Phần lớn ở trường học các khuôn viên thường xây như thư viện, căn tin, khu thể
thao, sân đá bóng, nhưng chưa thấy ngôi trường nào làm một công viên xanh thu nhỏ
với nhiều tiện ích kết hợp với các công nghệ kỹ thuật hiện nay. Ngoài ra trong thành
phố Hồ Chí Minh có rất nhiều công viên cây xanh. Nhưng dường như hiếm thấy công
viên nào còn nguyên vẹn, thay vào đó là bị lõm, khuyết với những công trình tạm
hoặc kiên cố, rồi trung tâm tiệc cưới vẫn tồn tại, điều đó thể hiện sự bất lực của chính
quyền trong việc trả lại công viên cho người dân, từ mở đường cho đến quán xá làm
mất diện tích công viên. Đáng lưu ý hơn là nhiều nơi không có công viên cây xanh
nhưng ngay cả nơi may mắn có được, người dân cũng không thể thoải mái tản bộ, thể
dục hoặc thư giãn, vui chơi do phần lớn diện tích đất công viên cây xanh bị hàng
quán, bãi giữ xe lấn chiếm, bị cho thuê tổ chức hội chợ, triển lãm, khu vui chơi có
thu tiền.
Hầu hết các công viên là khuôn viên trồng cây xanh, hệ thống tưới cây còn thô
sơ, chưa có các hệ thống đèn quạt trong công viên để phục vụ. Khả năng giữ an ninh
rất thấp. Cho nên công viên mà nhóm chúng em hướng đến là một nơi có khu tham
quan với hệ thống đo nhiệt độ độ ẩm, có hồ phun nước, đặc biệt hơn có các khu nhà
nghĩ dưỡng, sinh hoạt được gắn các thiết bị được điều khiển bằng Wifi như quạt và
đèn.
Ngoài ra để tránh những vấn đề mất cắp thường xảy ra ở thư viện các trường
học thì công viên được làm thêm thẻ RFID và thành viên làm thẻ sẽ được vào công
viên. Có hệ thống Camera giám sát các hoạt động của công viên. Nhóm đã quyết định
nghiên cứu và thi công đề tài: “Thiết kế và thi công mô hình công viên 4.0”.
101 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế và thi công mô hình công viên 4.0, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 1
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần lớn ở trường học các khuôn viên thường xây như thư viện, căn tin, khu thể
thao, sân đá bóng, nhưng chưa thấy ngôi trường nào làm một công viên xanh thu nhỏ
với nhiều tiện ích kết hợp với các công nghệ kỹ thuật hiện nay. Ngoài ra trong thành
phố Hồ Chí Minh có rất nhiều công viên cây xanh. Nhưng dường như hiếm thấy công
viên nào còn nguyên vẹn, thay vào đó là bị lõm, khuyết với những công trình tạm
hoặc kiên cố, rồi trung tâm tiệc cưới vẫn tồn tại, điều đó thể hiện sự bất lực của chính
quyền trong việc trả lại công viên cho người dân, từ mở đường cho đến quán xá làm
mất diện tích công viên. Đáng lưu ý hơn là nhiều nơi không có công viên cây xanh
nhưng ngay cả nơi may mắn có được, người dân cũng không thể thoải mái tản bộ, thể
dục hoặc thư giãn, vui chơi do phần lớn diện tích đất công viên cây xanh bị hàng
quán, bãi giữ xe lấn chiếm, bị cho thuê tổ chức hội chợ, triển lãm, khu vui chơi có
thu tiền.
Hầu hết các công viên là khuôn viên trồng cây xanh, hệ thống tưới cây còn thô
sơ, chưa có các hệ thống đèn quạt trong công viên để phục vụ. Khả năng giữ an ninh
rất thấp. Cho nên công viên mà nhóm chúng em hướng đến là một nơi có khu tham
quan với hệ thống đo nhiệt độ độ ẩm, có hồ phun nước, đặc biệt hơn có các khu nhà
nghĩ dưỡng, sinh hoạt được gắn các thiết bị được điều khiển bằng Wifi như quạt và
đèn.
