Khái niệm
Vai trò của giáo dục môi trường
Tình hình giáo dục môi trường trên thế giới và tại Việt Nam
Biện pháp khắc phục
41 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 9950 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo dục môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN môn SINH THÁI HỌC và BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGGiảng viên: Mai Sỹ TuấnSinh viên thực hiện: Bùi Thị Thúy HòaGIÁO DỤC MÔI TRƯỜNGCấu trúc bài Tiểu luận Khái niệmVai trò của giáo dục môi trườngTình hình giáo dục môi trường trên thế giới và tại Việt NamBiện pháp khắc phụcI. KHÁI NIỆM Môi trường(Environment) a. Định nghĩa Có nhiều định nghĩa về môi trường: Theo góc độ Sinh thái học: Môi trường là tất cả những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. b. Ô nhiễm môi trường(Environmental pollution) Ô nhiễm môi trường là việc đưa các chất gây ô nhiễm vào môi trường tự nhiên gây ra sự thay đổi bất lợi, gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí, lỏng , rắn chứa hoá chất hoặc các tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như ánh sáng, nhiệt độ, bức xạ, tiếng ồn,...Các loại ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm không khí. Ô nhiễm đất. Ô nhiễm tiếng ồn. Ô nhiễm ánh sáng. Ô nhiễm phóng xạ. Ô nhiễm nhiệt. Hình ảnh ô nhiễm.c. Suy thoái môi trường(Environmental degradation) Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên.2. Giáo dục môi trường (Environmental education, EE) Định nghĩa: Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.b. Trọng tâmGiáo dục môi trường tập trung vào: Nâng cao nhận thức và sự nhạy cảm về môi trường và những thách thức môi trường. Bồi dưỡng kiến thức và sự hiểu biết về môi trường và những thách thức môi trường. Có thái độ quan tâm đến môi trường và giúp đỡ để duy trì chất lượng môi trường. Phát triển các kỹ năng giúp giảm thiểu các vấn đề môi trường. Tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức về môi trường và các hoạt động liên quan đến môi trường. II. VAI TRÒ Năm 1987, tại Hội nghị về môi trường ở Moscow(Mat-xcơ-va) do UNEP(United Nations Environment Programme)và UNESCO đồng tổ chức, đã đưa ra kết luận về tầm quan trọng của giáo dục môi trường: “Nếu không nâng cao được sự hiểu biết của công chúng về những mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng môi trường với quá trình cung ứng liên tục các nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt được những mối nguy cơ về môi trường ở các địa phương cũng như trên toàn thế giới. Bởi vì, hành động của con người tùy thuộc vào động cơ của họ và động cơ này lại tùy thuộc vào chính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ. Do đó, giáo dục môi trường là một phương tiện không thể thiếu để giúp mọi người hiểu biết về môi trường”. Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trường của Liên hợp quốc tổ chức tại Tbilisi vào năm 1977 đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục môi trường có mục đích làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường”.Tóm lại:Giáo dục môi trường giúp cho mọi người: Hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên cũng như nhân tạo. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng môi trường với sự tồn tại và phát triển của con người. Có những hành vi đối xử “thân thiện” hơn đối với môi trường.III. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Giáo dục môi trường không chỉ giới hạn đối tượng giáo dục là học sinh, sinh viên trong hệ thống các trường học từ tiểu học đến phổ thông, giáo dục đại học hay trung cấp chuyên nghiệp mà nó còn hướng tới tất cả mọi người-những người cùng sống trên Trái đất này.1. Trên thế giới Giáo dục nhà trường: Giáo dục môi trường(GDMT) đã được coi là một chủ đề bổ sung hoặc tự chọn trong chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục từ cấp tiểu học đến THPT. Cấp tiểu học, GDMT có thể mang hình thức của một môn khoa học, học sinh được tham gia vào các chuyến đi thực tế thiên nhiên, các hoạt động khoa học ngoài trời, các dự án phục vụ cộng đồng. Cấp trung học, GDMT có thể là một chủ đề tập trung trong các môn khoa học hoặc là một phần nghiên cứu của các nhóm học sinh có chung niềm ưa thích hoặc các câu lạc bộ. Cấp đại học và sau đại học, nó có thể được coi là lĩnh vực riêng của mỗi sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu về môi trường, khoa học môi trường, sinh thái học hay các chính sách về môi trường.Giáo dục môi trường không bị giới hạn trong kế hoạch bài học. Có rất nhiều cách trẻ em có thể tìm hiểu về môi trường mà các em đang sống. Từ những bài học kinh nghiệm trong sân trường và các chuyến tham quan công viên, vườn quốc gia. Giáo dục gia đình: Giáo dục ngay từ nhỏ: Ở Đức, thay vì kể cho con những chuyện thần tiên, nhiều bậc cha mẹ dành thời gian kể cho trẻ con những câu chuyện về thiên nhiên và cách bảo vệ môi trường. Cứ như thế, các phụ huynh nâng cao cho trẻ nhận thức về môi trường từ khi chúng còn rất nhỏ.Giáo dục xã hội: + Ban hành các đạo luật về môi trường và bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm cá trường hợp vi phạm. Ví dụ: Ở Singapore, đổ rác nơi công cộng, nếu bị Toà án kết tội thì người vi phạm sẽ bị phạt đến 1.000 đôla với vi phạm lần đầu và nếu tái phạm sẽ bị phạt tới 2.000-5.000đôla Singapore và phải lao động công ích. Hay, tiếng ồn vượt quá mức độ quy định thì chủ sở hữu, người quản lý công trường xây dựng phải chịu một khoản tiền phạt tối đa là 2.000 đôla, nếu tái phạt phải nộp 100 đôla cho mỗi ngày tái phạm tiếp theo. -Hệ thống tái chế "Green Dot“: Điểm chủ chốt của hệ thống này là các nhà sản xuất và nhà bán lẻ phải trả phí "Green Dot" cho các sản phẩm: sản phẩm càng có nhiều bao bì đóng gói thì mức phí này càng cao. Nhờ quy định này mà dù mỗi năm nước Đức có 30 triệu tấn rác nhưng hệ thống phân loại đã giúp nước này phải sử dụng ít giấy hơn, ít thủy tinh và ít kim loại hơn. Do vậy mà họ phải tái chế ít rác hơn. Báo chí Đức dự đoán rằng nhờ hệ thống "Green Dot", mỗi năm sẽ giảm được 1 triệu tấn rác + Biến hành động thành thói quen. Ví dụ: Ở Đức : *Điện: Sau khi sử dụng các thiết bị điện, cần được tắt ngay. *Nước: Khi sử dụng, ngoài chi phí phải trả để mua nước dùng, người sử dụng còn phải trả tiền xử lý nước thải, càng dùng nhiều nước sạch, thì càng phải trả càng nhiều tiền xử lý nước thải. *Đi lại: Hạn chế tối đa việc sử dụng các phương tiện cá nhân tiêu tốn xăng dầu như ôtô riêng, xe máy, thay vào đó là: xe buýt, tàu điện, tàu hoả và xe đạp. + Đẩy mạnh việc tuyên truyền, GDMT qua truyền thông+ Khởi xướng các phong trào bảo vệ môi trường và kêu gọi cộng đồng tham gia hưởng ứng: Ngày Trái Đất là ngày để nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên của Trái Đất. Để đối phó với tình trạng môi trường xuống cấp trên diện rộng , Gaylord Nelson, một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã kêu gọi tổ chức một cuộc hội thảo về môi trường, hay Ngày Trái Đất vào ngày 22 tháng 4 năm 1970. Trên 20 triệu người đã tham gia năm đó và Ngày Trái Đất hiện nay được tổ chức vào ngày 22 tháng 4 hàng năm với trên 500 triệu người và một số chính phủ ở 175 quốc gia. Giờ Trái Đất (Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm. Bắt đầu từ năm 2007 ở Sydney, số người tham gia chỉ có 2 triệu người. Nhờ các phương tiện truyền thông, số người năm 2008 là 50 triệu và năm 2009 là hơn 1 tỷ người. Chiến dịch 3R: 3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce- Reuse-Recycle. Reduce (Giảm thiểu): Giảm thiểu lượng rác thông qua việc thay đổi lối sống và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất, Ví dụ: Sử dụng làn/túi vải để đi chợ thay cho túi nilon để nhằm giảm lượng rác thải phát sinh từ túi nilon Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Ví dụ: sử dụng lại chai đựng nước khoáng để đựng nước Recycle (Tái chế): Sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác. 2. Ở Việt Nam Giáo dục nhà trường: GDMT thông qua giảng dạy các bộ môn khoa học tự nhiên và xã hội, chẳng hạn như môn Sinh học, Địa lý, Đạo đức, Giáo dục công dân,...Tuy nhiên, học sinh thường chỉ được tìm hiểu về môi trường qua sách vở chứ ít khi được ra thực ngiệm ngoài trời. Giáo dục gia đình: Có thể nói ở Việt Nam, việc GDMT tại gia đình-nơi các em sinh sống, gắn bó từ nhỏ lại chưa được các vị phụ huynh thực sự lưu tâm. Hệ quả là các em thiếu hiểu biết về môi trường, dẫn đến cách ứng xử với môi trường chưa đúng đắn( vứt rác bừa bãi ra đường, dẫm lên cỏ, vặt lá, bẻ cành,...) Giáo dục xã hội: - Ưu điểm: + Tích cực, nhiệt tình hưởng ứng các phong trào về môi trường như ngày trái đất, giờ trái đất, chiến dịch 3R, mùa hè xanh, trồng cây gây rừng, thu gom rác thải,... + Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia. + Có ban hành các bộ luật, các quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường. - Hạn chế: + Phần lớn người dân vẫn chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, cụ thể như hành động vứt rác nơi công cộng. + Công tác tuyên truyền chưa được hiệu quả, thế nên chủ yếu vẫn chỉ là các sinh viên tình nguyện, 1 bộ phận nhỏ người dân tham gia các phong trào. + Ở nước ta việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mực, việc xử phạt các trường hợp vi phạm là chưa thỏa đáng, bị lơi lỏng. + Trái ngược lại với nước ngoài, 1 số công ty ở Việt Nam vì muốn trục lợi cho bản thân mà quên đi mất trách nhiệm của mình đối với môi trường, với mọi người xung quanh, ví dụ như thải trực tiếp nước thải công nghiệp chưa qua xử lý ra ao, hồ, sông, suối gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân sống ở những khu vực đó.IV. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Để thay đổi nhận thức, thái độ cũng như hành vi của 1 người không phải là đơn giản. Con đường đúng đắn và hiệu quả nhất để thay đổi điều trên chính là Giáo dục. Vậy nên, để mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường thì công tác Giáo dục môi trường phải được đẩy mạnh. Quá trình giáo dục này gồm 3 khâu: Nâng cao nhận thức: bồi dưỡng kiến thức về môi trường. Thay đổi thái độ: quan tâm hơn, sống có trách nhiệm hơn với môi trường. Tích cực hành động: biến những hiểu biết; thái độ, tình cảm đúng đắn, tốt đẹp thành hành động cụ thể, có hiệu quả cao. 3 cách tiếp cận của GDMT: Giáo dục về môi trường: xem môi trường là một đối tượng khoa học, người dạy truyền đạt cho người học các kiến thức của bộ môn khoa học về môi trường, cũng như phương pháp nghiên cứu về đối tượng đó. Cụ thể là:- Cung cấp những hiểu biết về hệ thống tự nhiên và hoạt động của nó;- Cung cấp những hiểu biết tác động của con người tới môi trường. Giáo dục trong môi trường: xem môi trường thiên nhiên hoặc nhân tạo như một địa bàn, một phương tiện để giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Với cách tiếp cận này, môi trường sẽ trở thành “phòng thí nghiệm thực tế” đa dạng, sinh động cho người dạy và người học. Xét về hiệu quả học tập kiến thức, kỹ năng, nghiên cứu có thể hiệu quả rất cao. Giáo dục vì môi trường: truyền đạt kiến thức về bản chất, đặc trưng của môi trường hình thành thái độ, ứng xử, ý thức trách nhiệm, quan niệm giá trị nhân cách, đạo đức đúng đắn về môi trường, cung cấp tri thức kỹ năng, phương pháp cần thiết cho những quyết định, hành động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Giáo dục môi trường có hiệu quả nhất khi kết hợp cả 3 cách tiếp cận trên, tức là giáo dục kiến thức về môi trường trong môi trường cụ thể nhằm hướng đối tượng giáo dục có hành động vì môi trường. Các đối tượng của GDMT: Hệ thống các trường học: Mầm non: trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường thông qua tranh ảnh, hình vẽ. Tiểu