Hoạt động nhập khẩu tại Công ty Xuất nhập Khẩu tổng hợp trực thuộc Tổng Công ty lắp máy Việt Nam

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta không thể hoàn toàn dựa vào nội lực, cơ sở hạ tầng và các công nghệ trong nước đặc biệt với một nước đang phát triển ở giai đoạn đầu như Việt Nam chúng ta, một đất nước có nền công nghiệp lạc hậu chưa phát triển. Trong nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã xác định : “ Việt Nam phấn đấu tới năm 2020 là một nước công nghiệp ”. Do đó để đạt được mục đích này thì chúng ta phải có những công nghệ hiện đại ngang bằng với các nước công nghiệp phát triển. Việc bắt đầu nghiên cứu và tìm ra các công nghệ hiện đại từ đầu là không thể thực hiện được, chúng ta phải triệt để tuân theo nguyên tắc : “Đi trước đón đầu” tiếp thu các công nghệ hiện đại và từ đó nghiên cứu, phát minh các công nghệ mang tính chất tinh vi hơn là con đường ngắn nhất để các nước đang phát triển rút ngắn khoảng cách với các nước có nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới. Chính vì vậy, nhập khẩu máy móc và các công nghệ hiện đại là vấn đề không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển của đất nước ta. Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp LILAMA là thành viên của Tổng công ty lắp máy Việt Nam ( LILAMA) một trong những Tổng công ty lớn nhất Việt Nam, có nhiệm vụ nhập khẩu các thiết bị, máy móc và các công nghệ tiên tiến trên thế giới đáp ứng nhu cầu Tổng công ty và các đơn vị thành viên hoàn thành các công trình lớn phục vụ mục tiêu phát triển đất nước. Do đó, bài viết đề cập đến vấn đề “ Hoạt động nhập khẩu tại Công ty Xuất nhập Khẩu tổng hợp trực thuộc Tổng Công ty lắp máy Việt Nam “.

doc14 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động nhập khẩu tại Công ty Xuất nhập Khẩu tổng hợp trực thuộc Tổng Công ty lắp máy Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta không thể hoàn toàn dựa vào nội lực, cơ sở hạ tầng và các công nghệ trong nước đặc biệt với một nước đang phát triển ở giai đoạn đầu như Việt Nam chúng ta, một đất nước có nền công nghiệp lạc hậu chưa phát triển. Trong nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã xác định : “ Việt Nam phấn đấu tới năm 2020 là một nước công nghiệp ”. Do đó để đạt được mục đích này thì chúng ta phải có những công nghệ hiện đại ngang bằng với các nước công nghiệp phát triển. Việc bắt đầu nghiên cứu và tìm ra các công nghệ hiện đại từ đầu là không thể thực hiện được, chúng ta phải triệt để tuân theo nguyên tắc : “Đi trước đón đầu” tiếp thu các công nghệ hiện đại và từ đó nghiên cứu, phát minh các công nghệ mang tính chất tinh vi hơn là con đường ngắn nhất để các nước đang phát triển rút ngắn khoảng cách với các nước có nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới. Chính vì vậy, nhập khẩu máy móc và các công nghệ hiện đại là vấn đề không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển của đất nước ta. Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp LILAMA là thành viên của Tổng công ty lắp máy Việt Nam ( LILAMA) một trong những Tổng công ty lớn nhất Việt Nam, có nhiệm vụ nhập khẩu các thiết bị, máy móc và các công nghệ tiên tiến trên thế giới đáp ứng nhu cầu Tổng công ty và các đơn vị thành viên hoàn thành các công trình lớn phục vụ mục tiêu phát triển đất nước. Do đó, bài viết đề cập đến vấn đề “ Hoạt động nhập khẩu tại Công ty Xuất nhập Khẩu tổng hợp trực thuộc Tổng Công ty lắp máy Việt Nam “. I. