Hôn nhân công giáo

Chủ nghĩa tư bản với nền kinh tế thị trường, đề cao hưởng thụ, tự do, cá nhân, chính là kẻ thù vô hình, làm cho con người càng ngày càng xa lìa những giá trị của tôn giáo. Công nghệ thông tin đã làm cho con người ngày nay thay đổi rất nhiều, đặc biệt là nó tác động trên cả cách sống, cách suy nghĩ của con người. Nền kinh tế toàn cầu tác động đến giới trẻ mạnh mẽ nhất. Họ chạy theo một thứ văn minh vật chất, một thứ văn hóa thác loạn, điên cuồng, biểu hiện qua những loại nhạc kích động, những cách ăn mặc lố lăng, và nhất là một lối sống buông thả, yêu vội, hôn nhân thử, hôn nhân không giá thú, lối sống vô đạo đức được công khai quảng cáo ồ ạt qua sách báo, video, Internet. Ở những thành phố lớn, tình yêu, hôn nhân gia đình đang bị khủng hoảng trầm trọng. Tình trạng nạo phá thai đến mức báo động. Theo thống kê của một số tổ chức của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam là một trong ba quốc gia có tỉ lệ nạo phá thai lớn nhất thế giới. Nhiều nước Châu Âu, với đa số dân theo Kitô giáo, đã bỏ phiếu tán thành luật cho phép ly dị là một bằng chứng cho thấy vị trí Giáo hội không còn như xưa nữa. Thật vậy, ở các nước phát triển, hơn 50% các cặp vợ chồng sống với nhau bất chấp hôn nhân và thoải mái chia tay nhau khi thấy không còn "có lợi" nữa. Ở Pháp, người ta công nhận quyền làm cha mà không cần hôn thú (1970), cho phép ngừa thai và phá thai đối với trẻ vị thành niên (1972), cho phép ly dị (1975). Ngay tại Rôma, nơi người Công giáo chiếm 78% dân số, nhưng trong số này chỉ có 23% còn hành đạo; 50% ủng hộ việc linh mục lập gia đình; 75% ủng hộ ly dị, ngừa thai, hôn nhân không giá thú, hay ăn ở với nhau trước khi làm lễ cưới; 50% coi chuyện đồng tính luyến ái như chẳng có vấn đề; và chỉ có 14% chống việc phá thai.

docx98 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6075 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hôn nhân công giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÔN NHÂN CÔNG GIÁO PHẦN MỞ ÐẦU I. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, chúng ta đang chứng kiến những thay đổi chóng mặt. Nhiều giá trị bị đảo lộn đã dẫn đến những thử thách lớn lao. Một trong những thử thách đó là vấn đề hôn nhân. Chủ nghĩa tư bản với nền kinh tế thị trường, đề cao hưởng thụ, tự do, cá nhân, chính là kẻ thù vô hình, làm cho con người càng ngày càng xa lìa những giá trị của tôn giáo. Công nghệ thông tin đã làm cho con người ngày nay thay đổi rất nhiều, đặc biệt là nó tác động trên cả cách sống, cách suy nghĩ của con người. Nền kinh tế toàn cầu tác động đến giới trẻ mạnh mẽ nhất. Họ chạy theo một thứ văn minh vật chất, một thứ văn hóa thác loạn, điên cuồng, biểu hiện qua những loại nhạc kích động, những cách ăn mặc lố lăng, và nhất là một lối sống buông thả, yêu vội, hôn nhân thử, hôn nhân không giá thú, lối sống vô đạo đức được công khai quảng cáo ồ ạt qua sách báo, video, Internet. Ở những thành phố lớn, tình yêu, hôn nhân gia đình đang bị khủng hoảng trầm trọng. Tình trạng nạo phá thai đến mức báo động. Theo thống kê của một số tổ chức của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam là một trong