Kỹ năng đọc có ảnh hưởng quyết định đối với kết quả học tập. Hội Dyslexia
của tổ chức UNESCO ước tính trong tổng số trẻ đang đi học có 8% đến 10%, cá
biệt có những nơi lên đến 17% (trong đó 90% là trẻ em nam) có khó khăn về
đọc, mặc dù chỉ số IQ của những HS này từ mức trung bình trở lên và trẻ không
bị dị tật gì về cơ quan phát âm, lẫn cơ quan thị giác, thính giác [6]. Các nhà
nghiên cứu cũng ước tính chứng khó đọc ảnh hưởng tới 3% - 10% dân số thế
giới (dẫn theo [1], [3]). Có những nhà giáo dục học cho rằng thực trạng HS Việt
Nam “ngồi nhầm lớp”, như báo chí vẫn thường đề cập, có nguyên nhân từ thực
tế: nhiều HS mắc chứng khó đọc nhưng không được phát hiện và can thiệp trị
liệu kịp thời [2], [6]. Khó đọc là một chứng tật bẩm sinh. Trẻ mắc chứng khó đọc
sẽ có cơ hội và điều kiện thuận lợi để có thể khắc phục được tật này, đồng thời
giảm được nguy cơ suy kém các kỹ năng xã hội nếu chứng khó đọc ở trẻ được
phát hiện và can thiệp sớm ngay từ những năm đầu tiểu học, thậm chí ngay ở
giai đoạn trẻ học mẫu giáo [6]. Việc tìm kiếm và thực hiện các giải pháp trị liệu
chứng khó đọc đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới từ thế kỷ trước và
càng ngày càng có nhiều phương tiện, biện pháp hỗ trợ trị liệu chứng khó đọc
một cách kịp thời và có hiệu quả đáng ghi nhận. Song ở Việt Nam ngoài các
nghiên cứu của các tác giả Trần Trọng Thuỷ, Võ Thị Minh Chí (2009), Bùi Thế
Hợp (2013) cho đến nay hầu như chưa có một nghiên cứu nào cung cấp một
bức tranh toàn cảnh về chứng khó đọc của HS lớp 1 nói riêng và chứng khó đọc
của HS Việt Nam nói chung; cũng chưa có một nghiên cứu nào công bố một hệ
thống bài tập thực hành khắc phục chứng khó đọc từ phương diện ngôn ngữ đến
phương diện tâm lý. Trong khi theo các thống kê của các y bác sĩ tâm lý tại các
bệnh viện nhi đồng ở TPHCM, ngày càng có nhiều phụ huynh mang con đến
khám và điều trị do trẻ mắc chứng khó học, trong đó có tới 70-80% trẻ mắc
chứng khó đọc (Phạm Ngọc Thanh, 2007, 2010).
437 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2389 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hội thảo Quốc tế “Dạy học cho học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc tế “Dạy học cho học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc”
1
BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
“DẠY HỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 CÓ KHÓ KHĂN VỀ ĐỌC”
Nguyễn Thị Ly Kha *
.
PREFACE INTERNATIONAL CONFERENCE
“TEACHING FIRST YEAR STUDENTS
WITH SPECIAL NEEDS IN READING”
Kỹ năng đọc có ảnh hưởng quyết định đối với kết quả học tập. Hội Dyslexia
của tổ chức UNESCO ước tính trong tổng số trẻ đang đi học có 8% đến 10%, cá
biệt có những nơi lên đến 17% (trong đó 90% là trẻ em nam) có khó khăn về
đọc, mặc dù chỉ số IQ của những HS này từ mức trung bình trở lên và trẻ không
bị dị tật gì về cơ quan phát âm, lẫn cơ quan thị giác, thính giác [6]. Các nhà
nghiên cứu cũng ước tính chứng khó đọc ảnh hưởng tới 3% - 10% dân số thế
giới (dẫn theo [1], [3]). Có những nhà giáo dục học cho rằng thực trạng HS Việt
Nam “ngồi nhầm lớp”, như báo chí vẫn thường đề cập, có nguyên nhân từ thực
tế: nhiều HS mắc chứng khó đọc nhưng không được phát hiện và can thiệp trị
