp phân tích: Phương pháp này thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng hợp các tài liệu liên quan để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong đề tài.
Thu thập, sử dụng các số liệu,văn bản có liên quan đến lý luận và thực trạng của việc quy hoạch và xây dựng chợ đầu mối nông sản.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài và việc quy hoạch, xây dựng, và hoạt động của chợ đầu mối nông sản.
Phạm vi nghiên cứu: Chợ đầu mối phía Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội, kể từ năm 2002 đến nay.
5.Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương I. Một số lí luận chung về qui hoạch xây dựng chợ
Chương II. Thực trạng chợ đầu mối phía Nam
Chương III. Một số giải pháp cho chợ đầu mối phía Nam
CHƯƠNG I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUI HOẠCH XÂY DỰNG CHỢ
Quy hoạch, thương mai
Quy hoạch xây dựng đô thị
. Định nghĩa
Quy hoạch xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian kiến trúc và bố trí công trình trên một khu vực lãnh thổ trong từng thời kỳ, làm cơ sở pháp lý cho việc chuẩn bị đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.
1.2. Phân loại
Quy hoạch vùng
Quy hoạch xây dựng vùng được lập cho các vùng có chức năng tổng hợp hoặc chuyên ngành gồm vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, vùng công nghiệp, vùng đô thị lớn, vùng du lịch, nghỉ mát, vùng bảo vệ di sản cảnh quan thiên nhiên và các vùng khác do người có thẩm quyền quyết định.
Quy hoạch xây dựng vùng được lập cho giai đoạn ngắn hạn là 05 năm, 10 năm; giai đoạn dài hạn là 20 năm và dài hơn. Đồ án Quy hoạch vùng thường được làm trên tỷ lệ 1/25.000 - 1/250.000.
Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng bao gồm :a) Dự báo quy mô dân số đô thị, nông thôn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng và chiến lược phân bố dân cư của quốc gia cho giai đoạn 05 năm, 10 năm và dài hơn;b) Tổ chức không gian các cơ sở công nghiệp chủ yếu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi vùng theo từng giai đoạn phù hợp với tiềm năng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng;c) Tổ chức không gian hệ thống đô thị, điểm dân cư phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên của từng khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý của toàn vùng, dự báo tác động môi trường.
Quy hoạch chung đô thị
Quy hoạch chung xây dựng đô thị được lập cho các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị mới liên tỉnh, đô thị mới có quy mô dân số tương đ¬ương với đô thị loại 5 trở lên, các khu công nghệ cao và khu kinh tế có chức năng đặc biệt.
Quy hoạch chung xây dựng đô thị được lập cho giai đoạn ngắn hạn là 05 năm, 10 năm; giai đoạn dài hạn là 20 năm.
Đồ án Quy hoạch chung đô thị thường được làm trên tỷ lệ 1/5.000 - 1/25.000.
Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị bao gồm:a) Xác định tính chất của đô thị, quy mô dân số đô thị, định hướng phát triển không gian đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong đô thị theo các giai đoạn 05 năm, 10 năm và dự báo hướng phát triển của đô thị đến 20 năm;b) Đối với quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị, ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này còn phải xác định những khu vực phải giải toả, những khu vực được giữ lại để chỉnh trang, những khu vực phải được bảo vệ và những yêu cầu cụ thể khác theo đặc điểm của từng đô thị.
Quy hoạch chi tiết
Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được lập cho các khu chức năng trong đô thị và các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu bảo tồn, di sản văn hoá, khu du lịch, nghỉ mát hoặc các khu khác đã được xác định; cải tạo chỉnh trang các khu hiện trạng của đô thị.
Đồ án Quy hoạch chi tiết đô thị thường được làm trên tỷ lệ 1/2.000 - 1/500.
Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thịa) Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu vực để thiết kế quy hoạch chi tiết;b) Xác định danh mục các công trình cần đầu tư xây dựng bao gồm: các công trình xây dựng mới, các công trình cần chỉnh trang, cải tạo, bảo tồn, tôn tạo trong khu vực quy hoạch; c) Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu về không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị và những yêu cầu khác đối với từng khu vực thiết kế.
2. Thương mại
Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội
Bộ luật thương mại số 48 của Nhật Bản ngày 9/3/1899, thuật ngữ thương mại được dùng để chỉ những hoạt động mua bán nhằm mục đích lợi nhuận và hầu hết các dịch vụ trên thị trường như dịch vụ vận tải, cung ứng điện hay khí đốt, uỷ thác, bảo hiểm, ngân hàng.
Quy hoạch phát triển chợ, chợ đầu mối
Chợ
.Định nghĩa
Chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.
