Đồ án Thiết kế hệ thống cấp nước thành phố Lạng Sơn

Thành phố Lạng Sơn là đô thị hạt nhân của vùng kinh tế và là trung tâm kinh tế chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Lạng Sơn.Trong những năm gần đây, thành phố Lạng Sơn đã có những bước phát triển nhanh về mặt kinh tế xã hội, bộ mặt thành phố có nhiều thay đổi rõ rệt, quy mô dân số ngày càng tăng , đất xây dựng ngày càng mở rộng, các khu dô thị cũ ngày càng được cải tạo, nhiều khu đô thị mới được hình thành, nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước đã và đang được triển khai. Quy hoạch chung của thành phố đến năm 2025 đã được điều chỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh.Một trong những nội dung được đề cập đến trong báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lạng Sơn là hệ thống cấp nước.Hệ thống cấp nước của thành phố được hình thành từ nhiều năm nay, qua nhiều đợt phục hồi, cải tạo, mở rộng, công suất hệ thống đã được nâng lên từ 1.800 m3 /ngày( trước năm 1979) đến 10.000m3 /ngày(năm 1998). Tuy nhiên công suất này chỉ đáp ứng được nhu cầu dùng nước tối thiểu hiện nay của thị xã. Trong giai đoạn 2005 đến 2025, cùng với sự phát triển gia tăng đô thị và khu công nghiệp, sẽ xảy ra tình trạng mất cân đối lớn giữa nhu cầu dùng nước và khả năng cung cấp nước của hệ thống hiện có. Để đảm bảo sự phát triển kinh tế và ổn định đời sống nhân dân, cần mở rộng, cải tạo và nâng công suất của mạng lưới cấp nước của thị xã lên mức phù hợp với quy hoạch chung và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thị xã đến năm 2025.

doc192 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4613 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống cấp nước thành phố Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN 1: HIỆN TRẠNG – QUY HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG CẤP NƯỚC VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN CẤP NƯỚC 4 CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ QUY HOẠCH 4 1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 5 1.1.2.Đặc điểm địa hình các khu vực trong thành phố. 5 1.1.3.Đặc điểm địa chất 6 1.1.4.Đặc điểm khí hậu 6 1.1.5.Đặc điểm thuỷ văn 6 1.1.6.Đặc điểm địa chất chất thuỷ văn 7 1.2.HIỆN TRẠNG THÀNH PHỐ. 7 1.2.2.Hiện trạng sử dụng đất 8 1.2.3.Hoạt động kinh tế 8 1.2.4.Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 9 1.2.5.Hiện trạng hệ thống cấp nước thành phố Lạng Sơn. 11 1.3.QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2025 16 1.3.1.Dự báo về quy mô dân số, lao động, đất xây dựng đô thị 16 1.3.2.Định hướng phát triển không gian 17 1.3.3.Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật 18 CHƯƠNG 2:XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA HTCN 21 2.1. XÁC ĐỊNH NHU CẦU DÙNG NƯỚC NĂM 2015 21 2.1.1. Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt 21 2.1.2. Nước tưới cây, rửa đường và quảng trường 22 2.1.3. Nước cung cấp cho nhu cầu công cộng 23 2.1.4. Nhu cầu nước cho công nghiệp. 24 2.1.5. Quy mô công suất trạm cấp nước. 28 2.1.6. Lập bảng tổng hợp lưu lượng nước giai đoạn I. 29 2.1.7. Tính lưu lượng dập tắt các đám cháy. 32 2.2. XÁC ĐỊNH NHU CẦU DÙNG NƯỚC NĂM 2025 35 2.2.1. Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt. 35 2.2.2. Nước tưới cây, rửa đường và quảng trường. 