Đồ án Thiết kế thi công hồ chứa nước sông Dinh 3 tỉnh Bình Thuận

Nhiệm vụ công trình - Cấp nước sinh hoạt cho 163500 dân thuộc xã La Gi - Cấp nước cho khu công nghiệp 1900 ha và 200 ha sân Golf - Tưới cho 2228 ha đất nông nghiệp - Cắt giảm lũ một phần cho hạ du - Khai thác du lịch và cải thiện môi trường trong vùng

doc100 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8105 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế thi công hồ chứa nước sông Dinh 3 tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG 33 1.1 Vị trí công trình: 33 1.2 Nhiệm vụ công trình 33 1.3.Quy mô, kết cấu các hạng mục công trình: 33 1.4.Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình: 35 1.4.1.Điều kiện địa hình: 35 1.4.2.Điều kiện khí hậu thủy văn và đặc trưng dòng chảy: 35 1.4.3.Điều kiện địa chất, địa chất thủy văn: 39 1.4.4.Điều kiện dân sinh kinh tế khu vực: 41 1.5.Điều kiện giao thông: 41 1.6.Nguồn cung cấp vật liệu, điện, nước: 41 1.6.1.Vật liệu xây dựng: 41 1.6.2.Nguồn cung cấp điện: 45 1.6.3.Nguồn cung cấp nước: 45 1.7.Điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nhân lực: 45 1.8.Thời gian thi công được phê duyệt: 45 1.9.Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thi công. 45 1.9.1.Thuận lợi: 45 1.9.2.Khó khăn: 46 Chương 2: CÔNG TÁC DẪN DÒNG THI CÔNG 47 2.1. Mục đích, ý nghĩa. 47 2.1.1. Mục đích: 47 2.1.2. Ý nghĩa: 47 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương án dẫn dòng 47 2.2.1. Điều kiện thuỷ văn 47 2.2.2. Điều kiện địa hình 47 2.2.3. Điều kiện địa chất và địa chất thuỷ văn 48 2.2.4. Điều kiện lợi dụng tổng hợp dòng chảy 49 2.2.5. Cấu tạo và sự bố trí công trình thuỷ lợi 49 2.2.6. Điều kiện và khả năng thi công 49 2.3. Nhiệm vụ dẫn dòng thi công. 49 2.4. Phương án dẫn dòng thi công. 50 2.4.1. Đề xuất phương án 50 2.4.2. Phân tích lựa chọn phương án dẫn dòng: 53 2.4.3. Xác định lưu lượng thiết kế dẫn dòng thi công. 53 2.5. Tính toán thủy lực dẫn dòng. 53 2.5.1. Dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp 53 2.5.2. Dẫn dòng qua cống ngầm. 56 2.5.3. Dẫn dòng qua tràn tạm và tràn chính. 59 2.5.4. Tính toán điều tiết lũ 60 2.5.5. Ứng dụng vạch tiến độ khống chế. 63 2.6. Thiết kế kích thước công trình dẫn dòng. 64 2.6.1. Chọn tuyến đê quai. 64 2.6.2. Thiết kế đê quai. 64 2.7. Ngăn dòng. 68 2.7.1. Mục đích ý nghĩa 68 2.7.2. Lưu lượng thiết kế ngăn dòng. 68 2.7.3. Chọn vị trí và độ rộng cửa ngăn dòng. 69 2.7.4. Phương pháp ngăn dòng và tổ chức thi công ngăn dòng. 69 CHƯƠNG 3: THI CÔNG CÔNG TRÌNH CHÍNH 71 3.1. Công tác hố móng: 71 3.1.1.Thiết kế tiêu nước hố móng: 71 3.1.2.Thiết kế tổ chức đào móng: 80 3.2. Thiết kế tổ chức đắp đập 88 3.2.1. Phân chia giai đoạn đắp đập. 88 3.2.2. Tính khối lượng đắp đập từng giai đoạn 89 3.2.3. Cường độ đào đất từng giai đoạn. 93 3.2.4. Quy hoạch sử dụng bãi vật liệu 96 3.2.5. Chọn máy và thiết bị đắp đập cho từng giai đoạn 97 3.2.6. Tổ chức thi công trên mặt đập 103 3.2.7. Quản lý và kiểm tra chất lượng. 