1. Hạn chế của máy tính cá nhân
- Khả năng lưu trữ giới hạn
- Trao đổi thông tin giữa hai máy phải thông qua thiết bị trung gian như đĩa
mềm, USB,
- Không đáp ứng kịp thời và đồng bộ thông tin.
2. Mạng máy tính
Là hai hay nhiều máy tính kết nối với nhau để có thể trao đổi thông tin và
sử dụng chung tài nguyên trên mạng. Tài nguyên trên mạng có thể là đĩa cứng,
máy in, card fax hoặc bất kỳ một thiết bị nào nối với một máy tính trên mạng.
3. Lợi ích của việc sử dụng mạng
- Giảm chi phí thiết bị phần cứng.
- Giảm công cải đặt phần mềm.
- Thông tin được trao đổi kịp thời và nhanh chóng.
- Dữ liệu được quản lý tập trung hơn.
II. Mạng cục bộ
84 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2105 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Mạng căn bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung cấp nghề Việt - Hàn
Giáo trình mạng căn bản Trang 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH
I. Mạng máy tính
1. Hạn chế của máy tính cá nhân
- Khả năng lƣu trữ giới hạn
- Trao đổi thông tin giữa hai máy phải thông qua thiết bị trung gian nhƣ đĩa
mềm, USB,…
- Không đáp ứng kịp thời và đồng bộ thông tin.
2. Mạng máy tính
Là hai hay nhiều máy tính kết nối với nhau để có thể trao đổi thông tin và
sử dụng chung tài nguyên trên mạng. Tài nguyên trên mạng có thể là đĩa cứng,
máy in, card fax hoặc bất kỳ một thiết bị nào nối với một máy tính trên mạng.
3. Lợi ích của việc sử dụng mạng
- Giảm chi phí thiết bị phần cứng.
- Giảm công cải đặt phần mềm.
- Thông tin đƣợc trao đổi kịp thời và nhanh chóng.
- Dữ liệu đƣợc quản lý tập trung hơn.
II. Mạng cục bộ
1. Phân loại mạng theo khoảng cách truyền
- Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network): mạng đƣợc thiết kế để kết
nối các máy tính và thiết bị cùng hoạt động trong một khu vực nhỏ nhƣ
trong cùng một phòng, giữa các phòng, giữa các tòa nhà trong cơ quan.
- Mạng địa phƣơng (MAN – Metropolitan Area Network): dùng cho mạng
của một tỉnh hay một thành phố.
- Mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network): nối các tỉnh, thành phố
trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau…
2. Mạng cục bộ (Local Area Network)
Là hệ thống mạng kết nối các máy PC, các máy trạm làm việc, các server…
cho phép ngƣời dùng trao đổi thông tin và chia sẻ tài nguyên trên mạng nhƣ đĩa
cứng, máy in,…
LAN đƣợc sử dụng để nối mạng trong một phòng, nối giữa các phòng với
nhau trong một tòa nhà, hoặc nối giữa các tòa nhà trong một cơ quan, một
trƣờng đại học…
a. Mạng ngang hàng (workgroup)
Nối một số máy tính trong một phòng làm việc, nhằm chia sẽ các tập tin dữ
liệu hoặc sử dụng chung một số thiết bị đắt tiền nhƣ máy in, máy vẽ,… Các máy
tính này sẽ có quyền hạn ngang nhau trên mạng, không có phân cấp ngƣời dùng.
trung cấp nghề Việt - Hàn
Giáo trình mạng căn bản Trang 2
Hình 1. 1: Mạng ngang hàng
Để các máy trong cùng Workgroup có thể thấy đƣợc nhau, thì các máy
phải có chung tên workgroup (Workgroup name). Để đặt tên cho workgroup,
thực hiện nhƣ sau:
- Chuột phải lên My computer, chọn Properties
- Nhấp chuột vào thẻ Computer name
Hình 1. 2: Cửa sổ System Properties
- Sẽ xuất hiện computer name và workgroup
- Nếu muốn thay đổi thì nhấp chuột vào Change…
- Xuất hiện hộp thoại Computer Name Changes
trung cấp nghề Việt - Hàn
Giáo trình mạng căn bản Trang 3
Hình 1. 3: Chỉnh sửa tên máy và tên workgroup
- Đánh tên mới vào workgroup
- Xong thì chọn OK
- Máy sẽ yêu cầu restart lại để thay đổi.