Ngoài ra để tránh những vấn đề mất cắp thường xảy ra ở thư viện các trường
học thì công viên được làm thêm thẻ RFID và thành viên làm thẻ sẽ được vào công
viên. Có hệ thống Camera giám sát các hoạt động của công viên. Nhóm đã quyết định
nghiên cứu và thi công đề tài: “Thiết kế và thi công mô hình công viên 4.0”.
1.2. MỤC TIÊU
Thực hiện được tính thực tế và sử dụng công nghệ để thuận tiện đối với sinh
viên, người tham quan và quản lý công viên, tạo ra một địa điểm lý tưởng để mọi
người thư giản và vui chơi. Thiết kế và thi công mô hình công viên với kích thước
chiều dài 80cm, chiều rộng 80cm, chiều cao 15 cm. Sử dụng vi điều khiển PIC16F887
và Module Wifi ESP8266 làm trung tâm điều khiển. Thiết kế App trên Smartphone
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 2
bằng MIT App Inventer. Đo nhiệt độ, độ ẩm bằng cảm biến DHT-11, hiển thị lên
LCD 16x2 và điều khiển động cơ bơm nước và đèn sưởi. Ứng dụng công nghệ RFID
và Camera phục vụ cho việc ngăn chặn các tác nhân xấu bên ngoài như trộm, cắp
diễn ra.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này, nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu các nội dung như sau:
Nội dung 1: Thu thập dữ liệu về các mô hình có trong công viên và khảo sát
người đến công viên muốn công viên cần thêm nhưng mô hình và thiết bị gì để phục
vụ.
Nội dung 2: Tìm hiểu ưu và nhược điểm của một công viên đang hoạt động
hiện nay.
Nội dung 3: Tìm hiểu hệ thống nào cần trong công viên.
Nội dung 4: Thiết kế và thi công mô hình.
Nội dung 5: Đánh giá kết quả thực hiện.
Nội dung 6: Nhận xét ưu nhược điểm của toàn bộ hệ thống và hướng phát triển
đề tài.
1.4. GIỚI HẠN
Đây là mô hình công viên công nghệ giai đoạn cơ bản. Sử dụng công nghệ thẻ
quẹt RIFD và Camera để giám sát người ra vào hợp lệ.
Sử dụng công nghệ RFID với 2 loại thẻ, ứng với 1 người là thẻ đúng là 1 người
là thẻ sai để ra vào công viên.
Hiển thị nội dung quảng cáo hoặc tên công viên bằng 4 Led Matrix kết nối
Bluetooth với khoảng cách điều khiển 10m.
Điều khiển đèn 12V DC và quạt 12V DC bằng cách kết nối Wifi trong công
viên và sử dụng với khoảng cách từ 10m - 20m.
Màn hình hiển thị nhiệt độ, độ ẩm và quẹt thẻ RFID chỉ là LCD 16x2.
1.5. BỐ CỤC
Đề tài được trình bày trong 6 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Thiết kế hệ thống
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 3
Chương 4: Thi công hệ thống
Chương 5: Kết quả, nhận xét và đánh giá
Chương 6: Kết huận và hướng phát triển
Cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan
Đặt vấn đề dẫn nhập lý do chọn đề tài, trình bày mục tiêu, nội dung nghiên cứu,
xác định một số giới hạn và trình bày bố cục của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trình bày, phân tích ưu nhược điểm của các công viên hiện đang còn hoạt động,
từ đó chọn ra phương án phù hợp cho đề tài. Giới thiệu một số lý thuyết liên quan và
những phần cứng cần sử dụng cho đề tài.
Chương 3: Thiết kế hệ thống
Xây dựng sơ đồ khối, trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống. Thiết kế và
lựa chọn linh kiện phù hợp cho từng khối. Xây dựng sơ đồ nguyên lý cho từng khối
và toàn bộ hệ thống.
