Cuộc điều tra 300 hộchăn nuôi lợn và gà được thực hiện trong khuôn khổdựán CARD
030/06 VIE: “Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khảnăng cạnh tranh của các doanh
nghiệp vừa và nhỏnông thôn trong chuỗi giá trịnông nghiệp: Trường hợp ngành thức ăn
chăn nuôi”. Nghiên cứu này bổsung cho cuộc điều tra trước đó vềdoanh nghiệp sản xuất
thức ăn chăn nuôi, và nhằm thu thập một bức tranh tổng quan vềhoạt động chăn nuôi và
việc sửdụng thức ăn chăn nuôi. Cuộc điều tra hộchăn nuôi được thực hiện trong tháng 11
và tháng 12 năm 2008 tại 6 trong tổng số7 tỉnh đã tiến hành cuộc điều tra doanh nghiệp
trước đó, bao gồm: Hà Nội và Hưng Yên ởmiền Bắc, Bình Dương, Đồng Nai, Long An
và Tiền Giang ởmiền Nam.
Nghiên cứu này xem xét 2 hệthống chăn nuôi gà và lợn, điều tra chi phí, việc sửdụng
thức ăn và và hiệu quảtương ứng với từng hệthống. Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ
trình bày kết quảvềcác hình thức chăn nuôi và bán sản phẩm, đặc điểm của hộchăn nuôi,
và quan trọng nhất là việc sửdụng thức ăn công nghiệp và thức ăn thô theo quy mô chăn
nuôi và vùng. Một đóng góp quan trọng của nghiên cứu này là các công việc được thực
hiện gần như đã đi sâu phân tích việc sửdụng thức ăn chăn nuôi của hộ. Tỷlệchuyển đổi
thức ăn (FCRs), và chi phí thức ăn trên 1 kg tăng trọng được tính toán cho việc sửdụng
các loại thức ăn khác nhau của hộchăn nuôi theo các quy mô khác nhau. Báo cáo này
không chỉ đưa ra sốliệu vềtình hình chăn nuôi nói chung ởViệt Nam và hiệu quảsử
dụng thức ăn, mà còn cung cấp sốliệu liên kết các nhà cung cấp thức ăn (doanh nghiệp)
và người sửdụng thức ăn (hộchăn nuôi).
Các kết quảtừbáo cáo phân tích chỉra rằng, ởcác lĩnh vực sau đây, các chỉtiêu sản xuất
của hộchăn nuôi quy mô nhỏthểhiện họcó khảnăng cạnh tranh với hộchăn nuôi lớn.
• Chênh lệch giữa giá bán trung bình trên 1 kg sản phẩm và chi phí trung bình trên 1 kg
sản phẩm mang giá trịdương đối với cảhộchăn nuôi gà và hộchăn nuôi lợn ởtất cả
các quy mô.
• Hộchăn nuôi nhỏcó xu hướng đa dạng hóa hơn trong hoạt động chăn nuôi, ngược lại
các hộchăn nuôi lớn lại có xu hướng chuyên môn hóa vào một loại sản phẩm chăn
nuôi chính. Đa dạng hóa có thểlà một chiến lược hạn chếrủi ro đối với hộchăn nuôi
nhỏ.
• Đối với chăn nuôi gà, kết quả điều tra không tìm thấy sựkhác biệt vềchi phí con
giống giữa các quy mô. Đối với chăn nuôi lợn, giá mua con giống thấp hơn ởcác hộ
chăn nuôi nhỏ(các hộchăn nuôi quy mô lớn hơn có xu hướng nuôi giống lợn ngoại
có giá thành đắt hơn).
• Đối với chăn nuôi lợn, không có sựkhác biệt vềgiá bán sản phẩm giữa các quy mô,
mặc dù thời gian trung bình của một lứa ởcác hộchăn nuôi nhỏlâu hơn. Giá bán gà
ta (thường được nuôi nhiều hơn ởcác hộchăn nuôi nhỏ) cao hơn vềmặt thống kê so
với các giống gà khác.