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty lắp máy Việt Nam và Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA). Tổng công ty lắp máy Việt Nam tên gọi tắt là LILAMA (tên cũ của công ty trước đây được gọi là Liên hiệp các xí nghiệp lắp máy Việt Nam) là một Doanh nghiệp nhà nước, thành lập năm 1960 có nhiệm vụ tham gia khôi phục nền công nghiệp của đất nước sau chiến tranh.Trong những năm từ 1960 đến 1975 ,LILAMA đã lắp đặt thành công nhiều nhà máy từ Thủy Điện Thác Bà, nhiệt điện Uông Bí, Ninh Bình đến các nhà máy của khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình … Góp phần quan trọngtrong công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc. Sau năm 1975, đất nưứoc thống nhất, vươn lên từ muôn vàn khó khăn của kinh tế thời hậu chiến trong cơ chế quản lý bao cấp tiếp dó là sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường những năm 90, LILAMA đã lắp đặt thành công và đưa vào sử dụng hàng nghìn công nhỏ trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế như: thủy điện hòa Bìn,Trị An,xi măng Bỉm Sơn, Kiên Lương, các trạm biến áp của truyền tải điện 500kv Bắc- Nam… Cuối năm 1995, chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty LILAMA đã có bước đột phá ngoại mục sang lĩnh vực chế tạo thiết bị và kết cấu thép cho các công trình công nghiệp và đã thực hiện thành công các hợp đồng chế tạo thiết bị cho các nhà máy, xi măng ChinFong, Nghi Sơn, Hoàng Mai …trị giá hàng trăm triệu USD. Bằng sự lớn mạnh về mọi mặt và những đóng góp xứng đáng hơn 42 năm qua, năm 2000 nhà nước đã tin tưởng giao cho LILAMA làm nhà thầu chính thực hiện 2 dự án: nhiệt điện Uông Bí 300 Mv và xi măng Hoàng Thạch 1,4 triệu tấn/năm, từ khảo sất, thiét kế đến chế tạo thiết bị và tổ chức quản lý xây lắp.Sự kiện này đã đưa LILAMA lên tầm cam mới, trở thành nhà thầu EPC đầu tiên của đất nước, giành lại ngôi vị làm chủ từ các nhà thầu nước ngoài. LILAMA đã khẳng định được khả năng này bằng việc đứng đầu một tổ hợp các nhà thầu Quốc Tế, đấu thầu và thắng thầu hợp đồng ECP gói 2, gói 3 nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất trị giá lên 230 triệu USD. Hiện nay với gần 17.000 CBCNV của 20 Công ty thành viên, 1 Viện nghiên cứu công nghệ Hàn, 2 trường đào tạo CNKT, đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật giỏi chuyên môn, yêu nghề được trang bị đầy đủ phương tiện thiết kế, chế tạo, thi công tiên tiến và áp dụng hệ thống quản lý chát lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 ở Tổng Công ty, ISO 9002 tại các Công ty thành viên LILAMA sẽ thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển của mình là trở thành một tập đoàn công nghiệp xây dựng. Sơ đồ tổ chức Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA) Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Các phòng ban chức năng Phòng kinh tế kỹ thuật. Phòng hành chính. Phòng kế toán. Phòng tiếp thị và phát triển thị trường. Văn phòng. Phòng CNTT. Phòng đối ngoại. Phòng kế hoạch đầu tư. Ban thanh tra. Phòng thiết kế cơ khí. Phòng thiết kế điện. Phòng thiết kế kiến trúc xây dựng. Các công ty hạch toán độc lập. - Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện. - Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội. - Công ty lắp