36 2.2.3. Nước cho nhu cầu công cộng, 37 2.2.4. Nhu cầu nước cho công nghiệp. 38 2.2.5. Quy mô công suất trạm cấp nước. 42 2.2.6. Lạp bảng tổng hợp lưu lượng nước giai đoạn II 43 2.2.7. Tính toán lưu lượng dập tắt các đám cháy. 46 PHẦN 2: THIẾT KẾ SƠ BỘ 49 CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 50 3.1. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC CHO GIAI ĐOẠN 2015 50 3.1.1. Vạch tuyến mạng lưới cấp nước. 50 3.1.2. Xác định các trường hợp tính toán cần thiết cho mạng lưới cấp nước. 50 3.1.3 Tính toán cho giai đoạn 2015 50 3.1.4. Tính toán thủy lực mạng lưới. 59 3.2. TÍNH TOÁN CHO GIAI ĐOẠN 2025 64 3.2.1. Xác định chiều dài tính toán. 64 3.2.2. Lập sơ đồ tính toán cho giờ dùng nước lớn nhất. 67 3.2.3. Trường hợp có cháy xảy ra trong giờ dùng nước lớn nhất. 75 3.2.4. Tính toán thủy lực mạng lưới. 76 CHƯƠNG 4:TRẠM XỬ LÝ, CÔNG TRÌNH THU NƯỚC VÀ CÁC TRẠM BƠM 84 4.1. Xác định các chỉ tiêu còn thiếu còn lại và đánh giá mức độ chính xác các chỉ tiêu chất lượng nguồn nước. 84 4.2. Đánh giá chất lượng nguồn nước. 86 4.3. Lựa chọn dây chuyền công nghệ: 90 4.4.TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH TRONG DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ THEO PHƯƠNG ÁN I. 92 4.4.1. Bể hoà phèn: 92 4.4.2. Bể pha chế vôi sữa. 93 4.4.3. Thiết bị định lượng. 94 4.4.4. Kho dự trữ hoá chất 95 4.4.5. Bể trộn đứng. 95 4.4.6. Bể lắng ngang, 98 4.4.7. Bể phản ứng có vách ngăn zíc zắc ngang. 104 4.4.8. Bể lọc nhanh 105 4.2.9. Tính toán khử trùng nước. 117 4.4.10. Tính toán sân phơi bùn: 119 4.4.11. Tính toán sân phơi vật liệu lọc. 121 4.4.12. Tính toán bể điều hoà và bơm tuần hoàn nước rửa lọc 122 4.4.13. Tính toán bể lắng đứng xử lý nước sau lọc. 122 4.5. Quy hoạch mặt bằng và bố trí cao độ cho các công trình trong trạm xử lý. 123 4.5.1.Quy hoạch mặt bằng: 123 4.5.2. Tính toán mặt bằng cho trạm xử lý. 124 4.5.3. Tính toán cao trình công nghệ. 125 CHƯƠNG 5:TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THU NƯỚC, TRẠM BƠM CẤP I, TRẠM BƠM CẤP II 127 5.1. Tính song chắn rác và lưới chắn rác. 128 5.1.1 Song chắn rác 128 5.1.2 Lưới chắn rác: 129 5.1.3 Ống tự chảy: 131 5.1.4Chọn kích thước mặt bằng: 133 5.2.TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM BƠM CẤP I 133 5.2.1. Tính toán cho giai đoạn I. 133 5.2.2. Tính toán cho giai đoạn II. 150 5.2.3.TÍNH TOÁN TRẠM BƠM CẤP II. 156 5.2.4 Tính toán cao trình trục bơm. 171 5.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ SƠ BỘ CÁC KÍCH THƯỚC CỦA TRẠM BƠM CẤP II CỦA NHÀ MÁY CẤP NƯỚC SỐ 2. 173 5.3.1. Chiều cao nhà máy. 173 5.3.2. Chiều dài nhà máy: 174 5.3.3. Chiều rộng nhà máy: 175 5.4.TÍNH TOÁN THIẾT BỊ BIẾN TẦN CHO TRẠM BƠM CẤP II: 176 5.4.1.Ưu điểm khi sử dụng máy biến tần 176 5.4.2.Những ưu điểm khi điều khiển tốc độ bơm bằng thiết bị biến tần 178 5.4.3.Tính toán thiết bị biến tần cho các trạm bơm cấp II thiết kế mới. 179 CHƯƠNG 6:TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ 182 6.1. CHI PHÍ XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ. 182 6.2. CHI PHÍ QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC 185 6.2.1. Chi phí điện năng 186 6.3. CHI PHÍ HÓA CHẤT. 188 6.3.2. Chi phí sử dụng vôi: 189 6.3.3. Chi phí sử dụng Clo: 189 6.4. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NƯỚC BÁN RA 190 6.4.1. Giá thành xây dựng 1 m3 nước: 190 6.4.2. Giá thành quản lý 1 m3 nước: 190 6.4.3. Giá bán 1 m3 nước: 190 PHẦN 1 HIỆN TRẠNG – QUY HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG CẤP NƯỚC VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN CẤP NƯỚC CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ QUY HOẠCH KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ LẠNG SƠN Thành phố Lạng Sơn là đô thị hạt nhân của vùng kinh tế và là trung tâm kinh tế chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Lạng Sơn.Trong những năm gần đây, thành phố Lạng Sơn đã có những bước phát triển nhanh về mặt kinh tế xã hội, bộ mặt thành phố có nhiều thay đổi rõ rệt, quy mô dân số ngày càng tăng , đất xây dựng ngày càng mở rộng, các khu dô thị cũ ngày càng được cải tạo, nhiều khu đô thị mới được hình thành, nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước đã và đang được triển khai. Quy hoạch chung của thành phố đến năm 2025 đã được điều chỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh.Một trong những nội dung được đề cập đến trong báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lạng Sơn là hệ thống cấp nước.Hệ thống cấp nước của thành phố được hình thành từ nhiều năm nay, qua nhiều đợt phục hồi, cải tạo, mở rộng, công suất hệ thống đã được nâng lên từ 1.800 m3 /ngày( trước năm 1979) đến 10.000m3 /ngày(năm 1998). Tuy nhiên công suất này chỉ đáp ứng được nhu cầu dùng nước tối thiểu hiện nay của thị xã. Trong giai đoạn 2005 đến 2025, cùng với sự phát triển gia tăng đô thị và khu công nghiệp, sẽ xảy ra tình trạng mất cân đối lớn giữa nhu cầu dùng nước và khả năng cung cấp nước của hệ thống hiện có. Để đảm bảo sự phát triển kinh tế và ổn định đời sống nhân dân, cần mở rộng, cải tạo và nâng công suất của mạng lưới cấp nước của thị xã lên mức phù hợp với quy hoạch chung và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thị xã đến năm 2025. 1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.1.Địa hình, địa mạo Thành phố Lạng Sơn nằm giữa bồn địa thuộc máng trũng kiến tạo từ Trung sinh có quá trình hình thành do sự hạ thấp mạnh các hồ sau đó được lấp đầy trầm tích tạo nên vùng đất bằng có độ cao trung bình 225 m, bao quanh là các đồi diệp thạch có độ cao trung bình là 350 m. Giữa bồn địa L.S có địa hình cactơ. 1.1.2.Đặc điểm địa hình các khu vực trong thành phố. -Khu Chi Lăng : Có địa hình bằng phẳng, cao độ trung bình 256.8m, một số nơi có độ cao tới 258m như : khu Nhà Thờ, khu UBND Tỉnh , Tỉnh uỷ chỗ thấp nhất là cốt nền 255.8m , chủ yếu là dải đất ven sông Kỳ Cùng ở phía bắc.Độ dốc địa hình hiện tại là 0.004 đến 0.006, dốc về sông Kỳ Cùng. Độ dốc và hướng dốc nhìn chung thuận lợi cho việc thoát nước. Kiến trúc đô thị khu vực này đã định hình và tương đối ổn định. -Khu Kỳ Lừa: Địa hình khu vực dốc về phía hồ Phai Loạn và về phía Nam, độ dốc trung bình 0.005-0.01. Khu vực này có độ cao từ 258.5m trở lên, nơi cao nhất là khu đồi phía Bắc có độ cao nền từ 260m-267.5 m -Khu Đông Kinh: Nằm về phía Đông Nam thị xã, địa hình dốc về hai phía: Phía suối Nao Ly và phía sông Kỳ Cùng. Cao độ nền từ 256.5m-257m.Ngoài ra trong khu vực này có rất nhiều vệt trũng và ao hồ, cao độ nền thường thấp hơn 225.5m. 1.1.3.