Đồ án Thiết kế hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn cho thành phố Đà Nẵng, qui hoạch đến năm 2025

Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15055' đến 16014' vĩ Bắc, 107018' đến 108020' kinh Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.

doc90 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn cho thành phố Đà Nẵng, qui hoạch đến năm 2025, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG KỸ THUẬT 4.1 TÍNH TOÁN THIẾT BỊ TỒN TRỮ TẠI NGUỒN Số Liệu Tính Toán Số liệu tính toán hệ thống tồn trữ tại nguồn được trình bày trong Bảng 4.1. Bảng 4.1 Số liệu tính toán hệ thống tồn trữ tại nguồn Năm Dân số Khối lượng chất thải rắn phát sinh Hộ gia đình (mh) tấn/năm Hộ gia đình (mh) tấn/ngày Chợ (mc) tấn/ngày Chợ (mc) tấn/năm 2007 811135 189010 518 241 87821 2008 826449 202847 556 263 96170 2009 841763 216683 594 286 104520 2010 857077 230520 632 309 112869 2011 872391 244356 669 332 121219 2012 887705 258913 709 355 129568 2013 903019 272030 745 378 137917 2014 918333 285866 783 401 146267 2015 933647 299703 821 424 154616 2016 948961 313539 859 446 162966 2017 964275 327376 897 469 171315 2018 979589 341213 935 492 179664 2019 994903 355049 973 515 188014 2020 1010217 368886 1011 538 196363 2021 1025531 382722 1049 561 204713 2022 1040845 396559 1086 584 213062 2023 1056159 410395 1124 607 221412 2024 1071473 424232 1162 629 229761 2025 1086787 438069 1200 652 238110 Nguồn: Giả định Cơ Sở Tính Toán Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 120 chợ, lượng chất thải rắn phát sinh ở mỗi chợ là như nhau; Trung bình mỗi hộ gia đình có 5 người; Rác thực phẩm thu gom hằng ngày, các loại rác còn lại thu gom 2 ngày một lần. Tính Toán Năm 2007 Thiết Bị Lưu Trữ Tại Hộ Gia Đình Số hộ gia đình trên thành phố Đà Nẵng hộ. Trong đó P: Dân số của thành phố Đà Nẵng năm 2007 (người); a: Số người trong một hộ gia đình (người). Lượng chất thải rắn phát sinh từ 1 hộ gia đình trong một ngày đêm tấn/hộ.năm = 3,2 kg/hộ.ngđ. Khối lượng, thể tích của từng thành phần chất thải rắn phát sinh từ 1 hộ gia đình trong một ngày đêm được trình bày trong Bảng 4.2. Bảng 4.2 Khối lượng, thể tích của từng thành phần chất thải rắn phát sinh từ 1 hộ gia đình STT Thành phần % Khối lượng Khối lượng riêng (kg/m3) Khối lượng (kg) Thể tích (lít) 1 Thực phẩm 80 290 2,56 8,83 2 Giấy 4,5 89 0,144 1,62 3 Carton 2 50 0,064 1,28 4 Vải 4 65 0,128 1,97 5 Nhựa 6 65 0,192 2,95 6 Da 0 160 0 0,00 7 Gỗ 0,2 237 0,0064 0,03 8 Cao su 0,1 130 0,0032 0,02 9 Lon đồ hộp 0,7 89 0,0224 0,25 10 Kim loại màu 0,2 320 0,0064 0,02 11 Thủy tinh 0,7 196 0,0224 0,11 12 Xà bần, tro 1,6 745 0,0512 0,07 Từ bảng 4.2 ta thấy: Thể tích cần thiết của thiết bị lưu trữ rác thực phẩm tại hộ gia đình là 8,83 lít, chọn thể tích của thiết bị lưu trữ là 9 lít; Thể tích cần