máy và xây dựng số 3. - Công ty lắp máy và xây dựng số 1 - Công ty lắp máy và xây dựng 69-1. - Công ty lắp máy và xây dựng 69-2. - Công ty lắp máy và xây dựng 69-3. - Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng. Các công ty hạch toán độc lập. Công ty cơ khí lắp máy. Công ty lắp máy và xây dựng số 5. Công ty lắp máy và xây dựng số 7. Công ty lắp máy và xây dựng số 18. Công ty lắp máy và xây dựng số 45-1. Công ty lắp máy và xây dựng số 45-3. Công ty lắp máy và xây dựng số 45-4. Công ty tư vâvs thiết kế CIMAS. Văn phòng đại diện. Văn phòng đại diện LILAMA tại T.P Hồ Chí Minh. Văn phòng đại diện LILAMA tại T.P Đà Nẵng. Các trung tâm đào tạo. Trường công nhân kỹ thuật lắp máy 1. Trường công nhân kỹ thuật lắp máy 2. 1.3 Các lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty lắp máy Việt Nam. Tổng công ty lắp máy Việt Nam là Công ty chuyên ngành về lắp máy, song LILAMA cũng không ngừng tổ chức sản xuất, mở rộng và đa dạng hoá các ngành khác có liên quan đến ngành lắp máy, bao gồm: Lắp máy: Là nghề truyền thống, sở trường của LILAMA trong tiến trình phát triển của mình. Thành tựu đạt được hơn 40 năm qua trong lĩnh vực này là hàng nghìn công trình nhà máy được lắp đặt an toàn, chính xác, đưa vào vận hành đúng tiến độ, đến nay đang hoạt động có hiệu quả cho nền kinh tế nước nhà. LILAMA đã lắp đặt thành công các thiết bị phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật cao như: Tua bin, máy phát của các nhà máy nhiệt điện công suất 100-300 Mw, nhà máy giấy, lò nung Clinker trong các nhà máy xi măng… Lắp đặt và hiệu chỉnh các thiết bị điện: Tổng công ty đã lắp đặt thành công trên 10 nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện công suất lớn đưa vào đạt hiệu quả và chất lượng cao. Lắp đặt chính xác, an toàn tiết bị các trạm biến áp và phân phối nhiệt điện đến 500 KV, đường dây tải điện, hệ thống điện trong các nhà máy công nghiệp với trình độ tự động hoá cao. Lắp ráp các hệ thống bán dẫn, vi mạch cho các trung tâm ... Lắp đặt sửa chữa các phương tiện thi công như máy nâng hàng, cẩu hàng cần trục từ 50-250 tấn. Chế tạo kết cấu thép, bình bể chứa chịu áp lực và thiết bị công nghệ . Chế tạo và lắp đặt ống áp lực: LILAMA đã thiết kế, chế tạo và lắp đặt các đường ống công nghiệp bằng Các bon, thép hợp kim, ống đồng, ống nhôm, ống gang, ống nhựa . Thí nghiệm cơ điện. Hàn cắt kim loại. Với đội ngũ thợ hàn đông đảo, khoảng 200 người có trình độ chuyên môn cao. Thợ hàn của LILAMA bao gồm cả hàn hơi, hàn điện, hàn trong lớp khí trơ, hàn hợp kim, hàn kim loại màu... . Vận chuyển, lắp đặt các thiết bị nặng. Tổng công ty lắp máy Việt Nam có đủ khả năng, phương tiện vận chuyển và lắp đắt các thiết bị siêu trường, siêu trọng bằng các thiết bị cơ giới hiện đại, đây là một lĩnh vực công việc mà LILAMA có rất nhiều kinh nghiệm. Xây dựng. Từ một đơn vị chuyên ngành lắp máy, LILAMA đã vươn sang lĩnh vực xây dựng và đạt được nhiều kết quả. - Tổng công ty tổng thầu công trình 500KV Đà Nẵng. - Tổng thầu trọn gói công trình thuốc sát trùng KOSVIDA Sông Bé. - Tổng thầu công trình điện B.O.T Wartsila (Bà Rịa) 120MW. Đào tạo. Hợp tác với các trường đại học, chuyên gia trong và ngoài nước, LILAMA tổ chức thường xuyên các khoá chuyển giao công nghệ tiên tiến, các giải pháp IT cho thiết kế, quản lý các dự án EPC, hiện nay đã trở thành một trung tâm đào tạo của toàn Tổng công ty và sẽ sớm trở thành trung tâm đào tạo cho nghành. Tư vấn, thiết kế. Để đảm đương nhiệm vụ của một nhà thầu EPC, những năm gần đây LILAMA đã tạo ra một bước đột phá trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế các dự án bằng việc thành lập Công ty tư vấn, tập trung nhiều cán bộ kỹ thuật và quản lý giỏi, có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. 