Đặc điểm địa chất Trong địa bàn Tthành phố Lạng Sơn địa chất ccơ bản bao gồm các lớp trầm tích đệ tứ dày từ 6-21.5m, chủ yếu được phân tầng như sau: Lớp đất trồng: h=0.5-1m. Lớp sét pha mềm bở: h=1-5m R=1.8kg/cm2 Lớp sét pha cứng bở : h=1-9m R=2.1kg/cm2 Lớp sét pha cứng dẻo: h=1-4m R=1.6kg/cm2 Lớp sét pha dẻo : h=0-3m R=1.3 Kg/cm2 Lớp cát sỏi sạn : h=0-1m R=2 kg/cm2 Đá gốc được gặp ở độ sâu 6-13m, chiều dày chưa xác định. Nhìn chung địa chất công trình trên thị xã tương đối thuận lợi cho xây dựng công trình. Trong tầng đá vôi có hiện tượng cactơ nhưng lớp đá này rất sâu và lại ở thời kỳ già nên không ảnh hưởng đến nền móng các công trình xây dựng. 1.1.4.Đặc điểm khí hậu Thành phố Lạng Sơn nằm trong phạm vi của đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do đặc điểm địa hình là một vùng tương đối rộng có đồi núi thấp bao bọc, Thành phố Lạng Sơn có đặc trưng khí hậu sau: -Mùa đông rất lạnh, vào tháng giêng nhiệt độ trung bình 13.70 C , nhiệt độ thấp nhất -20 C, mùa đông khí hậu khô hanh, độ ẩm trung bình trong mùa này khoảng 76%, nhiều năm có xuất hiện sương muối … Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm mạnh. -Lượng mưa trung bình năm 1400mm, chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 (khoảng 1050). Mưa lớn thường xuyên xuất hiện vào tháng 7. -Bão đến sớm, khoảng tháng 7-tháng 8, tốc độ gió tối đa 75m/s. 1.1.5.Đặc điểm thuỷ văn Thành phố Lạng Sơn có con sông Kỳ Cùng là con sông kớn nhất, ngoài ra thành phố còn có một vài suối hồ nhỏ như suối Nao Ly, Nhị Thanh, Ky Két,Na Sa, hồ Phai Loạn, Kỳ Lừa, Tỉnh Đội, Phai Chân và hồ Đồng Vị. Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ núi Đình Lập là một vùng núi đá Sa thạch ít giữ nước.Đoạn chảy thị xã L.S có chiều rộng 70-80m. Mực nước trong sông có sự dao động mạnh có mưa lũ đột ngột. Mực nước tăng rất nhanh trong cơn lũ song cũng rút rất nhanh sau các trận mưa lớn. Theo tài liệu địa chất thủy văn, mực nước sông Kỳ Cùng có mức chênh lệch ∆H=7(m). Mực nước thấp nhất đo được ngày 22/7/1986 là 259m. Trận lũ năm 1986 là trận lũ lớn nhất từ trước đến nay và là trận lũ gây ra nhiều thiệt hại nhất cho thành phố. Nhiều nơi ngập sâu 1.2m trong nhiều giờ. Một số điểm của các khu vực phía Nam, khu Đông Kinh, Mai Pha và ven núi Nhị Thanh ngập sâu tới 2-2.5m. Suối Nao Ly chảy vào phía trị trấn Cao Lộc qua khu Kỳ Lừa đổ ra sông Kỳ Cùng, bề rộng của suối từ 6-8m, về mùa cạn, mực nước suối rất thấp, độ sâu từ 0.5-1m, về phía mùa lũ mực nước có khi lên tới 2.3m. Suối Nhị Thanh là một suối nhỏ bắt nguồn từ phía Bắc, chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam rồi đổ sang sông Kỳ Cùng. Suối này có nhiều đoạn chảy ngầm qua khối đá vôi Nhị Thanh theo các hang động cactơ, suối chỉ có dòng chảy tạm thời về mùa mưa, mùa khô không có dòng chảy. Suối Na Sa là suối nhỏ ở phía Đông Bắc của khu vực nghiên cứu, chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam rồi đổ ra sông Kỳ Cùng. Suối Ky Két nằm ở phía Tây Nam thị xã, chảy theo hướng gần như Nam Bắc rồi đổ ra sông Kỳ Cùng, suối này có dòng chảy quanh năm nhưng lưu lượng không lớn. Các hồ nước mặt: Thành phố Lạng Sơn có hồ Phai Loạn là hồ lớn nhất, nằm ở phía Tây Kỳ Lừa, có chiều dài khoảng 400-500m, rộng 150.2m. Mực nước hồ biến đổi theo mùa và thường thấp hơn địa hình khoảng 1.5-3m, chiều sâu cột nước hồ khoảng 0.5-1.5m.Nguồn cung cấp nước cho hồ một phần là nước mưa và một phần là nước dưới đất của tầng (C2-P1)tt cung cấp. Còn lại là các hồ nhỏ như hồ Kỳ Lừa, Đồng Vị, Phai Châu và Tỉnh Đội, chiều sâu cột nước các hồ này từ 1-1.5m, biến đổi theo mùa. 1.1.6.