thiết của thiết bị lưu trữ các thành phần rác khác tại hộ gia đình là 2*8,33 = 16,66 lít, chọn thể tích của thiết bị lưu trữ là 17 lít (trong đó 2 là chu kỳ thu gom của các thành phần rác này). Chọn thiết bị lưu trữ tại hộ gia đình là thùng chứa 2 ngăn có nắp đậy và có thể tách rời ra. Thể tích ngăn chứa rác thực phẩm là 9 lít, thể tích ngăn chứa các thành phần rác khác là 17 lít. Tổng số thùng cần thiết là 162227 thùng. Thiết Bị Lưu Trữ ở Các Chợ Lượng chất thải rắn phát sinh trong một ngày tại chợ tấn/chợ.năm = 2 tấn/chợ.ngày. Trong đó mc: Khối lượng chất thải rắn của các chợ phát sinh trong 1 năm (tấn); b: Số chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Khối lượng, thể tích của từng thành phần chất thải rắn phát sinh từ chợ trong một ngày đêm được trình bày trong Bảng 4.3. Bảng 4.3 Khối lượng, thể tích của từng thành phần chất thải rắn phát sinh chợ STT Thành phần % Khối lượng Khối lượng riêng (kg/m3) Khối lượng (kg) Thể tích (m3) 1 Thực phẩm 85 290 1700 5,86 2 Giấy 0,5 89 10 0,11 3 Carton 0,5 50 10 0,2 4 Vải 8,6 65 172 2,64 5 Nhựa 3,6 65 70 1,08 6 Da 0,1 160 2 0,01 7 Gỗ 0,15 237 3 0,01 8 Cao su 0,15 130 3 0,02 9 Lon đồ hộp 0,2 89 4 0,04 10 Kim loại màu 0,4 320 8 0,02 11 Thủy tinh 0,2 196 4 0,02 12 Xà bần, tro 0,7 745 14 0,02 Từ bảng 4.3 ta thấy: Thể tích cần thiết của thiết bị lưu trữ rác thực phẩm tại chợ là 5,862 m3, chọn 9 thùng chứa rác thực phẩm thể tích của mỗi thùng là 660 lít, trên miệng thùng có nắp đậy và thùng được đặt dọc theo các con đường xung quanh chợ; Thể tích cần thiết của thiết bị lưu trữ các thành phần rác khác tại chợ là 2*4,19 = 8,38 m3, chọn 13 thùng chứa các thành phần rác khác thể tích của mỗi thùng là 660 lít, trên miệng thùng có nắp đậy và thùng được đặt dọc theo các con đường xung quanh chợ (trong đó 2 là chu kỳ thu gom của các thành phần rác này). Tổng số thùng chứa cần thiết Thùng chứa rác thực phẩm: 9*120 = 1080 thùng; Thùng chứa thành phần rác khác: 13*120 = 1560 thùng. Tính toán tương tự cho các năm còn lại ta có được số lượng thiết bị tồn trữ tại nguồn của các năm và được trình bày trong Bảng 4.4. Bảng 4.4 Số lượng thiết bị tồn trữ tại nguồn của các năm Năm Dân số Số lượng thùng chứa Hộ gia đình Chợ Số lượng Thể tích (lít) Rác thực phẩm Rác khác Rác thực phẩm Rác khác Số lượng Thể tích (m3) Số lượng Thể tích (m3) 2007 811135 162227 9 17 1080 0,66 1560 0,66 2008 826449 165290 9 17 1170 0,66 1686 0,66 2009 841763 168353 9 17 1272 0,66 1832 0,66 2010 857077 171415 9 17 1373 0,66 1979 0,66 2011 872391 174478 9 17 1475 0,66 2125 0,66 2012 887705 177541 9 17 1576 0,66 2272 0,66 2013 903019 180604 9 17 1678 0,66 2418 0,66 2014 918333 183667 9 17 1780 0,66 2564 0,66 2015 933647 186729 9 17 1881 0,66 2711 0,66 2016 948961 189792 9 17 1983 0,66 2857 0,66 2017 964275 192855 9 17 2084 0,66 