liệu kịp thời [2], [6]. Khó đọc là một chứng tật bẩm sinh. Trẻ mắc chứng khó đọc
sẽ có cơ hội và điều kiện thuận lợi để có thể khắc phục được tật này, đồng thời
giảm được nguy cơ suy kém các kỹ năng xã hội nếu chứng khó đọc ở trẻ được
phát hiện và can thiệp sớm ngay từ những năm đầu tiểu học, thậm chí ngay ở
giai đoạn trẻ học mẫu giáo [6]. Việc tìm kiếm và thực hiện các giải pháp trị liệu
chứng khó đọc đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới từ thế kỷ trước và
càng ngày càng có nhiều phương tiện, biện pháp hỗ trợ trị liệu chứng khó đọc
một cách kịp thời và có hiệu quả đáng ghi nhận. Song ở Việt Nam ngoài các
nghiên cứu của các tác giả Trần Trọng Thuỷ, Võ Thị Minh Chí (2009), Bùi Thế
Hợp (2013) cho đến nay hầu như chưa có một nghiên cứu nào cung cấp một
bức tranh toàn cảnh về chứng khó đọc của HS lớp 1 nói riêng và chứng khó đọc
của HS Việt Nam nói chung; cũng chưa có một nghiên cứu nào công bố một hệ
thống bài tập thực hành khắc phục chứng khó đọc từ phương diện ngôn ngữ đến
phương diện tâm lý. Trong khi theo các thống kê của các y bác sĩ tâm lý tại các
bệnh viện nhi đồng ở TPHCM, ngày càng có nhiều phụ huynh mang con đến
khám và điều trị do trẻ mắc chứng khó học, trong đó có tới 70-80% trẻ mắc
chứng khó đọc (Phạm Ngọc Thanh, 2007, 2010).
* PGS.TS. Trưởng Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐHSP TPHCM.
Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐHSP TPHCM, 6/2013
2
Khoảng 3 năm trở lại nay, việc quan tâm, hỗ trợ cho trẻ em Việt Nam có khó
khăn về đọc đã được sự quan tâm chú ý của những người làm công tác giáo dục
và nghiên cứu can thiệp trị liệu. Nhờ đó, Hội thảo Khoa học Dạy học cho HS lớp
1 có khó khăn về đọc sau gần một năm chuẩn bị đã nhận được gần 50 bài viết
của các nhà khoa học trong và ngoài nước gửi về. Các báo cáo đều xoay quanh
3 chủ đề: Dạy đọc, viết cho HS ở những lớp đầu tiểu học; Chẩn đoán phát hiện
sớm HS mắc chứng khó đọc; Hỗ trợ cho HS lớp đầu tiểu học có khó khăn về
đọc.
Chủ đề 1: Dạy đọc, viết cho HS ở những lớp đầu tiểu học có 18 báo cáo
đề cập đến các vấn đề hữu quan của hoạt động này. Với mục đích Để có thành
công của HS trong giờ học tiếng Việt những ngày đầu đến trường, GS.TS. Lê
Phương Nga, ĐHSP Hà Nội khẳng định dạy học dựa vào sự thành công của HS
là một chiến lược cần phải đặt ra đối với các GV ở tiểu học, nhất là với GV khối
lớp 1 vì đây là khoảng thời gian tạo nên sự thay đổi lớn trong cuộc sống của các
em: từ vui chơi sang học tập. Tác giả bài viết nêu lên một số đề xuất nhằm giúp
GV thay đổi một số nhận thức của mình theo hướng chú ý vào mặt thành công
của HS lớp 1.
Việc hình thành kỹ năng đọc và viết cho trẻ trước khi vào lớp 1, được
PGS.TS. Nguyễn Thị Hạnh, Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam, nhìn nhận từ
bình diện tiếp cận tổng thể, xem việc hình thành kỹ năng tiền đọc, tiền viết là nội
dung trọng tâm trong hoạt động chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi sẵn sàng đi học
lớp 1, với các giải pháp “cho trẻ tiếp cận từ nghĩa đến các chữ cái và quy tắc kết
hợp chữ để tạo tiếng, từ, câu”, “khuyến khích trẻ nêu ý tưởng cần biểu đạt đến
dùng các chữ cái và quy tắc kết hợp chữ để ghi tiếng, từ, câu biểu đạt ý tưởng
thành văn bản đơn giản”...