Chợ vừa là nơi trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ vừa là nơi giao lưu văn hóa thoả mãn nhu cầu sản xuất vật chất, tinh thần của người dân. Chợ là một loại hình thương mại truyền thống được duy trì và phát triển ở nhiều nơi, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo với nhiều quy mô, đặc điểm riêng của địa phương,…Khái niệm chợ theo Nghị định 02/2003/NĐ-CP chưa bao gồm siêu thị hàng hoá, dịch vụ, các cửa hàng phân tán, các trung tâm, sàn giao dịch chứng khoán, sàn đấu giá và sàn giao dịch hàng hoá,...
Để hình thành chợ cần có những yếu tố sau: Người bán, người mua có nhu cầu trao đổi; có địa điểm trao đổi truyền thống hoặc làm mới được thừa nhận về pháp lý; có những tập quán thương mại và quy tắc (nội quy chợ); có khả năng thu hút các dịch vụ khác như hoạt động tín dụng, tiền tệ, thanh toán, du lịch, văn hoá,...
Phân loại
1.2.1 Chợ loại 1
- Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch;
- Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên;
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
1.2.2 Chợ loại 2
- Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch.
- Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên;
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường.
1.2.3 Chợ loại 3
- Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.
- Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.
2.Chợ đầu mối
Chợ đầu mối là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hóa lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.
3. Quy hoạch phát triển chợ
Chợ là một bộ phận quan trọng trong tổng thể kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; từ nay trở đi Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ của địa phương phải bao gồm Quy hoạch phát triển chợ. Quy hoạch phát triển chợ phải lập theo các nguyên tắc sau và được cơ quan có thẩm quyền theo quy định phê duyệt và chỉ đạo thực hiện.
Các nguyên tắc lập Quy hoạch phát triển chợ:
- Phải hình thành hệ thống mạng lưới chợ với quy mô khác nhau phù hợp với dung lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn, góp phần phát triển sản xuất và đẩy mạnh giao lưu hàng hóa; Chú trọng phát triển chợ ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo gắn với yêu cầu giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc.
- Phát triển các chợ đầu mối theo ngành hàng, đặc biệt là các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm để góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa ở những vùng sản xuất tập trung về nông, lâm thủy sản.
- Quy hoạch phát triển chợ phải đồng bộ với quy hoạch xây dựng các khu dân cư, các công trình giao thông, điện, cấp thoát nước và các công trình công cộng khác, bảo đảm vệ sinh môi trường; đối với các chợ loại 1 và 2 phải bố trí đầy đủ mặt bằng phạm vi chợ theo quy định trên.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHỢ ĐẦU MỐI PHÍA NAM
I. Tổng quan chung về quận Hòang Mai
1. Tổng quan
Hoàng Mai là một quận của thành phố Hà Nội. Quận được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ Việt Nam, dựa trên diện tích và dân số của toàn bộ 9 xã: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở và 55 ha diện tích của xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì cộng với diện tích và dân số của 5 phường Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hai Bà Trưng.
2. Lịch sử
Việc thành lập quận Hoàng Mai đã nằm trong quy hoạch đến năm 2020 của thành phố Hà Nội, đã được Thủ tướng Việt Nam phê duyệt.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, bộ máy hành chính và các thiết chế tương ứng của chính quyền và đoàn thể cũng được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Về tổ chức Đảng, Đảng bộ quận Hoàng Mai đã được thành lập với 26 uỷ viên Ban chấp hành lâm thời do Thành uỷ chỉ định với 53 chi Đảng bộ trực thuộc.
Hiện nay, Hoàng Mai là một quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, với các công trình nhà chung cư cao tầng và các khu đô thị mới đang hoàn thiện như: Định Công, Linh Đàm, Đền Lừ.
3. Địa lý
Quận Hoàng Mai là một vùng đất nằm ở phía đông nam thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 4.104,1 ha (41 km²) với tổng số dân là 214.759 người. Quận Hoàng Mai phía đông giáp huyện Gia Lâm, tây và nam giáp huyện Thanh Trì, bắc giáp quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng với 14 đơn vị hành chính trực thuộc là 14 phường được hình thành trên cơ sở toàn bộ 9 xã và một phần xã Tứ Hiệp của huyện Thanh Trì, và 5 phường của quận Hai Bà Trưng.
Quận Hoàng Mai có đường giao thông thuỷ trên sông Hồng. Quận có các đường giao thông quan trọng đi qua gồm: Quốc lộ 1A, 1B, đuờng vành đai 3, cầu Thanh Trì, đường vành đai 2,5.
