Cổng thông tin là một thuật ngữ tin học xuất hiện năm 1998. Nội hàm khái niệm còn có nhiều vấn đề cần phải tiếp tục bàn bạc, trao đổi, bởi vậy cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa đưa ra được có một định nghĩa hoàn chỉnh. Portal hay Cổng thông tin điện tử được hiểu như là một trang web xuất phát mà từ đó người sử dụng có thể dễ dàng truy xuất các trang web và các dịch vụ thông tin khác trên mạng máy tính. Ban đầu khái niệm này được dùng để mô tả các trang web khổng lồ như là Yahoo, Lycos, Altavista, AOL bởi mỗi ngày có hàng trăm triệu người sử dụng chúng như là điểm bắt đầu cho hành trình “lướt web” của họ. Lợi ích lớn nhất mà Cổng thông tin đem lại là tính tiện lợi, dễ sử dụng. Thay vì phải nhớ vô số các địa chỉ khác nhau cho các mục đích sử dụng khác nhau, thì với một Cổng thông tin như Yahoo, người dùng chỉ cần nhớ yahoo.com, ở trong đó nhà cung cấp dịch vụ đã tích hợp mọi thứ mà khách hàng cần Đó là một trang Web cho phép ta dễ dàng truy nhập tới mọi thứ ta cần: tìm kiếm thông tin, đọc tin tức, tán gẫu với bạn bè, gửi thiệp, gửi thư điện tử, xem giá chứng khoán, thậm chí mua sắm một thứ gì đó. Với các đặc tính như ‘chỉ một kết nối’ hay ‘tất cả trong một’ các Cổng thông tin đã trở thành một đầu mối thông tin cho mọi vấn đề, một thứ la bàn định hướng cho người dùng trong hành trình khám phá kho báu internet rộng lớn.
98 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2536 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng cổng thông tin quản lý thông tin sinh viên trường Đại học Hàng Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
--------------aób--------------
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài:
XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN QUẢN LÝ THÔNG TIN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI
Giáo viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Cảnh Toàn
Giáo viên phản biện: K.S Chu Văn Huy
Sinh viên : Lê Hoàng Dương
Nguyễn Tuấn Anh
Trần Trọng Dương
Lớp : CNT48ĐH
Hải Phòng, tháng 12 năm 2011
Mục lục:
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI ngành công nghệ thông tin đã có một bước phát triển thần kỳ. Hiện nay, tin học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế trong mỗi quốc gia. Một nền kinh tế mạnh, một quốc gia mạnh đồng nghĩa với việc ở quốc gia đó công nghệ thông tin đã được ứng dụng và khai thác một cách hiệu quả. Việc ứng dụng rộng rãi của tin học đã đem lại những thành tựu vô cùng to lớn trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong các ứng dụng to lớn của ngành công nghệ thông tin đó là giúp cho việc trao đổi thông tin diễn ra dễ dàng hơn. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu trao đổi thông tin càng lớn. Và cổng thông tin đã ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Cổng thông tin được dùng nhiều trong các trường đại học bởi những tiện ích vô cùng lớn mà nó mang lại. Cổng thông tin giúp cho việc quản lý thông tin sinh viên của nhà trường trở lên dễ dàng hơn, giúp cho việc trao đổi thông tin trong trường thuận tiện hơn. Điều đó rất cần thiết đối với các trường đại học có số lượng lớn nhân viên, giảng viên và sinh viên.
Nhận thấy ứng dụng to lớn của cổng thông tin sinh viên, đồng thời xét thấy thực tế trường ĐH Hàng Hải rất phù hợp để áp dụng hệ thống cổng thông tin. Chúng em đã lựa chọn đề tài : “Xây dựng Cổng thông tin quản lý thông tin sinh viên trường ĐH Hàng Hải “ làm đề tài tốt nghiệp cho mình. Hy vọng rằng đề tài này sẽ giúp ích cho nhà trường.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN HỆ THỐNG