ba quốc gia có tỉ lệ nạo phá thai lớn nhất thế giới. Nhiều nước Châu Âu, với đa số dân theo Kitô giáo, đã bỏ phiếu tán thành luật cho phép ly dị là một bằng chứng cho thấy vị trí Giáo hội không còn như xưa nữa. Thật vậy, ở các nước phát triển, hơn 50% các cặp vợ chồng sống với nhau bất chấp hôn nhân và thoải mái chia tay nhau khi thấy không còn "có lợi" nữa. Ở Pháp, người ta công nhận quyền làm cha mà không cần hôn thú (1970), cho phép ngừa thai và phá thai đối với trẻ vị thành niên (1972), cho phép ly dị (1975). Ngay tại Rôma, nơi người Công giáo chiếm 78% dân số, nhưng trong số này chỉ có 23% còn hành đạo; 50% ủng hộ việc linh mục lập gia đình; 75% ủng hộ ly dị, ngừa thai, hôn nhân không giá thú, hay ăn ở với nhau trước khi làm lễ cưới; 50% coi chuyện đồng tính luyến ái như chẳng có vấn đề; và chỉ có 14% chống việc phá thai.  Những con số trên đây, đặc biệt là 75% người ủng hộ ly dị, ngừa thai. cho thấy đông đảo người Công giáo không còn tuân theo các nguyên tắc đạo đức mà Giáo hội vẫn còn tiếp tục bảo vệ. Theo Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, giữa những thách đố khó nhất đối diện Giáo Hội ngày nay, là thách đố từ một nền văn hoá lan tràn rộng khắp của chủ nghĩa cá nhân, thứ chủ nghĩa có khuynh hướng hạn chế và thu hẹp hôn nhân và gia đình vào trong phạm vi riêng tư. Như vậy, hôn nhân Công giáo có còn giá trị gì không? Tỷ lệ ly dị ngày càng khá cao, lối sống hưởng thụ ngày càng lan rộng, nhưng không có nghĩa là hôn nhân không còn giá trị. Nó đòi hỏi chúng ta cần có một cái nhìn đúng đắn, chính xác và chuẩn bị hôn nhân kỹ càng hơn.  Hôn nhân Công giáo là một lời thề hứa. Một lời thề hứa với tất cả ý thức và tự do, rập khuôn theo lời hứa của Thiên Chúa với con người, chung sống với nhau một cách vĩnh viễn và vô điều kiện. Sự tự do lựa chọn này là yếu tố tiên quyết của hôn nhân Công giáo, vì chỉ có môi trường gia đình bền vững mới có thể gầy dựng và nuôi dưỡng con cái. Hội thánh phải sống và giảng dạy luật Chúa, hơn là thỏa hiệp với lối sống của phần đông người hiện nay.   Chọn đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về hôn nhân Công giáo; qua đó, góp phần khơi dậy ý thức nơi người trẻ về ý nghĩa cao cả và thánh thiêng của hôn nhân Công giáo. Chúng tôi cũng tìm hiểu về những ứng dụng của công nghệ sinh học trong vấn đề sinh sản, đang gây ra những rắc rối trong thời đại chúng ta, hầu giúp cho giới trẻ nắm vững được giáo huấn của Giáo hội, cũng như giúp cho bản thân trong công tác mục vụ sau này. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ðể thực hiện công trình này,  chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích và tổng hợp nội dung. III. GIỚI HẠN ÐỀ TÀI Ðề tài "Hôn nhân Công giáo " rất bao la, bao gồm nhiều lãnh vực khác nhau. Vì khuôn khổ của một bài luận văn tốt nghiệp cũng như thời gian và khả năng có hạn, nên công trình nghiên cứu này chỉ trình bày những vấn đề sau đây: - Chương một : Những điểm chính yếu của hôn nhân Công giáo. - Chương hai :  Vấn đề sinh sản. - Chương ba :   Vấn đề tiêu hôn trong hôn nhân Công giáo.     