106 3.2.8. Thi công các chi tiết khác của đập chính 106 CHƯƠNG IV: TIẾN ĐỘ THI CÔNG 109 4.1. Mục đích ,ý nghĩa lập tiến độ. 109 4.1.1. Mục đích lập tiến độ thi công. 109 4.1.2. Ý nghĩa lập tiến độ thi công. 109 4.2. Nguyên tắc lập tiến độ 109 4.3. Chọn phương pháp lập tiến độ. 109 4.3.1. Phương pháp sơ đồ đường thẳng : 109 4.3.2. Phương pháp sơ đồ mạng lưới : 110 4.4. Lập tiến độ cho các hạng mục của đập chính. 110 CHƯƠNG V: BỐ TRÍ MẶT BẰNG TỔNG THỂ 112 5.1. Mục đích và nhiệm vụ chủ yếu 112 5.1.1. Những nguyên tắc cơ bản 112 5.1.2. Quy hoạch, bố trí nhà ở trên công trường 113 5.1.3. Xác định diện tích nhà ở cần xây dựng. 114 5.1.4. Xác định diện tích chiếm chỗ của khu vực xây dựng nhà. 115 5.1.5. Kết cấu nhà ở trên công trường. 116 5.2. Công tác kho bãi. 116 5.2.1. Xác định lượng vật liệu dự trữ trọng kho. 116 5.3. Tổ chức cung cấp điện – nước trên công trường. 116 5.3.1. Tổ chức cung cấp nước. 116 5.3.2. Tổ chức cung cấp điện . 119 5.6.Đường giao thông . 120 5.6.1.Đường ngoài công trường. 120 5.5.2.Đường trong công trường. 120 CHƯƠNG VI: DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH 121 6.1. Cơ sở để lập dự toán 121 6.2. Dự toán chi phí xây dựng công trình đập đất sông dinh 3 121 6.2.1. Chi phí trực tiếp 122 6.2.2. Chi phí chung 122 6.2.3. Thu nhập chịu thuế tính trước 123 6.2.4. Thuế giá trị gia tăng 123 6.2.5. Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công 123 Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG Vị trí công trình: Công trình hồ chứa nước Sông Dinh 3 nằm trên sông Dinh nằm phía dưới ngã ba sông Dinh và suối Cát, cách thị trấn Tân Minh khoảng 6km thuộc các xã Tân Hà, Tân Nghĩa, Tân Minh, Tân Xuân, Tân An và một phần trại cải tạo Z30D thuộc huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận. Tuyến công trình có tọa độ địa lý vào khoảng : 10046’20’’ – 10047’45’’ độ Vĩ Bắc 107039’00’’ – 107040’40’’ độ Khinh Đông. 1.2 Nhiệm vụ công trình - Cấp nước sinh hoạt cho 163500 dân thuộc xã La Gi - Cấp nước cho khu công nghiệp 1900 ha và 200 ha sân Golf - Tưới cho 2228 ha đất nông nghiệp - Cắt giảm lũ một phần cho hạ du - Khai thác du lịch và cải thiện môi trường trong vùng 1.3.Quy mô, kết cấu các hạng mục công trình: - Cấp công trình: cấp III (Theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 285-2002). - Tần suất lưu lượng thiết kế P =1% - Tần suất đảm bảo tưới: P =75% - Tần suất đảm bảo cấp nước công nghiệp và môi trường: P = 95% - Tần suất cấp nước sinh hoạt: P = 80% - Tần suất lưu lượng, mực nước thiết kế lớn nhất với công trình đầu mối: P = 1% - Tần suất lưu lượng lớn nhất để thiết kế chặn dòng thi công: P = 10% - Tần suất lưu lượng kiểm tra P = 0.2% - Cấp động đất: cấp 6 Hồ chứa: - Mực nước chết +40.00m - Mực nước dâng bình thường: +45.95m - Mực nước lũ thiết kế P =1%: +48.98 - Mực nước lũ kiểm tra P =0.2%: +49.93 - Dung tích hồ chứa ứng với MNDBT: 58.13x106m3 - Dung tích hữu ích: 42.84x106m3 - Dung tích chết: 15.29x106m3 - Diện tích mặt hồ ứng với mực nước dâng bình thường: 1000 ha Đập chính: - Kết cấu thân đập: Đập đất đồng chất, tường nghiêng - Cao trình đỉnh đập: +50.30m - Cao trình đỉnh chắn sóng +51.40m - Chiều dài đỉnh đập 1616m - Chiều cao lớn nhất Hmax 25.8m Đập tràn tháo lũ: - Kết cấu bê tông cốt thép - Lưu lượng xả lũ với P = 1% 1584m3/s - Lưu lượng xả lũ với P = 0.2% 1861m3/s - Cao trình ngưỡng tràn 40m - Kích thước tràn (nxBxH) 5x7x5.95m - Hình thức nối tiếp: Dốc nước - Hình thức tiêu năng: Mũi phun. .Cống Tây: Kết cấu: ống thép trong hành lang bê tông cốt thép Cao trình ngưỡng 37.55m Lưu lượng thiết kế 3.32m3/s Đường kính ống 1600mm Cống Đông: Kết cấu: ống thép trong hành lang bê tông cốt thép Cao trình ngưỡng 38.0 m Lưu lượng thiết kế 1.33 m3/s Đường kính ống 1100mm Kênh chính Tây: Kết cấu: Bê tông cốt thép Chiều dài kênh: 15.877 Km Kênh chính Đông: Kết cấu: Bê tông cốt thép Chiều dài kênh: 9.636 Km Kênh cấp I Kết cấu: Bê tông cốt thép Chiều dài: 21.316Km Công trình phụ: Nhà quản lý đầu mối Hệ thống điện phục vụ quản lý vận hành Hệ thống đường giao thông phục vụ quản lý và vận hành 1.4.Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình: 1.4.1.Điều kiện địa hình: Khu vực xây dựng mang đặc điểm khu tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển bao gồm lòng hồ ở phía Bắc và hai vai đập là các khu đồi cát thấp, thoải, có cao trình từ +30 đến > +57 và thấp dần về phía Nam. Các đồi thấp phân bố khá thưa thớt trong vùng có cao trình đỉnh đồi từ +50 đến +57m. Vùng đồng bằng phân bố phía Nam là vùng khá bằng phẳng có cao trình khoảng từ +26 đến +37m. Địa hình được phân cắt chủ yếu bởi sông Dinh và các nhánh suối đổ về sông Dinh (đặc biệt là suối Cát) có độ dốc nhỏ khoảng 0,0035. Địa mạo ở vùng công trình chủ yếu là dạng địa mạo bồi lắng, tích tụ trong vùng với các đồi cát chảy, một phần rất ít ở các suối nhỏ. Dạng địa mạo bóc mòn là thứ yếu rất ít chỉ gặp ở các sườn dốc và các đoạn sông dốc nước chảy mạnh. 1.4.2.Điều kiện khí hậu thủy văn và đặc trưng dòng chảy: 1.4.2.1.Đặc điểm khí tượng Dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng V, kết thúc vào tháng XI. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm đến 85% 90% lượng mưa cả năm. Mùa lũ chính thường bắt đầu vào tháng IX và kết thúc vào tháng XI. Lũ lớn nhất thường xảy ra vào tháng X, XI hàng năm. Mùa cạn từ tháng XII đến tháng V, nước ở sông suối xuống thấp, cạn kiệt, đặc biệt là vào tháng II, III, IV. Từ tháng VII đến tháng VIII thường hay xuất hiện những trận mưa sớm gây lũ nhỏ có thể gọi là mùa chuyển tiếp giữa mùa cạn và mùa lũ. 1.4.2.2.Mưa: a.Mưa năm Theo bản đồ đường đồng mức lượng mưa năm do Viện khí tượng thủy văn lập năm 2002, vùng công trình nằm trong phạm vi từ X0 = 1600,0 - 1800,0 mm. Chọn lượng mưa bình quân năm lưu vực sông Dinh là X0 = 1700,0 mm. b.Lượng mưa ngày lớn nhất Lượng mưa ngày lớn nhất gây lũ được tính từ chuỗi lượng mưa một ngày lớn nhất tính đến năm 2006 của các trạm La Ngâu, Đông Giang, Xuân Lộc, Hàm Tân, Phan Thiết, Bảo Lộc. Theo đó, lượng mưa ngày lớn nhất cho lưu vực sông Dinh tính được ở bảng 1.1 Bảng1.1: Lượng mưa ngày lớn nhất ở lưu vực sông Dinh (mm)  Cv  Cs  XP (mm)      0,1%  0,2%  0,5%  1%  10%   141,7  0,425  0,850  401,7  377,2  343,9  317,3  222,3   Kết qủa tính toán lượng mưa gây lũ ở lưu vực sông Dinh với tần suất thiết kế kiểm tra, X0,1% = 401,7 mm xấp xỉ với lượng mưa trong trận mưa bão lịch sử tháng X/1952 ở vùng Nam Tây Nguyên, cao nguyên Di Linh với lượng mưa lớn nhất đo được tại trạm Di Linh trong ngày 20/X/1952 là X = 421,7mm. 1.4.2.3.Gió: Tốc độ gió lớn nhất không kể hướng được tính từ trạm Phan Thiết. Bảng1.2: tốc độ gió P(%)  2  4  25  50   Vmaxp(m/s)  25,0  23,7  19,9  17,7   1.4.2.4.Dòng chảy năm: Theo quy hoạch khai thác nguồn nước sông Dinh (Báo cáo quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Dinh – Viện KHTL Miền Nam – 2004), phía thượng nguồn hồ Sông Dinh 3 có 11 hồ sẽ được xây dựng với tổng diện tích lưu vực là 448 km2. Vì thế cho nên, theo sơ đồ khai thác dòng chảy trên Sông Dinh ở “Quy hoạch tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực Sông Dinh do Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam lập năm 2004”, dòng chảy năm tại tuyến đập Sông Dinh 3 được tính toán với điều kiện diện tích hứng nước F = 172 km2. Bảng 1.3: Dòng chảy năm tính đến tuyến đập Q0 (m3/s)  CV  CS  QP (m3/s)      50%  75%  85%  90%   Cả năm  5,10  0,28  0,56  5,00  4,10  3,60  3,40   Mùa cạn  1,56  0,475  2,85  1,27  1,09  1,06  1,05   1.4.2.5. Năm phân phối dòng chảy thiết kế: Mô hình dòng chảy năm thiết kế được chọn theo tài liệu thực đo năm 1982-1983 tại trạm Đại Nga với tiêu chí đảm bảo QĐH Qp% và QmcĐH QmcP%. Theo đó dòng chảy năm tại tuyến đập được phân phối trong các tháng như bảng 1.4 Bảng1.4: Phân phối dòng chảy năm tại tuyến đập, Q(m3/s) Tháng  VI  VII  VIII  IX  X  XI  XII  I  II  III  IV  V  Năm   Q75%  3,26  7,19  7,07  15,0  7,34  4,37  1,93  0,85  0,51  0,38  0,51  0,88  4,1   Q85%  2,87  6,31  6,20  13,2  6,35  3,84  1,69  0,744  0,444  0,336  0,444  0,768  3,6   Q90%  2,70  6,00  5,86  12,4  6,09  3,62  1,60  0,700  0,420  0,32  0,42  0,73  3,4   1.4.2.6.Dòng chảy lũ: Đặc trưng dòng chảy lũ tại tuyến đập Sông Dinh 3 ở bảng 1.6 Bảng1.6: Đặc trưng dòng chảy lũ tại