Đồ án Thiết kế hệ thống máy ly tâm đường

Nước ta là nước sản xuất nông nghiệp chủ yếu, do vậy các sản phẩm từ nông nghiệp rất dồi dào. Công nghệ chế biến các sản phẩm từ nông sản thành sản phẩm có giá trị cao là vấn đề kinh tế xã hội quan trọng trong việc tăng lợi nhuận của quá trình sản xuất. Trong thời kỳ xây dựng và phát triển nông thôn hiện nay, vấn đề thời sự nổi bật là chương trình khuyến nông về chăn nuôi và trồng trọt. Đặc biệt là chương trình khuyến nông cây mía được Nhà nước hết sức chú trọng. Để đáp ứng yêu cầu chế biến cây mía, hàng loạt các nhà máy đường được xây dựng trên hầu hết các tỉnh ở nước ta. Do những yêu cầu cần thiết của xã hội hiện nay, công việc thiết kế thiết bị công nghệ, tối ưu hoá dây chuyền sản xuất đường từ cây mía là nhiệm vụ của nghành cơ khí chế tạo. Vì vậy mà công tác nghiên cứu thiết kế đặt ra cho mỗi sinh viên cơ khí ngày càng thiết thực. Để thực hiện kết quả học tập sau 5 năm học ở trường và phục vụ cho yêu cầu thực tế xã hội. Đề tài tốt nghiệp của em được giao là nghiên cứu công nghệ sản xuất đường từ cây mía và các thiết bị phục vụ cho công đoạn ly tâm ra đường RS thành phẩm. Nhiệm vụ thiết kế chính của em là thiết kế máy ly tâm để dùng ly tâm đường.

doc129 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5062 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống máy ly tâm đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời nói đầu PhầnI: Quá trình công nghệ và thiết bị sản xuất đường từ mía- Công nghệ ly tâm đường . Chương 1: giới thiệu sơ lược về sự phát triển cuả công nghệ đường mía Sự phát triển công nghiệp đường trên thế giới Sự phát triển của công nghệ đường mía ở Việt Nam Chương 2: Quá trình công nghệ sản xuất đường từ mía 2.1. Giới thiệu về công nghệ sản xuất đường từ mía. 2.2. Khái quát về thiết bị và công nghệ sản xuất đường: Chương 3: Công nghệ ly tâm đường 3.1. Tóm lược cơ lý hoá tính của vật liệu đường. 3.2. Định nghĩa ly tâm đường 3.3. Tính chất của đường non trước khi đưa vào ly tâm: 3.4. Quá trình phân mật: 3.5. Các tính chất của sản phẩm đường ra sau khi ly tâm. Phần II: Các phương án máy ly tâm đường và lựa chọn phương án hợp lý Chương 1 : Mục đích và yêu cầu thiết kế 1.1. Những yêu cầu cơ bản đối với máy sản xuất thực phẩm. 1.2. Mục đích thiết kế: 1.3. Yêu cầu máy thiết kế: 1.4. Yêu cầu về năng suất máy thiết kế: Chương 2: Phân tích các phương án máy ly tâm đường - Chọn phương án cho máy thiết kế 2.1. Giới thiệu sơ lược về máy ly tâm: 2.2. Phân loại máy ly tâm: 2.3. Lực ly tâm và yếu tố phân ly: 2.4. Máy ly tâm đường: Phần III : Tính toán lựa chọn các thông số kỹ thuật cơ bản của máy ly tâm và băng tải rung chuyển đường Chương 1: Tính toán lựa chọn các thông số kỹ thuật cơ bản của máy ly tâm 1.1.Chọn góc nghiêng ( của thùng.. 1.2. Tính số vòng quay cần thiết cho rổ quay có thể ly tâm được đường. 1.3. Xác định bề dày lớp mật trong thùng quay: 1.4. Tính toán công suất tiêu hao của máy ly tâm: 1.5. Các thông số kỹ thuật cơ bản của máy ly tâm thiết kế: Chương 2: Tính toán lựa chọn các thông số kỹ thuật cơ bản của băng tải rung chuyển đường. 