2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp. 2.1. Mục đích ra đời của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp LILAMA. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp LILAMA ra đời gắn với lịch sử của Tổng công tyLILAMA. Đây là một công ty hạch toán độc lập với trụ sở chính : 132 -Phố Minh Khai- Quận Hai Bà Trng – Thành phố Hà Nội. Công ty có vai trò rất lớn trong sự phát triển bền vững của Tổng công ty. Như chúng ta đã biết, Tổng công ty LILAMA là một doanh nghiệp lắp máy lớn nhất Việt Nam, có một hệ thống quy mô các công ty con trên toàn quốc sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nớc và hiện nay sản phẩm trọn gói của công ty là một nhà máy đi vào hoạt động hoàn chỉnh, đố chính là nhiệm vụ của các công ty con. Để đáp ứng nhu cầu chất lượng rất cao của khách hàng thì các thiết bị lắp ráp trong nước là không đủ và không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Do đó, công ty xuất nhập khẩu tổng hợp LILAMA có nhiệm vụ nhập khẩu các thiết bị, máy móc từ những nước phát triển phục vụ cho mục đích của Tổng công ty và các đơn vị thành viên thông qua các hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài. 2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp LILAMA. Sơ đồ tổ chức của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp LILAMA Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng tổng hợp Phòng xuất khẩu Phòng nhập khẩu 1 Phòng nhập khẩu 2 Phòng giao nhận vận chuyển 2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng. Phòng tổng hợp : Chức năng của phòng tổng hợp là phải soạn thảo các hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu các thiết bị, máy móc để mua hoặc bán. Phòng xuất khẩu : Ngoài nhiệm vụ chính là nhập khẩu, công ty xuất nhập khẩu tổng hợp còn xuất khẩu lao động sang các nước khác, cung cấp các lao động có trình độ từ nguồn đào tạo của tổng công ty. Phòng nhập khẩu : Có chức năng gần giống với phòng tổng hợp, chủ yếu là trực tiếp giao nhận các hàng hoá nhập khẩu. Phòng giao nhận vận chuyển : Chức năng của phòng giao nhận vận chuyển là nhận hàng hoá nhập khẩu tại cảng và đưa về các công trình của tổng công ty hoặc các đơn vị kinh doanh với công ty theo các điều khoản về nơi giao nhận và thời gian của hợp đồng. II kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 1. Kết quả hoạt động của Công ty. Bảng 1: báo cáo nhập khẩu năm 2002 (Đơn vị : $) Danh mục hàng hoá Xuất nhập khẩu Đơn vị tính Tên nước Số lượng Giá trị A B C D E Nhập khẩu 4163940 Cần cẩu thuỷ lực 50 tấn Cái Nhật 3 780000 Bộ quá nhiệt cấp II Bộ Nga 3 190855 Bộ lọc bụi tĩnh điện (điện) Chiếc Nga 3 480000 Bộ lọc bụi tĩnh điện (cơ) Chiếc Nga 1 320000 Cần trục 180 tấn Chiếc Phần Lan 1 458600 Máy hàn dầm Bộ ý 1 102540 Máy nén khí Chiếc Mỹ 1 240000 Máy khoan đầu dầm CNC Chiếc ý 1 233500 Bôi giấy Stator Bộ 117390 Xe cẩu thuỷ lực TANANO Chiếc Nhật 3 800280 Bộ bóng đèn Bộ Mỹ 48 19392 Sắt thép các loại Tấn 4870 1700000 Bảng 