Đặc điểm địa chất chất thuỷ văn Nước ngầm trong Thành phố Lạng Sơn có hai loại: - Nước ngầm trong tầng trầm tích Đệ Tứ. - Nước ngầm trong các lớp đá vôi. Nhìn chung chất lượng nước khá tốt, đây là nguồn nước chính hiện đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu sử dụng của Thành phố Lạng Sơn. 1.2.HIỆN TRẠNG THÀNH PHỐ. 1.2.1.Dân số -Theo Đề án thành lập Thành phố Lạng Sơn của UBND tỉnh (tháng 8 năm 2005), tổng dân số toàn thị xã năm 2005 là 104.500 người, trong đó dân nội thị chiếm 75.73% tương đương với 79.106 ngươì dân, dân số ngoại thị chiếm 24.27%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,9%, tăng cơ học là 1%. Dân số thị xã đến năm 2020 là 143.900 người, trong đó dân số KVII (Diện tích mới mở rộng) có 39.000 người. - Dân số Thành phố Lạng Sơn bao gồm 3 dân tộc chủ yếu: dân tộc Tày chiếm koảng 42,5% , dân tộc Hoa, Dao và một số dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất thấp 2,1%. - Là một dân tộc miền núi, Thành phố Lạng Sơn có mật độ dân số thấp, khu vực nội thành có mật độ 4.900người/km2 , các xã ngoại thành có mật độ 368 người/k m2 . 1.2.2.Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích đất xây dựng đô thị 736,0 ha trong đó: +Đất dân dụng( đất các đơn vị ở, đất công trình công cộng):610,88 ha +Đất ngoài dân dụng (đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đất kho tàng):125,12 ha. Nhìn chung đất đơn vị ở bình quân tương đối cao, phù hợp với đô thị miền núi. Đất cây xanh , đất giao thông còn ít. 1.2.3.Hoạt động kinh tế a- Công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp: Bao gồm các nghành công nghiệp: cơ khí sửa chữa, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến lâm sản. Hiện nay trong địa bàn thành phố có359 cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó ; +Công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm:137 cơ sở. +Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng : 51 cơ sở . +Công nghiệp khai thác : 18 cơ sở. +Công nghiệp điện nước :3 cơ sở. +Các ngành công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp khác : 160 cơ sở . b.Thương mại - dịch vụ Thương mại dịch vụ là một trong những ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh tế của Thành phố Lạng Sơn. Tại thành phố có nhiều trung tâm thương mại lớn : chợ Kỳ Lừa 10000 m2 , chợ Đông Kinh 2000m2 . Hiện nay , trên địa bàn thị xã có 12 doanh nghiệp nhà nước và hơn 40 công ty TNHH , doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu , thương mại . c. Nông lâm nghiệp : Ngành sản xuất nông lâm hiện nay vẫn còn giữ vai trò tương đối quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố . Tổng giá trị sản xuất đạt 86,87 tỷ đồng (1998) , trong đó ngành nông nghiệp chiếm 95,17% , ngành lâm nghiệp chiếm 4,12% , ngành thuỷ sản 0,71% . Các ngành nghề này thu hút trên 3500 lao động . 