2.1 Yêu cầu và mục đích thiết kế băng tải rung. 2.2. Xác định các thông số căn bản của băng tải rung. 2.3. Tính công suất động cơ điện. 2.4. Các thông số căn bản của băng tải rung. Phần IV: Tính toán sức bền và kết cấu máy thiết kế CHƯƠNG 1: Tính toán sức bền và kết cấu máy ly tâm 1.1.Xác định chiều dày rôto. 1.2. Tính toán trục chính máy ly tâm . 1.3. Tính then cho trục. 1.4. Chọn ổ cho trục: 1.5. Tính khớp nối trục. 1.6. Cơ cấu chụp đáy rổ quay. 1.7. Cơ cấu phanh hãm cấp cứu. 1.8. Hệ thống rửa nước, rửa hơi 1.9. Thân máy ly tâm. Chương 2 Tính toán sức bền băng tải rung 2.1. Tính toán thiết kế trục gây rung ( trục lệch tâm). 2.2. Tính và chọn then cho mối ghép giữa bánh đai và trục lệch tâm. 2.3. Thiết kế bộ phận gối đỡ trục. Phần V: Hướng dẫn sử dụng, bảo quản sửa chữa, an toàn lao động 5.1. Tính năng kỹ thuật của máy thiết kế. 5.2. Hướng dẫn sử dụng. 5.3.Bảo dưỡng máy. 5.4. Kiểm tra sửa chữa máy ly tâm. 5.5. An toàn lao động. LỜI NÓI ĐẦU Nước ta là nước sản xuất nông nghiệp chủ yếu, do vậy các sản phẩm từ nông nghiệp rất dồi dào. Công nghệ chế biến các sản phẩm từ nông sản thành sản phẩm có giá trị cao là vấn đề kinh tế xã hội quan trọng trong việc tăng lợi nhuận của quá trình sản xuất. Trong thời kỳ xây dựng và phát triển nông thôn hiện nay, vấn đề thời sự nổi bật là chương trình khuyến nông về chăn nuôi và trồng trọt. Đặc biệt là chương trình khuyến nông cây mía được Nhà nước hết sức chú trọng. Để đáp ứng yêu cầu chế biến cây mía, hàng loạt các nhà máy đường được xây dựng trên hầu hết các tỉnh ở nước ta. Do những yêu cầu cần thiết của xã hội hiện nay, công việc thiết kế thiết bị công nghệ, tối ưu hoá dây chuyền sản xuất đường từ cây mía là nhiệm vụ của nghành cơ khí chế tạo. Vì vậy mà công tác nghiên cứu thiết kế đặt ra cho mỗi sinh viên cơ khí ngày càng thiết thực. Để thực hiện kết quả học tập sau 5 năm học ở trường và phục vụ cho yêu cầu thực tế xã hội. Đề tài tốt nghiệp của em được giao là nghiên cứu công nghệ sản xuất đường từ cây mía và các thiết bị phục vụ cho công đoạn ly tâm ra đường RS thành phẩm. Nhiệm vụ thiết kế chính của em là thiết kế máy ly tâm để dùng ly tâm đường. Đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thành với những kiến thức mà bản thân được trang bị trong suốt 5 năm học tập cộng với sự hướng dẫn chỉ bảo của quí thầy cô trong khoa Cơ Khí chế tạo trường ĐHKT Đà Nẵng và sự học hỏi kinh nghiệm của bạn bè. Đặc biệt trong thời gian làm đồ án, em được thầy giáo Lê Cung đã tận tình hướng dẫn, giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Trong đồ án này em cố gắng đưa ra phương án kỹ thuật, tính toán để giải quyết một cách tốt nhất vấn đề được đặt ra. Tuy vậy có hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên quá trình tính toán thiết kế chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô giáo cùng các bạn bè để đồ án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô cùng các bạn. Đà Nẵng, ngày 25 tháng 5 năm 2002 Sinh viên thiết kế Nguyễn Trung Nguyên PHẦN I QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT ĐƯỜNG TỪ MÍA - CÔNG NGHỆ LY TÂM ĐƯỜNG. CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG MÍA 1.1. Sự phát triển công nghiệp đường trên thế giới: Ấn Độ là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất đường từ mía. Do đó có danh từ đường có nguồn gốc từ chữ Ấn Độ là “ Sankara”. Vào khoảng năm 398 người Ấn Độ và Trung Quốc đã chế biến mật đường thành tinh thể . Từ đó kỹ thuật đường phát triển sang BaTư, Italia, Bồ Đào Nha, đồng thời đã đưa việc luyện đường thành một ngành công nghiệp mới. Đến thế kỷ thứ 16, nhiều nhà máy luyện đường mọc lên ở Đức, Anh, Pháp. Nhà máy luyện đường hiện đại đầu tiên đã được xây dựng ở Anh vào thế kỷ 19. Lúc đầu, công nghiệp đường còn rất thô sơ. Người ta ép mía bằng hai trục gỗ đứng, kéo bằng sức trâu bò, lắng bằng vôi, cô đặc ở chảo và kết tinh đường tự nhiên Khoảng năm 1867, loại máy ép bằng gang 3 trục nằm ngang kéo bằng hơi nước được dùng đầu tiên ở đảo Rêuniông thuộc Pháp. Sau đó người ta cải tiến ghép nhiều trục ép để nâng cao hiệu suất ép có dùng nước thẩm thấu. Phương pháp vôi được sử dụng lâu đời ở Ấn Độ. Đến năm 1812, ông Barrnel người Pháp thấy lượng dư trong nước mía làm tăng sự phân giải đường, khó kết tinh và tăng tổn thất đường. Ông ta là người đầu tiên dùng khí CO2 để bão hoà vôi và dùng phương pháp lọc để loại kết tủa CaCO3. Cũng vào thế kỷ thứ 19, kỹ sư Tratani người Italia, dùn khí SO2 để trung hoà lượng vôi dư và tẩy màu nước mía. Nhờ đó kỹ thuật sản xuất đường đã tiến một bước dài và đưa phương pháp CO2 đạt đến độ hoàn chỉnh. Công nghiệp đường tuy có lâu đời nhưng 100 năm gần đây mới được cơ khí hoá. Nhiều thiết bị quan trọng được phát minh vào thế kỷ 19. Năm 1813 Howard phát minh nồi bốc hơi chân không, nhưng chỉ bốc bốc hơi một nồi, hiệu quả còn thấp. Mãi đến năm 1843 Rillieux phát minh hệ bốc hơi nhiều nồi, tiết kiệm lượng hơi dùng. Năm 1837 Pouzoiat phát minh máy ly tâm truyền động ở đáy, lấy đường ở trên, thao tác không thuận tiện. Sau đó, Bessener phát minh máy ly tâm kiểu thùng quay và năm 1867 Weston đã cải tiến truyền động ở trên, lấy đường ở dưới, hiện đang sử dụng rộng rãi trong các nhà máy đường. Năm1892, máy ép 3 trục hiện đại được dùng ỏ Mỹ. Năm 1820 máy ép khung bản ra đời, năm 1884 dùng thiết bị kết tinh làm lạnh và năm 1878 máy sấy thùng quay xuất hiện. Những thiết bị đó dần dần được dùng trong công nghiệp thực phẩm và hoá học. Trong mấy chục năm gần đây, kỹ thuật ngành đường đã phát triển với tốc độ nhanh. Vấn đề cơ khí hoá toàn bộ dây chuyền sản xuất, liên tuịc hoá, tự động hoá đã được dùng rộng rãi trong các nhà máy đường :Cơ khí hoá khâu đốn chặt mía, dùng thiết bị khuếch tán liên tục, nấu đường liên tục, nấu đường liên tục và tự động, tự động hoàn toàn máy ly tâm , phương pháp trao đổi ion. Các thiết bị phân tích nhanh và tự động,máy tính điện tử đã được dùng ở nhiều nước trên thế giới. Việc phát triển mạnh mẽ khoa học kỹ thuật trong nghành đường đã thúc đẩy việc tăng sản lượng đường trên thế giới một cách nhanh chóng. Ở trên thế giới