TP. Hồ Chí Minh với hơn 7 triệu dân, là nơi tập trung hàng trăm ngàn nhà hàng, khách sạn, khu thương mại, chợ, siêu thị, công sở, văn phòng, trường học, 84 bệnh viện, 400 trung tâm y tế và phòng khám đa khoa, và hơn 12.000 cơ sở công nghiệp (lớn, vừa và nhỏ) nằm trong và ngoài 15 khu công nghiệp và khu chế xuất. Mỗi ngày, Tp.HCM thải ra khoảng 6.000 - 6.500 tấn chất thải rắn đô thị. Trong đó, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các khu đô thị khoảng 3.500 - 4.500 tấn/ngày, từ các cơ sở công nghiệp và y tế khoảng 800 - 1.200 tấn/ngày. Bên cạnh đó, còn có khoảng 700 - 1.200 tấn chất thải rắn xây dựng (xà bần) và 700 - 900 tấn chất thải rắn công nghiệp, trong đó có khoảng 150 - 200 tấn chất thải nguy hại. Địa bàn Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung, không có nhiều các nhà máy xí nghiệp áp dụng các công nghệ tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải mặc dù lợi ích của chúng mang lại là rất lớn. Thực tế cho thấy hầu hết các loại chất thải rắn đều được chôn lấp tại hai bãi chôn lấp chính của thành phố là bãi chôn lấp Đông Thạnh và Gò Cát. Hoạt động này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, ô nhiễm mùi. Hơn nữa, sức chứa của các bãi chôn lấp cũng hạn chế. Do thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung dân số đông nhất cả nước và cũng là nơi đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi kinh tế ngày càng phát triển thì các hoạt động sản xuất diễn ra ngày càng nhanh hơn, nhiều hơn và năng động hơn; điều này đồng nghĩa với việc chất thải ô nhiễm thải ra môi trường ngày càng nhiều hơn, gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sống của con người. Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm rác thải trên địa bàn thành phố chủ yếu là do ý thức người dân chưa cao, thiếu phương tiện thu gom rác, đặc biết là công tác quản lý còn chậm. Nếu tình trạng ô nhiễm rác thải cứ kéo dài và ngày càng trầm trọng, điều khó tránh khỏi là nguồn tài nguyên nước sẽ bị ô nhiễm; cư dân xung quanh các bãi rác tự phát dễ bị các bệnh truyền nhiễm; ngoài ra rác thải ứ đọng gây tắc nghẽn dòng chảy của các kênh rạch, phát tán bệnh tật; Hiện trạng ô nhiễm môi trường nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng trong thánh phố đang là nỗi băn khoăn lo lắng của các cơ quan chức năng cũng như của những người dân sống trên địa bàn quận. Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có những biện pháp quản lý về môi trường sao cho có hiệu quả, để đem lại một môi trường sống tốt đẹp hơn cho con người và cho xã hội. Một trong các biện pháp góp phần giảm thiểu chất thải là việc tuần hoàn – tái chế và tái sử dụng hợp lý chất thải. Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng rác tái chế tại Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp” được chọn để thực hiện.