Chương một  NHỮNG ÐIỂM CHÍNH YẾU CỦA HÔN NHÂN CÔNG GIÁO Hôn nhân Công giáo không phá bỏ hôn nhân tự nhiên, bởi vì hôn nhân này do Thiên Chúa thiết lập. Chúa Kitô cũng khẳng định thể chế hôn nhân này: "Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly" (Mt 19, 6). Khi hai người ngoài Kitô giáo kết bạn với nhau, hôn nhân của họ có giá trị trước mặt Thiên Chúa, không ai tháo gỡ được. Ðối với người Kitô hữu, hôn nhân của họ được Chúa Kitô nâng lên hàng bí tích. Thiên Chúa không những ban ơn tự nhiên, mà còn ban ơn siêu nhiên cho họ để họ chu toàn trách nhiệm làm vợ chồng và cha mẹ trong ơn gọi làm con Thiên Chúa. Nhưng làm thế nào mà hôn nhân tự nhiên lại trở thành bí tích trong hôn nhân Công giáo? Sự khác biệt giữa hôn nhân tự nhiên và hôn nhân Công giáo là gì? Ðể trả lời cho những câu hỏi này, chúng tôi sẽ trình bày những yếu tố căn bản của hôn nhân Công giáo      I. BÍ TÍCH HÔN NHÂN    A. Hôn Nhân Công Giáo Là Một Bí Tích  : Tình yêu tự nhiên giữa một người nam và một người nữ đã được Kitô giáo nâng lên hàng bí tích, tức dấu chỉ của ơn cứu độ. Chúng ta biết rằng sứ vụ cơ bản của Giáo hội là bí tích, nghĩa là dấu chỉ và phương tiện của sự kết hợp với Thiên Chúa và sự thống nhất nhân loại. Giáo hội thực hiện sứ vụ đó thông qua việc rao giảng, thông đạt ân sủng xuyên qua một số nghi thức. Những nghi thức đó thực sự là những dấu chỉ của ơn cứu độ, được Ðức Giêsu thiết lập và Giáo hội truyền đạt. Những nghi thức đó luôn bao hàm một yếu tố vật chất, khả giác hay hữu hình, có một ý nghĩa tự nhiên như nước chỉ sự thanh tẩy, bánh và rượu chỉ lương thực,. Thiên Chúa có thể sử dụng những con đường khác để thông đạt ân sủng, nhưng vì tôn trọng nhu cầu của thị giác và xúc giác của con người, Người đã chọn con đường thông đạt qua các bí tích. Qua đó, Thiên Chúa cũng dạy cho con người biết rằng ơn cứu độ đã được hoàn thành trong Ðức Giêsu- Kitô.      Công đồng Vaticanô II đã nói: "Ðấng Tạo hóa đã thiết lập và ban những định luật riêng cho đời sống chung thân mật và cho cộng đoàn tình yêu vợ chồng. Ðời sống chung này được gây dựng do giao ước hôn nhân, nghĩa là do sự ưng thuận cá nhân không thể rút lại. Như thế, bởi một hành vi nhân linh, trong đó hai vợ chồng tự hiến cho nhau và đón nhận nhau, nhờ sự an bài của Thiên Chúa, đã phát sinh ra một định chế vững chắc có giá trị trước mặt xã hội nữa" (GS 48).  Trong hôn nhân Công giáo, khi đã đủ điều kiện, tất nhiên phải là bí tích, nghĩa là nguồn cội của ân sủng. Ðôi vợ chồng đối với nhau vừa là chủ thể, vừa là tác viên của bí tích , trong đó họ dâng hiến cho nhau. Linh mục chủ sự hiện diện với tư cách là chứng nhân đích thực và chúc lành cho họ. Tuy nhiên, vì quá chú trọng đến đôi phối ngẫu, người ta đã làm giảm bớt đi sự chú ý về chiều kích cộng đoàn của Hội thánh. Ðúng ra, chính Hội thánh cử hành bí tích này, vì cử hành chính hôn phối của mình với Ðức Kitô được tương trưng qua nghi lễ của mỗi đôi hôn phối. Linh mục là người thể hiện lễ cưới tượng trưng đó, nên là thừa tác viên đích thực của bí tích hôn phối1 Bí tích hôn nhân phát sinh từ sự ưng thuận của vợ chồng. Thực tại nhân loại, tức sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, sau khi quyết định hiến thân cho nhau để làm nên một gia đình, biểu