có khoảng 105 nước sản xuất đường, trong số đó có 64 nước sản xuất đường từ mía, 32 nước sản xuất đường từ củ cải, và 9 nước sản xuất đường từ củ cải và mía. Nhà máy đường mía lớn nhất thế giới có công suất 2 vạn tấn mía /ngày (Mêhicô), tiếp đến 1,2 vạn tấn mía /ngày(Cuba, Mêhicô).Nhà máy đường củ cải lớn nhất thế giới là Dinteloard (Hà Lan) công suất 10 ngàn tấn củ cải/ngày. Trọng lượng thiết bị của nhà máy đường mía khoảng 2600 tấn, của nhà máy đường củ cải 3600 tấn với công suất của nhà máy 1200 tấn mía hoặc củ cải/ngày. Sản lượng đường của thế giới. Năm  1936-1937  1945-1946  1952-1953  1965-1966  1977-1978  1978-1979  1979-1980  1980-1981  1981-1982   Sản lượng đường 1000 tấn  30818  19934  35486  63097  92280  91858  88920  91000  97900   1.2. Tình hình công nghiệp đường của nước ta: Nước ta là một nước có truyền thống sản xuất đường mía lâu đời. Theo một số tài liệu, cây mía được trồng trên bán đảo Đông Dương từ thế kỷ thứ 14. Cùng với sự phát triển ngành đường trên thế giới, nghề làm đường ở nước ta cũng phát triển mạnh.Từ lâu, nhân dân ta đã biết dùng những máy ép giản đơn như máy ép bằng đá, máy ép bằng gỗ dùng sức trâu bò kéo. Nước mía ép đã được nấu ra nhiều dạng sản phẩm khác nhau: mật trầm, đường phên, đường thô, đường cát nâu, cát vàng. Ở Quãng Ngãi, Phú Yên nhân dân ta đã biết dùng lòng trắng trứng, đất bùn, vôi...để làm sạch nước mía, sản xuất ra các loại đường trắng như đường phổi, đường miếng, các loại đường bát dùng trong nước và xuất khẩu. Trong thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng, công nghiệp đường hiện đại của nước ta hầu như không có gì.Nước ta chỉ có 2 nhà máy đường hiện đại: Hiệp Hoà (miền Nam) và Tuy Hoà (miền Trung) . Do đó, công nghiệp đường mía nước ta trong 100 năm vẫn trong tình trạng sản xuất thủ công là chủ yếu. Theo thống kê, năm 1939, toàn bộ lượng đường mật tiêu thụ là 100000 tấn, trong đó nhập 1300 tấn, đường do các nhà máy đường cung cấp là 18000 tấn, còn lại hơn 80000 tấn là do các lò đường sản xuất . Sau ngày hoà bình lập lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, với nhiệt tình lao động của nhân dân ta cộng thêm sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, công nghiệp đường hiện đại của nước ta đã bắt đầu phát triển.Trong những năm 1958- 1960, chúng ta đã xây dựng hai nhà máy đường hiện đại Việt Trì và Sông Lam (350 tấn mía /ngày) và nhà máy đường Vạn Điểm (1000 tấn mía/ngày), chúng ta đã cải tiến tình trạng sản xuất lạc hậu của nền sản xuất thô sơ trước đây, đầu tư thiết bị, cải tiến qui trình công nghệ, quản lý kỹ thuật, đồng thời tiếp tục xây dựng nhiều nhà máy đường thủ công mới, nhằm phát huy tác dụng tích cực của các nhà máy đường thủ công trong công nghiệp đường nói chung. Nhờ đó, sản lượng đường mật thủ công đã chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng sản lượng đường của nước ta. Sau ngày thốn nhất đất nước, chúng ta tiếp thu thêm một số nhà máy đường hiện đại ở miền Nam như: Nhà máy đường Quãng Ngãi (1500 tấn mía /ngày), Hiệp Hoà (1500 tấn mía /ngày), Bình