b. Mạng có server (server / client)
Kết nối đƣợc nhiều máy hơn so với mạng ngang hàng, các máy chủ (server)
có thể là các máy chủ tập tin (File Server) hay máy chủ in (Print server),…Các
máy chủ này đảm bảo phục vụ tất cả cá dịch vụ tƣơng ứng trên mạng. Do dữ liệu
và tài nguyên đƣợc lƣu trữ tập trung nên đặt ra vấn đề phân quyền hạng sử dụng
các tài nguyên này, có sự phân cấp của ngƣời dùng trên mạng.
Hình 1. 4: Mạng theo mô hình Client / Server (máy khách / máy chủ)
trung cấp nghề Việt - Hàn
Giáo trình mạng căn bản Trang 4
3. Kiến trúc của LAN
Gồm 2 thành phần: phần cứng và phần mềm
- Phần cứng: là các thiết bị nối mạng nhƣ card mạng, đầu nối, cáp nối, thiết
bị nối mạng,…
- Phần mềm: là chƣơng trình ứng dụng để khai thác các dịch vụ mạng.
4. Thành phần của LAN
a. Card mạng
Card mạng (network card) hay card giao tiếp mạng (Network Interface
Card), là một bản mạch cung cấp khả năng truyền thông mạng cho một máy
tính. Nó còn đƣợc gọi là LAN adapter.
Card mạng là thiết bị chịu trách nhiệm:
- Chuyển đổi các tín hiệu máy tính ra các tín hiệu trên phƣơng tiện truyền
dẫn và ngƣợc lại
- Gửi / nhận và kiểm soát luồng dữ liệu đƣợc truyền.
b. Hub và Switch
Cả 2 đều là thiết bị trung tâm nối mạng theo sơ đồ hình sao.
Hub có 2 nhiệm vụ khác nhau:
- Cung cấp điểm kết nối trung tâm cho tất cả máy tính trong mạng
- Sắp xếp các cổng theo cách để nếu một máy tính thực hiện truyền tải dữ
liệu, dữ liệu đó phải đƣợc truyền tải qua dây dẫn của máy tính khác
Vậy có thể đặt câu hỏi là làm sao dữ liệu có thể đến đúng đích cần đến nếu
nhiều hơn hai máy tính đƣợc kết nối vào Hub. Vấn đề là nằm trong card mạng.
Mỗi card đều đƣợc cung cấp một địa chỉ vật lý MAC (Media Access Control).
Địa chỉ này là duy nhất. Khi một máy tính trong mạng truyền tải dữ liệu qua
mạng có các PC kết nối với Hub, thực tế là dữ liệu sẽ đƣợc truyền tới tất cả các
máy trong mạng. Tất cả máy tính đều nhận dữ liệu, sau đó sẽ so sánh lại với địa
chỉ MAC của nó. Nếu khớp, PC sẽ biết rằng là dữ liệu đó đƣợc truyền cho nó,
ngƣợc lại thì sẽ bỏ qua.
Switch thì thực hiện tất cả mọi nhiệm vụ giống Hub. Điểm khác nhau là ở
chỗ, khi một PC trên mạng cần liên lạc với PC khác, switch sẽ dùng một tập hợp
các kênh logic nội bộ để thiết lập đƣờng dẫn logic riêng biệt giữa PC. Khi đó 2
PC sẽ hoàn toàn tự do liên lạc với nhau mà không cần quan tâm đến các PC
khác.
c. Router
Router hay thiết bị định tuyến, bộ định tuyến, là một thiết bị mạng máy tính
dùng để chuyển các gói dữ liệu qua một liên mạng và đến các đầu cuối, thông
qua một tiến trình gọi là định tuyến
trung cấp nghề Việt - Hàn
Giáo trình mạng căn bản Trang 5
Router hoạt động nhƣ một liên kết giữa hai hay nhiều mạng và chuyển các
gói dữ liệu giữa chúng. Router đƣa vào bảng định tuyến để tìm đƣờng đi cho gói
dữ liệu.
d. Repeater
Repeater đƣợc xem nhƣ một bộ phận để khuếch đại tín hiệu trên đƣờng
truyền. Repeater chuyển tiếp từ tín hiệu yếu hơn sang tín hiệu mạnh hơn và tiếp
tục truyền dẫn tín hiệu đi tiếp, để tăng khoảng cách từ thiết bị phát gốc tới thiết
bị đầu cuối.