53 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3811 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp tái chế rác thải tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
TỔNG QUAN
TP. Hồ Chí Minh với hơn 7 triệu dân, là nơi tập trung hàng trăm ngàn nhà hàng, khách sạn, khu thương mại, chợ, siêu thị, công sở, văn phòng, trường học, 84 bệnh viện, 400 trung tâm y tế và phòng khám đa khoa, và hơn 12.000 cơ sở công nghiệp (lớn, vừa và nhỏ) nằm trong và ngoài 15 khu công nghiệp và khu chế xuất... Mỗi ngày, Tp.HCM thải ra khoảng 6.000 - 6.500 tấn chất thải rắn đô thị. Trong đó, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các khu đô thị khoảng 3.500 - 4.500 tấn/ngày, từ các cơ sở công nghiệp và y tế khoảng 800 - 1.200 tấn/ngày. Bên cạnh đó, còn có khoảng 700 - 1.200 tấn chất thải rắn xây dựng (xà bần) và 700 - 900 tấn chất thải rắn công nghiệp, trong đó có khoảng 150 - 200 tấn chất thải nguy hại. Địa bàn Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung, không có nhiều các nhà máy xí nghiệp áp dụng các công nghệ tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải mặc dù lợi ích của chúng mang lại là rất lớn. Thực tế cho thấy hầu hết các loại chất thải rắn đều được chôn lấp tại hai bãi chôn lấp chính của thành phố là bãi chôn lấp Đông Thạnh và Gò Cát. Hoạt động này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, ô nhiễm mùi... Hơn nữa, sức chứa của các bãi chôn lấp cũng hạn chế. Do thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung dân số đông nhất cả nước và cũng là nơi đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi kinh tế ngày càng phát triển thì các hoạt động sản xuất diễn ra ngày càng nhanh hơn, nhiều hơn và năng động hơn; điều này đồng nghĩa với việc chất thải ô nhiễm thải ra môi trường ngày càng nhiều hơn, gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sống của con người. Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm rác thải trên địa bàn thành phố chủ yếu là do ý thức người dân chưa cao, thiếu phương tiện thu gom rác, đặc biết là công tác quản lý còn chậm. Nếu tình trạng ô nhiễm rác thải cứ kéo dài và ngày càng trầm trọng, điều khó tránh khỏi là nguồn tài nguyên nước sẽ bị ô nhiễm; cư dân xung quanh các bãi rác tự phát dễ bị các bệnh truyền nhiễm; ngoài ra rác thải ứ đọng gây tắc nghẽn dòng chảy của các kênh rạch, phát tán bệnh tật; Hiện trạng ô nhiễm môi trường nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng trong thánh phố đang là nỗi băn khoăn lo lắng của các cơ quan chức năng cũng như của những người dân sống trên địa bàn quận. Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có những biện pháp quản lý về môi trường sao cho có hiệu quả, để đem lại một môi trường sống tốt đẹp hơn cho con người và cho xã hội. Một trong các biện pháp góp phần giảm thiểu chất thải là việc tuần hoàn – tái chế và tái sử dụng hợp lý chất thải. Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng rác tái chế tại Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp” được chọn để thực hiện.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Mục tiêu- nhiệm vụ
Đánh giá được kết quả của công tác quản lý tái chế rác thải và lực lượng thu gom rác trong thành phố, hiện trạng của rác thải tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất các biện pháp tái chế rác hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phù hợp kinh tế.
Nội dung nghiên cứu
Tổng quan về tái chế chất thải rắn
Hiện trạng rác thải tại thành phố Hồ Chí Minh
Hiện trạng công tác xử lý rác thải tại thành phố Hồ Chí Minh
Các công nghệ tái chế chất thải rắn hiện tại
Giải pháp và đề xuất giải pháp
Kết luận, kiến nghị
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra khảo sát thực địa.
Thu thập số liệu, tài liệu liên quan.
Thống kê tổng hợp.
Đối tượng nghiên cứu
Rác thải sinh hoạt, đô thị, y tế, văn phòng, thương mại, xây dựng v.vtại Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ yếu là rác thải sinh hoạt.
Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN
ĐỊNH NGHĨA
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế -xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành những sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Tái chế bao gồm:
Tái chế vật liệu: bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ dòng rác, xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để sản xuất các sản phẩm mới hoặc sản phẩm khác.
Thu hồi nhiệt: bao gồm các hoạt động khôi phục năng lượng từ rác thải. Hoặc Tái chế là hoạt động tái sử dụng phế liệu, chất thải trở thành nguyên liệu thô hoặc sản phẩm. Ngoài ra : Theo CIWMB – California Intergrated Waste Management Board: “Tái chế” là cả một quá trình bao gồm phân loại, thu gom những chất thải phù hợp với mục đích tái chế và bắt đầu một qui trình sản xuất mới sản phẩm. Theo UNEP – United Nations Environment Programmes: quá trình tái chế còn bao gồm cả các hoạt động tiếp thị, tạo thị trường cho các sản phẩm sau khi tái chế lại.
Có thể thấy, tái chế tức là chuyển đổi hoặc tạo nên chức năng cho chất thải. Sau khi được phân loại và thu hồi thích hợp thì giá trị mới của chúng được tái lập và chấm dứt bị gọi là chất thải hoặc rác thải. Khi ấy vai trò của chúng tương tự như một nguồn tài nguyên và được coi như những vật liệu thô thứ cấp.