Chương 4: Thi công hệ thống
Trình bày các bước thi công mô hình hoàn chỉnh từ phần cứng đến phần mềm.
Xây dựng lưu đồ giải thuật, phương trình tính toán các thông số cụ thể, xử lý tín hiệu
và lập trình cho vi điều khiển.
Chương 5: Kết quả, nhận xét và đánh giá
Trình bày những kết quả đạt được (cấu trúc mô hình). Sau đó đưa ra nhận xét
tổng thể về đề tài cũng như những đánh giá dựa trên các mục tiêu đã đặt ra ban đầu.
Chương 6: Kết luận và hướng phát triển
Trình bày những ưu nhược điểm của toàn bộ hệ thống. Từ đó, đưa ra kết luận
và hướng phát triển cho đề tài.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 4
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 GIỚI THIỆU VỀ LẬP TRÌNH PIC VÀ MỘT SỐ CÔNG CỤ LIÊN QUAN
2.1.1 Ngôn ngữ C.
Ngôn ngữ lập trình C là một ngôn ngữ mệnh lệnh được phát triển từ đầu thập
niên 1970 bởi Ken Thompson và Dennis Ritchie để dùng trong hệ điều hành UNIX.
Từ đó, ngôn ngữ này đã lan rộng ra nhiều hệ điều hành khác và trở thành một những
ngôn ngữ phổ dụng nhất. C là ngôn ngữ rất có hiệu quả và được ưa chuộng nhất để
viết các phần mềm hệ thống, mặc dù nó cũng được dùng cho việc viết các ứng dụng.
Năm 1989 viện tiêu chuẩn của hoa kỳ đã công bố bản chuẩn hóa C còn được gọi là
ANSI 89 (C89) sau đó năm 1990 nâng cấp bản chuẩn hóa này gọi là ANSI 90 (C90),
Hệ điều hành Unix có tới 90% là được viết bởi ngôn ngữ C. 10% là được viết bởi hợp
ngữ. Ngoài ra có rất nhiều các trình điều khiển hỗ trợ lập trình bằng ngôn ngữ C. So
với các ngôn ngữ như C++/C#, Java, ngôn ngữ C có kích cỡ nhỏ. Các thư viện trong
ngôn ngữ C là hạn chế, chỉ chứa các hàm cơ bản. Ngôn ngữ C không đưa ra các ràng
buộc đối với người lập trình. C được sử dụng trong nhiều dự án khác nhau, như viết
hệ điều hành, chương trình xử lý văn bản, đồ hoạ, bảng tính, và thậm chí cả chương
trình dịch cho các ngôn ngữ khác.
2.1.2 Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification).
Giới thiệu.
RFID là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này
cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có
thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng.
Cấu tạo.
Một thiết bị hay một hệ thống RFID được cấu tạo bởi hai thành phần chính là
thiết bị đọc (reader) và thiết bị phát mã RFID có gắn chip hay còn gọi là tag. Thiết bị
đọc được gắn antenna để thu - phát sóng điện từ, thiết bị phát mã RFID tag được gắn
với vật cần nhận dạng, mỗi thiết bi RFID tag chứa một mã số nhất định và không
trùng lặp nhau.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 5
Hình 2.1 Cấu trúc thẻ RFID và hệ thống RFID cơ bản.
Nguyên lý hoạt động.
Thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định, khi đặt thiết
bị RFID trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ này và thu nhận năng
lượng, từ đó phát lại cho thiết bị RFID reader biết mã số của mình. Từ đó thiết bị
RFID reader nhận biết được tag nào đang trong vùng hoạt động.
Ứng dụng.