Quan tâm đến vấn đề dạy đọc cho HS lớp 1, TS. Vũ Thị Ân, ĐHSP TPHCM
bàn đến việc dạy đọc cho trẻ cần chú ý đến những ảnh hưởng của hệ thống âm
vị tiếng Việt, cũng như “cần tuân thủ nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp”, “dung lượng của ngữ liệu và tốc độ dạy phải phù hợp với mức độ lĩnh
hội của trẻ”... Tác giả cũng đặt câu hỏi “có nên dạy học đọc sớm cho trẻ hay
không?”, “làm thế nào để có giờ học vui và hiệu quả”?...
Từ việc “bao quát các tư liệu liên quan đến dạy học đọc ở bậc tiểu học để
tìm hiểu và phát hiện những điểm tương đồng hoặc khác biệt trong cách hiểu các
khái niệm cơ bản về dạy đọc giữa các nhà nghiên cứu giáo dục ngôn ngữ trong
nước và quốc tế”, TS. Hoàng Thị Tuyết, ĐHSP TPHCM, cho rằng những khác
biệt ở “cách hiểu về đọc thành tiếng và đọc thầm, về các thành tố tạo nên năng
lực đọc nói chung và khả năng đọc lưu loát, về tính đa diện phức hợp của cơ chế
đọc hiểu cũng như đọc lưu loát theo hướng phát triển người học trở thành người
đọc độc lập”, buộc phải suy nghĩ về việc hợp lý hóa việc dạy và học đọc Tiếng
Hội thảo Quốc tế “Dạy học cho học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc”
3
Việt ở tiểu học, trên bình diện lý luận lẫn thực tiễn, nhất là ở hai lớp đầu cấp tiểu
học. Trong đó, yêu cầu đọc lưu loát là một kết quả tiêu điểm nhất thiết phải đạt
được ở mức thành công.
Dưới góc nhìn của sinh lý học thần kinh, với bài viết “Não bộ và việc dạy học
đọc cho HS lớp 1”, ThS. Nguyễn Minh Giang, ĐHSP TPHCM nhấn mạnh “bất kỳ
một kích thích ngôn ngữ nào cũng có thể là tín hiệu có điều kiện để hình thành
phản xạ ngôn ngữ cho trẻ; việc học đọc hiệu quả sẽ tạo ra nền tảng để phát triển
hầu hết các chức năng khác của vỏ não”.
Dựa trên những cơ sở lý luận về đặc điểm tâm sinh lý, vai trò của việc dạy
đọc ở tiểu học, và khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ tiểu học, qua bài viết
“Dạy đọc và phát triển ngôn ngữ cho HS lớp 1”, ThS. Hoàng Trường Giang và
Vũ Thị Hải Anh đề cập đến những nội dung và yêu cầu cơ bản trong việc dạy
đọc cho HS lớp 1 như: Rèn luyện cho trẻ kỹ năng nói và đọc, dạy trẻ cách nghe,
đọc và phát âm đúng, dạy học đọc hiểu cho trẻ, dạy đọc cho trẻ khuyết tật...
Cũng bàn về phương pháp dạy học đọc cho HS lớp 1, tác giả Lê Duy Hùng,
TPHCM, tập trung vào ba phương pháp cơ bản: trực quan, đàm thoại và luyện
tập.
Từ góc nhìn toán học, ThS. Trần Đức Thuận, ĐHSP TPHCM cho rằng việc
dạy học ngôn ngữ cho người mới học tương tự với việc xây dựng một lý thuyết
toán học mới. Người học cần được cung cấp vốn từ vựng cơ bản, cách kết hợp
từ để tạo thành câu có ý nghĩa trong các ngữ cảnh phù hợp...
Nhóm chương trình Hỗ trợ học tiếng Việt thuộc tổ chức Room to Read, một
tổ chức phi chính phủ, đang tiến hành hỗ trợ hoạt động dạy học nhằm nâng cao
khả năng đọc cho trẻ em ở một số nước đang phát triển, gửi đến hội thảo các bài
viết trình bày chiến lược, kỹ thuật dạy đọc lưu loát, đọc hiểu, dạy học từ vựng,
viết chính tả hiệu quả cho HS những năm đầu đến trường. Quá trình luyện tập
đọc lưu loát cho HS theo các cấp độ: đọc bảng từ rỗng, đọc câu, đọc đoạn văn
với các hình thức khác nhau: cá nhân, nhóm đôi hoặc toàn lớp; các kỹ thuật dạy
đọc hiểu như nói về bức tranh hoặc đồ vật; sử dụng sơ đồ tư duy; tóm tắt bài đọc
qua câu hỏi; luyện tập hiểu nghĩa ở cấp độ từ, câu và đoạn văn; các kỹ thuật dạy
chính tả như viết tiếng/từ (cá nhân/nhóm), viết tiếng/từ theo kỹ thuật “chép - che
- đối chiếu” (cá nhân), viết câu (cá nhân), viết đoạn (cá nhân); hoặc các biện
pháp dạy từ vựng như trò chơi ngón tay cái, trò chơi đúng - sai, hoàn thành câu
minh hoạ ý nghĩa từ... của các bài viết đều có tác dụng tương hỗ giúp nâng cao
hiệu quả của hoạt động dạy học đọc cho HS ở các lớp đầu cấp.