1.1. Cổng thông tin là gì?
Cổng thông tin là một thuật ngữ tin học xuất hiện năm 1998. Nội hàm khái niệm còn có nhiều vấn đề cần phải tiếp tục bàn bạc, trao đổi, bởi vậy cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa đưa ra được có một định nghĩa hoàn chỉnh. Portal hay Cổng thông tin điện tử được hiểu như là một trang web xuất phát mà từ đó người sử dụng có thể dễ dàng truy xuất các trang web và các dịch vụ thông tin khác trên mạng máy tính. Ban đầu khái niệm này được dùng để mô tả các trang web khổng lồ như là Yahoo, Lycos, Altavista, AOL… bởi mỗi ngày có hàng trăm triệu người sử dụng chúng như là điểm bắt đầu cho hành trình “lướt web” của họ. Lợi ích lớn nhất mà Cổng thông tin đem lại là tính tiện lợi, dễ sử dụng. Thay vì phải nhớ vô số các địa chỉ khác nhau cho các mục đích sử dụng khác nhau, thì với một Cổng thông tin như Yahoo, người dùng chỉ cần nhớ yahoo.com, ở trong đó nhà cung cấp dịch vụ đã tích hợp mọi thứ mà khách hàng cần… Đó là một trang Web cho phép ta dễ dàng truy nhập tới mọi thứ ta cần: tìm kiếm thông tin, đọc tin tức, tán gẫu với bạn bè, gửi thiệp, gửi thư điện tử, xem giá chứng khoán, thậm chí mua sắm một thứ gì đó. Với các đặc tính như ‘chỉ một kết nối’ hay ‘tất cả trong một’ các Cổng thông tin đã trở thành một đầu mối thông tin cho mọi vấn đề, một thứ la bàn định hướng cho người dùng trong hành trình khám phá kho báu internet rộng lớn.
Ngày nay khái niệm Cổng thông tin không chỉ áp dụng cho các ‘gã khổng lồ truyền thông’ kể trên, nguyên lý một đầu mối cho tất cả đã được áp dụng vào việc nâng cấp, cải tạo các website kiểu cũ, góp phần hình thành nên một không gian thông tin (portal space) trên mạng internet. Các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) xây dựng nên các Cổng thông tin để hỗ trợ khách hàng của mình trong việc sử dụng internet. Các dịch vụ mà họ thường tích hợp vào trong Cổng thông tin của mình là công cụ tìm kiếm, danh mục các trang web được sắp xếp theo một tiêu chí nào đó, trang tin tức điện tử, dịch vụ nhắn tin, phòng chat, hòm thư điện tử hay trang web cá nhân miễn phí … Các Cổng thông tin này cố gắng để tạo ra một thế giới internet thu nhỏ cho các khách hàng, vì thế chúng thường được khuyến cáo như là điểm bắt đầu lý tưởng cho những người mới tìm hiểu về internet.
Sức hấp dẫn của các Cổng thông tin không chỉ bởi sự tập trung thông tin về một đầu mối, chúng còn có một tính năng quan trọng khác đó là khả năng tương tác thông tin nhiều chiều. Nói một cách khác đi, người dùng không chỉ khai thác thông tin từ Cổng thông tin mà họ còn có thể đưa ra những yêu cầu để được phục vụ. Các Cổng thông tin được xây dựng cho chính phủ, cho chính quyền tỉnh, thành phố là một ví dụ. Ngoài vai trò như một ‘tổng hành dinh trực tuyến’ nơi đóng quân của đầy đủ các sở ban ngành, các Cổng thông tin này còn cho phép người dân làm những việc như đăng ký kinh doanh qua mạng, đăng ký kết hôn qua mạng… thậm chí bỏ phiếu bầu cử qua mạng. Mọi đối tượng sử dụng đều có thể tìm kiếm và khai thác kho thông tin đa dạng này một cách dễ dàng qua một giao diện thống nhất mà không cần biết thông tin này ở đâu, do ai quản lý. Chẳng hạn, người dân có thể tìm thấy và sử dụng ngay dịch vụ hành chính mà họ cần, chứ không phải quan tâm đến cấp chính quyền nào, những cơ quan nào liên quan đến các thủ tục đó.
