Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Sông Đà 8-07
Thế giới nay đang ở giai đoạn phát triển cao nhất của kinh tế thị trường. Đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường là sản xuất hàng hóa. Mà mục đích cuối cùng của sản xuất hàng hoá là đem lại ngày càng nhiều lợi nhuận về cho sản xuất. Muốn vậy nhà sản xuất (Tức doanh nghiệp) phải sản xuất ra được những sản phẩm có thể thoả m•n cao nhất các nhu cầu về vật chất, văn hoá tinh thần của con người (Nhu cầu tiêu dùng), với chu trình sản xuất nhanh nhất, rẻ nhất, thuận tiện nhất với chất lượng cao, hình thức mẫu m• đẹp, hợp thi hiếu, được người tiêu dùng ưa chuộng. Và do đó nhà sản xuất cũng đạt được mục đích thu lợi nhuận của mình. Hơn bao giờ hết việc sản xuất, việc sản xuất hàng hóa của các nhà doanh nghiệp bao giờ cũng bị chi phối bởi các quy luật tất yếu khách quan của kinh tế thị trường. Đó là các quy luật về giá trị, quy luật giá trị thặng dư, quy luật cung, - cầu, và quy luật cạnh tranh trên thị trường. Đất nước Việt Nam ta đang phát triển ở những bước ngoặc quan trọng trên con đường đổi mới dưới sự l•nh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh. Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đ• đề ra nhiệm vụ là:’’Đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản của Nhà nước, theo định hướng X• hội chủ nghĩa. Như vậy là Đảng ta khẳng định việc phải thừa nhận các quy luật chung của kinh tế thị trường, coi chúng như là một đòi hỏi tất yếu khách quan để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Do đó cạnh tranh và khát vọng lơi nhuận đ• thực sự trở thành động lực thôi thúc các doanh nghiệp tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư phát triển sản xuất để chiếm lĩnh thị trường. Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của nền kinh tế thể hiện ở cơ cấu vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư và tốc độ đầu tư cho xây dựng cơ bản. Sự hình thành và phát triển của các đơn vị xây lắp là đòi hỏi tất yếu của việc phát triển của nền kinh tế đất nước. Trong nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường thì hệ thống kinh tế - tài chính có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành sản xuất đối với mỗi doanh nghiệp cũng như việc điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với sản xuất của toàn x• hội. Việc học tập nghiên cứu hệ thống kinh tế tài chính của đất nước là nhằm góp phần đẩy mạnh vai trò của công tác tài chính kế toán trong việc giúp các nhà quản lý doanh nghiệp, các cấp chính quyền từ cơ sở đến trung ương sử dụng tốt hơn các công cụ vốn có của mình trong việc điều hành sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Hạch toán kế toán với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống các công cụ quản lý kinh tế - tài chính giúp các nhà sản xuất kinh doanh, các tổ chức hành chính sự nghiệp thông qua các công cụ kế toán của mình nắm được hiệu quả sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, các nguồn tài chính. Đối với chính phủ và cơ quan chính quyền các cấp thì đây là một trong những công cụ quan trọng nhất để chỉ đạo điều hành vĩ mô nền kinh tế. Trong các đơn vị xây lắp thì công tác tổ chức hạch toán kế toán là một nhiệm vụ quan trọng để giúp các nhà quản lý doanh nghiệp định hình tốt việc tổ chức cơ cấu bộ máy điều hành sản xuất và các đơn vị sản xuất. Trên cơ sở giải quyết tốt việc quản lý các định mức tiêu hao về nguồn vật liệu, tiền công và các chi phí khác nhằm sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, hợp thị hiếu của người tiêu dùng và có sự cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình hình giá thành sản phẩm trong đơn vị xây lắp có ý nghĩa vô cùng quan trọng việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Mục lục Lời mở đầu1 phần I: tìm hiểu chung về tổ chức kế toán của xí nghiệp sông đà 8.074 1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán xí nghiệp Sông Đà 8.074 1.2. Hình thức sổ kế toán và trình tự ghi sổ ở Xí nghiêp Sông đà 8.079 Phần II: kế toán chi tiết chi phí sản xuất của xí nghiệp sông đà 8.0711 2.1. Phân loại và đối tượng chi phí sản xuất kinh doanh11 2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh11 2.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh16 2.2. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất17 2.2.1. Chứng từ kế toán tập hợp chi phí sản xuất17 2.2.2 Kế toán chi tiết chi phí sản xuất26 Phần III: kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của xí nghiệp sông đà 8.0742 3.1. Tài khoản sử dụng42 3.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất43 3.2.1.Hạch toán chi phí NVL trực tiếp:43 3.2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:48 3.2.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:54 3.2.5. Kế toán thiệt hại trong xây dựng73 3.3. Tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp, kiểm kê đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang73 3.3.1. Tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp73 3.3.2. Phương pháp đánh gía sản phẩm dở dang75 3.4.Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp76 3.4.1. Đối tượng tính gía thành, kỳ tính giá thành76 3.4.2. Phương pháp tính giá thành78 3.4.3. Bảng tính giá thành hạng mục công trình chánh ngập DT 176 và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của Xí nghiệp:80 Kết luận