1.2.4.Cơ sở hạ tầng kỹ thuật a.Nhà ở Khoảng 90% dân cư khu vực nội thị có nhà ở kiên cố , từ 1-3 tầng , với diện tích sàn trên 952000 m2 tỷ lệ tầng cao trung bình đạt 1,7 . Diện tích các công trình phúc lợi công cộng là 187250 m2 . b Công trình công cộng *Công trình giáo dục Năm 2005, toàn thị xã có : +18 trường mầm non với 112 lớp , 44050 cháu . +30 trường tiểu học , trung học cơ sở , PTTH với (800-2000 học sinh /trường ) +1 trường CĐSP với 2000 sinh viên +2 trường Trung học chuyên nghiệp: Trung cấp xây dựng 1500 SV và trung cấp Y với 1200 SV. +Trung tâm dạy nghề :02 +Trung tâm GDTX :04 +Trung tâm tin học và ngoại ngữ : 06 Tổng số học sinh trong các trường CĐ , TH , trung tâm là 6758 người Nhìn chung hệ thống trường lớp khang trang sạch đẹp , hầu hết là nhà cấp 2, cấp 3, một số ít cấp 4, các trường đều có sân chơi bãi tập cho học sinh . *Công trình văn hoá , TDTT Hiện tại thị xã có các công trình văn hoá sau : +Điểm dịch vụ văn hoá :100 +Quầy bán hàng TDTT :12 +Nhà thi đấu :10 +Sân cầu lông :150 +Bể bơi :6 +Sân quần vợt : 5 +Đài phát thanh truyền hình 4,2 ha đất *Công trình y tế. Đến năm 2005, trên địa bàn thành phố có : +Tổng số cơ sở y tế: 1 bệnh viện đa khoa với 500 giường; 6 phòng khám khu vực; 1 viện điều dưỡng ; 8 trạm y tế xã , phường . +Tổng số cán bộ y tế: 562 người, trong đó có 113 bác sỹ, 274 y sỹ, 175 dược sỹ. +Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng :8-10%. Nhìn chung mạng lưới y tế là đồng bộ , 100% trạm y tế xã , phường đều có bác sỹ. c. Hiện trạng giao thông *Đường bộ Tuyến quốc lộ 1A mới thi công xong đã được thông tuyến , tuyến này chạy song song với tuyến đường sắt hiện có . Quốc lộ 4B nối quốc lộ 1A qua đầu cầu Kỳ Lừa qua đường Lê Lợi đi Quảng Ninh. Tổng chiều dài đường bộ khu vực thị xã là 135,5 km . Trong đó , đường nội thị là 90,8 km với 84,4 km được xây dựng hoàn chỉnh , mặt đường đổ bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng . Mật độ đường giao thông của thành phố đạt 7,42km/ km2 *Đường sắt +Tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội – Lạng Sơn – biên giới đã khai thông . Tại thành phố có 2 ga : ga Đông Kinh là ga chính và ga Mai Pha nằm ở phía Nam thành phố . *Giao thông nội thị +Mạng lưới đường toàn thành phố đã và đang hình thành tương đối hoàn chỉnh, mang lưới ô cờ , nơi có mật độ đường cao là khu vực phố cũ, chợ Kỳ Lừa và khu Chi Lăng . Toàn thành phố có 76 tuyến lớn nhỏ và có tổng chiều dài khoảng 50 km . Mạng lưới đường nội bộ của thành phố có 2 cầu lớn. Cầu Kỳ Cùng nối trung tâm hành chính, chính trị với khu vực chợ Kỳ Lừa . Cầu Đông Kinh nối trung tâm hành chính , chính trị với khu Đông Kinh . d . Hiện trạng san nền , thoát nước *San nền Phần lớn khu vực thành phố có cao độ nền hiện trạng thấp hơn so với lũ 1% của sông Kỳ Cùng (+260m). Do mật độ xây dựng khu vực tương đối ổn định nên việc tôn nền trong tương lai là không thể. Ngoài ra một số khu vực mới xây dựng những năm gần đây có cao độ nền tương đối cao . *Thoát nước Hệ thống thoát nước hiện có của thành phố là hệ thống thoát nước chung cả nước mưa và nước bẩn bao gồm các mương cống được xây dựng từ thời Pháp và các cống được xây dựng những năm gần đây. Các tuyến cống xây dựng từ thời Pháp có đường kính từ D300- D600 , một số tuyến mương xây có nắp đan, hệ thống cũ này chủ yếu tập trung ở khu Chi Lăng . Những năm gần đây các tuyến cống được xây dựng thêm nhiều, có đường kính từ D600- D1000. Tỷ lệ chiều dài cống so với chiều dài đường phố là 0,45. Tổng số chiều dài cống thoát nước khoảng 20 km. Nước thải chưa được xử lý và thoát trực tiếp