Song song với sự phát triển của các Cổng thông tin như Yahoo, AOL… Các tập đoàn công nghệ thông tin lớn cũng sử dụng cách tương tự để cải tiến hệ thống thông tin của mình. Họ đã tạo ra những mô hình kiểu mẫu cho việc xây dựng các Cổng thông tin doanh nghiệp (EIP- Enterprise Information Portal). Các Cổng thông tin như thế này trước hết là để phục vụ cho các công việc của doanh nghiệp, mà cụ thể là hỗ trợ các tiến trình truyền thông và tương tác giữa các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp (B2E – Business to Employee). Một số mô hình EIP của mạng thông tin nội bộ (Business Intranet Portal) cho phép các nhân viên dễ dàng khai thác các nguồn tài nguyên thông tin trong doanh nghiệp đồng thời cho phép truy xuất ra các Cổng thông tin công cộng, các Cổng thông tin chuyên ngành hẹp khác. Cổng thông tin cộng tác, tạo một môi trường làm việc ảo cho phép các nhân viên có thể làm việc với nhau từ bất cứ đâu. Cổng thông tin chuyên gia, kết nối các nhân viên dựa trên yếu tố năng lực của từng người… Các ứng dụng đa dạng của Cổng thông tin trong môi trường nội bộ doanh nghiệp là một công cụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp trong thời đại bùng nổ thông tin, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có nhiều bộ phận, chi nhánh phân bố trong một không gian địa lý rộng. Cũng vẫn trong môi trường ứng dụng là các doanh nghiệp, công nghệ Cổng thông tin còn cung cấp một công cụ giao tiếp hữu hiệu với thế giới bên ngoài. Khái niệm cổng thông tin doanh nghiệp mở rộng (Extended enterprise portal - extranet) nhằm nói tới một trang web cho phép doanh nghiệp thực hiện giao dịch với các khách hàng của mình (B2C) hay với các nhà cung cấp, các đối tác (B2B).
Vai trò của Cổng thông tin là không thể phủ nhận đối với các hoạt động trên mạng internet, đôi khi việc xây dựng nó còn được xem như một thứ ‘mốt thời thượng’. Tuy nhiên cũng cần phải khẳng định rằng việc xây dựng một Cổng thông tin thực thụ là việc không đơn giản.
1.2. Ứng dụng của Cổng thông tin sinh viên trong trường đại học hiện nay:
Hình 1.1 Mô hình đào tạo tại một số trường đại học
Trên đây là mô hình đào tạo sinh viên tại các trường học nước ngoài, và một số trường học tại nước ta cũng đang xây dựng theo mô hình này. Trên mô hình ta thấy, việc học của sinh viên được hỗ trợ bởi rất nhiều hệ thống khác nhau:
Course Management System (hệ thống quản lý khoá học):
Là hệ thống quản lý thông tin sinh viên, kết quả học tập rèn luyện của
sinh viên trong suốt quá trình sinh viên theo học tại trường. Với hệ thống này việc học tập của sinh viên sẽ được sắp xếp một cách logic, chính xác và sinh viên sẽ có một kế hoạch hoc tập tốt nhất.
Student Network (mạng sinh viên):
Là hệ thống mạng chia sẻ của các sinh viên. Tại đây sinh viên có thể
trao đổi các vấn đề liên quan đến học tập, giải trí và các vấn đề liên quan đến trường học. Sinh viên cũng có thể chia sẻ các tài liệu trong quá trình học tập.
Teacher Website (trang web của giáo viên):
Các trang web cá nhân hay blog của giáo viên sẽ là nơi chia sẻ thông
tin của các giáo viên về các môn học, đồng thời cũng là nơi mà giáo viên có thể nhận được các thông tin chia sẻ, phản hồi từ chính phía sinh viên mà họ đang giảng dạy.
Và quan trọng đó là hệ thống School Portal (Cổng thông tin trường
học):
Được các trường Đại học xây dựng với mục đích gần như là trang chủ, nơi tập trung các thông tin từ phía các hệ thống trên. Tại đây sinh viên có thể biết được thông tin về kết quả học tập của mình trong quá trình học tại trường, và từ đây cũng có thể truy xuất được đến các hệ thống mạng sinh viên hay hệ thống Website cá nhân của giáo viên, và biết được rất nhiều các thông tin khác liên quan đến việc học của mình.
Như vậy ta thấy rằng việc triển khai một cổng thông tin trường học là rất quan trọng, đó không chỉ là nơi sinh viên có thể biết được tất cả các thông tin liên quan đến việc học của mình, giúp quá trình học tập thuận lợi đạt kết quả tốt hơn mà còn là nơi trao đổi, chia sẻ thông tin của tất cả đối tượng liên quan đến việc học của sinh viên.