thị và hàm chứa thực tại thần linh: tình yêu của Ðức Kitô đối với Giáo hội, một tình yêu không những được tượng trưng qua tình yêu của hai vợ chồng mà còn đang hiện diện thực sự, đang hoạt động thực sự nơi hai vợ chồng, dù bằng một cách huyền nhiệm. Kết quả là hai thực tại ấy không thể tách rời nhau: cái được biểu thị nằm ngay trong dấu chỉ ngay khi có dấu chỉ ấy 2 Có lẽ không có bí tích nào, trong đó sự kết hợp giữa dấu chỉ và sự vật nói lên ý nghĩa của dấu chỉ, lại chặt chẽ như thế. Trong các bí tích khác, dấu chỉ thường là một thực tại đã mất đi phần nào ý nghĩa tự nhiên của nó. Chẳng hạn như trong phép Rửa, một vài giọt nước đổ trên trán người thụ lãnh, chỉ nhắc lại cách sơ sài việc dìm toàn thể thân xác vào nước. Ðang khi đó trong bí tích hôn nhân, chính sự kết hợp thể lý lẫn tinh thần của hai vợ chồng là dấu chỉ của ân sủng.    Hôn nhân Công giáo còn có tính cách xã hội nữa. Hôn nhân không thể phó mặc cho sự độc đoán của hai người phối ngẫu, mà phải mang một hình thức hữu hình nào đó về mặt xã hội, phải tuân theo một số qui luật và nhất là phải có một ý thức về mối dây nối kết giữa hôn nhân và cộng đồng Kitô hữu. Hôn nhân không thay đổi khi trở nên bí tích hôn nhân. Nó chỉ gột rửa khỏi những điều xấu xa loài người đã đem lại, vì lúc ban đầu hôn nhân không có như vậy (Mt 19, 8). Nhưng trong bí tích hôn nhân, không những hôn nhân gặp lại sự tinh tuyền nguyên thủy, mà còn phản ánh một kết hợp mầu nhiệm giữa Chúa Kitô và Giáo hội.       B. Hình Ảnh Của Sự Giao Kết Giữa Chúa Kitô Và Giáo Hội      1. Tình yêu vợ chồng, biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa đối với loài người Cựu ước đã vận dụng đời sống hôn nhân để làm sáng tỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với Ít-ra-en. Sách Sáng thế viết:"Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất"  (St 1, 27- 28). Thiên Chúa đã kết hợp hai người nên một thân xác, cho họ tạo nên những con người mới để tiếp tục công trình sáng tạo của Ngài trong thế giới. Thiên Chúa đã trách cứ Ít-ra-en: " Thiên Chúa đã nói với dân Ít-ra-en: "Vậy ngươi không được phủ phục trước một thần nào khác, vì Ðức Chúa mang danh là Ðấng ghen tương, Người là một vị Thần ghen tương" (Xh 34, 14). Thiên Chúa đã nhận Ít-ra-en  làm dân riêng bằng giao ước Sinai, Ngài không chấp nhận họ đi "đàng điếm" theo tà thần. Dù Ít-ra-en đã nhiều lần bội ước, chạy theo thần ngoại bang, nhưng Thiên Chúa vẫn yêu thương và thành tín: "Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong công minh và chính trực, trong ân tình và xót thương" (Hs 2, 21).   Qua đó, chúng ta thấy rằng các tiên tri đã mơ ước có ngày cả loài người sẽ được một Ðức Lang Quân tuyệt vời. Tân ước đã giới thiệu Ðức Lang Quân đó chính là Ðức Giêsu (Mt 22, 2). 