tuyến đập Sông Dinh 3 P(%)  0,2  1%  10%   Qmax(m3/s)  3448  2860  1700   W(106m3)  145  122  75,8   Đường qúa trình lũ thiết kế ở bảng 1.7: Bảng 1.7: Qúa trình lũ thiết kế hồ Sông Dinh 3 Giờ thứ  Q0.2%(m3/s)  Q1%(m3/s)  Q10%(m3/s)   1  6.00  3.20  3.00   2  90.0  73.9  60.0   3  450  401  320   4  1090  1009  760   5  1862  1670  1220   6  2562  2125  1470   7  3072  2580  1620   8  3362  2789  1680   9  3448  2860  1700   10  3380  2801  1670   11  3193  2649  1574   12  2940  2437  1450   13  2650  2197  1306   14  2350  1950  1160   15  2050  1690  1010   16  1760  1480  872   17  1500  1256  750   18  1260  1050  630   19  1000  850  510   20  760  660  420   21  560  484  320   22  380  330  230   23  260  221  150   24  160  130  100   25  55.2  51.3  45.0   26  18.0  16.0  13.5   27  4.00  3.20  3.00   QmaxP(m3/s)  3448  2860  1700   W(106m3)  145.0  122.0  75.8   1.4.2.7.Lưu lượng lũ mùa thi công: Bảng 1.8: Lưu lượng lớn nhất mùa thi công P = 5% và P = 10% tại tuyến đập Tháng  XII  I  II  III  IV  V  XII-V   Q5%(m3/s)  92,0  10,0  3,00  54,0  72,0  262  298   Q10%(m3/s)  58,0  7,00  2,60  28,0  50,0  189  218   1.4.2.8.Dòng chảy phù sa: Bảng 1.9: Đặc trưng dòng chảy phù sa tại tuyến đập Đặc trưng  Ký hiệu  Đơn vị  Giá trị   Lượng phù sa lơ lửng  P1  Tấn/năm  64342   Lượng phù sa di đáy  P2  Tấn/năm  19303   Thể tích phù sa lơ lửng  W1  m3/năm  57448   Thể tích phù sa di đáy  W2  m3/năm  12869   Thể tích bùn cát qua tuyến đập hàng năm  W  m3/năm  70317   1.4.2.9.Lượng tổn thất bốc hơi: Bảng 1.10: Phân phối lượng tổn thất bốc hơi Tháng  I  II  III  IV  V  VI  VII  VIII  IX  X  XI  XII  Năm   Z(mm)  71,3  66,0  73,4  67,6  64,4  64,4  54,5  54,5  46,6  45,9  55,1  65,9  729,6   1.4.2.10.Quan hệ Q = f(H) hạ lưu tuyến đập Căn cứ vào mặt cắt ngang sông, dùng chương trình tính toán HEC-RAS tính toán được quan hệ Q = f(H). Kết quả ở bảng 2-19: Bảng 1.10: Quan hệ H ~ Q hạ lưu tuyến đập H(m)  Q(m3/s)   24,70  0   26,36  50   27,41  200   28,73  500   30,51  1100   31,52  1800   32,13  2400   32,98  3500   33,67  5000   1.4.3.Điều kiện địa chất, địa chất thủy văn: 1.4.3.1.Điều kiện địa chất: Theo bản đồ địa chất khu vực 1/200 000 (Tờ Gia Ray - Bà Rịa D-48-XII & C-48-XVII), bản đồ địa chất 1: 25000 (bản vẽ No-D-ĐC-03 và No-D-ĐC-16) và công tác khảo sát địa chất địa tầng từ trên xuống của vùng nghiên cứu như sau: - Tầng phủ hệ Đệ Tứ bao gồm các lớp bồi tích biển, phong tích là á cát, á sét đến sét lẫn sạn phân bố khá phổ biến trong vùng có chiều dày khoảng từ 0.5 đến 2.0m. Cục bộ có chỗ đến 2.5 ( 4.5m. - Lớp deluvi-eluvi, deluvi-proluvi là á sét nhẹ đến á sét nặng, đôi chỗ lẫn dăm sạn có chiều dày khoảng từ 0.5-4.0m là chủ yếu, cục bộ từ 4.0 đến 8.0m. Một số vùng cục bộ là đá tảng, đá lăn phân bố ở gò thấp kích thước từ 0.5 - 