• Kết quả điều tra cũng không tìm thấy sựkhác biệt có ý nghĩa thống kê trong giá
nguyên liệu thô theo quy mô. Đối với các hộchăn nuôi lợn, giá thức ăn công nghiệp
không có sựkhác biệt vềmặt thống kê giữa các quy mô. Tuy nhiên, trong trường hợp
của các hộnuôi gà, giá mua thức ăn hỗn hợp của các hộquy mô nhỏcao hơn vềmặt
thống kê so với các hộlớn.
72 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2503 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - Phần 2: Sử dụng thức ăn của hộ chăn nuôi lợn và gà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
TRUNG TÂM TƯ VẤN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP
----------------------------------------------
Dự án CARD 030/06 VIE: Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong
chuỗi giá trị nông nghiệp: Trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG
NGÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM
PHẦN II: Sử dụng thức ăn của hộ chăn nuôi lợn và gà
Phạm Thi Liên Phương1, Nguyễn Thị Thịnh1, Donna Brennan2, Sally Marsh2, Bùi
Hải Nguyên1
1 Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông
nghiệp Nông thôn, Hà Nội
2 Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Tài nguyên, Đại học Tây Úc
Hà Nội, tháng 4 năm 2010
i
TÓM TẮT TỔNG QUAN
Cuộc điều tra 300 hộ chăn nuôi lợn và gà được thực hiện trong khuôn khổ dự án CARD
030/06 VIE: “Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: Trường hợp ngành thức ăn
chăn nuôi”. Nghiên cứu này bổ sung cho cuộc điều tra trước đó về doanh nghiệp sản xuất
thức ăn chăn nuôi, và nhằm thu thập một bức tranh tổng quan về hoạt động chăn nuôi và
việc sử dụng thức ăn chăn nuôi. Cuộc điều tra hộ chăn nuôi được thực hiện trong tháng 11
và tháng 12 năm 2008 tại 6 trong tổng số 7 tỉnh đã tiến hành cuộc điều tra doanh nghiệp
trước đó, bao gồm: Hà Nội và Hưng Yên ở miền Bắc, Bình Dương, Đồng Nai, Long An
và Tiền Giang ở miền Nam.
Nghiên cứu này xem xét 2 hệ thống chăn nuôi gà và lợn, điều tra chi phí, việc sử dụng
thức ăn và và hiệu quả tương ứng với từng hệ thống. Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ
trình bày kết quả về các hình thức chăn nuôi và bán sản phẩm, đặc điểm của hộ chăn nuôi,
và quan trọng nhất là việc sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn thô theo quy mô chăn
nuôi và vùng. Một đóng góp quan trọng của nghiên cứu này là các công việc được thực
hiện gần như đã đi sâu phân tích việc sử dụng thức ăn chăn nuôi của hộ. Tỷ lệ chuyển đổi
thức ăn (FCRs), và chi phí thức ăn trên 1 kg tăng trọng được tính toán cho việc sử dụng
các loại thức ăn khác nhau của hộ chăn nuôi theo các quy mô khác nhau. Báo cáo này
không chỉ đưa ra số liệu về tình hình chăn nuôi nói chung ở Việt Nam và hiệu quả sử
dụng thức ăn, mà còn cung cấp số liệu liên kết các nhà cung cấp thức ăn (doanh nghiệp)
và người sử dụng thức ăn (hộ chăn nuôi).
Các kết quả từ báo cáo phân tích chỉ ra rằng, ở các lĩnh vực sau đây, các chỉ tiêu sản xuất
của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thể hiện họ có khả năng cạnh tranh với hộ chăn nuôi lớn.
• Chênh lệch giữa giá bán trung bình trên 1 kg sản phẩm và chi phí trung bình trên 1 kg
sản phẩm mang giá trị dương đối với cả hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn ở tất cả
các quy mô.
• Hộ chăn nuôi nhỏ có xu hướng đa dạng hóa hơn trong hoạt động chăn nuôi, ngược lại
các hộ chăn nuôi lớn lại có xu hướng chuyên môn hóa vào một loại sản phẩm chăn
nuôi chính. Đa dạng hóa có thể là một chiến lược hạn chế rủi ro đối với hộ chăn nuôi
nhỏ.