3004 0,66 2018 979589 195918 9 17 2186 0,66 3150 0,66 2019 994903 198981 9 17 2288 0,66 3296 0,66 2020 1010217 202043 9 17 2389 0,66 3443 0,66 2021 1025531 205106 9 17 2491 0,66 3589 0,66 2022 1040845 208169 9 17 2592 0,66 3736 0,66 2023 1056159 211232 9 17 2694 0,66 3882 0,66 2024 1071473 214295 9 17 2796 0,66 4028 0,66 2025 1086787 217357 9 17 2897 0,66 4175 0,66 Giả sử mỗi thiết bị tồn trữ tại nguồn sử dụng được 10 năm. Từ Bảng 4.4 ta có số lượng thiết bị tồn trữ tại nguồn cần đầu tư qua các năm được trình bày trong Bảng 4.5. Bảng 4.5 Thiết bị tồn trữ tại nguồn cần đầu tư qua các năm Năm Dân số Số lượng thùng chứa Hộ gia đình Chợ Số lượng Thể tích (lít) Rác thực phẩm Rác khác Rác thực phẩm Rác khác Số lượng Thể tích (m3) Số lượng Thể tích (m3) 2007 811135 162227 9 17 1080 0,66 1560 0,66 2008 826449 3063 9 17 90 0,66 126 0,66 2009 841763 3063 9 17 102 0,66 146 0,66 2010 857077 3062 9 17 101 0,66 147 0,66 2011 872391 3063 9 17 102 0,66 146 0,66 2012 887705 3063 9 17 101 0,66 147 0,66 2013 903019 3063 9 17 102 0,66 146 0,66 2014 918333 3063 9 17 102 0,66 146 0,66 2015 933647 3062 9 17 101 0,66 147 0,66 2016 948961 3063 9 17 102 0,66 146 0,66 2017 964275 165290 9 17 1181 0,66 1707 0,66 2018 979589 6126 9 17 192 0,66 272 0,66 2019 994903 6126 9 17 204 0,66 292 0,66 2020 1010217 6124 9 17 202 0,66 294 0,66 2021 1025531 6126 9 17 204 0,66 292 0,66 2022 1040845 6126 9 17 202 0,66 294 0,66 2023 1056159 6126 9 17 204 0,66 292 0,66 2024 1071473 6126 9 17 204 0,66 292 0,66 2025 1086787 6124 9 17 202 0,66 294 0,66 4.2 TÍNH TOÁN ĐIỂM HẸN VÀ PHƯƠNG TIỆN THU GOM VẬN CHUYỂN 4.2.1 Tính Toán Điểm Hẹn Cơ Sở Tính Toán Rác lưu trữ tại hộ gia đình sẽ được thu gom bằng xe ép rác 7 m3 và vận chuyển về điểm hẹn. Tại điểm hẹn rác sẽ được vận chuyển lên xe ép rác dung tích 10 m3 vận chuyển về khu liên hợp xử lý chất thải rắn. Tại đây rác thực phẩm sẽ đem đi làm phân compost, các thành phần rác khác sẽ chuyển về sàn phân loại để phân loại. Tại sàn phân loại thành phần nào tái chế được sẽ đem đi tái chế và phần còn lại sẽ đem đi chôn lấp; Điểm hẹn là một khoảng đất trống có mái che và tường bao xung quanh; Nền của điểm hẹn lát bằng ximăng và được chia thành hai phần, một phần chứa rác thực phẩm và một phần chứa các thành phần rác khác; Diện tích của điểm hẹn phải bảo đảm chứa đủ lượng rác thực phẩm và các thành phần rác khác ở năm có lượng rác lớn nhất khi vận chuyển về cùng một lúc; Tổng lượng rác tập trung về điểm hẹn trong năm có lượng rác lớn nhất là 1852 tấn/ngđ (Trong đó rác thực phẩm là 1514 tấn và các thành phần rác khác là 334 tấn); Khối lượng riêng của rác thực phẩm tại 1 điểm hẹn là 315 kg/m3, các thành phần rác khác là 225 kg/m3; Rác sau khi thu gom về điểm hẹn mới vận chuyển đến khu liên hợp xử lý chất thải rắn. Tính Toán Xây dựng 4 điểm hẹn để