Dương (1500 tấn mía /ngày), nhà máy đường Phan Rang (350 tấn mía /ngày) và hai nhà máy luyện đường: Khánh Hội (150 tấn đường thô/ngày) và Biên Hoà (200 tấn đường thô/ ngày).Ngoài ra, hiện nay chúng ta đang xây dựng thêm một số nhà máy mới: La Ngà (2000 tấn mía /ngày), Lam Sơn (1500 tấn mía /ngày) v.v... Với số lượng nhà máy đường hiện đại và thủ công đã có, với tốc độ xây dựng thêm các nhà máy đường mới, cộng với việc phát triển nhanh chóng kỹ thuật đường trên thế giới, chắc chắn trong thời gian tới, nước ta sẽ có nền công nghiệp đường hoàn chỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về đường của nhân dân, góp phần vào xây dựng nền kinh tế của nước ta. CHƯƠNG 2 : QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG TỪ MÍA 2.1. Giới thiệu về công nghệ sản xuất đường từ mía. 2.1.1. Sơ đồ. Cây mía ( Xác định chử đường ( Bàn cân ( Cẩu mía ( Bàn lùa ( Băng tải ( Dao băm 1 ( Dao băm 2 ( Búa đập ( Băng chuyền ( Che ép ( Nước mía hổn hợp ( Cân nước mía hổn hợp ( Gia nhiệt lần 1 ( Gia vôi và sunfit hoá ( Gia nhiệt lần 2 ( Tản khí ( Lắng trong ( Bốc hơi cô đặc ( Lắng nổi ( Sunfit hoá lần 2 ( Nấu đường ( Trợ tinh ( Ly tâm ( Sấy đường ( Làm nguội ( Sàng trộn hạt ( Phểu chứa ( Cân ( May bao ( Thành phẩm. 2.1.2. Thuyết minh sơ đồ sản xuất. Mía được khai thác từ nơi trồng và vận chuyển vào nhà máy bằng xe ô tô sau đó được xác định chữ đường rồi cân để đánh giá chất lượng. Dùng cần cẩu trục và cầu trục cố định để cẩu mía xuống bàn lùa, mía được lùa xuống băng tải bằng tôn dẫn mía đến băng tải 1 và 2. Khi di qua hai dao băm mía được băm thành từng mảnh nhỏ, phá vỡ cấu trúc đầu và hình thành từng lớp dày trên băng tải. Qua búa đập để phá vỡ một phần cấu trúc tế bào và xé nát mía rồi dùng băng tải nghiêng vận chuyển lên bộ phận che ép. Mía sau khi được xé tơi sẽ đi qua hệ thống che ép gồm 5 máy ép lên tục, mỗi máy có 3 trục ép và 1 trục dẫn liệu phía dưới. Tại đây mía được ép dập tơi, từ đó dịch mía chảy ra. Để nâng cao hiệu quả ép người ta người ta dùng phương pháp ép thẩm thấu bằng nước nóng và nước mía loãng. Nước mía đi ra từ máy ép 1 và 2 được bơm đến thiết bị lọc vụn cám mía sau đó được đưa vào thùng chứa nước mía hỗn hợp và bơm đến cân cân. Còn cám vụn được đưa trở lại máy ép 1 để ép lại. Nước mía ở che ép 3 và 4 được dùng để tưới cho che ép 1 và 2, nước mía từ che ép 5 được tưới cho che ép 4, ở cuối các máy ép có hệ thống phun nước thẩm thấu với nhiệt độ từ 34 ( 47oC. Bã mía đi ra từ máy ép 5 đi ra theo băng chuyền đến sàng lọc và đem đốt. Nước hỗn hợp từ thùng chứa và được cho một lượng thích hợp dung dịch H3PO4 10%. Sau đó được đưa tới cân tự động qua thùng chứa rồi bơm lên các thiết bị gia nhiệt 1 ở nhiệt độ 70 ( 75oC. Nước mía hỗn hợp được sunfit hoá lần một bằn cách cho SO2 vào nước mía hỗn hợp và bơm đến thiết bị gia nhiệt lần 2 ở nhiệt độ 100 ( 105oC, khi đã gia nhiệt 2 nước mía được đưa qua bình loại khí nhằm giảm bớt tốc độ khi rồi mới được đưa xuống thùng lắng để loại bỏ nước bùn, thu nước mía trong. Nước bùn được đưa qua thiết bị lọc chân không để