• Đối với chăn nuôi gà, kết quả điều tra không tìm thấy sự khác biệt về chi phí con
giống giữa các quy mô. Đối với chăn nuôi lợn, giá mua con giống thấp hơn ở các hộ
chăn nuôi nhỏ (các hộ chăn nuôi quy mô lớn hơn có xu hướng nuôi giống lợn ngoại
có giá thành đắt hơn).
• Đối với chăn nuôi lợn, không có sự khác biệt về giá bán sản phẩm giữa các quy mô,
mặc dù thời gian trung bình của một lứa ở các hộ chăn nuôi nhỏ lâu hơn. Giá bán gà
ta (thường được nuôi nhiều hơn ở các hộ chăn nuôi nhỏ) cao hơn về mặt thống kê so
với các giống gà khác.
• Kết quả điều tra cũng không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong giá
nguyên liệu thô theo quy mô. Đối với các hộ chăn nuôi lợn, giá thức ăn công nghiệp
không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các quy mô. Tuy nhiên, trong trường hợp
của các hộ nuôi gà, giá mua thức ăn hỗn hợp của các hộ quy mô nhỏ cao hơn về mặt
thống kê so với các hộ lớn.
• Các hộ chăn nuôi nhỏ sử dụng nhiều ăn thức ăn trộn hơn, và chúng tôi cũng tìm thấy
bằng chứng cho thấy đối với chăn nuôi lợn, chi phí thức ăn trên 1kg tăng trọng ở hình
ii
thức cho ăn thức ăn trộn thấp hơn về mặt thống kê so với hình thức cho ăn toàn thức
ăn hỗn hợp. Tuy nhiên, kết luận này không đúng trong trường hợp chăn nuôi gà.
Cuộc điều tra cũng xác định một số vấn đề liên quan đến hoạt động chăn nuôi quy mô
nhỏ.
• Hộ chăn nuôi nhỏ có cơ sở hạ tầng chăn nuôi kém hơn và nhiều hộ trong số họ gặp
phải dịch bệnh trong 12 tháng qua. Điều này có thể liên quan tới cơ sở hạ tầng nghèo
nàn cũng như thiếu các biện pháp thú y/ chăm sóc sức khỏe vật nuôi.
• Các hộ chăn nuôi nhỏ cũng có xu hướng ít vay vốn để chăn nuôi, và họ thường vay từ
các nguồn tư nhân hơn là từ ngân hàng hoặc các tổ chức thương mại khác.
• Tỷ trọng chi phí thức ăn trong tổng chi phí chăn nuôi có xu hướng cao hơn ở các hộ
quy mô nhỏ. Điều này khiến cho các hộ quy mô nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trước sự
tăng giá của thức ăn chăn nuôi.
• Hộ chăn nuôi nhỏ ít tham gia vào hình thức hợp đồng cung cấp thức ăn chăn nuôi và/
hoặc bán sản phẩm chăn nuôi. Một trường hợp ngoại lệ là các hộ chăn nuôi nhỏ có
hợp đồng cung cấp trứng và chăn nuôi lợn thịt.
Một số phát hiện từ cuộc điều tra hộ chăn nuôi đưa ra những gợi ý cho các doanh nghiệp
sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa quy mô vừa và nhỏ.
• Rất ít hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp của các công ty nội địa. Các hộ chăn
nuôi lợn và gà đều ưa chuộng các nhãn hiệu nước ngoài hơn. Lý do chính của sự lựa
chọn này là các nhãn hiệu nước ngoài được coi là có chất lượng cao hơn và cho năng
suất chăn nuôi tốt hơn. Nghiên cứu không cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê
giữa giá thức ăn nhãn hiệu nước ngoài và nhãn hiệu nội địa.
• Chúng tôi đã tiến hành so sánh tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) của các hộ chăn nuôi
sử dụng thức ăn hỗn hợp nước ngoài và nội địa. Đối với hộ chăn nuôi gà thịt, FCR
thấp hơn về mặt thống kê ở các hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp nhãn hiệu nước ngoài.