tập trung toàn bộ lượng rác trên toàn địa bàn thành phố Đà Nẵng. Diện tích phục vụ của một điểm hẹn km2. Trong đó: Sp: Diện tích phục vụ của một điểm hẹn (km2); S: Diện tích nội thành của thành phố Đà Nẵng (km2); n: Số điểm hẹn của thành phố Đà Nẵng. Bán kính phục vụ của một điểm hẹn km2. Chọn chiều cao lớp rác trong điểm hẹn là 2 mét. Thể tích của ngăn chứa rác thực phẩm trong điểm hẹn Vtp = mtp/dtp = 1514*103/315 = 4800 m3. Trong đó: mtp: Khối lượng rác thực phẩm tập trung về điểm hẹn trong một ngày đêm (kg); dtp: Khối lượng riêng của rác thực phẩm trong điểm hẹn (kg/m3). Thể tích của ngăn chứa các thành phần rác khác trong điểm hẹn Vk = mk/dk = 334*2*103/225 = 2969 m3. Trong đó: mk: Khối lượng các thành phần rác khác tập trung về điểm hẹn trong hai ngày (kg); dk: Khối lượng riêng của các thành phần rác khác trong điểm hẹn (kg/m3). Diện tích chứa rác cần thiết của điểm hẹn m2. Trong đó: k: Hệ số kể đến phần diện tích dành cho xe vào chờ đổ rác và các công trình phụ khác; h: Chiều cao của lớp rác trong điểm hẹn (m). 4.2.2 Tính Toán Phương Tiện Thu Gom Cơ Sở Tính Toán Thu gom theo phương pháp container cố định; Xe thu gom là xe ép rác 7 m3; Khối lượng riêng của rác thực phẩm trong xe ép là 315 kg/m3, các thành phần rác khác là 225 kg/m3; Hình thức thu gom là thu gom hai bên đường cho đến khi đầy xe; Rác chợ và rác từ hộ gia đình được thu gom riêng với nhau; Thời gian thu gom của một chuyến qua các năm là như nhau; Thời gian thu gom là từ 7 giờ đến 19 giờ đối với rác phát sinh từ hộ gia đình và từ 20 giờ đến 21 giờ 30 phút đối với rác chợ. Tính Toán Năm 2007 Khối lượng rác phát sinh trong một ngày đêm Khối lượng rác thực phẩm phát sinh trong một ngày được tính theo công thức kg/ngđ. Trong đó: MTP: Lượng rác thực phẩm phác sinh trong một ngày (kg/ngđ); Mt: Tổng lượng rác phát sinh trong một ngày (kg/ngđ); k: Thành phần phần trăm của rác thực phẩm. Khối lượng rác thực phẩm phát sinh trong một ngày đêm tại hộ gia đình MTP = 0,8 * 518 * 103 = 414400 kg/ngđ. Khối lượng rác thực phẩm phát sinh trong một ngày đêm tại chợ MTP = 0,85 * 241 * 103 = 204850 kg/ngđ. Khối lượng các thành phần rác khác phát sinh trong một ngày được tính theo công thức MK = Mt - MTP Trong đó: MTP: Lượng rác thực phẩm phác sinh trong một ngày (kg/ngđ); Mt: Tổng lượng rác phát sinh trong một ngày (kg/ngđ); Mk: Khối lượng các thành phần rác khác (kg/ngđ). Khối lượng các thành phần rác khác phát sinh trong một ngày đêm tại hộ gia đình Mk = 518 * 103 - 414400 = 103600 kg/ngđ. Khối lượng các thành phần rác khác phát sinh trong một ngày đêm tại chợ Mk = 241 * 103 – 204850 = 36150 kg/ngđ. Số chuyến thu gom cần thiết Hộ gia đình Số hộ thu gom trong một chuyến hộ/chuyến. Trong đó: L: Sức chứa xe thu gom (m3); Dx: Khối lượng riêng của rác thu gom trong xe (kg/m3); mp: Lượng