Thẻ chip (tag) RFID chứa rất nhiều mã nhận dạng khác nhau, thông thường là
32 bit tương ứng với hơn 4 tỷ mã số khác nhau. Ngoài ra khi xuất xưởng mỗi thẻ chip
RFID được gán một mã số khác nhau. Do vậy, khi một vật được gắn chip RFID thì
khả năng nhận dạng nhầm vật đó với 1 thẻ chip RFID khác là rất thấp, xác suất là 1
phần 4 tỷ. Với ưu điểm về mặt công nghệ như vậy nên sự bảo mật và độ an toàn của
các thiết bị ứng dụng công nghệ RFID là rất cao.
– Ứng dụng quản lý lưu thông hàng hóa.
– Ứng dụng quản lý kho hàng.
– Ứng dụng quản lý thu phí đường bộ tự động.
– Bên cạnh những ứng dụng nổi bật đó còn rất nhiều những ứng dụng thiết thực
cho quản lý như: quản lý nhà máy, quản lý thư viện, quản lý chấm công, quản lý bãi
giữ xe, nhà hàng, phòng khách sạn, phòng học, quản lý nhà ăn, quản lý sinh viên,
quản lý bệnh viện, khóa cửa dùng công nghệ RFID, chống trộm xe máy,
2.1.3 Phần mềm CCS.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 6
Hình 2.2 Giao diện của phần mềm CCS.
CCS là trình biên dịch lập trình ngôn ngữ C cho Vi điều khiển PIC của hãng
Microchip.
Chương trình là sự tích hợp của 3 trình biên dich riêng biết cho 3 dòng PIC
khác nhau đó là:
‐ PCB cho dòng PIC 12‐bit opcodes
‐ PCM cho dòng PIC 14‐bit opcodes
‐ PCH cho dòng PIC 16 và 18‐bit
Tất cả 3 trình biên dịch này đuợc tích hợp lại vào trong một chương trình bao
gồm cả trình soạn thảo và biên dịch là CCS, phiên bản mới nhất là PCWH Compiler
Ver 3.227.
Giống như nhiều trình biên dich C khác cho PIC, CCS giúp cho người sử dụng
nắm bắt nhanh được vi điều khiển PIC và sử dụng PIC trong các dự án. Các chương
trình diều khiển sẽ được thực hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả cao thông qua việc
sử dụng ngôn ngữ lập trình cấp cao – Ngôn ngữ C. Tài liệu hướng dẫn sử dụng có rất
nhiều, nhưng chi tiết nhất chính là bản Help đi kèm theo phần mềm (tài liệu Tiếng
Anh). Trong bản trợ giúp nhà sản xuất đã mô tả rất nhiều về hằng, biến, chỉ thị tiền
xử lý, cấu trúc các câu lệnh trong chương trình, các hàm tạo sẵn cho người sử dụng
2.1.4 App Inventor
MIT App Inventor dành cho Android là một ứng dụng web nguồn mở ban đầu
được cung cấp bởi Google và hiện tại được duy trì bởi Viện Công nghệ Massachusetts
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 7
(MIT). Nền tảng cho phép nhà lập trình tạo ra các ứng dụng phần mềm cho hệ điều
hành Android (OS). Bằng cách sử dụng giao diện đồ họa, nền tảng cho phép người
dùng kéo và thả các khối mã (blocks) để tạo ra các ứng dụng có thể chạy trên thiết bị
Android. Đến thời điểm hiện tại 07/2017, phiên bản IOS của nền tảng này đã bắt đầu
được đưa vào thử nghiệm bởi Thunkable, là một trong các nhà cung cấp ứng dụng
web cho ngôn ngữ này.
Mục tiêu cốt lõi của MIT App Inventor là giúp đỡ những người chưa có kiến
thức về ngôn ngữ lập trình từ trước có thể tạo ra những ứng dụng có ích trên hệ điều
hành Android. Phiên bản mới nhất là MIT App Inventor 2.
Ngày nay, MIT đã hoàn thiện App Inventor và nó được chia sẻ ngay trên tài
khoản Google. Các lập trình viên mới bắt đầu hoặc bất kỳ ai muốn tạo ra ứng dụng
Android chỉ cần vào địa chỉ web của MIT, nhập thông tin tài khoản Google, và từ
những mảnh ghép nhỏ, xây dựng những ý tưởng của mình.