học: làm cho các em thấy rõ tầm quan trọng của môi trường và bảo vệ môi trường; hình thành tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm tới thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh. Trung học: GDMT phải được coi là nội dung chính thống, có hệ thống, có chất lượng và phải hiệu quả; giúp cho các em tự mình chiếm lĩnh được tri thức, kỹ năng và tự thân các học sinh xác định thái độ phải đối xử đúng đắn với thiên nhiên như chính ngôi nhà của mình. GDMT ở bậc đại học và sau đại học có thể được thực hiện theo 3 phương thức:− Tiến hành như một môn học mới/chuyên đề mới được đưa vào chương trình: rõ ràng, đơn giản nhưng gặp khó khăn do chương trình đào tạo đang có không còn thời lượng cho môn học mới.− Lồng ghép với các môn học khác: không đòi hỏi việc sắp xếp lại khung chương trình. Tuy nhiên lại gặp khó khăn lớn là phải đào tạo giáo viên mới và huấn luyện bồi dưỡng giáo viên đương chức về mục tiêu, nội dung và phương pháp lồng ghép.− Thông qua các hoạt động ngoại khóa: ưu điểm là sinh động, gắn liền với thực tế, vừa cung cấp được kiến thức, kỹ năng, vừa có tác dụng rèn luyện nhận thức, thái độ. Tuy nhiên có khó khăn là không liên tục, không hệ thống và bị động với nhiều nhân tố bên ngoài.GDMT cho các cán bộ quản lý: + Cán bộ quản lý là những người có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Tuy nhiên, nhiều cán bộ quản lý còn chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của môi trường hoặc còn xem vấn đề môi trường là yếu tố gây cản trở với quá trình phát triển, với việc khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho công cuộc phát triển. + Do đó, cần giáo dục để họ phải có trách nhiệm với môi trường mỗi khi cầm bút phê duyệt một dự án phát triển, một công trình xây dựng hay một quyết định có liên quan tới khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.GDMT cho cộng đồng: Cộng đồng là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường sống của chính họ, họ vừa là nguyên nhân vừa là những người gánh chịu hậu quả những vấn đề môi trường của địa phương. =>Cần nâng cao nhận thức, kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho cộng đồng, từ đó góp phần thúc đẩy cộng đồng cùng tham gia bảo vệ môi trường. Các giải pháp cụ thể:GDMT trong nhà trường: - Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân.- Tăng cường số lượng giáo viên được đào tạo trong lĩnh vực môi trường đồng thời phát triển các công cụ phục vụ giảng dạy về môi trường.- Tiếp tục xây dựng và phổ biến, nhân rộng các mô hình trường điểm về "xanh-sạch-đẹp". GDMT đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý môi trường:-Thông qua các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên.-Xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt chủ động tổ chức hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức môi trường cho các đối tượng. => Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường trung ương và địa phương và cung cấp những kỹ năng giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể. GDMT cho cộng đồng:- Tổ chức và duy trì thường xuyên các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.- Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, xã hội, mạng lưới y tế xã, phường trong hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư. Phát huy hiệu quả và nhân rộng mạng lưới tình nguyện viên làm công tác bảo vệ môi trường.- Tổ chức và duy trì các phong trào bảo vệ môi trường thiết thực gắn với lợi ích cộng đồng. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường. Đưa môi trường trở thành một trong những tiêu chí xây dựng và công nhận làng/ấp văn hoá...- Tăng cường xuất bản các ấn phẩm giáo dục, truyền thông và thông tin môi trường. Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền phục vụ công tác truyền thông môi trường...CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI!!!