rác phát sinh của một hộ trong một ngày đêm (kg/ngđ). Rác thực phẩm hộ/chuyến. Các thành phần rác khác hộ/chuyến. Trong công thức này nhân thêm 2 vì các thành phần rác khác thu gom theo chu kỳ 2 ngày một lần. Số chuyến thu gom cần thiết chuyến. Trong đó: SH: Tổng số hộ gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; N: Số hộ thu gom trong một chuyến. Rác thực phẩm chuyến. Các thành phần rác khác chuyến. Chợ Số thùng thu gom trong một chuyến thùng/chuyến. Trong đó: L: Sức chứa xe thu gom (m3); Dx: Khối lượng riêng của rác thu gom trong xe (kg/m3); T: Số lượng thùng chứa 660 lít của một chợ (thùng); mp: Lượng rác phát sinh của một chợ trong một ngày đêm (kg/ngđ). Rác thực phẩm thùng/chuyến. Các thành phần rác khác thùng/chuyến. Trong công thức này nhân thêm 2 vì các thành phần rác khác thu gom theo chu kỳ 2 ngày một lần. Số chuyến thu gom cần thiết chuyến. Trong đó: SH: Tổng số thùng của các chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; N: Số thùng thu gom trong một chuyến. Rác thực phẩm chuyến. Các thành phần rác khác chuyến. Tính toán tương tự cho các năm còn lại, kết quả tính toán được trình bày trong Bảng 4.6. Bảng 4.6 Số chuyến thu gom cần thiết qua các năm Năm Số chuyến thu gom cần thiết (chuyến/ngày) Hộ gia đình Chợ Rác thực phẩm Thành phần khác Rác thực phẩm Thành phần khác 2007 188 132 90 46 2008 202 141 101 50 2009 216 151 110 54 2010 229 161 119 59 2011 243 170 128 63 2012 257 180 137 68 2013 270 189 146 72 2014 284 199 155 76 2015 298 209 163 81 2016 312 218 172 85 2017 325 228 181 89 2018 339 237 190 94 2019 353 247 199 98 2020 367 257 207 102 2021 381 266 216 107 2022 394 276 225 111 2023 408 285 234 116 2024 422 295 242 120 2025 435 305 251 124 Thời gian thu gom một tuyến Hộ gia đình Thời gian thu gom cho một tuyến được tính theo công thức TSCS = PSCS + HSCS + QSCS phút Trong đó: TSCS: Thời gian cần thiết cho một chuyến thu gom (phút); PSCS: Thời gian lấy và đổ rác (phút); HSCS: Thời gian vận chuyển (phút); QSCS: Thời gian tại nơi đổ rác (phút). Đối với rác thực phẩm PSCS = P1 + P2 = 0,2 * 861 + (861 – 1) * 0,25 = 387,2 phút. Trong đó: P1: Thời gian lấy rác hai hộ, P1 = 0,2 phút; P2: Thời gian di chuyển giữa hai hộ, P2 = 0,25 phút. HSCS = H1 + H2 = 8,7/10 + 8,7/15 = 1,45 giờ = 87 phút. Trong đó: H1: Thời gian xe đầy đến điểm hẹn, H1 = R/V1 = 8,7/10 giờ; H2: Thời gian xe đi từ điểm hẹn đến tuyến thu gom mới, H2 = R/V2 = 8,7/15 giờ. Với R (km) là bán kính phục vụ của điểm hẹn; V1, V2 (km/h) lần lượt là vận tốc của xe thu gom khi đầy rác và khi chạy xe không. Thời gian đổ rác QSCS là 6 phút. TSCS = 387,2 + 87 + 6 = 480,2 phút = 8 giờ. Đối với các thành phần rác khác PSCS = P1 + P2 = 0,2 * 1230 + (1230 – 1) * 0,25 = 553,25 phút/chuyến. Trong đó: P1: Thời gian lấy rác hai hộ, P1 = 0,2 phút; P2: Thời