Đối với chăn nuôi lợn, FCR không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các hộ sử
dụng nhãn hiệu nước ngoài hay nội địa. Các kết quả này chỉ ra rằng có thể có sự khác
biệt về chất lượng giữa thức ăn hỗn hợp cho gà nhãn hiệu nước ngoài và nội địa, trong
khi đó không có bằng chứng về sự khác biệt trong trường hợp thức ăn hỗn hợp cho
lợn. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi nhận thức được sự khác biệt về chất lượng, và yếu tố
này là đủ để ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thức ăn công nghiệp nhãn hiệu nước
ngoài. Phát hiện này ủng hộ cho các kết quả từ cuộc điều tra doanh nghiệp thức ăn
chăn nuôi (phần I) đề xuất rằng cải tiến kiểm soát chất lượng là vấn đề chính đối với
các doanh nghiệp nội địa.
• Các hộ chăn nuôi quy mô lớn hơn có xu hướng tham gia nhiều hơn vào hình thức hợp
đồng cung cấp thức ăn chăn nuôi. Do phần lớn các hộ sử dụng thức ăn công nghiệp
nhãn hiệu nước ngoài, chúng ta có thể giả định họ có hợp đồng cung cấp thức ăn từ
các doanh nghiệp nước ngoài. Khi quy mô chăn nuôi ở Việt Nam tăng lên, và cùng
với nó là khả năng tham gia vào hình thức hợp đồng cung cấp thức ăn, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi sẽ ngày càng bị đẩy ra khỏi thị
trường cung cấp thức ăn.
• Cuộc điều tra điều tra doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đưa ra bằng chứng
cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tỷ trọng doanh thu từ sản xuất thức ăn đậm
đặc trong tổng doanh thu cao hơn các doanh nghiệp lớn – nơi chủ yếu tập trung vào
sản xuất thức ăn hỗn hợp. Các kết quả của chúng tôi cho thấy hình thức sử dụng thức
iii
ăn kết hợp (có sử dụng thức ăn đậm đặc và được áp dụng phổ biến hơn ở những hộ
chăn nuôi quy mô nhỏ) đem lại hiệu quả tốt khi xét về chi phí thức ăn trên 1 kg tăng
trọng đối với chăn nuôi lợn. Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi vừa và nhỏ cần tìm
hiểu thêm về việc sử dụng hiệu quả thức ăn đậm đặc trong khẩu phần thức ăn trộn cho
chăn nuôi lợn, thông qua các mối liên kết trực tiếp với các hộ chăn nuôi nhỏ và/hoặc
các hợp tác xã nông nghiệp.
iv
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn chương trình CARD của Cơ quan Hỗ trợ Phát triển
Úc AusAID đã hỗ trợ kinh phí cho Dự án 030/06 VIE: Xây dựng chiến lược nhằm tăng
cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá
trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi.
Nhóm tác giả chân thành cảm ơn những đóng góp cho dự án nghiên cứu này của các cán
bộ nghiên cứu thuộc Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp: Phạm Tuyết Mai, Trần
Công Thắng, Nguyễn Ngọc Quế, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Nguyễn Anh Phong và Nguyễn
Lệ Hoa.
Chúng tôi cũng xin ghi nhận những ý kiến đóng góp hữu ích của ông Lê Bá Lịch (Hiệp
hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam), ông Trần Công Xuân (Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt
Nam), bà Bùi Thị Oanh (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và ông Lã Văn Kính
(Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam Việt Nam) cũng như các đại biểu tham gia hai
cuộc hội thảo lấy ý kiến các bên liên quan tổ chức vào tháng 12/2009 tại Hà Nội và tháng
1/2010 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài những góp ý về các vấn đề kỹ thuật của các
chuyên gia Việt Nam nói trên, chúng tôi cũng nhận được ý kiến đóng góp của TS.
Johanna Pluske (chuyên gia tư vấn kinh tế chăn nuôi) và GS. John Pluske (chuyên gia
dinh dưỡng động vật) của Trường ĐH Murdoch, Tây Úc. Chúng tôi cũng xin cảm ơn
những nhận xét hữu ích cho bản thảo của báo này của TS. Johanna Pluske.