1.3. Thực tế trường Đại học Hàng hải đặt ra:
ĐH Hàng Hải là trường có số lượng Giảng viên, Sinh viên lớn. Việc một Sinh viên biết được các thông tin cần thiết trong quá trình học tập của mình là một vấn đề không phải dễ dàng. Sinh viên muốn biết thông tin về điểm, sinh viên phải tra cứu trong hệ thống trong hệ thống website: Sinh viên muốn biết thông tin về thời khoá biểu phải đăng nhập vào hệ thống Sinh viên muốn biết thông tin nợ học phí của mình thì phải xuống phòng hành chính của Trường để nhờ tra cứu. Sinh viên muốn biết thời gian mượn trả sách thư viện phải lên Thư viện của trường để xem được lịch mượn trả sách ghi tại bảng… Như vậy để biết được thông tin của mình trong quá trình học tập sẽ phải sử dụng đến rất nhiều các hệ thống khác nhau. Hệ thống cổng thông tin sinh viên trường ĐH Hàng Hải được xây dựng để giải quyết vấn đề đó. Chỉ với một lần đăng nhập vào hệ thống, sinh viên có thể biết được tất cả các thông tin: điểm, thời khoá biểu, nợ học phí, thời gian mượn trả sách, và rất nhiều các thông tin khác liên quan đến sinh viên.
Một vấn đề đặt ra nữa đó là hiện tại Nhà trường đã chuyển sang hệ
đào tạo tín chỉ. Đơn vị lớp học sẽ bị mờ đi rất nhiều, sinh viên sẽ khó có thể tập trung tại một lớp như hệ đào tạo theo niên chế. Chính việc phân tán sinh viên như vậy sẽ làm cho việc một sinh viên nhận được thông báo từ các lớp theo học, thông báo từ các giảng viên, thông báo từ khoa, thông báo từ các phòng ban sẽ rất khó khăn. Hệ thống cổng thông tin sinh viên trường ĐH Hàng Hải được xây dựng sẽ cơ bản giải quyết được vấn đề trên. Hệ thống trên sẽ giúp cho việc trao đổi thông tin giữa các đối tượng trên được diễn ra một cách dễ dàng hơn, thuận tiên hơn. Bằng các quản lý người dùng theo nhóm. Chẳng hạn những sinh viên thuộc cùng một lớp niên chế được tập hợp thành một nhóm, những sinh viên cùng học một học phần ( cùng một lớp tín chỉ) được tập hợp thành một nhóm. Giảng viên muốn gửi tin cho cả lớp thì chỉ việc tích vào nhóm đó. Các thành viên trong nhóm sẽ nhận được thông báo của giảng viên. Việc trao đổi thông tin giữa các đối tượng là trực tiếp, không phải qua một bên trung nào do đó sẽ tiện lợi, nhanh chóng hơn.
1.4. Yêu cầu của đề tài:
Yêu cầu chung:
- Cổng thông tin sẽ là nơi trao đổi thông tin thống nhất giữa
sinh viên, giảng viên, Khoa và các phòng ban trong trường. Khi thực hiện đăng nhập vào hệ thống, hệ thống sẽ thực hiện phân quyền cho user các chức năng tương ứng:
Sinh viên:
- Nhận thông báo từ Phòng ban, Khoa, Giảng viên, Lớp…Các thông tin về khen thưởng, kỷ luật, Đoàn… Quan trọng nhất là thông tin về Thời khóa biểu và Điểm của sinh viên. Sinh viên có thể trả lời thông báo của Giảng viên hoặc gửi tin cho các Sinh viên khác…
Hình 1.2 Quy trình trao đổi thông tin của sinh viên
- Mỗi sinh viên đều có 1 tài khoản, khi thực hiện đăng nhập tài khoản, sinh viên sẽ nhận được các thông tin liên quan và thực hiện các thao tác:
Thông tin về điểm thi, điểm khóa học.
Thông tin về lịch học, lịch thực tập, các môn học.
Thông tin về các thông báo từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ
môn tại các lớp học tương ứng.
Thông tin về các thông báo từ 1 số phòng ban liên quan. Ví dụ:
thông tin về kế hoạch của Đoàn thanh niên, thông báo của phòng đào tạo, của phòng y tế về lịch khám sức khỏe định kỳ, thông báo kỷ luật, đình chỉ….
Thông tin về nghiên cứu khoa học, khen thưởng, kỷ luật…
Thông tin về thư viện: các thông báo mượn sách, trả sách, nợ
sách.
Có thể thực hiện chỉnh sửa 1 số thông tin cá nhân.