gian di chuyển giữa hai hộ, P2 = 0,25 phút. HSCS = H1 + H2 = 8,7/10 + 8,7/15 = 1,45 giờ = 87 phút. Trong đó: H1: Thời gian xe đầy đến điểm hẹn, H1 = R/V1 = 8,7/10 giờ; H2: Thời gian xe đi từ điểm hẹn đến tuyến thu gom mới, H2 = R/V2 = 8,7/15 giờ. Với R (km) là bán kính phục vụ của điểm hẹn; V1, V2 (km/h) lần lượt là vận tốc của xe thu gom khi đầy rác và khi chạy xe không. Thời gian đổ rác QSCS là 6 phút. TSCS = 553,25 + 87 + 6 = 646,25 phút = 11 giờ. Chợ Thời gian thu gom cho một tuyến được tính theo công thức TSCS = PSCS + HSCS + QSCS phút Trong đó: TSCS: Thời gian cần thiết cho một chuyến thu gom (phút); PSCS: Thời gian lấy và đổ rác (phút); HSCS: Thời gian vận chuyển (phút); QSCS: Thời gian tại nơi đổ rác (phút). Đối với rác thực phẩm PSCS = P1 + P2 = 1 * 12 + (12 – 1) * 1 = 23 phút. Trong đó: P1: Thời gian lấy rác hai hộ, P1 = 1 phút; P2: Thời gian di chuyển giữa hai hộ, P2 = 1 phút. HSCS = H1 + H2 = 0,5/10 + 8,7/15 = 0,63 giờ = 37,8 phút. Trong đó: H1: Thời gian xe đầy đến điểm hẹn, H1 = R1/V1 = 0,5/10 giờ; H2: Thời gian xe đi từ điểm hẹn đến tuyến thu gom mới, H2 = R/V2 = 8,7/15 giờ. Với R, R1 (km) lần lượt là bán kính phục vụ của điểm hẹn và bán kính thu cần thu gom rác của chợ; V1, V2 (km/h) lần lượt là vận tốc của xe thu gom khi đầy rác và khi chạy xe không. Thời gian đổ rác QSCS là 6 phút. TSCS = 23 + 37,8 + 6 = 67 phút = 1,12 giờ. Đối với các thành phần rác khác PSCS = P1 + P2 = 1 * 34 + (34 – 1) * 1 = 67 phút. Trong đó: P1: Thời gian lấy rác hai hộ, P1 = 1 phút; P2: Thời gian di chuyển giữa hai hộ, P2 = 1 phút. HSCS = H1 + H2 = 0,5/10 + 8,7/15 = 0,63 giờ = 37,8 phút. Trong đó: H1: Thời gian xe đầy đến điểm hẹn, H1 = R1/V1 = 0,5/10 giờ; H2: Thời gian xe đi từ điểm hẹn đến tuyến thu gom mới, H2 = R/V2 = 8,7/15 giờ. Với R, R1 (km) lần lượt là bán kính phục vụ của điểm hẹn và bán kính thu cần thu gom rác của chợ; V1, V2 (km/h) lần lượt là vận tốc của xe thu gom khi đầy rác và khi chạy xe không. Thời gian đổ rác QSCS là 6 phút. TSCS = 67 + 37,8 + 6 = 111 phút = 1,85 giờ. Phương tiện thu gom cần đầu tư Phương tiện thu gom cần đầu tư tính theo công thức P = TSCS* n/H(1 – W) xe. Trong đó: H: Thời gian làm việc trong một ca thu gom (giờ); n: Số chuyến thu gom cần thiết (chuyến); W: Hệ số kể đến thời gian không làm việc; TSCS: thời gian thu gom một chuyến (giờ). Phương tiện thu gom cần đầu tư ở năm 2007 Hộ gia đình Rác thực phẩm P = 8*188/12(1 – 0,05) = 132 xe. Các thành phần rác khác P = 11*132/12(1 – 0,05) = 127 xe. Chợ Rác thực phẩm P = 1,12*90/1,5(1 – 0,05) = 71 xe. Các thành phần rác khác P = 1,85*46/1,5(1 – 0,05) = 60 xe. Tính toán tương tự cho các năm tiếp theo ta có được số phương tiện thu gom cần đầu tư được trình bày trong Bảng 4.7. Bảng 4.7 Số phương tiện thu gom cần đầu tư Năm Phương tiện thu gom cần đầu tư Hộ gia