4.Văn hóa
Quận Hoàng Mai có nhiều làng nghề ẩm thực như làng nghề bánh cuốn Thanh Trì (phường Thanh Trì), rượu Hoàng Mai, làng bún Tứ Kỳ, bún ốc Pháp Vân (phường Hoàng Liệt), đậu phụ Mơ (phường Mai Động). Ngoài ra, phường Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam có nghề trồng hoa, rau sạch; phường Yên Sở có làng cá Yên Sở.
Chợ đầu mối phía Nam
Qui hoạch chợ đầu mối phía Nam giai đoạn 2002- 2007
1.1.Mục tiêu
Chợ Long Biên được thành lập khá sớm (năm1992), nằm trên địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình với diện tích 27.148m2, trong đó diện tích phần chợ cũ là 21.870m2, diện tích bến xe tải, xe khách cạnh chợ 5.278m2 được bố trí chợ nông sản thực phẩm đêm. Tổng số hộ kinh doanh tại chợ là 1.087 hộ, trong đó ngành hàng hoa quả chiếm tỷ lệ 38%, rau củ quả chiếm 39%. Với đặc thù hoạt động 24/24 giờ, lưu lượng hàng hoa quả, rau củ quả... qua chợ đạt khoảng 300 tấn; vào các ngày rằm và mùng 1 lưu lượng thường tăng gấp đôi. Vì vậy, hằng ngày có hàng trăm xe trọng tải lớn đưa hoa quả thực phẩm từ các tỉnh đến những hộ kinh doanh trong chợ. Cũng từ chợ này, hàng ngày có hàng nghìn xe thô sơ, xe trọng tải nhỏ chuyển hoa quả đi các nơi trong thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Đấy là chưa kể đến hàng nghìn người buôn bán nhỏ đến mua các sản phẩm hoa quả, nông sản tại chợ gây ra ách tắc giao thông tại khu vực này. Lượng người, xe cộ ra vào đông khiến công tác giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường gặp những khó khăn nhất định, lượng rác thải trong chợ mỗi ngày rất lớn, cơ sở hạ tầng xuống cấp trầm trọng…Việc lượng người tham gia mua bán tại chợ ngày càng đông, trong khi diện tích chợ hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu và cũng không có khả năng mở rộng; chợ ở trong khu vực dân cư đông đúc, gần bến xe, ga xe lửa...do vậy thường xuyên gây lên tình trạng ùn tắc giao thông; việc đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực chợ còn nhiều khó khăn, hạn chế. Trước thực trạng trên của chợ Long Biên thì việc đáp ứng những yêu cầu về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, văn minh thương mại cũng như cơ sở hạ tầng để phục vụ kinh doanh buôn bán tại đây là rất khó khăn.
Do đó để khắc phục tình trạng quá tải của chợ Long Biên thì việc dãn bớt hoạt đông kinh doanh bán buôn sang các chợ đầu mối khác trong thành phố Hà Nội như chợ đầu mối Đền Lừ là một biện pháp cần thiết.Cho nên UBND thành phố Hà Nội đã triển khai xây dựng chợ ĐMNS Phía Nam (phường Tam Trinh, quận Hoàng Mai) nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, kinh doanh mặt hàng nông sản cho khu vực phía Nam thành phố; đồng thời chuyển dần các hộ kinh doanh tại chợ Long Biên để giảm thiểu sức ép cho chợ này.
1.2.Thực trạng
1.2.1Những điểm đạt được
Chợ đầu mối Đền Lừ(hay chợ đầu mối nông sản phía Nam) có diện tích hơn 23.000 m2, là địa điểm buôn bán nông sản thường xuyên của các tư thương, doanh nghiệp khu vực Thanh Trì (Hà Nội), Thường Tín, Quốc Oai (Hà Tây), Văn Lâm (Hưng Yên) và một số địa phương lân cận. Chợ hoạt động chủ yếu từ 20h đêm hôm trước, kéo dài đến 8h sáng hôm sau. Mặt hàng nông sản tại chợ chủ yếu là rau quả,thủy hải sản và trái cây. Hình thức mua bán tại chợ cũng khá đặc thù. Chợ rau diễn ra từ khoảng 3h sáng cho đến 8h sáng, bao gồm cả hoạt động bán buôn cho các đại lý kinh doanh và bán lẻ cho người tiêu dùng. Chợ hoa quả bắt đầu mở vào khoảng 20h đêm cho đến 3h sáng.
Bán hoa quả tại chợ Đầu mối Nông sản phía Nam.
Riêng hoa quả tại đây không bán lẻ, chủ yếu bán theo hình thức sang xe trực tiếp hoặc được tập kết lại và vận chuyển lên chợ Long Biên, bán buôn cho các hộ kinh doanh tại chợ.