2: báo cáo nhập khẩu năm 2003 (Đơn vị : $) Danh mục hàng hoá nhập khẩu Đơn vị tính Tên nước Số lượng Giá trị A B C D E Nhập khẩu 86522223 Bộ quá nhiệt cấp II Bộ Nga 3 750000 Bộ lộc bụi tĩnh điện (phần điện) Bộ Nga 2 315000 Bộ lọc bụi tĩnh điện (Cơ) Bộ Nga 2 655000 Thép các loại Tấn ĐL, HQ 500000 Cầu thủy lực, 50T, 30T Chiếc Nhật 2 464950 Xe nâng hàng Chiấc Nhật 2 52628 Bộ tàI liệu Bộ Nhật 1 29000 Bình Ôxi Chiếc TQ 1000 47000 Thiết bị bảo ôn Tấn ĐL, TQ 590048 Thiết bị cho DA, Uông Bí Chiếc G 8 82399000 Tràm thiết bị tự dụng HQ 258000 Thiết bị điện cho trạm 110 KV HQ 481600 III. Đánh giá khái quát ưu nhược điểm của công ty. Ưu điểm : Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp LILAMA được thành lập nhằm phục vụ nhập khẩu các thiết bị cho Tổng công ty LILAMA và các đơn vị thành viên. Công ty hiện nay đã đặt hàng thông qua thư điện tử bằng mạng Internet. Đồng thời các cán bộ của công ty đều có trình độ tiếng Anh tốt đáp ứng nhu cầu tìm thông tin về hàng hoá qua mạng và tìm hiểu các đối tác nước ngoài cũng như thông tin về sản phẩm mang tính kỹ thuật cao. Các hợp đồng nhập khẩu của công ty đều dựa trên lợi ích và hiệu quả. Các thiết bị máy móc nhập khẩu của công ty cho tổng công ty và các đơn vị thành viên đều có chọn lọc tránh nhập những máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu mà các nước đang tìm cách thải ra. Hạn chế : Một trong những hạn chế của công ty là khả năng kinh doanh với các đơn vị ngoài tổng công ty không được tốt. Hai là : Kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty không phải là kinh doanh xuất nhập khẩu thông thường mà đi sâu vào chất lượng của các thiết bị máy móc phức tạp, chính điều đó đòi hỏi cán bộ công ty vừa phải am hiểu nghiệp vụ ngoại thương vừa phải am hiểu chất lượng, kỹ thuật của các thiết bị. Do nguyên nhân thời gian và chi phí tốn kém khi đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương nên việc đàm phán và ký kết qua thư điện tử không được gặp gỡ trực tiếp để đàm phán và ký kết, do đó hai bên thường gặp khó khăn trong trao đổi, mua bán và vấn đề kỹ thuật trong các thiết bị, máy móc. IV. Một số giải pháp để hoàn thiện vấn đề nhập khẩu. 1. Các biện pháp vĩ mô. 1.1. Các giải pháp từ phía nhà nước. Một là : Chính sách nhập khẩu từ phía chính phủ của mỗi quốc gia đều có những đặc trưng riêng trong quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Một số nước tập trung vào công cụ thuế, những nước khác lại quản lý nhập khẩu thông qua giấy phép, hạn ngạch ngoại tệ, các biện pháp phi thuế quan…. Hai là : Tăng cường giám sát các hoạt động nhập khẩu của các Tổng công ty nhà nước để tránh nhập khẩu các công nghệ, máy móc đã cũ kỹ, lạc hậu được thải ra từ các nước công nghiệp phát triển. Ba là : Nhà nước cần tăng cường kiểm tra, giám sát và sẵn sàng “ mạnh tay ” với các doanh nghiệp nhập khẩu lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để buôn lậu và làm ăn phi pháp. 1.2. Các giải pháp từ phía Tổng công ty LILAMA. - Thứ nhất : Vấn đề về vốn là rất cần thiết, do đó tổng công ty cần nhanh chóng quyết toán các khoản tiền mà công ty xuất nhập khẩu tổng hợp đã nhập khẩu về cho Tổng công ty. - Thứ hai : Tổng công ty cần tăng cường các hoạt động đấu thầu của mình, từ đó tìm nhiều được nhiều công trình tạo điều kiện cho Công ty xuất khẩu tổng hợp tăng cường hoạt động của mình. - Thứ ba : Vấn