Chúng tôi cũng xin ghi nhận và gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ Sở Nông nghiệp
& Phát triển Nông thôn của 6 tỉnh về sự hỗ trợ cho nhóm nghiên cứu tiến hành cuộc điều
tra hộ chăn nuôi trên địa bàn các tỉnh. Chúng tôi cũng đánh giá cao nỗ lực của nhóm điều
tra viên, và cuối cùng, xin cảm ơn 300 hộ chăn nuôi gà và lợn đã dành thời gian và sẵn
lòng hỗ trợ công tác điều tra, cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến hoạt động
chăn nuôi của hộ.
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
ANOVA Phân tích phương sai
CAP Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
CARD Chương trình Hợp tác Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn
DARD Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
FCR Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn
IAE Viện Kinh tế Nông nghiệp
IAS Viện Khoa học Nông nghiệp
IFPRI Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế
MARD Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
NSD Không có sự khác biệt về mặt thống kê
SD Phương sai
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
VAFA Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam
VHLSS Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam
VPA Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam
VND Việt Nam đồng
v
MỤC LỤC
TÓM TẮT............................................................................................................................i
DANH SÁCH CÁC BẢNG.............................................................................................................vii
1. Giới thiệu .....................................................................................................................2
1.1 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................3
1.2 Tiến hành điều tra..................................................................................................3
1.2.1 Phân loại hộ chăn nuôi gà ..............................................................................4
1.2.2 Phân loại hộ chăn nuôi lợn.............................................................................5
2 Các đặc điểm nhân khẩu học .......................................................................................6
3 Các hệ thống chăn nuôi gà ...........................................................................................8
3.1 Các hộ tự ấp con giống..........................................................................................8
3.2 Các hộ nuôi gà thịt có mua con giống...................................................................8
3.3 Các hộ nuôi gà đẻ có mua con giống ..................................................................10
3.4 Tóm tắt các hệ thống chăn nuôi gà......................................................................12
4 Các hệ thống chăn nuôi lợn........................................................................................13
4.1 Các hoạt động chăn nuôi .....................................................................................13
4.2 Chăn nuôi lợn thịt................................................................................................14
4.3 Tóm tắt các hệ thống chăn nuôi lợn ....................................................................15
5 Sử dụng thức ăn chăn nuôi của hộ .............................................................................17
5.1 Sử dụng thức ăn cho gà .......................................................................................17
5.2 Sử dụng thức ăn cho lợn......................................................................................24
6 Các kênh thị trường....................................................................................................32
6.1 Khả năng và việc tham gia các hình thức hợp đồng ...........................................32
6.2 Các đối tượng cung cấp thức ăn chăn nuôi .........................................................33
6.3 Thị trường đầu ra.................................................................................................36
7 Cơ sở hạ tầng và các đặc điểm khác của hoạt động chăn nuôi ..................................38
7.1 Cơ sở hạ tầng chăn nuôi ......................................................................................38
7.2 Dịch bệnh và các biện pháp phòng chống...........................................................43
7.3 Tiếp cận với các đầu vào chăn nuôi ....................................................................45
8 Chi phí chăn nuôi và lợi nhuận ..................................................................................50
8.1 Chi phí chăn nuôi ................................................................................................50
8.2 Chăn nuôi và đóng góp của chăn nuôi trong tổng doanh thu từ nông nghiệp.....53
9 Tóm tắt các phát hiện chính và các gợi ý đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và các
doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ..........................................................................55
9.1 Các hệ thống chăn nuôi .......................................................................................55
9.1.1 Loại giống nuôi ............................................................................................55