đình Chợ Rác thực phẩm Các thành phần khác Rác thực phẩm Các thành phần khác 2007 132 127 71 60 2008 142 136 79 65 2009 152 146 86 70 2010 161 155 94 77 2011 171 164 101 82 2012 180 174 108 88 2013 189 182 115 93 2014 199 192 122 99 2015 209 202 128 105 2016 219 210 135 110 2017 228 220 142 116 2018 238 229 149 122 2019 248 238 156 127 2020 258 248 163 132 2021 267 257 170 139 2022 276 266 177 144 2023 286 275 184 151 2024 296 285 190 156 2025 305 294 197 161 Vì thời gian thu gom của rác phát sinh từ hộ gia đình và từ chợ lệch nhau do đó ta sử dụng phương tiện thu gom rác phát sinh từ hộ gia đình để thu gom rác chợ. Tổng số phương tiện thu gom cần đầu tư được trình bày trong Bảng 4.8. Bảng 4.8 Tổng số phương tiện thu gom cần đầu tư Năm Tổng số phương tiện cần đầu tư (xe) Tổng số Rác thực phẩm Thành phần khác 2007 259 132 127 2008 278 142 136 2009 298 152 146 2010 316 161 155 2011 335 171 164 2012 354 180 174 2013 371 189 182 2014 391 199 192 2015 411 209 202 Bảng 4.8 Tổng số phương tiện thu gom cần đầu tư (tiếp theo) 2016 429 219 210 2017 448 228 220 2018 467 238 229 2019 486 248 238 2020 506 258 248 2021 524 267 257 2022 542 276 266 2023 561 286 275 2024 581 296 285 2025 599 305 294 Giả sử thời gian hoạt động của phương tiện thu gom là 20 năm. Số lượng phương tiện thu gom cần đầu tư cho từng năm được trình bày trong Bảng 4.9. Bảng 4.9 Phương tiện thu gom cần đầu tư cho từng năm Năm Phương tiện cần đầu tư (xe) Tổng số Rác thực phẩm Thành phần khác 2007 259 132 127 2008 19 10 9 2009 20 10 10 2010 18 9 9 2011 19 10 9 2012 19 9 10 2013 17 9 8 2014 20 10 10 2015 20 10 10 2016 18 10 8 2017 19 9 10 2018 19 10 9 2019 19 10 9 2020 20 10 10 2021 18 9 9 2022 18 9 9 2023 19 10 9 2024 20 10 10 2025 18 9 9 4.2.3 Tính Toán Phương Tiện Vận Chuyển Cơ Sở Tính Toán Xe vận chuyển là xe ép rác có dung tích 10 m3; Khối lượng riêng của rác thực phẩm trong xe vận chuyển là 325 kg/m3; các thành phần rác khác là 245 kg/m3; Có 4 tuyến vận chuyển chất thải rắn từ các điểm hẹn đến khu liên hợp (dựa vào bản đồ vạch tuyến); Thời gian vận chuyển từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Tính toán Năm 2007 Khối lượng rác phát sinh trong một ngày đêm Khối lượng rác thực phẩm cần vận chuyển từ điểm hẹn đến nhà máy compost được tính theo công thức kg/ngđ. Trong đó: MTP: Lượng rác thực phẩm phác sinh trong một ngày (kg/ngđ); Mt: Tổng lượng rác phát sinh trong một ngày (kg/ngđ); k: Thành phần phần trăm của rác thực phẩm. Khối lượng rác thực phẩm cần vận chuyển từ điểm hẹn đến nhà máy c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChương 4.doc
  • rarban ve.rar
  • docCHUONG 1.doc
  • docCHUONG 2.doc
  • docChương 3.doc
  • docCHƯƠNG 5.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • pptPresentation1.ppt
  • doctrang bìa.doc
Luận văn liên quan