2.0m là chủ yếu. Hệ Đệ Tứ (mQ12-3). - Đá gốc macma - granodiorit biotit hạt vừa đến thô - Hệ Jura -Phức hệ Định Quán (((J3đq2). - Đá gốc macma - granit biotit hạt vừa đến thô - Hệ Creta – Phức hệ Đèo Cả ((((Kđc2). - Đá gốc macma - granit biotit hạt nhỏ - Hệ Creta - Phức hệ Đèo Cả (((Kđc3). - Đá gốc cát kết, cát bột kết, phiến sét - Hệ Jura - Hệ tầng La Ngà (J2ln). Phân bố diện rộng ở phía Đông, Đông Bắc vùng nghiên cứu. Các loại đất, đá ở vùng tuyến các hạng mục công trình đều có tính chất tượng tự như nhau bao gồm các lớp theo tuổi thành tạo từ trẻ đến già như sau: Lớp 1: Cát hạt vừa đến thô màu xám vàng, bão hoà nước, rời rạc. Nguồn gốc bồi tích sông (aQ). Phân bố chủ yếu ở lòng sông. Lớp 2a: Cát đến á cát màu xám vàng. Nguồn gốc trầm tích biển và gió (meQ) Lớp 2: á sét nhẹ đến vừa thuần, dẻo mềm đến dẻo cứng, chặt vừa đến kém chặt. Nguồn gốc trầm tích sông biển (amQ) Lớp 3b: Hỗn hợp á sét nhẹ đến trung, nửa cứng, chặt vừa đến kém chặt, hàm lượng sạn chiếm khoảng 40 - 60%, 2-10mm. Nguồn gốc (dQ) Lớp 3a: Hỗn hợp sạn sỏi, kết cấu kém chặt. Nguồn gốc pha tích (deQ) Lớp 3: á sét trung đến nặng đôi chỗ là á sét nhẹ, trạng thái nửa cứng đến dẻo cứng, chặt vừa. Nguồn gốc pha tích (deQ) Lớp 4a: á sét nhẹ, cục bộ á sét trung màu xám vàng, xám xanh, xám trắng, nửa cứng, chặt vừa. Nguồn gốc tàn tích (eQ) Lớp 4: á sét nhẹ, cục bộ á sét trung màu xám vàng, xám xanh, xám trắng, nửa cứng, chặt vừa. Nguồn gốc tàn tích (eQ) Đá gốc: Đá granit biotit hạt thô màu xám trắng, xám xanh nhạt, đốm đen. Tuỳ thuộc vào mức độ phong hoá mà phân chia thành các đới phong hoá như sau: Lớp 5: Đá granit biotit hạt thô phong hoá hoàn toàn. Đá bị phân huỷ hoàn toàn thành đất á sét nhẹ lẫn dăm sạn màu xám trắng xám vàng. Lớp 6: Đá granit biotit hạt thô phong hoá mạnh. Đá bị phân huỷ mạnh, màu xám vàng, xám nâu đen, xám trắng, mềm bở có thể bẻ gãy hoặc bóp vờ bằng tay. Lớp 7: Đá granit biotit hạt thô phong hoá vừa. Đá bị biến màu mạnh còn tương đối cứng chắc, màu xám vàng, xám nâu, xám trắng, nứt nẻ mạnh theo nhiều phương khác nhau, mặt nứt chủ yếu bám oxit sắt, ít ở dạng canxit. Lớp 8: Đá granit biotit hạt thô phong hoá nhẹ. Đá bị biến màu nhẹ, xám trắng đục, đốm đen, cứng đến rất cứng, ít nứt nẻ, mặt nứt chủ yếu bám canxit, ít ở dạng oxit sắt. Lớp 9: Đá granit biotit hạt thô tươi, cứng chắc, ít nứt nẻ 1.4.3.2.Điều kiện địa chất thủy văn: Trong khu vực nghiên cứu có hai loại nguồn nước chính là nước mặt và nước ngầm. Điều kiện địa chất thuỷ văn ở đây đối nước mặt có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng công trình và sử dụng công trình, đặc biệt vào mùa mưa lũ. Nước mặt (nước sông) có tính ăn mòn bicacbonat yếu với bê tông có độ chắc đặc bình thường đối với công trình chịu áp lực hoặc với công trình không chịu áp lực, đất thấm mạnh đến trùng