9.1.2 Sự đa dạng hóa.............................................................................................55
9.1.3 Hệ thống chăn nuôi ......................................................................................56
9.1.4 Chi phí và giá bán trong chăn nuôi ..............................................................56
9.2 Các đầu vào chăn nuôi, các kênh cung cấp và phân phối ...................................56
9.2.1 Giá thức ăn chăn nuôi ..................................................................................56
9.2.2 Lựa chọn thức ăn chăn nuôi công nghiệp ....................................................56
9.2.3 Tiếp cận và sử dụng tín dụng.......................................................................57
9.2.4 Cung cấp thức ăn chăn nuôi công nghiệp ....................................................57
9.2.5 Phân phối sản phẩm .....................................................................................57
9.2.6 Sử dụng các hình thức hợp đồng..................................................................57
9.3 Chi phí chăn nuôi và doanh thu...........................................................................58
9.3.1 Tỷ lệ của chi phí thức ăn trong tổng chi phí ................................................58
vi
9.3.2 Đóng góp của doanh thu từ chăn nuôi trong tổng doanh thu từ nông nghiệp
58
9.4 Sử dụng thức ăn chăn nuôi ..................................................................................59
9.4.1 Sử dụng thức ăn cho chăn nuôi gà ...............................................................59
9.4.2 Sử dụng thức ăn cho chăn nuôi lợn..............................................................59
9.4.3 Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) ..................................................................60
9.5 Khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ .....................................62
9.6 Các gợi ý đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất thức ăn chăn nuôi......63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................64
vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1. Phân bổ mẫu theo vùng và quy mô của gà thịt và gà đẻ, số lượng hộ.............4
Bảng 3 Các đặc điểm nhân khẩu học của các hộ theo loại vật nuôi chính, theo vùng
và quy mô....................................................................................................................6
Bảng 4 Tỷ lệ chủ hộ với các trình độ giáo dục cụ thể theo loại hình chăn nuôi, theo
vùng và quy mô. .........................................................................................................7
Bảng 5 Các hộ chăn nuôi gà tự ấp con giốnga(cũng có thể mua con giống) .................8
Bảng 6 Các loại giống nuôi đối với gà thịt và số lượng lứa một năm............................9
Bảng 7 Đặc điểm của chăn nuôi gà thịt đối với những hộ mua con giống..................10
Bảng 8 Các loại giống nuôi đối với gà đẻ .......................................................................10
Bảng 9 Các đặc điểm của chăn nuôi gà đẻ đối với những hộ mua con giống.............11
Bảng 10 Cơ cấu hộ chăn nuôi lợn, % từng loại.............................................................13
Bảng 11 Nguồn lợn con để nuôi vỗ béo (tự túc hoặc mua), theo vùng, quy mô và loại
hệ thống - số con/hộ/năm.........................................................................................14
Bảng 12 Phân bố số hộ mua lợn con để nuôi vỗ béo theo loại giống lợn (%)............14
Bảng 13 Các chỉ tiêu về sản xuất đối với chăn nuôi lợn thịt (sử dụng lợn con giống từ
tất cả các nguồn).......................................................................................................15
Bảng 14 Tỷ lệ hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp trong từng giai đoạn, chia theo vùng, quy
mô và loại giống........................................................................................................17
Bảng 15 Tỷ lệ hộ sử dụng thức ăn đậm đặc theo từng giai đoạn, chia theo vùng, quy
mô và loại giống........................................................................................................18
Bảng 16 Cách thức cho ăn của các hộ chăn nuôi gà, tỷ lệ hộ sử dụng các loại thức ăn
khác nhau: chỉ sử dụng thức ăn hỗn hợp, kết hợp thức ăn hỗn hợp với thức ăn
trộn, chỉ sử dụng thức ăn trộn ................................................................................19
Bảng 17 Lượng thức ăn trung bình một ngày cho gà thịt theo từng cách thức cho ăn,
chi a theo vùng, quy mô và loại giống ....................................................................20
Bảng 18 Các thành phần trong khẩu phần ăn được sử dụng bởi các hộ cho ăn kết
hợp ăn thức ăn trộn và thức ăn hỗn hợp ...............................................................21
Table 19 Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn đối với gà thịt chia theo vùng, quy mô, loại giống
và cách thức cho ăn..................................................................................................22
Bảng 20 Hiệu quả của nhãn hiệu thức ăn được sử dụng đến tỷ lệ FCR đối với khẩu
phần ăn chỉ sử dụng thức ăn hỗn hợp, cho các hộ chăn nuôi quy mô lớn và
trung bình .....