Bạn là người mới bắt đầu hoặc chưa biết gì hết về App Inventor? MIT có sẵn
một loạt các hướng dẫn cụ thể cho bạn làm quen với chương trình.
Hình 2.3 Giao diện của App Inventor
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 8
2.1.5 Phần mềm Arduino IDE
Hình 2.4 Giao diện của phầm mềm Arduino IDE 1.8.5
Các thiết bị dựa trên nền tảng Arduino được lập trình bằng ngôn ngữ riêng.
Ngôn ngữ này dựa trên ngôn ngữ Wiring được viết cho phần cứng. Và Wiring lại là
một biến thể của C/C++. Một số người gọi nó là Wiring, một số khác thì gọi là C hay
C/C++ và đội ngũ phát triển Arduino gọi là ngôn ngữ Arduino. Ngôn ngữ
Arduino bắt nguồn từ C/C++ phổ biến hiện nay do đó rất dễ học, dễ hiểu. Để lập trình
cũng như gửi lệnh và nhận tín hiệu từ mạch Arduino, nhóm phát triển dự án này đã
cũng cấp đến cho người dùng một môi trường lập trình Arduino được gọi là Arduino
IDE (Intergrated Development Environment).
Arduino IDE là phần mềm dùng để lập trình cho Arduino. Môi trường lập trình
Arduino IDE có thể chạy trên ba nền tảng phổ biến nhất hiện nay là Windows,
Macintosh OSX và Linux. Do có tính chất nguồn mở nên môi trường lập trình này
hoàn toàn miễn phí và có thể mở rộng thêm bởi người dùng có kinh nghiệm. Ngôn
ngữ lập trình có thể được mở rộng thông qua các thư viện C++. Và do ngôn ngữ lập
trình này dựa trên nền tảng ngôn ngữ C của AVR nên người dùng hoàn toàn có thể
nhúng thêm code viết bằng AVR vào chương trình nếu muốn.
2.2 CÁC CHUẨN GIAO TIẾP TRUYỀN DỮ LIỆU
2.2.1 Giao tiếp UART (Universal Asynchronous Receive/Transmit)
a. Giới thiệu
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 9
UART là viết tắt của Universal Asynchronous Receiver – Transmitter. Thường
là một mạch tích hợp được sử dụng trong việc truyền dẫn dữ liệu nối tiếp giữa máy
tính và các thiết bị ngoại vi. Rất nhiều vi điều khiển hiện nay đã được tích hợp UART,
vì vấn đề tốc độ và độ điện dụng của UART không thể so sánh với các giao tiếp mới
hiện nay nên các dòng PC & Laptop đời mới không còn tích hợp cổng UART. Giao
tiếp SPI và I2C có 1 dây truyền dữ liệu và 1 dây được sử dụng để truyền xung clock
(SCL) để đồng bộ trong giao tiếp. Với UART thì không có dây SCL, vấn đề được
giải quyết khi mà việc truyền UART được dùng giữa 2 vi xử lý với nhau, đồng nghĩa
với việc mỗi vi xử lý có thể tự tạo ra xung clock cho chính nó sử dụng. Để bắt đầu
cho việc truyền dữ liệu bằng UART, một START bit được gửi đi, sau đó là các bit
dữ liệu và kết thúc quá trình truyền là STOP bit.
Hình 2.5 Truyền dữ liệu bằng UART.