2. Hình ảnh của sự giao kết giữa Chúa Kitô và Giáo hội (Ep 5, 22- 32) Tân ước trình bày giao ước mới như là sự liên kết giữa vợ với chồng, nhưng Ðức Lang Quân giờ đây là Ðức Kitô và Hiền thê là Hội thánh. Hội thánh được ơn gọi quy tụ mọi dân tộc, chứ không phải chỉ riêng Ít-ra-en mà thôi (Ep 5, 21- 33). Trong thư gởi tín hữu Ê-phê-xô, thánh Phaolô đã dựa vào cách vận dụng của Cựu ước để đưa ra hai khẳng định căn bản:      - Quan hệ mật thiết giữa vợ chồng soi sáng quan hệ giữa Chúa Kitô và Giáo hội: Thánh Phaolô coi đây là "Mầu nhiệm cao cả" (5, 32). Bởi vì cuộc sống chung vợ chồng vừa là môi trường cứu rỗi họ, vừa tượng trưng cho giao ước giữa Thiên Chúa và Ít-ra-en. Ở đây, thánh Phaolô còn đưa ra một ý nghĩa xa hơn: "Tôi muốn nói về Ðức Kitô và Hội thánh" . - Lấy quan hệ giữa Chúa Kitô và Giáo hội làm mẫu mực để khuyên vợ chồng phải sống sao cho xứng với bậc mình :  "Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Ðức Kitô yêu thương Hội thánh và hiến mình vì Hội thánh" (5, 25). Như một Lang Quân, Ðức Kitô  muốn cho hiền thê của Ngài là Giáo hội xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, thánh thiện (5, 27). Công đồng Vaticanô II cũng lấy ý nghĩa tương tự khi viết: "Chúa Kitô ban dồi dào ơn phúc cho tình yêu muôn hình ấy, một tình yêu phát xuất từ nguồn mạch tình yêu Thiên Chúa và được tác thành theo gương kết hiệp của Chúa Kitô và Giáo hội. Thực vậy, như xưa kia Thiên Chúa đến gặp gỡ dân Ngài bằng một giao ước yêu thương và trung thành, ngày nay Ðấng Cứu Thế, Bạn Trăm Năm của Giáo hội, cũng đến với đôi vợ chồng qua bí tích hôn phối. Người còn ở lại với họ để hai vợ chồng cũng mãi mãi trung thành yêu thương nhau bằng sự tự hiến cho nhau, như Người đã yêu thương Giáo hội và đã nộp mình vì Giáo hội" (GS  48).  Hôn nhân Công giáo là một tương giao bao gồm Thiên Chúa như "thành phần thứ ba". Ðây là điểm khác biệt quan trọng khi so sánh với hôn nhân dân sự. Tin  tưởng Thiên Chúa là "thành phần thứ ba" sẽ giúp cho đôi vợ chồng vượt qua được những gian nan, thử thách trong cuộc sống; giúp họ vững bước trong niềm tín thác vào Thiên Chúa. Trong một hôn nhân Kitô giáo lành mạnh, không có việc gần gũi với Thiên Chúa mà lại xa cách người phối ngẫu, hoặc gần gũi người phối ngẫu mà lại xa cách Thiên Chúa. Người chồng là đại diện của Chúa Kitô  với vợ mình, thì phải trở nên mỗi ngày một tiêu biểu Chúa Kitô hơn; người vợ như là Giáo hội đối với Chúa Kitô bên cạnh chồng mình, thì phải trung tín, dịu hiền và sinh dưỡng con cái do sự kết hợp với chồng mình mà có.    C. Phụng Vụ Bí Tích Hôn Nhân        1. Chuẩn bị      Việc dạy giáo lý hôn nhân cho đôi bạn trước khi kết hôn là điều hết sức cần thiết. Ðây là dịp giúp họ hiểu biết đời sống hôn nhân của mình thông phần mầu nhiệm hiệp nhất và tình yêu phong phú giữa Chúa Kitô và Hội thánh, giúp họ chu toàn trách nhiệm làm cha làm mẹ trong việc giáo dục con cái theo luật Chúa. Vị chủ chăn còn phải giúp đỡ họ trong thời hậu hôn nhân (suốt đời sống của họ) để họ trung thành với nhau, sống thánh thiện hơn trong ơn gọi gia đình mỗi ngày (GL 1063).      