5. Các loại cáp mạng của LAN
a. Cáp xoắn
Đây là loại cáp gồm hai đƣờng dây dẫn đồng đƣợc xoắn vào nhau nhằm
làm giảm nhiễu điện từ gây ra bởi môi trƣờng xung quanh và giữa chúng với
nhau.
Hiện nay có hai loại cáp xoắn là cáp có bọc kim loại ( STP - Shield Twisted
Pair) và cáp không bọc kim loại (UTP -Unshield Twisted Pair)
- Cáp có bọc kim loại (STP): Lớp bọc bên ngoài có tác dụng chống nhiễu
điện từ, có loại có một đôi giây xoắn vào nhau và có loại có nhiều đôi
giây xoắn với nhau.
- Cáp không bọc kim loại (UTP): Tính tƣơng tự nhƣ STP nhƣng kém hơn
về khả năng chống nhiễu và suy hao vì không có vỏ bọc.
STP và UTP có các loại (Category - Cat) thƣờng dùng:
- Loại 1 & 2 (Cat 1 & Cat 2): Thƣờng dùng cho truyền thoại và những
đƣờng truyền tốc độ thấp (nhỏ hơn 4Mb/s).
- Loại 3 (Cat 3): tốc độ truyền dữ liệu khoảng 16 Mb/s , nó là chuẩn cho
hầu hết các mạng điện thoại.
- Loại 4 (Cat 4): Thích hợp cho đƣờng truyền 20Mb/s.
- Loại 5 (Cat 5): Thích hợp cho đƣờng truyền 100Mb/s.
- Loại 6 (Cat 6): Thích hợp cho đƣờng truyền 300Mb/s.
Khoảng cách tối đa giữa trạm và Hub/Switch là 100m, khoảng cách tối đa
giữa Hub và Switch là 225m. Tuy nhiên, khuyến cáo là chỉ nên lắp đặt tối đa là
90m giữa hai máy trạm.
Đây là loại cáp rẻ, dễ cài đặt tuy nhiên nó dễ bị ảnh hƣởng của môi trƣờng.
Hình 1. 5: Đầu nối RJ-45 và cáp UTP
trung cấp nghề Việt - Hàn
Giáo trình mạng căn bản Trang 6
b. Cáp đồng trục
Cáp đồng trục có hai đƣờng dây dẫn và chúng có cùng một trục chung, một
dây dẫn trung tâm (thƣờng là dây đồng cứng) đƣờng dây còn lại tạo thành đƣờng
ống bao xung quanh dây dẫn trung tâm (dây dẫn này có thể là dây bện kim loại
và vì nó có chức năng chống nhiễu nên còn gọi là lớp bọc kim). Giữa hai dây
dẫn trên có một lớp cách ly, và bên ngoài cùng là lớp vỏ plastic để bảo vệ cáp.
Cáp đồng trục có độ suy hao ít hơn so với các loại cáp đồng khác (ví dụ nhƣ cáp
xoắn đôi) do ít bị ảnh hƣởng của môi trƣờng. Các mạng cục bộ sử dụng cáp
đồng trục có thể có kích thƣớc trong phạm vi vài ngàn mét, cáp đồng trục đƣợc
sử dụng nhiều trong các mạng dạng đƣờng thẳng. Hai loại cáp thƣờng đƣợc sử
dụng là cáp đồng trục mỏng và cáp đồng trục dày trong đƣờng kính cáp đồng
trục mỏng là 0,25 inch, cáp đồng trục dày là 0,5 inch. Cả hai loại cáp đều làm
việc ở cùng tốc độ nhƣng cáp đồng trục mỏng có độ hao suy tín hiệu lớn hơn.