Qua nghiên cứu bổ dọc trên số lượng 62 trẻ, từ lớp lá đến lớp 1 tại một số
trường của TPHCM bằng chương trình huấn luyện về ý thức âm vị để phát triển
khả năng nhận biết, suy nghĩ và thao tác trên các đơn vị âm thanh của ngôn ngữ,
đặc biệt là âm vị, của trẻ em tuổi mẫu giáo, TS. Huỳnh Mai Trang, ĐHSP TPHCM
Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐHSP TPHCM, 6/2013
4
cho rằng việc thực hiện các chương trình huấn luyện phát triển ý thức âm vị
trong giai đoạn cuối mẫu giáo là một bước chuẩn bị có hiệu quả tích cực rất đáng
ghi nhận cho việc học ngôn ngữ viết ở đầu tiểu học.
Từ thực trạng nhiều phụ huynh của trẻ 5-6 tuổi rất băn khoăn giữa việc nên
hay không nên cho trẻ học đọc trước chương trình lớp 1, và qua nghiên cứu
thực nghiệm, tác giả Nguyễn Thị Thanh Trúc, Trường CĐSP Trung ương
TPHCM kết luận việc sử dụng trò chơi đọc truyện qua tranh là một giải pháp hữu
hiệu vừa đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ vừa phát triển các kiến thức, kỹ năng,
nhất là phát triển kỹ năng tiền đọc, nhằm chuẩn bị cho trẻ học đọc ở trường tiểu
học một cách có hiệu quả.
Qua một nghiên cứu thử nghiệm bài tập Tự nhiên và Xã hội cho HS lớp 1,
tác giả Phạm Phương Anh đề xuất những cải tiến về nội dung, hình thức của các
bài tập Tự nhiên và Xã hội nhằm hỗ trợ rèn kỹ năng đọc, viết cho HS lớp 1 theo
quan điểm tích hợp trong dạy học ở các lớp đầu cấp tiểu học.
Chủ đề 2: Chẩn đoán học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc có 12 báo cáo
bàn đến dưới các góc độ cơ sở lý luận, cách thức chẩn đoán, vai trò của chẩn
đoán nhằm phát hiện sớm để hỗ trợ kịp thời, đúng phương pháp cho HS có khó
khăn về đọc.
Cơ sở lý luận của nghiên cứu chẩn đoán sớm trẻ mắc chứng khó đọc, được
giới thiệu qua trích đoạn công trình nghiên cứu “Chẩn đoán sớm và điều chỉnh
chứng khó đọc ở HS tiểu học” của Abramova N.A, Trường ĐHSP quốc gia
Samara (Cộng hoà Liên bang Nga). Tác giả của nghiên cứu này phân tích tâm lý
làm chủ hành vi đọc theo chuẩn; cơ chế, hình thức của chứng khó đọc và giá trị
của việc phát hiện sớm chứng khó đọc ở HS lớp 1 tiểu học.
Bác sỹ Phạm Ngọc Thanh, cố vấn tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1, với bài viết
“Chứng khó đọc” khẳng định “khó đọc là một rối loạn học tập với đặc tính là khó
khăn trong việc đọc; là căn bệnh kéo dài suốt đời”, “chẩn đoán chứng khó đọc
bao gồm việc đánh giá cách xử lý thông tin của trẻ từ khả năng nhìn, nghe, và
tham gia trong các sinh hoạt”.