2. Cử hành        a. Nghi lễ Việc cử hành hôn lễ trong thánh lễ được khuyến khích đặc biệt, vì đôi tân hôn cần nhận lãnh mẫu gương và sức mạnh của tình yêu từ hy lễ Thánh Thể, nơi Ðức Kitô bày tỏ lòng yêu thương người bạn đến nỗi trao hiến mạng sống của mình cho người yêu. Họ không những được khuyến khích rước lễ, mà còn tham gia tích cực vào lễ nghi qua việc đề nghị những bài Sách Thánh sẽ đọc, chọn mẫu trao đổi lời hôn ước nào mình thích, dâng ý chỉ trong phần Lời nguyện giáo dân. Một số nơi còn cho phép đọc bài thơ hay bài văn có ý nghĩa đặc biệt đối với họ và soạn cả lời hôn ước, miễn là những lời ấy diễn tả ý nghĩa căn bản Kitô giáo về hôn phối. Các Giám mục trong các xứ truyền giáo được khuyến khích du nhập phong tục tập quán địa phương vào nghi thức hôn phối, và ngay cả đặt ra những nghi thức mới diễn tả được ý nghĩa hôn nhân Kitô giáo trong các biểu tượng và cử điệu của văn hóa bản địa 1. Trước đây, nghi lễ phải làm bên đàng gái, còn ngày nay thủ tục hai bên ngang nhau, muốn làm bên nào cũng được. Dù cử hành trong hay ngoài thánh lễ, nghi lễ hôn nhân diễn ra sau phần Phụng vụ Lời Chúa. Hôn phối dựa trên lời trao đổi bày tỏ sự ưng thuận của đôi bên. Lời ưng thuận lấy nhau làm vợ, làm chồng phải hoàn toàn tự do. Ðôi vợ chồng phải thề hứa trung thành và thực sự muốn xây dựng một cộng đồng tình yêu. Phụng vụ hôn phối kết thúc với Lời nguyện giáo dân và lời chúc phúc cho đôi tân hôn.       b. Thể thức pháp định - Trong trường hợp thông thường: Ðể hôn phối được hữu hiệu, còn cần có sự chứng giám của Bản quyền địa phương hay cha sở , cùng với hai nhân chứng (GL 1108). Bản quyền địa phương hay cha sở có thể ủy quyền cho linh mục hay phó tế được chứng giám hôn phối (GL 1111). Nếu vì lý do thiếu linh mục hay phó tế, chỉ có Giám mục mới có thể ủy quyền cho giáo dân, với sự chấp thuận của Hội đồng Giám mục, sau khi xin phép Tòa Thánh (GL 1112).  - Thể thức ngoại thường :Theo GL 1116,  khi hai người muốn kết hôn với nhau, mà không thể gặp những người có thẩm quyền chứng giám hôn phối (Bản quyền địa phương, cha sở, hay một linh mục hoặc phó tế hoặc giáo dân được ủy quyền), thì chỉ cần hai người làm chứng là đủ. Cụ thể hơn, Giáo luật dự liệu hai trường hợp sau: + Trường hợp nguy tử : Có thể là do bệnh nặng, trận chiến đang xảy ra, . và chỉ cần một bên ở trong trường hợp nguy tử là đủ. + Có sự khó khăn lớn để gặp những người có thẩm quyền và tình trạng ấy kéo dài hơn một tháng. Khó khăn có thể xảy ra về phía người chứng hôn, cũng như về phía đôi vợ chồng. Thí dụ như trường hợp chiến tranh, thiên tai, hoặc bách hại tôn giáo. Nếu có linh mục hay phó tế nào, thì giáo luật khuyên nên mời vị ấy đến chủ tọa. Lý do dễ hiểu là linh mục và phó tế là những người hiểu biết giáo luật, và có thể thẩm định xem có những ngăn trở khiến cho hôn nhân vô hiệu hay không. Ngoài ra, các vị còn có thể cử hành thánh lễ hoặc ít là đọc lời chúc hôn. Sau đó, đôi vợ chồng và các nhân chứng buộc phải báo với cha sở hay Bản quyền để ghi chú vào sổ hôn phối (GL 1121). - Thể thức pháp định cho những đôi hôn nhân hỗn hợp : Giáo luật phân biệt hai trường hợp:  + Hôn nhân giữa người Công giáo với người Kitô hữu, nghĩa là đã chịu phép Rửa nhưng ở ngoài Giáo hội Công giáo, là mộ bí tích và chỉ có ngăn trở cấm chỉ. + Hôn nhân giữa người Công giáo với người ngoài Kitô giáo thì không phải là bí tích và có ngăn trở tiêu hôn (đ. 1086, 1). Tuy nhiên, xét về khía cạnh mục vụ và cử hành, giáo luật ra một số qui định chung cho cả hai loại , từ các điều 1125 - 1129 : Về mục vụ trước khi cử hành hôn lễ : Cha sở hoặc người có trách nhiệm phải xin chuẩn chước ngăn trở. Kế