ra sông Kỳ Cùng . e. Hiện trạng cấp điện. *Nguồn cấp điện : Thành phố Lạng Sơn hiện nay được cấp điện từ hệ thống lưới điện quốc gia qua đường dây 110 KV Đồng Mô – Lạng Sơn . Tại Thành phố Lạng Sơn có đặt trạm biến áp 110/35/22 KV với công suất 1×25MVA . *Đường dây cao thế : từ trạm 110 /35/22 KV có các tuyến 35 KV như sau +Tuyến 35 KV LS đi Cao Lộc – Đồng Đăng tiết diện AC 70 +Tuyến 35 KV từ Cao Lộc đi Na Dương tiết diện AC 70 Tại Thành phố Lạng Sơn có đặt các trạm nguồn sau: +Trạm 35/10 KV Nhị Thanh , công suất 1×5600 KVA +Trạm 35/10KV Lâm sản 2, công suất 1×1800KVA +Trạm 35/10 KV Cao Lộc, công suất 1×1600 KVA *Lưới trung áp: Tồn tại 2 cấp điện áp 6 và 10 KV với chiều dài : +Đường dây 10 KV khoảng 18 km +Đường dây 6 KV khoảng 12,75 km *Trạm biến áp 10-6/0,4 KV : Toàn thành phô có khoảng 67 trạm biến áp với công suất trạm từ 50-320 KVA, tổng công suất 13.940 KVA *Đường dây hạ thế:Để nối cùng với cột điện cao thế và đèn đường. *Mức tiêu thụ bình quân hiện nay là 20 triệu KWh/năm. 1.2.5.Hiện trạng hệ thống cấp nước thành phố Lạng Sơn. Hệ thống cấp nước Thành phố Lạng Sơn đã được hình thành từ nhiều năm nay.Trước năm 1979, một nhà máy xử lý nước lấy nguồn nước mặt từ sông Kỳ Cùng được xây dựng với công suất 1.800 m3 /ngày,đay là nguồn cung cấp chính cho Thành phố Lạng Sơn trong thời kỳ đó.Trong cuộc chiến tranh biên giới 1979, nhà máy này đã bị huỷ hoại toàn bộ.để phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước, thành phố đã khai thác nguồn nước ngầm từ một số giếng khoan. Đến năm 1995, công suất của toàn hệ thống đạt 7000-8000m3 / ngày . Năm 1996, dưới sự chỉ đạo của UBND Tỉnh, Sở xây dựng Tỉnh , Công ty cấp nước Lạng Sơn đã phối hợp với công ty tư vấn Cấp thoát nước và môi trường Việt Nam lập và trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án phục hồi và mở rộng hệ thống thoát nước Thành phố Lạng Sơn, dự án đã được thực thi trong năm 1998 , nâng năng suất của toàn hệ thống lên 10.000m3/ ngày và đến nay, hệ thống vẫn đang hoạt động với công suất này. Bảng 1.1. Tổng hợp hiện trạng MLCN Loại ống  Chiều dài  Năm XD  Hiện trạng  Hướng sử dụng   D300  1140  1998  Còn tốt  Tiếp tục SD   D250  1090  1998  Còn tốt  Tiếp tục SD   D200  1160  1998  Còn tốt  Tiếp tục SD   D150  6640  1983-1998  Nhiều đoạn còn tốt,tuy nhiên đã có đoạn bi hư hại  Xem xét tận dụng   D100  24000  1983-1998  Nhiều đoạn còn tốt,tuy nhiên đã có đoạn bi hư hại,rò rỉ cần thay thế  Xem xét cải tạo tận dụng một phần   Van khóa  24000  1983-1998  Đa số còn tốt  Tiếp tục SD   Họng cứu hỏa  45  1998  Còn tốt  Tiếp tục SD   Van xả khí  46  1998  Còn tốt  Tiếp tục SD   Van xả cặn  20  1998  Còn tốt  Tiếp tục SD   Công trình TXL  1  1998  Còn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuyết minh IN NOP.DOC
  • dwg01QUY HOẠCH.dwg
  • dwg02MẠNG LỨOI2015.dwg
  • dwg03MẠNG LỨOI2025.dwg
  • bak04vong bao ap luc GDI.bak
  • dwg04vong bao ap luc GDI.dwg
  • dwg05vong bao ap luc GDii.dwg
  • bak06Mặt bằng TXL.bak
  • dwg06Mặt bằng TXL.dwg
  • bak07Cao Trình - sua.bak
  • dwg07Cao Trình - sua.dwg
  • bak08Bể lắng ngang thu nuoc cuoi be.bak
  • dwg08Bể lắng ngang thu nuoc cuoi be.dwg
  • bak09Bể lọc nhanh trọng lực IN.bak
  • dwg09Bể lọc nhanh trọng lực IN.dwg
  • dwg10Tram bom cap II.dwg
  • dwg11Tram bom cap II.dwg
  • xlsBảng biểu.xls