Các mạng cục bộ thƣờng sử dụng cáp đồng trục có dải thông từ 2,5 - 10
Mb/s, cáp đồng trục có độ suy hao ít hơn so với các loại cáp đồng khác vì nó có
lớp vỏ bọc bên ngoài, độ dài thông thƣòng của một đoạn cáp nối trong mạng là
200m, thƣờng sử dụng cho dạng Bus.
Hình 1. 6: Cáp đồng trục
Hình 1. 7: Đầu nối BNC connect
trung cấp nghề Việt - Hàn
Giáo trình mạng căn bản Trang 7
Hình 1. 8: Đầu nối chữ T (T Connector)
c. Cáp quang
Cáp sợi quang bao gồm một dây dẫn trung tâm (là một hoặc một bó sợi
thủy tinh có thể truyền dẫn tín hiệu quang) đƣợc bọc một lớp vỏ bọc có tác dụng
phản xạ các tín hiệu trở lại để giảm sự mất mát tín hiệu. Bên ngoài cùng là lớp
vỏ plastic để bảo vệ cáp. Nhƣ vậy cáp sợi quang không truyền dẫn các tín hiệu
điện mà chỉ truyền các tín hiệu quang (các tín hiệu dữ liệu phải đƣợc chuyển đổi
thành các tín hiệu quang và khi nhận chúng sẽ lại đƣợc chuyển đổi trở lại thành
tín hiệu điện).
Cáp quang có đƣờng kính từ 8.3 - 100 micron, Do đƣờng kính lõi sợi thuỷ
tinh có kích thƣớc rất nhỏ nên rất khó khăn cho việc đấu nối, nó cần công nghệ
đặc biệt với kỹ thuật cao đòi hỏi chi phí cao.
d. Cách bấm cáp xoắn
Có 2 kỹ thuật: 568A và 568B
Hình 1. 9: Kỹ thuật đấu nối 568A
trung cấp nghề Việt - Hàn
Giáo trình mạng căn bản Trang 8
Hình 1. 10: Kỹ thuật đấu nối 568B
Các loại đấu nối cáp xoắn đôi
Cáp thẳng (Straight cable)
o Nối switch đến router
o Nối switch đến PC
o Nối hub đến PC
Hình 1. 11: Nối cáp thẳng (568A – 568A hoặc 568B – 568B)
Cáp chéo (Crossover cable)
o Nối switch đến switch
o Nối switch đến hub
o Nối hub đến hub
o Nối router đến router
o Nối PC đến PC
o Nối PC đến router
trung cấp nghề Việt - Hàn
Giáo trình mạng căn bản Trang 9
Hình 1. 12: Nối cáp chéo 568A – 568B
6. Sơ đồ mạng LAN
a. Mạng bus (Bus Topology)
Tất cả các máy trong mạng sử dụng chung một đƣờng truyền. Phía hai đầu
đƣợc bịt kín bởi một thiết bị gọi là terminator.
Ƣu điểm: Loại hình mạng này dùng dây cáp ít nhất, dễ lắp đặt, giá thành
rẻ.
Nhƣợc điểm:
- Sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với lƣu lƣợng lớn.
- Khi có sự hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, một sự ngừng
trên đƣờng dây để sửa chữa sẽ ngừng toàn bộ hệ thống.
Cấu trúc này ngày nay ít đƣợc sử dụng.
Hình 1. 13: Bus Topology
b. Mạng hình sao (Star Topology)
Mạng hình sao bao gồm một bộ kết nối trung tâm và các nút. Các nút này
là các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác trên mạng. Bộ kết nối
trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng.
trung cấp nghề Việt - Hàn
Giáo trình mạng căn bản Trang 10
Mô hình kết nối hình sao ngày nay đã trở lên hết sức phổ biến. Với việc sử
dụng các bộ tập trung hoặc chuyển mạch, cấu trúc hình sao có thể đƣợc mở rộng
bằng cách tổ chức nhiều mức phân cấp, do vậy dễ dàng trong việc quản lý và
vận hành
Các ƣu điểm của mạng hình sao:
Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên nếu có một thiết bị nào đó ở
một nút thông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thƣờng.
- Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán điều khiển ổn định.
- Mạng có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp.
Những nhƣợc điểm mạng dạng hình sao:
- Khả nǎng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả nǎng của trung
tâm.
- Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động.
- Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến
trung tâm. Khoảng cách từ máy đến trung tâm rất hạn chế (100 m).
Hình 1. 14: Star Topology
c. Mạng vòng (Ring Topology)
Mạng dạng này, bố trí theo dạng xoay vòng, đƣờng dây cáp đƣợc thiết kế
làm thành một vòng khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một chiều nào đó. Các
nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ đƣợc một nút mà thôi. Dữ liệu
truyền đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận.
Ƣu điểm:
- Mạng dạng vòng có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đƣờng dây cần
thiết ít hơn so với hai kiểu trên
- Mỗi trạm có thể đạt đƣợc tốc độ tối đa khi truy nhập.
Nhƣợc điểm: Đƣờng dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì
toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng.
trung cấp nghề Việt - Hàn
Giáo trình mạng căn bản Trang 11
Hình 1. 15: Ring Topology
trung cấp nghề Việt - Hàn
Giáo trình mạng căn bản Trang 12
CHƢƠNG 2: GIAO THỨC TCP/IP
I. Giới thiệu TCP/IP
TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) dùng cho quá
trình phát truyền và sửa lỗi đối với các dữ liệu, cho phép dữ liệu đƣợc truyền từ
máy tính đƣợc ghép với mạng Internet sang máy tính khác.
Giao thức TCP/IP gồm 4 mức, đó là:
- Mức giao tiếp mạng (Network Access layer): Mức này bao gồm 2 mức
vật lý (Physical) và liên kết dữ liệu (Data link). Đơn vị dữ liệu ở mức
này là Frame (Data link) và Bit (Physical).
- Mức mạng (Network): Đánh địa chỉ luận lý (địa chỉ IP) cho gói tin. Giao
thức chính của mức này là IP (Internet Protocol). Dữ liệu ở mức này là
Datagram.
- Mức chuyển (Transport): Giao thức ở mức này đảm bảo truyền dữ liệu
không có lỗi từ máy này đến máy khác trên mạng Internet. Giao thức ở
mức này gồm 2 gói tin UDP (User Datagram Protocol) và TCP
(Transport Control Protocol)
- Mức ứng dụng (Application): Mức này bao gồm tất các các quá trình sử
dụng giao thức ở mức chuyển để truyền dữ liệu. Các giao thức ở mức
này gồm SMTP, DNS, FTP, HTTP,…
trung cấp nghề Việt - Hàn
Giáo trình mạng căn bản Trang 13
Hình 2. 1: Các mức của giao thức TCP/IP và các giao thức ở mỗi mức
II. Địa chỉ IP
Mỗi trạm (host) trên mạng đƣợc định danh bằng một địa chỉ IP của lớp
mạng, địa chỉ này gọi là địa chỉ luận lý, nó khác với địa chỉ vật lý ở mức Data
Link. Mỗi trạm trên mạng TCP/IP đƣợc gán một địa chỉ IP duy nhất.
Hình 2. 2: Địa chỉ IP
Mỗi địa chỉ IP có chiều dài 32 bit gồm 2 phần:
- Địa chỉ mạng (Network ID) – NetID – tất cả các máy nối vào cùng một
mạng vật lý (segment) có cùng địa chỉ mạng. Địa chỉ mạng là duy nhất
trên hệ thống mạng.
- Địa chỉ máy (Host ID) – HostID – dùng để chỉ mỗi máy trên mạng. Địa
chỉ máy là duy nhất trên cùng một segment mạng gồm các máy có cùng
địa chỉ mạng.
1. Biểu diễn địa chỉ IP
Địa chỉ IP là địa chỉ 32 bit nhƣng khi xử lý nó đƣợc chia thành 4 thành
phần, mỗi phần là 1 byte (8 bit) hay còn gọi là octet. Vì thế khi biễu diễn, ngƣời
ta thƣờng dung cách viết x.y.z.w để biểu diễn với x, y, z, w là một số nguyên có
giá trị trong phạm vi từ 0 đến 255, có thể viết dạng thập phân hoặc nhị phân.