tách lấy lượng nước mía còn sót lại trong bùn và đưa về cân nước mía hỗn hợp, còn bã bùn dùng làm phân. Nước mía trong được bơm qua hệ thống bốc hơi, gồm 4 tiết bị. Trong quá trình sản xuất căn cứ vào chất lượng nước mía mà có thể cho vào trong nước mía các chất trợ lăng để nâng cao hiệu quả lắng. Nước mía trong được gia nhiệt đến nhiệt độ sôi sau đó cho vào các hiệu bốc hơi để bốc hơi nước thu được nước mía. Sau khi bốc hơi nước chè được bơm qua hệ thống lắng nổi để lọc bọt chè, còn nước chè trong được bơm qua thùng Sunfit hoá lần 2 để tẩy màu nước chè. Hơi dùng cho công nghiệp sản xuất đường là hơi thải từ các tua bin phát điện và một phần hơi giảm áp từ lò hơi qua. Để nâng cao hiệu quả sử dụng hơi, dùng nhiệt hơi thứ từ hiệu I đến hiệu III cung cấp cho gia nhiệt, nấu đường. Hơi từ hiệu cuối đi vào tháp ngưng tụ. Mật chè chảy ra từ hiệu cuối được đưa vào thùng mật chè khô cùng với chè dung được bơm SO2 để giảm độ màu và độ nhớt, nâng cao chất lượng mật chè. Sau khi Sunfit hoá lần 2, mật chè dùng cung cấp cho nấu đường. Mật chè khi đã Sunfit hoá lần 2 được đưa xuống thùng để bơm qua các nấu đường A ta thu được đường non A, qua thùng trợ tinh để được các tinh thể đường đều. Sau khi trợ tinh bơm qua máy ly tâm A (hoạt động gián đoạn) để ly tâm tách mật nguyên A và mật loãng A. Mật nguyên A đem đi nấu C, còn mật loãng A đem đi nấu giống C. Khi nấu C ta thu được đường C, qua thùng trợ tinh rồi bơm qua máy ly tâm C (hoạt động liên tục). Đường trắng sau khi ly tâm A theo băng tải rung đến thùng sấy, vừa sấy vừa tách các loại đường không đạt tiêu chuẩn ra. Đường đạt tiêu chuẩn theo băng tải rung đưa về sàng lọc tiếp để tách đường không đạt xuống thùng hồi dung. Còn đường đạt tiêu chuẩn được đưa qua bồn chứa rồi đến cân tự động để đóng bao đem vào kho bảo quản. Còn đường C sau khi ly tâm được đưa qua thùng hồi dung cùng với đường không đạt đưa về sunfit hoá lần 2 để tẩy màu và nấu A trở lại.Mật C đem đi nấu cồn. Như trên ta thấy khi ly tâm A đường được qua máy sấy và phân loại hạt đường, lúc này đường được sấy khô. Đường được đưa đến sàng lọc khi qua băng tải rung và hệ thống gàu tải. Còn đường không đạt tiêu chuẩn cùng với đường ly tâm C đi hồi dung để đưa đi Sunfit lần 2, đem nấu A trở lại. 2.2. Khái quát về thiết bị và công nghệ sản xuất đường: 2.2.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ: Mía ( Băm nhỏ ( Đánh tơi ( Ép ( Nước mía ( Cân ( Gia nhiệt ( Lắng trong ( Bốc hơi (Ly tâm ( Sấy khô ( Đóng bao ( Thành phẩm. 2.2.2. Khu tiếp nhận xử lý mía: + Mục đích: - Kiểm tra chất lượng mía và phân bố lượng mía vào khu xử lý. - Chặt nhỏ và đập tơi mía cây trước khi qua khu ép mía . + Các thiết bị chính: Khi mía đã cân và lấy mẩu thử xong được đưa lên máng chứa mía nhờ cần cẩu mía, cần cẩu mía có thể chuyển động ngang dọc (loại cần trục). Máng chứa mía cố định đặt nghiêng một góc 30o. Mía được đưa từ máng chứa đến bàn lùa nhờ thanh kéo dạng xích. Mía từ bàn lùa đến dao chặt có các cần gạt ngược để điều khiển mức độ nạp mía đến dao chặt và thiết bị lược mía để cây mía đi