Ý thức rõ chẩn đoán trẻ gặp khó khăn trong học đọc là một vấn đề rất quan
trọng, bởi lẽ chẩn đoán thiếu chính xác sẽ gây ra định hướng trị liệu sai lệch và
hậu quả nghiêm trọng khôn lường, PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn, ĐHSP TPHCM
nhấn mạnh khi thực hiện quá trình chẩn đoán cần phải hết sức cẩn trọng và
nghiêm túc ở từng nội dung, từng chi tiết cụ thể; không đồng nhất kết quả học
tập môn Tiếng Việt và chứng khó đọc; cũng cần xem xét não bộ cùng các nhầm
lẫn khác
Tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán trẻ mắc chứng khó đọc của các nhà
khoa học Liên bang Nga, TS. Nguyễn Thị Kim Anh, Trường CĐSP Trung ương
Hội thảo Quốc tế “Dạy học cho học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc”
5
TPHCM chọn giới thiệu các phương pháp chẩn đoán sớm chứng khó đọc ở HS
lớp 1 được thể hiện trong công trình “Chẩn đoán sớm và điều chỉnh chứng khó
đọc ở HS tiểu học” của tác giả Abramova N.A, Trường ĐHSP Quốc gia Samara
(Cộng hoà Liên Bang Nga). Những người quan tâm đến vấn đề trẻ Việt Nam
mắc chứng khó đọc có thể tìm thấy những chia sẻ hữu ích qua các bài tập, các
test đánh giá, phương pháp đánh giá của các nhà khoa học, các nhà giáo dục
học Liên bang Nga, như bài tập yêu cầu trẻ kể trình tự, bài tập sao chép nhịp
điệu, sao chép chuỗi hành động, lặp lại các con số, qua các trò chơi “Nhịp điệu”,
“Nắm tay - lòng bàn tay và nắm cạnh bàn”; hoặc test “Chẩn đoán nhanh ngôn
ngữ nói của HS lớp 1” tìm hiểu về mức độ cảm giác vận động của lời nói về các
nội dung nhận thức âm vị, tình trạng của các kỹ năng vận động, cấu trúc ngữ
pháp lời nói, vốn từ, kỹ năng sử dụng từ, kỹ năng tạo lập văn bản của HS; bài
mẫu cùng kỹ thuật đánh giá khả năng nhận thức âm vị...
Qua nghiên cứu “Hỗ trợ HS lớp 1 khó đọc tại trường tiểu học”, ThS. Nguyễn
Thị Kim Hoa, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và tác giả Nguyễn Ngọc Linh,
Viện Nghiên cứu xây dựng phát triển xã hội học tập, đã mô tả quy trình, công cụ,
cách thức đánh giá để chẩn đoán HS khó đọc, như sử dụng Bảng kiểm phát hiện
khó khăn về đọc, viết, tính toán của Trung tâm quốc gia về khó khăn về học -
Hoa Kỳ nhằm phát hiện những HS nghi ngờ mắc chứng khó đọc, dùng Trắc
nghiệm trí tuệ trẻ em Wechsler-IV, tiếp theo đó là việc sử dụng Bộ công cụ đánh
giá khả năng học tập của HS tiểu học...
Qua báo cáo “Dạy học đọc từ tiếp cận tâm lý học thần kinh – một cơ hội
cho trẻ khó đọc”, PGS.TS. Võ Thị Minh Chí, ĐHSP Hà Nội giới thiệu các triệu
chứng, các lỗi chính thuộc dạng khó đọc kiểu quang học giúp cho việc chẩn
đoán được đúng đắn, tránh tình trạng “dán nhãn”, tình trạng chẩn đoán sai.
Với bài viết “Chứng dyslexia với chất lượng học tập của HS lớp 1”, TS. Trần
Thị Thu Mai, ĐHSP TPHCM trình bày tình trạng gây cản trở sự phát triển của các
kỹ năng ngôn ngữ của trẻ như khó khăn khi đọc và đánh vần, viết chính tả; kỹ
năng nhận biết âm vị kém; nhầm lẫn phương hướng, không nhớ trình tự các
bước của một thao tác, học vẹt những điều không có nghĩa, khó làm toán, khó
học xem đồng hồ, kỹ năng tổ chức, sắp xếp kém... Tác giả Trần Thị Tú Uyên
cũng nêu những biểu hiện chính về tâm lý của HS lớp 1 mắc chứng Dyslexia,
giúp GV có thêm những dấu hiệu để nhận diện đúng trẻ có khó khăn về đọc.