Tái chế rác thải là việc sử dụng rác thải, vật liệu thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất, sản phẩm mới có ích nhằm giảm việc tiêu thụ những vật liệu thô mới, giảm sử dụng năng lượng và ô nhiễm môi trường ( do chôn lấp hoặc đốt).
Rác tái chế là loại vật liệu có thể được sử dụng để tái chế,quy trình tái chế là sử dụng các sản phẩm của vật liệu thô mà có thể được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm mới. Rác tái chế là một số lượng khá nhỏ chiếm khoảng 15% của chất thải rắn. Ví dụ: gồm thủy tinh, giấy loại, kim loại, nhựa, giẻ lau, quần áo cũ hoặc đồ điện...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÁI CHẾ CHẤT THẢI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Thế giới
Ở các nước phát triển.
Có một hệ thống thu gom và phân loại tốt (phân loại ngay tại nguồn phát sinh)
Có hệ thống pháp luật cụ thể quy định về việc tái chế chất thải rắn
Các chương trình hỗ trợ, khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải rắn.
Công nghệ hiện đại.
Do vậy công tác tái chế có nhiều thuận lợi và tính hiệu quả cao. Trên thế giới, tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển đã xây dựng một chiến lược quản lý chất thải mà trong đó chính sách thu hồi và tái sinh chất thải đóng vai trò tất yếu trong toàn bộ hệ thống.
Năm 1989, Liên Hiệp Châu Âu đã lãnh đạo hệ thống quản lý này và ưu tiên thực hiện công tác ngăn ngừa phát sinh chất thải, thu hồi và giảm thiểu thải bỏ cuối cùng. Tháng 8/1996 Liên Hiệp Châu Âu đã thông báo một chiến lược quản lý chất thải mới dựa trên hệ thống luật định quản lý chất thải của năm 1989, đó là việc tái sử dụng sản phẩm và tái chế chất thải đóng vai trò ưu tiên nhất trong hệ thống, hỗ trợ cho việc đốt chất thải nhằm thu hồi năng lượng. Để đảm bảo nguyên tắc được thực hiện, Liên Hiệp Châu Âu khuyến khích đẩy mạnh hoạt động sản xuất sạch, công nghệ sạch nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất và nhất là ngăn ngừa việc phát sinh chất thải nguy hại bằng cách giới hạn hoặc nghiêm cấm sử dụng kim loại nặng trong các qui trình sản xuất và sự có mặt của nó trong sản phẩm cuối cùng, khuyến khích sử dụng các công cụ kinh tế có liên quan đến việc ngăn ngừa chất thải phát sinh, phát huy việc áp dụng các phương pháp kiểm toán môi trường và cấp nhãn môi trường.
Thêm vào đó Liên Hiệp Châu Âu đề nghị gia tăng sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm giảm thiểu xuất nhập khẩu bất hợp lý và các hoạt động phát sinh chất thải nguy hại. Điều này được xem như một phần của công tác quản lý chất thải, những nhà sản xuất ở những nước này luôn phải tính đến khả năng tái sinh phế phẩm của mình như một mục tiêu được đặt ra đầu tiên trong kế hoạch thiết kế sản xuất, sản xuất và mua bán.... Hệ thống quản lý này được nhiều quốc gia trên thế giới hưởng ứng và áp dụng cho việc quản lý chất thải rắn như: Pháp, Mỹ, Hà Lan, Đức ....
Việt Nam
Các hoạt động thu hồi và tái chế chất thải rắn ở Việt Nam tập trung vào các vấn đề sau:
Tăng cường sản phẩm đã sử dụng để sử dụng lại cùng mục đích hoặc cho mục đích khác (các loại chai nước, bao bì,...).
Khuyến khích các cơ sở tái chế chất thải bằng cách thu hồi các sản phẩm đã qua sử dụng, xử lý hoặc chế biến lại -> tạo ra sản phẩm ban đầu hoặc mới.
Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn có thể thực hiện tốt ở các khu công nghiệp.
Một số khó khăn trong công tác thu hồi tái chế chất thải ở Việt Nam
Các hoạt động thu gom tái chế chất thải thường mang tính tự phát
Công nghệ tái chế lạc hậu, có rất nhiều khâu mang tính thủ công
Thiết bị phần lớn là cũ, mua lại từ các nhà máy thải ra
Ô nhiễm môi trường do quá trình tái chế có nguy cơ lớn
Giảm giá trị của sản phẩm tuần hoàn.
Sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm giá thành rẻ hơn.
Thực hiện chiến lược phát triển bền vững, chiến lược Quản lý môi trường đến năm 2010, chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia giai đoạn 2015, tầm nhìn 2020 đã xác định các đô thị trong đó có Tp.HCM, phải tăng cường công tác tái sử dụng, tái chế và áp dụng công nghệ xử lý mới nhằm mục tiêu đến năm 2010 giảm 30 - 50% lượng chất thải rắn đô thị thải ra các bãi chôn lấp. Việc thu hồi và tái sử dụng chất thải rắn là hoạt động rất phát triển ở Tp.HCM. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, trước đây tại xí nghiệp phân tổng hợp Hóc Môn, chất thải rắn có hàm lượng hữu cơ cao được chế biến thành phân compost từ năm 1987 không hoạt động nữa do không có thiết bị thay thế. Các tư nhân tự tổ chức thu gom tái chế chất thải rắn theo hình thức thủ công nghiệp và sản xuất thứ phẩm... Hệ thống này sử dụng rất nhiều lao động và tập hợp những tay nghề rất đặc biệt. Trước đây, trong hệ thống quản lý chất thải rắn của Thành phố không đề cập đến lĩnh vực tái chế này, xem đó là một hoạt động kinh tế hoàn toàn độc lập vì nó nằm trong một lĩnh vực tư nhân năng động. Những phương pháp tái chế và điều kiện làm việc thường rất vất vả về phương diện vệ sinh cũng như ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Theo quan điểm tiếp cận hiện nay, chất thải rắn được coi là một nguồn tài nguyên cần được khai thác. Với thành phần chất thải rắn (trừ rác thực phẩm) có khả năng tái sử dụng, tái chế chiếm đến khoảng 10 - 45% (khối lượng ướt), tái chế chất thải rắn không chỉ là một giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên mà còn giảm bớt áp lực đối với các khu chôn lấp.
TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay vẫn được gọi phổ biến với tên cũ là Sài Gòn) là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Trên cơ sở diện tích tự nhiên, thì thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn thứ nhì Việt Nam (sau khi thủ đô Hà Nội được mở rộng). Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.
Diện tích : 2.095,6 km2
Dân số : 7.818.200 người (2013)
Vị trí, địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.
Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực:
Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.
Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.
Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.
Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.
Địa chất, thủy văn
Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám.
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.
Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, cũng như một số tỉnh Nam bộ khác Thành phố Hồ Chí Mình không có bốn mùa: xuân, hạ,thu, đông rõ rệt, nhiệt độ cao đều và mưa quanh năm (mùa khô ít mưa). Trong năm TP.HCM có 2 mùa là biến thể của mùa hè: mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11 (khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều), còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau (khí hậu khô mát, nhiệt độ cao vừa mưa ít). Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%).
Môi trường
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung... Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường quá lớn. Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi còn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m³/ngày. Sông Sài Gòn, mức độ ô nhiễm vi sinh chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220 lần. Cho tới 2008, vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để chấm dứt tình trạng ô nhiễm này.
Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 7.000 tấn/ngày, trong đó một phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết. Kết quả quan trắc năm 2007 cho thấy, so với năm 2006, sự ô nhiễm hữu cơ tăng 2 đến 4 lần. Các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất... còn góp phần gây ô nhiễm không khí. Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên. Chất lượng môi trường đang giảm sút. Việc xử lý chất thải còn thiếu bền vững.
CHƯƠNG 3
HIỆN TRẠNG RÁC THẢI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. HIỆN TRẠNG RÁC THẢI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Là đô thị phát triển nhanh, quy mô dân số xấp xỉ 9 triệu người (bao gồm cả dân nhập cư, vãng lai), TP. Hồ Chí Minh đang hàng ngày, hàng giờ "gánh” nhiệm vụ xử lý trên dưới 7.000 tấn rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những bất cập từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý rác vẫn là vấn đề đau đầu của thành phố suốt nhiều năm qua chưa được tháo gỡ.