đề quyết toán của các đơn vị thành viên cũng phải được giải quyết nhanh chống tạo điều kiện về vốn cho công ty tiến hành nhanh chóng các hợp đồng nhập khẩu của mình. V. Tình hình và hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong những năm gần đây. 1. Trong những năm qua Tổng Công ty thường kinh doanh những mặt hàng máy móc, thiết bị. Tổng Công ty được trang bị một hệ thống các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, được sản xuất ở các nước tiên tiến như Nhật, Đức, Mỹ, Nga, Thủy Điện, Trung Quốc, Pháp… được chia thành các nhóm máy như sau: Máy trục, xe cơ giới, thiết bị hàn cắt kim loại, máy phát điện, máy bơm, máy nén khí, máy chuyên dùng… Tình hình tổ chức lao động. Tổng công ty Lắp máy Việt nam có một đội ngũ lao động đông đảo, với các chuyên viên kỹ thuật trình độ cao, đội ngũ lao động lành nghề; cụ thể: Cán bộ Số lượng người Tiến sỹ, phó tiến sỹ, trên đại học Quản lý công trình dự án Kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật 12 300 850 Các loại thợ Thợ hàn áp lực cao Thợ hàn kết cấu thép Thợ lắp máy chính xác Thợ lắp ống Thợ lắp điện Thợ gia công chế tạo Thợ vận chuyển và lắp đặt thiết bị nặng Thợ xây lò và phun cát sơn Các loại thợ khác 1.900 1.200 3.600 1.700 2.600 1.900 400 650 850 Về lao động và giải quyết việc làm: Tổng số cán bộ công nhân viên Tổng công ty (không bao gồm số hợp đồng ngắn hạn) bố trí trong sản xuất kinh doanh. Năm 2002: 6.159/8.159 người, chiếm 77% lao động tại Doanh nghiệp. Năm 2003: 10.130/11.130, chiếm 91% lao động tại Doanh nghiệp. - Thu nhập tiền lương bình quân người lao động. Năm 2002: 1.022.000 đồng/người / tháng. Năm 2003: 1.230.500 đồng/người/tháng. 3. Tình hình vốn và nguồn vốn của Tổng Công ty. Là một doanh nghiệp Nhà Nước mang những nét đặc trưng của một Công ty Nhà Nước tham gia kinh doanh thương mại đặc trưng dễ thấy nhất của Tổng Công ty là nguồn vốn. Theo số liệu cơ cấu nguồn vốn được huy động từ hai nguồn chính: Nguồn vốn nhà nước cấp Nguồn vốn tín dụng được huy động từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng huy động vốn: Đơn vị: Đồng STT Nội dung Tổng số Từ nguồn tự có Từ các nguồn khác 1 Dùng nguồn vốn lao động của Tổng Công ty 5.000.000.000 5.000.000.000 2 Vay SGD và NH đầu tư & Phát triển VN 150.000.000.000 150.000.000.000 3 Vay NH Công thương Hoàn Kiếm 100.000.000.000 100.000.000.000 4 Vay NH công nghiệp Láng Hạ 100.000.000.000 100.000.000.000 Cộng 355.000.000.000 5.000.000.000 355.000.000.000 III. Kết luận: Trong xu thế và hội nhập kinh tế , xuất nhập khẩu được coi là nhiệm vụ tích cực để giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình cải thiện quan hệ đầu tư và mở rộng thi trường. Bằng sự lớn mạnh về mọi mặt và những góp xứng đáng hơn 42 năm qua. LILAMA đã được Nhà Nước tin tưởng bên cạnh đó Tổng Công ty không ngừng học hỏi và đưa ra những biện pháp đứng đắn để nâng cao thế mạnh của mình cũng như sự đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước. Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty, qua quá trình tìm hiểu và vận dụng kiến thức vào thực tế của Tổng công ty. Trong bản báo cáo thực tập này TôI đã được nêu được kháI quát chung về Tổng công ty, những đặc điểm của Tổng công ty, tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và một số nhận xét, đánh giá về hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.