Bài “Phát hiện để can thiệp sớm cho trẻ có khó khăn về đọc” trình bày kết
quả nghiên cứu của Joseph K. Torgesen và các cộng sự trong thời gian hơn 20
năm. Bài viết đề xuất các biện pháp và hệ thống các kiểu bài kiểm tra trẻ lớp cuối
mẫu giáo và lớp 1 nhằm giúp GV mầm non và GV các lớp đầu tiểu học phát hiện
sớm, can thiệp sớm. Đồng thời tác giả bài viết cũng khẳng định: giải pháp tốt
nhất để giải quyết khuyết tật khả năng đọc là huy động nguồn vốn để phát hiện
Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐHSP TPHCM, 6/2013
6
và can thiệp sớm ngay từ khi trẻ học mẫu giáo và vào lớp 1; bởi lẽ nếu để tới khi
trẻ học lớp 3, thì việc chữa trị sẽ trở nên khó khăn hơn và tốn kém hơn nhiều.
Qua việc trình bày kết quả khảo sát đại trà 296 HS lớp 1 tại 32 trường tiểu
học ở TPHCM và khảo sát, đánh giá sâu một nhóm nhỏ (4 HS) được chẩn đoán
mắc chứng khó đọc, tác giả Lê Doãn Thu Trang, với bài viết Tốc độ đọc – một
dấu hiệu để nhận diện chứng khó đọc, đã khẳng định: tốc độ đọc là một dấu hiệu
cần lưu tâm trong chẩn đoán, khảo sát năng lực đọc của HS lớp 1 cần được
thực hiện sớm và thường xuyên để có thể nhận diện đúng và hỗ trợ kịp thời cho
những HS có khó khăn về đọc do nguyên nhân bệnh lý mà không do nguyên
nhân chậm phát triển.
Khảo sát khả năng đọc của 391 HS lớp 1 có tình trạng sức khỏe và tâm sinh
lý bình thường, ở 11 trường tiểu học tại địa bàn TPHCM, nhóm sinh viên Đặng
Thị Mai Thanh, Trần Thị Ngọc Hiền, Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Phụng
Ái Thiên, Bùi Thị Tuyết Trinh, Khoa Giáo dục Tiểu học Trường ĐHSP TPHCM,
nhận định chứng khó đọc là một thực tế đã và đang tồn tại ở HS lớp 1, cần có
những nghiên cứu chẩn đoán cũng như can thiệp trị liệu sớm cho những HS mắc
chứng khó đọc.
Nhận diện chứng khó đọc là một công việc phức tạp, nhất là với trẻ lớp 1.
Bởi vì, ở lứa tuổi này, tác động của những yếu tố gây nhiễu như đặc điểm ngôn
ngữ chưa hoàn thiện, ảnh hưởng phương ngữ... là không nhỏ. Với bài viết Phân
biệt khó đọc, khó viết với đặc điểm của phương ngữ và đặc điểm ngôn ngữ chưa
hoàn thiện ở tiểu học, ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt
Nam, khuyến nghị khi chẩn đoán trẻ khó đọc tránh nhầm lẫn với đặc điểm ngôn
ngữ chưa hoàn thiện ở trẻ và đặc điểm phương ngữ. Sự phân biệt này không chỉ
giúp cho việc đánh giá khả năng đọc, viết của học sinh lớp 1 mà còn giúp can
thiệp sớm cho khoảng 10% học sinh ở tiểu học gặp khó khăn về đọc, viết do
nhiều nguyên nhân khác nhau.
Khảo sát mẫu quá trình âm vị ở trẻ em Việt Nam, chuyên viên Âm ngữ trị
liệu của Bệnh viện Nhi Đồng 1, Đỗ Thị Bích Thuận và Hoàng Văn Quyên cung
cấp một mô tả khởi đầu về những lỗi phát âm, các quy trình âm vị được tìm thấy
trong lời nói của trẻ Việt Nam nói tiếng Việt với hy vọng từ kết quả nghiên cứu
này và những nghiên cứu trong tương lai về mẫu quy trình âm vị sẽ cung cấp
nguồn tư liệu cho hoạt động giảng dạy, điều trị cho trẻ có khó khăn về lời nói.
Chủ đề 3: Hỗ trợ cho học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc
Giúp đỡ, hỗ trợ HS lớp 1 có khó khăn về đọc được nhiều tác giả quan tâm
dưới nhiều bình diện can thiệp hỗ trợ tâm lý, vận động, tri nhận không gian, nhận
thức âm vị, nhận thức chính tả, mở rộng vốn từ, cùng hệ thống bài tập, phương
Hội thảo Quốc tế “Dạy học cho học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc”
7
pháp, phương tiện dạy học... Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 21 báo cáo về
vấn đề này.