Giảng viên:
- Nhận thông tin từ Khoa, Phòng ban, Sinh viên hoặc từ Giảng viên khác... Đồng thời Giảng viên có thể gửi thông tin cho Lớp ( Niên chế hoặc Tín chỉ), Khoa, nhóm sinh viên Nghiên cứu khoa học (NCKH), Giảng viên khác…
Hình 1.3 Quy trình trao đổi thông tin của giảng viên
- Mỗi giáo viên đều có 1 tài khoản, khi thực hiện đăng nhập hệ thống,
giáo viên sẽ có thể nhận được các thông tin và thực hiện các thao tác:
Thông tin về danh sách sinh viên trong lớp mình giảng dạy,
khi thực hiện click vào từng sinh viên có thể xem được thông tin cụ thể của sinh viên đó về điểm, quá trình học tập, kỷ luật..
Thông tin thông báo từ các phòng ban.
Có thể xem thông tin về các môn học mà mình giảng dạy ( về
lịch học, lịch thực hành…)
Đối với GV chủ nhiệm: cho phép việc gửi các thông báo cho
các sv trong lớp mà mình quản lý. Vd: Lịch sinh hoạt lớp…
Có thể gửi các tài liệu học tập cho các sinh viên trong lớp…
Giải đáp các thắc mắc được gửi đến từ sinh viên về các môn
học.
Nhân viên phòng ban:
Giáo vụ khoa:
- Gửi thông báo cho Lớp (Niên chế hoặc Tín chỉ) các thông tin
về thời khóa biểu hoặc các thông báo khác, gửi thông báo cho phòng Đào tạo…Đồng thời Giáo vụ cũng nhận thông báo từ các đối tượng trên.
Hình 1.4 Quy trình trao đổi thông tin của giáo vụ
- Tạo lịch phân công giảng dạy. Sau khi lịch phân công giảng
dạy được tạo ra, giáo vụ khoa sẽ gửi Lịch giảng dạy cho giảng viên, gửi thời khóa biểu cho sinh viên.
Quản sinh:
- Gửi thông báo về khen thưởng, kỉ luật cho các lớp.
Phòng đào tạo:
- Gửi thông báo cho các Lớp, Khoa (Giáo vụ), giám sát quá trình giảng dạy của giảng viên, quá trình học tập của Lớp…
Hình 1.5 Quy trình trao đổi thông tin của giáo vụ
Các phòng ban khác:
Gửi thông báo cho các phòng ban khác khi cần.
Yêu cầu chức năng với từng mảng:
Sinh viên:
- Chức năng hệ thống:
Đăng nhập hệ thống.
Phân quyền tài khoản.
Cập nhật thông tin tài khoản.
Đăng xuất.
- Chức năng quản trị :
Quản trị tài khoản hệ thống.
Quản trị thông tin sinh viên.
Quản trị kết quả học tập của sinh viên.
Quản trị các thông tin về kỷ luật, khen thưởng, cảnh cáo nghiên
cứu khoa học.
Quản trị thông tin học phí của sinh viên.
Quản trị các tin tức liên quan đến sinh viên: tuyển dụng, học
bổng, Đoàn - Hội, các thông báo từ các phòng ban liên quan.
- Chức năng hiển thị:
Hiển thị danh sách các lớp học của sinh viên (từ đây sinh
viên có thể liên kết đến các subsite của lớp học để có thể nhận được các thông báo từ cán bộ lớp, giảng viên dạy lớp đó…)
Hiển thị các thông tin liên quan đến sinh viên: hồ sơ cá nhân,
kết quả học tập, học phí, kỷ luật, khen thưởng, nghiên cứu khoa học...
Hiển thị lịch của sinh viên: thời khóa biểu của sinh viên, lịch
kế hoạch học tập.
Hiển thị các tin tức về trường (Trang Tin).
Hiển thị các thông báo từ khoa và các phòng ban.
Giảng viên :
- Cho phép giảng viên xem thông tin về các khóa học, lớp mà mình đang dạy, xem thời khóa biểu, các thông báo của nhà trường, của khoa…
- Cho phép giảng viên gửi các thông báo cho các sinh viên trong lớp mà mình quản lý. Vd: Lịch sinh hoạt lớp…
- Có thể gửi các tài liệu học tập cho các sinh viên trong lớp…
- Giải đáp các thắc mắc được gửi đến từ sinh viên về các môn học.
- Quản lý việc gửi/nhận tin theo nhóm.
- Quản lý việc gửi/nhận tin theo thời gian.