Ví dụ:
Dạng nhị phân Dạng thập phân
11000000 10101000 00000011 00011000 192.168.3.24
11001011 10100010 00100111 00000101 203.162.39.5
2. Các lớp địa chỉ IP
a. Địa chỉ lớp A
Địa chỉ lớp A đƣợc sử dụng gán cho các mạng có số lƣợng máy trạm rất
lớn. Địa chỉ lớp A có những đặc điểm sau:
- Bit cao nhất có giá trị 0
- Byte cao nhất đƣợc làm địa chỉ mạng, 3 byte còn lại đƣợc dùng làm địa
chỉ máy
trung cấp nghề Việt - Hàn
Giáo trình mạng căn bản Trang 14
Hình 2. 3: Cấu trúc địa chỉ lớp A
Nhƣ vậy một mạng lớp A có thể đƣợc đánh địa chỉ cho 224 máy.
b. Địa chỉ lớp B
Địa chỉ lớp B đƣợc sử dụng cho mạng có số lƣợng máy trạm trung bình.
Địa chỉ lớp B có những đặc điểm sau:
- Hai bit cao nhất có giá trị 10
- Hai byte cao nhất đƣợc sử dụng làm địa chỉ mạng, 2 byte còn lại đƣợc sử
dụng làm địa chỉ máy.
Hình 2. 4: Cấu trúc địa chỉ IP lớp B
Nhƣ vậy một mạng lớp B có thể đánh địa chỉ cho 216 máy.
c. Địa chỉ lớp C
Địa chỉ lớp C đƣợc sử dụng gán cho các mạng có số lƣợng máy trạm ít. Địa
chỉ lớp C có những đặc điểm sau:
- Ba bit cao nhất có giá trị là 110
- Ba byte cao nhất đƣợc sử dụng làm địa chỉ mạng, 1 byte còn lại đƣợc sử
dụng làm địa chỉ máy.
Hình 2. 5: Cấu trúc địa chỉ IP lớp C
trung cấp nghề Việt - Hàn
Giáo trình mạng căn bản Trang 15
Mạng lớp C có thể đánh địa chỉ cho 28 máy (256 máy).
3. Qui tắc đánh địa chỉ IP
a. Đối với NetID
Byte đầu tiên trong địa chỉ mạng không đƣợc có giá trị 127 vì tất cả các địa
chỉ 127.x.y.z đƣợc dành riêng làm địa chỉ LoopBack, địa chỉ đƣợc sử dụng để
kiểm tra giao thức IP (127.0.0.1)
Địa chỉ mạng phải là duy nhất trong hệ thống liên mạng.
Bảng sau tóm tắt phạm vị của mỗi loại địa chỉ mạng lớp A, B, C.
Lớp địa chỉ Địa chỉ mạng đầu tiên Địa chỉ mạng cuối
cùng
Số mạng
A 1.0.0.0 126.0.0.0 126
B 128.0.0.0 191.255.0.0 16,384
C 192.0.0.0 223.255.255.0 2,097,152
b. Đối với HostID
Tất cả các bit trong phần địa chỉ máy không đƣợc có giá trị 1 vì đó là địa
chỉ dành riêng làm địa chỉ phát quảng bá.
Tất cả các bit trong phần địa chỉ máy không đƣợc có giá trị 0 vì nó đƣợc
dành riêng để biểu diễn địa chỉ mạng.
Địa chỉ máy là duy nhất trong 1 hệ thống mạng.
Bảng sau tóm tắt phạm vi địa chỉ máy của mỗi loại địa chỉ lớp A, B, hoặc C
Lớp địa chỉ Địa chỉ máy đầu tiên Địa chỉ máy cuối cùng Số máy
A w.0.0.1 w.255.255.254 16,777,214
B w.x.0.1 w.x.255.254 65,534
B w.x.y.1 w.x.y.254 254
4. Subnet mask
Là một chuỗi 32 bit dùng xác định phần địa chỉ mạng trong địa chỉ IP của
một máy trên mạng.
a. Thiết lập
Chuỗi subnet mask hay bit mask đƣợc thành lập từ địa chỉ IP theo qui tắc
sau:
- Bit tại vị trí NetID có giá trị 1.