Qua báo cáo “Dạy học đọc từ tiếp cận tâm lý học thần kinh – một cơ hội
cho trẻ khó đọc”, PGS.TS. Võ Thị Minh Chí, ĐHSP Hà Nội khẳng định “Dạy đọc
cho trẻ khó đọc do chậm phát triển các vùng chức năng trên não là hoàn toàn
khả thi, nếu trẻ được chẩn đoán đúng về định khu vùng chậm phát triển (dưới
góc độ Tâm lý học thần kinh) và có tác động phù hợp với mức độ phát triển hiện
có ở trẻ”. Tác giả tập trung giới thiệu các lỗi chính thuộc dạng khó đọc kiểu
quang học như khó đọc kiểu loạn ngôn, khó đọc kiểu loạn ngữ nghĩa, cùng các
triệu chứng và phương pháp chính trong dạy đọc chỉnh trị cho trẻ khó đọc kiểu
quang học theo từng giai đoạn với các chỉ dẫn cụ thể về mục đích, phương
pháp, thao tác cụ thể, rõ ràng.
Qua nghiên cứu về trẻ Dyslexia, BS. Phạm Ngọc Thanh khẳng định “đa số
trẻ khó đọc có thể thành công ở trường với sự dạy kèm hoặc chương trình giáo
dục đặc biệt. Hỗ trợ cảm xúc cũng đóng vai trò quan trọng.”
Các tác giả Mai Mỹ Hạnh, Quang Thục Hào và PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn,
ĐHSP TPHCM, với bài viết “Ứng xử với trẻ khó khăn trong học đọc dưới góc độ
tham vấn và trị liệu” nhận định: hiện nay, đã có nhiều mô hình điều trị, các biện
pháp can thiệp cho trẻ mắc chứng khó đọc. Tuy nhiên các mô hình và các biện
pháp sẽ không thể phát huy tác dụng tích cực đối với việc cải thiện khả năng đọc
của trẻ nếu bỏ qua các liệu pháp tâm lý. Bài viết giới thiệu các các vấn đề về ứng
xử đối với trẻ có biểu hiện khó đọc nhằm phát huy tối đa sự tự tin, tính chủ thể
cũng như khuyến khích trẻ nỗ lực cải thiện kỹ năng đọc của mình một cách tự
giác và tích cực.
Cùng từ bình diện của tâm lý học, TS. Trần Thị Thu Mai qua bài viết “Can
thiệp, trị liệu cho HS lớp 1 – nhìn từ góc độ tâm lý học” cho rằng “HS mắc chứng
khó đọc có thể đọc, viết chính tả, và viết một cách xuất sắc nếu nhận được sự
can thiệp và hướng dẫn phù hợp. GV tiểu học cần được huấn luyện về nguyên
nhân, biểu hiện và phương pháp can thiệp chứng khó đọc. Tùy thuộc việc xác
định nguyên nhân của HS mắc chứng khó đọc mà có những biện pháp can thiệp
trị liệu thích hợp như: giáo dục nhấn mạnh nhu cầu nâng cao sự tự tin, luyện tập,
chỉnh âm vị, liệu pháp tâm lý, tư vấn cho cha mẹ, can thiệp có hướng dẫn, can
thiệp có sự tham gia của bạn bè, can thiệp nhận thức, chiến lược về hành vi, học
tập có trợ giúp của máy vi tính...”.
Hỗ trợ HS các lớp đầu cấp có khó khăn về đọc được nhìn nhận từ góc độ
quản lý qua bài viết Quản lý việc dạy đọc cho HS đầu cấp 1 gặp khó khăn về đọc
trong chương trình GDHN hiện nay của ThS. Nguyễn Lương Hải Như, ĐHSP
TPHCM. Tác giả đã đề cập đến một số thực trạng trong việc quản lý dạy học đọc
cho HS đầu cấp 1 có nhu cầu đặc biệt về kỹ năng đọc trong chương trình GDHN
Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐHSP TPHCM, 6/2013
8
hiện nay tại một số trường tiểu học trên địa bàn TPHCM, từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm thực hiện công tác quản lý này tốt hơn.
Tác giả Robert Dupré, chuyên viên hoạt động trị liệu Hội AMPHORE Pháp,
với báo cáo “Mất phối hợp giữa động tác nhìn và không gian” đã trình