bình (k>0.1m/ngày đêm) và hồ chứa nước. Tính ăn mòn trên còn ăn mòn cacbonat yếu với bê tông có độ chắc đặc bình thường đối với công trình không chịu áp lực, đất thấm mạnh đến trung bình (k>0.1m/ngày đêm) và hồ chứa nước. ăn mòn cacbonic yếu đến trung bình với công trình chịu áp lực với bê tông có độ chắc đặc bình thường. Nước ngầm vào mùa mưa lũ nằm ở độ sâu nông gây ảnh hưởng đến việc thi công công trình. Nước ngầm ở đây có tính ăn mòn Bicacbonat yếu với bê tông có độ chắc đặc bình thường đối với công trình không chịu áp lực, đất thấm mạnh đến trung bình (k>0.1m/ngày đêm) và hồ chứa nước. ăn mòn Bicacbonat yếu với bê tông có độ chắc đặc bình thường và chắc đặc cao với công trình chịu áp. 1.4.4.Điều kiện dân sinh kinh tế khu vực: Vùng dự án nghiên cứu được xác định gồm 3 đơn vị hành chính xã thuộc huyện Hàm Tân – Tỉnh Bình Thuận là : Xã Tân Nghĩa, Tân Hà và Tân Xuân. Tổng diện tích tự nhiên (DTTN) vùng dự án : 4.460 ha. Trong đó : - Xã Tân Nghĩa : 200 ha, chiếm 4,5% DTTN. - Xã Tân Hà : 3.200 ha, chiếm 71,75% DTTN. - Xã Tân Xuân : 1.060 ha, chiếm 23,75% DTTN. - Dân số vùng dự án (tháng 12/2003) : 11.847 người; trong đó, nhân khẩu nông nghiệp : 10.654 người. Lao động xã hội : 5.959 người (lao động nông nghiệp : 4.609 người, chiếm 77,34% lao động xã hội). Số hộ : 2.432 hộ. Bình quân một hộ nông nghiệp có : 1,02 ha đất nông nghiệp, 4,87 nhân khẩu/hộ và 2,45 lao động/hộ. Bình quân một nhân khẩu nông thôn có : 2.094 m2 đất nông nghiệp (một lao động nông nghiệp có : 4.160 m2). 1.5.Điều kiện giao thông: Trong vùng dự án có Quốc lộ 55 đi ngang qua, cách vị trí công trình đầu mối khoảng 4km. Trong vùng có mạng lưới đường giao thông nhỏ không đáp ứng được yêu cầu thi công. Vì vậy, để thi công công trình và quản lý sau này cần mở tuyến đường từ quốc lộ 55 vào vị trí công trình đầu mối. 1.6.Nguồn cung cấp vật liệu, điện, nước: 1.6.1.Vật liệu xây dựng: 1.6.1.1.Vật liệu đất. a.Mỏ đất số I. Vị trí: Nằm ở khu đồi bát úp cách tuyến đập chính khoảng 2.5 đến 4.0km về phía hạ lưu, thuận tiện cho việc vận chuyển và khai thác vật liệu để đắp đập Các lớp đất đá khu mỏ đất VLI từ trên xuống dưới như sau: - Lớp phủ: Á sét trung - á sét nặng màu nâu, nâu vàng lẫn rễ cây cỏ. Chiều dày 0.20-0.50m. Lớp bóc bỏ. - Lớp 2a: Á cát màu xám trắng, xám vàng, kết cấu kém chặt. Lớp không khai thác làm VLXD. - Lớp 2b: Sét màu xám vàng, xám nâu. Trạng thái nửa cứng, kết cấu chặt vừa. Lớp khai thác làm VLXD. - Lớp 2: Á sét nhẹ màu xám trắng, xám vàng, trạng thái dẻo mềm - dẻo cứng, kết cấu chặt vừa. - Lớp 3a: Hỗn hợp á sét nặng lẫn dă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoan chinh sua.doc
  • dwgBAN VE TIEN DO (linh in).dwg
  • dwgDanDong(in).dwg
  • dwgHoMong.dwg
  • dwgphandotdapdap.dwg
  • dwgTCtrenmatdap.dwg
  • dwgTongMB SDinh3 (linh in).dwg