Khi ở trạng thái chờ mức điện thế ở mức 1 (high). Khi bắt đầu truyền START
bit sẽ chuyển từ 1 xuống 0 để báo hiệu cho bộ nhận là quá trình truyền dữ liệu sắp
xảy ra. Sau START bit là đến các bit dữ liệu D0-D7 (Theo hình vẽ các bit này có thể
ở mức High or Low tùy theo dữ liệu). Sau khi truyền hết dữ liệu thì đến Bit Parity để
bộ nhận kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu truyền. Cuối cùng là STOP bit là 1 báo
cho thiết bị rằng các bit đã được gửi xong. Thiết bị nhận sẽ tiến hành kiểm tra khung
truyền nhằm đảm báo tính đúng đắn của dữ liệu.
b. Các thông số cơ bản trong truyền nhận UART
Baud rate (tốc độ baud): Khoảng thời gian dành cho 1 bit được truyền. Phải
được cài đặt giống nhau ở gửi và nhận.
Frame (khung truyền): Khung truyền quy định về số bit trong mỗi lần truyền.
Start bit: là bit đầu tiên được truyền trong 1 Frame. Báo hiệu cho thiết bị nhận
có một gói dữ liệu sắp được truyền đến (bit bắt buộc).
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 10
Data: dữ liệu cần truyền. Bit có trọng số nhỏ nhất LSB được truyền trước sau
đó đến bit MSB.
Parity bit: kiểm tra dữ liệu truyền có đúng không.
Stop bit: là 1 hoặc các bit báo cho thiết bị rằng các bit đã được gửi xong. Thiết
bị nhận sẽ tiến hành kiểm tra khung truyền nhằm đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu
(bit bắt buộc).
2.2.2 Chuẩn giao tiếp USB (Universal Serial Bus)
a. Giới thiệu
USB là một chuẩn kết nối tuần tự đa dụng trong máy tính. USB sử dụng để kết
nối các thiết bị ngoại vi với máy tính, chúng thường được thiết kế dưới dạng các đầu
cắm cho các thiết bị tuân theo chuẩn cắm và chạy mà với tính năng cắm nóng thiết bị
(nối và ngắt các thiết bị không cần phải khởi động lại hệ thống).
b. Đặc điểm
Cho phép mở rộng 127 thiết bị kết nối cùng vào một máy tính thông qua một
cổng USB duy nhất.
Với USB 2.0 chuẩn tốc độ cao, đường truyền đạt tốc độ tối đa đến 480 Mbps.
Cáp USB gồm hai sợi nguồn (+5V và dây chung GND) cùng một cặp gồm hai
sợi dây xoắn để mang dữ liệu. Trên sợi nguồn, máy tính có thể cấp nguồn lên tới
500mA ở điện áp 5V một chiều (DC).
Những thiết bị tiêu thụ công suất thấp (ví dụ: chuột, bàn phím, loa máy tính
công suất thấp...) được cung cấp điện năng hoạt động trực tiếp từ các cổng USB mà
không cần có sự cung cấp nguồn riêng. Với các thiết bị cần sử dụng nguồn công suất
lớn (như máy in, máy quét...) không sử dụng nguồn điện từ đường truyền USB như
nguồn chính của chúng, lúc này đường truyền nguồn chỉ có tác dụng như một sự so
sánh mức điện thế của tín hiệu.
Những thiết bị USB có đặc tính cắm nóng, điều này có nghĩa các thiết bị có thể
được kết nối (cắm vào) hoặc ngắt kết nối (rút ra) trong mọi thời điểm mà người sử
dụng cần mà không cần phải khởi động lại hệ thống.
Nhiều thiết bị USB có thể được chuyển về trạng thái tạm ngừng hoạt động khi
máy tính chuyển sang chế độ tiết kiệm điện.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 11
2.2.3 Chuẩn giao tiếp Wifi (Wireless Fidelity)
Hình 2.6 Chuẩn giao tiếp Wifi
a. Giới thiệu
Wifi viết tắt của từ Wireless Fidelity là hệ thống truy cập Internet không dây sử
dụng sóng vô tuyến, giống như truyền hình, Radio và hoàn toàn không cần cáp nối.