Với kế hoạch tăng trưởng kinh tế từ năm 2006 đến 2010 là 12%, thành phố Hồ Chí Minh đang phấn đấu để trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ và khoa học công nghệ, đi trước và về trước trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Bên cạnh nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội do phát triển kinh tế mang lại, cùng với chất lượng cuộc sống của người dân đô thị ngày càng được nâng cao, thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối đầu với vấn đề về lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều đang là mối nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và làm mất vẻ mỹ quan của Thành phố.
Bảng 2: Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Tp.HCM qua từng năm
Năm
Dân số
Khối lượng chất thải rắn
Tấn/năm
Tấn/ngày
Kg/người/ngày
2004
5.551.554
1.708.493
4.681
0,84
2005
5.663.029
1.808.468
4.955
0,87
2006
5.775.610
1.908.443
5.229
0,91
2007
5.889.274
2.008.418
5.503
0,93
2008
6.003.997
2.108.393
5.776
0.96
2009
6.119.754
2.208.368
6.050
0.99
2010
6.236.519
2.308.343
6.324
1,01
Khối lượng rác thải
Với gần 8 triệu dân, hàng trăm ngàn cơ sở dịch vụ, văn phòng, trường học và hơn 8.000 cơ sở công nghiệp lớn, vừa và nhỏ, mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh đổ ra khoảng 7.000-8.500 tấn chất thải rắn đô thị, trong đó thu gom được khoảng 4.900-5.200 tấn/ngày, tái chế/tái sinh khoảng 700-900 tấn/ngày, khối lượng còn lại bị thải vào hệ thống kênh rạch và môi trường xung quanh.
Trong đó:
Chất thải rắn sinh hoạt khoảng 5500 tấn/ngày;
Chất thải rắn công nghiệp: 500 tấn/ngày (gồm cả 50 tấn CTRNH/ngày)
Chất thải bệnh viện: 20 tấn/ngày.
Ước tính trong những năm tới, lượng rác sẽ tăng bình quân 10%/năm.
Nguồn phát sinh rác thải
Với dân số gần tám triệu dân và mọi hoạt động của người dân đều phát sinh chất thải, hàng trăm ngàn cơ sở dịch vụ, văn phòng, trường học và hơn 8.000 cơ sở công nghiệp lớn, vừa và nhỏ nên nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn của thành phố rất đa dạng. Thông thường rác thải thường phát sinhtừ các nguồn sau:
Khu dân cư
Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ...)
Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện...)
Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng,
Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi, đường phố...)
Nhà máy xử lý chất thải
Công nghiệp
Nông nghiệp
Chất thải đô thị có thể xem như chất thải công cộng ngoài trừ các CTR từ quá trình sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. CTR có thể phân loại bằng nhiều cách khác nhau:
Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh như: rác thải sinh hoạt, văn phòng, thương mại, công nghiệp, đường phố, chất thải trong quá trình xây dựng hay đập phá nhà xưởng.
Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên như: các chất hữu cơ, vô cơ, chất có thể cháy hoặc không có khả năng cháy. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm chất thải có thể phân loại CTR thành ba nhóm lớn: chất thải đô thị, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại. Đáng chú ý nhất trong thành phần rác thải là chất thải nguy hại, thường phát sinh từ các khu công nghiệp. Do đó, những thông tin về nguồn gốc phát sinh và đặc tính các chất thải nguy hại của các loại hình công nghiệp khác nhau là rất cần thiết. Các hiện tượng như chảy tràn, rò rỉ các loại hóa chất cần phải đặc biệt chú ý, bởi vì chi phí thu gom và xử lý các chất thải nguy hại bịchảy tràn rất tốn kém. Ví dụ, chất thải nguy hại bị hấp phụ bởi các vật liệu dễ ngậm nước như rơm rạ và dung dịch hóa chất bị thấm vào trong đất thì phải đào bới đất để xử lý. Lúc này, các chất thải nguy hại bao gồm các thành phần chất lỏng chảy tràn, chất hấp phụ (rơm, rạ) và cả đất bị ô nhiễm. Đối với rác thải đô thị do đặc điểm nguồn thải là nguồn phân tán nên rất khó quản lý, đặc biệt là các nơi có đất trống. Phân loại chất thải rắn theo nguồn phát sinh
❖ Từ khu dân cư:
R