theo một hướng. + Dao băm mía: * Cấu tạo: Ở đây người ta dùng dao băm mía có kết cấu như sau: + Chiều rộng vùng băm 1520 (mm) + Số vòng quay n = 450 (v/ph). + Khoảng cách 2 dao băm 86 (mm). + Tua bin có công suất 130 KW. - Dao băm mía gồm một trục lớn lồng cố định các tấm đĩa có khe, lưỡi dao được đỡ trên hai đầu bằng ổ bi. Trên mỗi lưỡi dao lắp đối xứng với nhau và cân bằng với ổ bi. Trên mỗi đĩa dao lắp đối xứng với nhau và cân bằng trọng lượng. - Mía được băm xong nhờ băng tải đưa đến búa đập để đánh tơi mía trước khi qua máy cán ép. - Máy đánh tơi có dạng máy đập bằng các búa xoay, lắp thành hàng song song xung quanh trục quay bằng thép, đặt trong vỏ máy hình trụ mặt cắt ngang hình máng. Bên sườn trong của vỏ máy có gắn nhiều miếng sắt dọc theo thân máy và được coi là tấm kê của búa đập. Búa đập quay với tốc độ 1200 (v/ph) theo chiều chuyển động của mía. + Máy cán ép mía. - Mục đích của máy cán ép mía: Ép mía để lấy nước mía trong thân cây mía, nước mía được lấy ra càng nhiều thì năng suất càng cao. - Sau khi mía được đánh tơi xong nhờ băng tải chuyển qua khu ép. Máy ép gồm 4 cặp trục và một trục lìa. - Mỗi trục máy ép được gắn với một mô tơ và các trục đều là chủ động. Điều khiển khe hở của che ép nhờ hệ thống thuỷ lực diều khiển. - Bề mặt của lô ép mía làm bằng thép đặc biệt và là bề mặt khía để tăng diện tích tiếp xúc. Các cảm biến tốc độ trên cặp giàn ép và trên các băng tải được sử dụng do khoá liên động. Việc dừng các cặp trục và băng tải trước sẽ do một trục hay một băng tải dừng. Tất cả các trục ép đều chạy với tốc độ cố định. - Máy cán ép hai trục có kết cấu nhỏ gọn, điều chỉnh dễ dàng và cho hiệu suất cao. - Nước mía sau khi ép được bơm đến thùng chứa. Nước mía từ thùng chứa đến màng lọc tĩnh để lọc cặn bã sau khi ép. Các cặn được đưa trở lại băng tải mía đã xử lý xong. Nước mía sau khi lọc bơm trở lại thùng chứa nước mía hỗn hợp. Nước mía hỗn hợp được gia nhiệt và vôi hoá sau đó đến thiết bị lắng trong. 2.2.3. Thiết bị lắng trong. - Trên trục trung tâm có gắn các cánh khuấy chuyển động cùng với trục. Tốc độ quay của trục là 6 (v/ph). Cánh khuấy gạt bùn từ từ hướng về trung tâm và lăng xuống đáy. -Nước mía theo ống 1 vào ngăn dự bị, sau đo qua lỗ a vào ống trung tâm và lại từ lỗ a đi vào các ngăn khác, nước bùn theo ống lớn chuyển xuống ngăn cuối cùng. Bọt theo bộ phận 2 và 3, sau đó theo ống 4 đi làm sạch. Bùn qua van 5 theo ống 6 đến thùng 7.Trong thùng 7 đặt bơm bơm bùn đi theo ống 8 đến thiết bị lọc chân không. Trừ ngăn dự bị các ngăn khác đều có nước mía chảy ra theo ống 9 vào thùng 10 và theo ống 14 đưa đi xử lý tiếp ở công đoạn sau. Nếu có một ngăn nào có nước mía chảy ra đục thì đóng van nước mía vào thùng 10 và mở van 11 cho chảy vào thùng 12. Dùng bơm 13 bơm vào thiết bị hoặc đưa đến thùng 7 để xử lý lại. - Ưu điểm của thiết bị nàylà nước mía được phân bố đều ở các ngăn, điều kiện lắng tương đối ổn định, nước bùn và nước trong chảy riêng biệt. Nếu nước mía đục cho trở lại thiết bị xử lý lại. Nước bùn lấy ở dưới thiết bị lắng
Luận văn liên quan