Wifi phát sóng trong một phạm vi nhất định vì thế các thiết bị như laptop, máy tính
bảng, Smartphone chỉ cần bật tính năng kết nối Wifi và hoạt động trong tầm phủ sóng
là có thể kết nối, truy cập sử dụng internet bình thường.
b. Nguyên tắc hoạt động của mạng Wifi
Để tạo được kết nối Wifi nhất thiết phải có Router (bộ thu phát), Router này lấy
thông tin từ mạng Internet qua kết nối hữu tuyến rồi chuyển nó sang tín hiệu vô tuyến
và gửi đi, bộ chuyển tín hiệu không dây (Adapter) trên các thiết bị di động thu nhận
tín hiệu này rồi giải mã nó sang những dữ liệu cần thiết. Quá trình này có thể thực
hiện ngược lại, Router nhận tín hiệu vô tuyến từ Adapter và giải mã chúng rồi gởi
qua Internet.
2.2.4 Giao thức MQTT (Message Queuing Telemetry Transport)
MQTT là một giao thức gởi dạng publish/subscribe sử dụng cho các thiết
bị Internet of Things với băng thông thấp, độ tin cậy cao và khả năng được sử dụng
trong mạng lưới không ổn định. Bởi vì giao thức này sử dụng băng thông thấp trong
môi trường có độ trễ cao nên nó là một giao thức lý tưởng cho các ứng dụng M2M.
MQTT cũng là giao thức sử dụng trong Facebook Messager.
Trong chương trình ESP8266, sẽ có 4 thông tin quan trọng. Đó là máy chủ,
người dùng, mật khẩu và cổng (port). Hãy nhớ rằng “test.mosquitto.org” không yêu
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 12
cầu người dùng đăng nhập và khi bạn đang vận hành một broker của riêng bạn, bạn
không cần đăng nhập (nhưng có thể đặt), nhưng tôi sẽ giới thiệu hai biến này trong
chương trình để dành khi cần sử dụng.
ESP8266 sử dụng giao thức MQTT được coi là "client - khách" của "broker".
Để cho ESP8266 nói chuyện với broker PubSubClient là 1 thư viện rất phổ biến. Thư
viện đó được gọi là 'PubSub' vì nó cho phép ESP 'publish - xuất bản' các tin nhắn
MQTT cho broker và để 'Subscribe - Đăng ký nhận tin' với các tin nhắn MQTT của
broker. Bạn có nhớ tôi đã nói lò nướng không cần phải nghe tủ lạnh nói chuyện với
máy pha cà phê? Vâng, đó là những gì 'đăng ký' là dành cho ESP8266 cụ thể chỉ nhận
được thông báo đã đăng ký. Thư viện có thể được cài đặt thông qua trình quản lý thư
viện IDE Arduino.
2.3 GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG
Với đề tài này, nhóm sẽ sử dụng một số thiết bị phần cứng như sau:
- Thiết bị xử lý trung tâm: Vi điều khiển PIC 16F887, ESP8266.
- Thiết bị đầu vào: Module đọc thẻ RFID RC522, Camera, cảm biến đo nhiệt độ,
độ ẩm DHT11, Module bluetooth HC-05.
- Thiết bị đầu ra: Động cơ DC, Relay, Buzzer, Động cơ bước 4 dây, Led Matrix,
LCD 16x2, đèn 220V AC.
2.3.1 Thiết bị xử lý trung tâm – Vi điều khiển PIC 16F887
Giới thiệu
Vi xử lý có rất nhiều loại bắt đầu từ 4 bit cho đến 32 bit, vi xử lý 4 bit hiện nay
không còn nhưng vi xử lý 8 bit vẫn còn mặc dù đã có vi xử lý 64 bit. Lý do sự tồn tại
của vi xử lý 8 bit là phù hợp với một số yêu cầu điều khiển trong công nghiệp. Các
vi xử lý 32 bit, 64 bit thường sử dụng cho các máy tính vì khối lượng dữ liệu của máy
tính rất lớn nên cần các vi xử lý càng mạnh càng tốt. Các hệ thống điều khiển trong
công nghiệp sử dụng các vi xử lý 8 bit hay 16