đó, đôi hôn phối cần được giải thích về bản chất, mục đích và đặc điểm của hôn nhân theo đạo lý của Giáo hội Công giáo. Riêng người Công giáo cần phải cam kết rằng mình sẽ cố gắng tránh những nguy hiểm lung lạc đức tin và hứa sẽ làm hết sức để con cái được rửa tội và giáo dục trong Giáo hội Công giáo. Phía người không Công giáo cần được thông tri về sự cam kết ấy. Hội đồng Giám mục sẽ qui định cách thực hiện những lời cam đoan này. Về việc cử hành hôn lễ : Trên nguyên tắc, tuy chỉ có một bên thuộc Công giáo, nhưng giáo luật đòi hỏi phải cử hành theo thể thức pháp định. Tuy nhiên, nếu gặp khó khăn trong việc tuân theo thể thức, Bản quyền địa phương có thể chuẩn chước, nhưng buộc phải có một hình thức công khai nào đó để tránh những hôn nhân lén lút. Cũng không được cử hành hai nghi thức tôn giáo khác nhau, hoặc viên chức của hai tôn giáo lần lượt hỏi đôi hôn phối bày tỏ sự ưng thuận kết hôn. Có thể cử hành hôn lễ tại nhà thờ Công giáo hay một nơi nào khác xứng đáng (GL 1183, 3).    - Cử hành kín đáo : Theo giáo luật, từ điều 1130- 1133, có thể cử hành hôn lễ một cách kín đáo khi có lý do quan trọng và khẩn trương. Ðể có thể cử hành kín đáo, cần xin phép Bản quyền sở tại. Hôn lễ được cử hành âm thầm, với sự hiện diện của vị chứng hôn và hai người làm chứng mà thôi. Mọi người có mặt trong buổi lễ có nghĩa vụ phải giữ kín. Tuy nhiên, Bản quyền sở tại sẽ hết nghĩa vụ giữ bí mật, nếu có nguy cơ đe dọa sinh gương xấu hoặc thiệt hại cho sự thánh thiện của hôn nhân.     II. MỤC ÐÍCH CỦA HÔN NHÂN CÔNG GIÁO Trước kia, mục đích của hôn nhân là sinh con cái và dẹp tính ham mê thú vui xác thịt; ngày nay, hai người yêu thương nhau và muốn chung sống với nhau mới là mục đích số một của hôn nhân . Tình yêu hôn nhân đích thực là tâm điểm của hôn nhân Kitô giáo, vì nó có khả năng tỏ lộ cho người khác tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Tình yêu này, trong sự vững bền và trung tín, và ngay cả trong sự nồng nàn tình dục của nó, có thể giúp chúng ta hiểu được sự trung tín và sự nồng nàn của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Ðối tượng của hôn nhân là con người của nhau và tình yêu giữa người nam và người nữ. Giữa tình yêu thương nhau, là căn bản của sự kết hợp hai phái, với tình yêu cha mẹ, là căn bản của việc thông truyền sự sống, không có sự đối nghịch nhau. Tình yêu cha mẹ phát xuất từ mối tình cha mẹ yêu thương nhau. Theo ý định của Thiên Chúa, khi hai người nam và nữ đã trở nên một xương một thịt, do bản tính là một tình yêu ràng buộc vĩnh viễn và trọn vẹn.  Xây dựng hạnh phúc gia đình và giáo dục con cái là sứ mệnh của đôi vợ chồng. Hội thánh có quyền và có bổn phận giúp con cái mình chu toàn sứ mệnh này.     1. Yêu thương, giúp đỡ nhau Công đồng dạy : Vợ chồng và gia đình là một cộng đồng tình yêu. Ðó là một cam kết yêu thương. Người ta chỉ có thể bảo đảm cho sự cam kết yêu thương suốt đời khi họ biết lựa chọn luôn đứng vế phía tình yêu, luôn lựa chọn thực hành tình yêu bất chấp những khó khăn, bi đát.  Hôn nhân là để cho hai người nam nữ bổ túc cho nhau. Vì con người ở một mình không tốt, nên ngay từ đầu Thiên Chúa đã d
Luận văn liên quan