- Quản lý nhóm Nghiên cứu khoa học như việc tạo nhóm, quản lý thành viên của nhóm, quản lý tiến độ của nhóm…
Giáo vụ khoa:
- Gửi các thông báo cho giảng viên, cho lớp…
- Tạo lịch giảng dạy cho giảng viên đồng thời gửi các thông tin về lịch giảng dạy cho giảng viên.
- Gửi báo cáo cho phòng đào tạo.
Phòng đào tạo:
- Gửi các thông báo của nhà trường cho các khoa chuyên môn, các phòng ban…
- Tiếp nhận các thông tin từ giáo vụ khoa, dựa vào lịch giảng dạy của giảng viên để theo dõi và quản lý quá trình học tập và giảng dạy của lớp, của giảng viên .
Quản sinh:
- Gửi các thông tin về khen thưởng, kỉ luật cho các sinh viên.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1. Sơ đồ phân rã chức năng:
Từ yêu cầu chức năng ở trên, ta có sơ đồ phân rã chức năng.
hình 2.1 Sơ đồ phân rã chức năng
2.1.1. Hệ thống:
Hình 2.2 Sơ đồ phân rã chức năng hệ thống
2.1.2. Quản trị:
Hình 2.3 Sơ đồ phân rã chức năng quản trị
2.1.3. Sinh viên:
Hình 2.4 Sơ đồ phân rã chức năng sinh viên
2.1.4. Giảng viên:
Hình 2.5 Sơ đồ phân rã chức năng giảng viên
2.1.5. Nhân viên phòng đào tạo:
Hình 2.6 Sơ đồ phân rã chức năng nhân viên phòng đào tạo
2.1.6. Nhân viên phòng tài vụ:
Hình 2.7 Sơ đồ phân rã chức năng nhân viên phòng hành chính
2.1.7. Người dùng:
Hình 2.8. Sơ đồ phân rã chức năng người dùng
2.2. Sơ đồ mức ngữ cảnh:
Hình 2.9 Sơ đồ mức ngữ cảnh
2.3. Chức năng hệ thống:
2.3.1. Sơ đồ dữ liệu mức đỉnh chức năng hệ thống:
Hình 2.10 Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh chức năng hệ thống
2.3.2. Sơ đồ dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng hệ thống:
Hình 2.11 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng hệ thống
2.4. Chức năng quản trị:
2.4.1. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh chức năng quản trị:
Hình 2.12 Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh chức năng quản trị
2.4.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản trị:
2.4.2.1. Chức năng cập nhật thông tin:
Hình 2.13 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập nhật thông tin
2.4.2.2. Chức năng tìm kiếm:
Hình 2.14 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng tìm kiếm
2.5. Chức năng người dùng là sinh viên:
2.5.1. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh chức năng người dùng là sinh viên:
Hình 2.15 Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh chức năng người dùng là sinh viên
2.5.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng người dùng là sinh viên:
2.5.2.1. Chức năng xem thông tin:
Hình 2.16 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng xem thông tin
2.5.2.2. Chức năng cập nhật thông tin:
Hình 2.17 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập nhật thông tin
2.5.2.3. Chức năng tìm kiếm:
Hình 2.18 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng tìm kiếm
2.5.2.4. Chức năng quản lý:
Hình 2.19 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng tìm kiếm
2.6. Chức năng người dùng là giảng viên:
2.6.1. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh chức năng người dùng là giảng viên:
Hình 2.20 Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh chức năng người dùng là giảng viên
2.6.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng người dùng là giảng viên, nhân viên:
2.6.2.1. Chức năng xem thông tin:
Hình 2.21 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng xem thông tin
2.6.2.2. Chức năng cập nhật:
Hình 2.22 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập nhật
2.6.2.3. Chức năng tìm kiếm:
Hình 2.23 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng tìm kiếm
2.6.2.4. Chức năng quản lý:
Hình 2.24 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lý
2.7. Chức năng Nhân viên phòng đào tạo:
2.7.1. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh chức năng nhân viên phòng đào tạo:
Hình 2.25 Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh chức năng nhân viên đào tạo
2.7.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng nhân viên đào tạo:
2.7.2.1. Chức năng xem thông tin:
Hình 2.26 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng xem thông tin
2.7.2.2. Chức năng cập nhật:
Hình 2.27 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập nhật
2.7.2.3. Chức năng tìm kiếm:
Hình 2.28 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng tìm kiếm
2.7.2.4. Chức năng quản lý:
Hình 2.29 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lý
2.8. Chức năng nhân viên phòng hành chính:
2.8.1. Sơ đồ luồng d