- Bit tại vị trí HostID có giá trị 0.
Ví dụ: một máy đƣợc gán địa chỉ 192.168.10.1 trên mạng có NetID là
192.168.10.0 sẽ có subnet mask là:
Net ID Host ID
Địa chỉ IP 11000000 10101000 00001010 00000001
Địa chỉ mạng 11000000 10101000 00001010
Subnet mask 11111111 11111111 11111111 00000000
Các bit tại vị trí NetID có giá trị là 1
Bit tại vị trí HostID
có giá trị 0
trung cấp nghề Việt - Hàn
Giáo trình mạng căn bản Trang 16
b. Cách viết
Subnet mask thƣờng đƣợc biểu diễn theo cách biểu diễn của địa chỉ IP dạng
w.x.y.z. Nhƣ vậy, theo ví dụ trên, địa chỉ máy là 192.168.10.1 và subnet mask
đƣợc viết 255.255.255.0
Subnet mask còn đƣợc biểu diễn bằng số bit xác định địa chỉ mạng trong
chuỗi bit subnet mask (số bit 1) và đƣợc viết theo qui tắc /.
Theo ví dụ trên, subnet mask có thể viết 192.168.10.1/24.
Bảng sau trình bày subnet mask mặc định của các địa chỉ lớp A,B,C
Lớp
địa chỉ
Chuỗi bit subnet mask Subnet mask
A 11111111 00000000 00000000 00000000 255.0.0.0 hoặc /8
B 11111111 11111111 00000000 00000000 255.255.0.0 hoặc /16
C 11111111 11111111 11111111 00000000 255.255.255.0 hoặc /24
Ví dụ:
- Máy địa chỉ lớp A 10.10.5.12 sẽ có subnet mask là 255.0.0.0. Địa chỉ đầy
đủ là 10.10.5.12/255.0.0.0 hoặc 10.10.5.12/8
- Máy địa chỉ lớp B 172.29.11.1 sẽ có subnet mask là 255.255.0.0. Địa chỉ
đầy đủ là 172.29.11.1/255.255.0.0 hoặc 172.29.11.1/16
- Máy địa chỉ lớp C 203.129.21.5 sẽ có subnet mask là 255.255.255.0. Địa
chỉ đầy đủ là 203.129.21.5/255.255.255.0 hoặc 203.129.21.5/24
trung cấp nghề Việt - Hàn
Giáo trình mạng căn bản Trang 17
CHƢƠNG 3: CÀI ĐẶT GIAO THỨC MẠNG
I. Cài đặt card mạng
Hiện nay, đa số các máy tính đều có card mạng đƣợc gắn sẵn trên
mainboard. Nhƣng một số loại máy thế hệ trƣớc thì không có card mạng, do đó
phải lắp card mạng rời vào máy tính và cài driver cho nó.
Có thể kiểm tra việc cài đặt nhƣ sau:
- Mở hộp thoại Device Manager
- Nhấp chuột tại mục Network Adapters
Hình 3. 1: Computer Management
Nhƣ hình trên, có 3 card mạng, 2 card mạng đã bị disable, 1 card mạng
đƣợc enable.
Có thể xem danh sách các card mạng có trong máy bằng cách:
- Start / Settings / Network Connections
- Danh sách card mạng xuất hiện trong cửa sổ Network Connections
trung cấp nghề Việt - Hàn
Giáo trình mạng căn bản Trang 18
Hình 3. 2: cửa sổ Network Connection
II. Cài đặt giao thức TCP/IP
1. Xem tình trạng của một kết nối
Để xem tình trạng hiện thời của một kết nối, nhấp chuột phải lên biểu
tƣợng kết nối trên khay hệ thống, và nhấp chọn Status. Việc thực hiện này sẽ mở
ra cửa sổ Local Area Network Status.
- Thẻ General của cửa sổ này cho biết tình trạng và những hoạt động của
k