Chợ ĐMNS Phía Nam thu hút khoảng gần 1000 lượt người tham gia với lưu lượng hàng hoá qua chợ ước khoảng 200 tấn/ngày đêm. Chợ ĐMNS Phía Nam được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng bên trong hàng rào chợ khá hoàn thiện với tổng diện tích nhà lồng lên tới 4.906 m2. Các kiot kinh doanh chia thành nhiều loại như 5m2, 27m2, 40 m2, có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu kinh doanh của người dân.
Việc xây dựng, quy hoạch và phát triển hệ thống chợ ĐMNS phía Bắc nói chung và quanh Hà Nội nói riêng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu kinh doanh, bước đầu hình thành thị trường tiêu thụ nông sản với quy mô lớn.
1.2.2.Những vấn đề bất cập
a) Bất cập về việc sáp nhập
Tháng 7/2001, lần đầu tiên Hà Nội có được bãi đỗ xe theo đúng nghĩa với mức đầu tư 19 tỷ đồng: Bãi đỗ xe Đền Lừ 1 (quận Hoàng Mai). Diện tích bãi đỗ xe này là 16.000 m2 trên tổng diện tích đất 21.000 m2. Bãi đỗ xe được cấp sổ đỏ sử dụng lâu dài vào mục đích làm bãi đỗ xe tĩnh do Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội quản lý.
Sau 7 năm hoạt động, bãi đỗ xe đã góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo trật tự giao thông cho khu vực phía nam thành phố. Mỗi năm nhận trung bình 300.000 lượt ôtô, đạt doanh thu 8,5 tỷ đồng.
Ngày 27/7, UBND TP Hà Nội ra thông báo sáp nhập bãi xe Đền Lừ 1 vào chợ đầu mối Đền Lừ. Chủ thể quản lý chuyển từ Công ty Khai thác điểm đỗ xe HN sang Tổng Công ty Thương mại Hà Nội. Việc chuyển đổi này xuất phát từ nhu cầu giảm tải chợ Long Biên. Chỉ với một thông báo của UBND TP Hà Nội, thành quả bao năm gây dựng được một bãi đỗ xe theo đúng quy hoạch đang đứng bên bờ bị “xóa sổ”.
Ngày 8/8, Công ty Khai thác điểm đỗ xe HN gửi văn bản cho Bí thư Thành ủy Hà Nội. Văn bản nêu rõ: Phương án do Tổng Công ty Thương mại Hà Nội nêu ra là không khả thi. Lý do chợ đầu mối đặt tại Đền Lừ là không phù hợp bởi đường Nguyễn Tam Trinh (đường độc đạo vào chợ) chỉ có mặt cắt 8 mét, đi hai chiều.
Thêm đó, lối rẽ từ đường vào chợ qua một cây cầu duy nhất cắt vuông góc với đường nên tại đây thường xuyên gây ùn tắc giao thông. Nếu chuyển chợ Long Biên về Đền Lừ chỉ là chuyển sự phức tạp, ùn tắc từ Long Biên xuống Đền Lừ.
Chợ Đền Lừ hiện là trung tâm quận Hoàng Mai với quy mô dân số sẽ tăng thêm 200.000 người so với hiện nay. Như vậy, xây dựng chợ đầu mối giữa trung tâm một quận nội thành là không phù hợp.
b) Những vấn đề còn tồn tại
Ban đầu chợ được xây dựng trên diện tích 2,1 ha với chức năng chính là giảm tải cho chợ Long Biên. Tuy nhiên nhiều năm qua, chợ vẫn không thu hút được tiểu thương buôn bán và tình trạng quá tải tại chợ Long Biên vẫn diễn ra, có lúc người ta gọi là sự lãng phí tiền tỉ. Có thực trạng này diễn ra là do vấn đề quy hoạch thiếu hợp lý, việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại chợ đầu mối phía Nam thiếu sự đồng bộ, mất cân đối, nên hoạt động không hiệu quả dẫn đến những vấn đề còn tồn tại ở chợ đầu mối đền lừ như sau:
- Vấn đề vệ sinh môi trường
Chợ đầu mối Đền Lừ là nơi buôn bán các mặt hàng nông lâm thổ sản từ khắp mọi miền đất nước về Hà Nội. Tuy nhiên tại khu chợ này, người mua, người bán hàng vô tư xả nước thải, rác thải, túi nilon, bao đựng hàng, phế phẩm chế biến... một cách bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm mất mỹ quan đô thị... Sau mỗi buổi chợ, quang cảnh ở đây không khác gì một bãi rác thải.
Hình ảnh xả rác tại chợ đầu mối Đền Lừ.
- Vấn đề về giao thông
+ Chợ Đền Lừ vốn nằm ven quận Hai Bà Trưng theo quy hoạch, sau này tách nhập qu