Khoa học sư phạm ứng dụng trong môn mỹ thuật

Như chúng ta đã biết, dạy Mỹ thuật không nhằm đào tạo các em trở thành họa sĩ mà nhằm giáo dục thẩm mỹ cho các em là chủ yếu, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen, thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên xung quanh và của các tác phẩm mỹ thuật. Qua đó vận dụng những hiểu biết về cái đẹp để tạo ra cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày và những công việc cụ thể mai sau. Dạy học Mỹ thuật ở trường THCS không chỉ là dạy và học các kiến thức mỹ thuật mà còn dạy các em biết suy nghĩ, biết quan sát những sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh. Từ đó, giúp các em biết yêu quý và có hứng thú tạo ra các sản phẩm mới bằng nhiều hình thức thể hiện khác nhau từ ý thức đường nét, bố cục, màu sắc đến chất liệu Để hỗ trợ việc dạy học Mỹ thuật, sách giáo khoa cũng có khá nhiều hình ảnh minh họa, giáo viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh hoặc giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kèm theo lời mô tả, giải thích với mục đích giúp học sinh hiểu bài và thực hành tốt hơn bài học. Tuy nhiên, học sinh trường THCS Thanh Lương có thói quen là bắt chước chép lại tranh hoặc ảnh thậm chí sao chép lại và lệ thuộc vào hình minh họa.

doc34 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4475 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khoa học sư phạm ứng dụng trong môn mỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: TãM TẮT ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, dạy Mỹ thuật không nhằm đào tạo các em trở thành họa sĩ mà nhằm giáo dục thẩm mỹ cho các em là chủ yếu, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen, thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên xung quanh và của các tác phẩm mỹ thuật. Qua đó vận dụng những hiểu biết về cái đẹp để tạo ra cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày và những công việc cụ thể mai sau. Dạy học Mỹ thuật ở trường THCS không chỉ là dạy và học các kiến thức mỹ thuật mà còn dạy các em biết suy nghĩ, biết quan sát những sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh. Từ đó, giúp các em biết yêu quý và có hứng thú tạo ra các sản phẩm mới bằng nhiều hình thức thể hiện khác nhau từ ý thức đường nét, bố cục, màu sắc đến chất liệu … Để hỗ trợ việc dạy học Mỹ thuật, sách giáo khoa cũng có khá nhiều hình ảnh minh họa, giáo viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh hoặc giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kèm theo lời mô tả, giải thích với mục đích giúp học sinh hiểu bài và thực hành tốt hơn bài học. Tuy nhiên, học sinh trường THCS Thanh Lương có thói quen là bắt chước chép lại tranh hoặc ảnh thậm chí sao chép lại và lệ thuộc vào hình minh họa. Giải pháp: Tôi đã sử dụng biện pháp cho học sinh làm quen víi cuộc sống xung quanh, những hoạt động cụ thể trong cuộc sống liên quan đến bài học và coi đó là nguồn cung cấp thông tin chính giúp các em tìm hiểu xây dựng nội dung, tạo hình ảnh, bố cục cho mình để các em có thể tự tạo ra những sản phẩm một cách độc lập theo suy nghĩ của các em. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương hai lớp 7 ở trường THCS Thanh Lương. Lớp 7A là thực nghiệm, lớp 7B là kiểm chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy bài 9: “Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật”; Bài 10: “Vẽ tranh Đề tài: Cuộc sống quang em”. Kết quả cho thấy: Tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,87. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 7,00. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p = 0,000454925 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng ở môn Mỹ thuật: Qua cuộc sống xung quanh giúp học sinh biết yêu cái đẹp và thích tạo ra cái đẹp. PHẦN II: GIỚI THIỆU Trong sách giáo khoa lớp 7 đã giới thiệu các bài vẽ, mẫu hình: Bài trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật (Trang trí trong kiến trúc “Chạm đá”), trang trí bề mặt hộp mứt, trang trí khăn trải bản, trang trí thảm len của Trần Thị Quế chỉ là những hình ảnh, những bài vẽ trên mặt phẳng và học sinh chưa thấy được giá trị của nó trong thực tế cuộc sống. Bài vẽ tranh đề tài: Cuộc sống quanh em, với bức tranh cỡ nhỏ, với hình ảnh chưa phải là hình ảnh đặc sắc lắm, chưa tuân theo luật xa gần và chưa hoàn toàn gần gũi với cuộc sống của học sinh trường THCS Thanh Lương. Với việc cho học sinh tự tìm hiểu về các hoạt động của cuộc sống quanh em góp phần làm phong phú hơn sự hiểu biết của các em về cuộc sống quanh mình về “những đồ vật ở quanh các em” qua đó giúp các em gần gũi và thấy thêm yêu hơn cuộc sống quanh em. Từ đó sẽ nảy sinh ở các em những cảm xúc đẹp, thích làm cho cuộc sống của các em thêm đẹp hơn lên bằng những việc tự tạo ra những đồ vật đẹp ở quanh em (như những đồ vật có dạng hình chữ nhật) hoặc vẽ lên bức tranh đẹp về cuộc sống. Ở trường THCS ở huyện Vĩnh Bảo, tôi thấy hầu hết giáo viên mới chỉ sử dụng các tranh, ảnh có sẵn trong sách giáo khoa hoặc có tự sưu tầm tranh ảnh hoặc đồ vật nhưng còn rất ít. Vì thế, giáo viên mới chỉ cho học sinh hiểu những tranh ảnh, đồ vật hoặc bức tranh mà giáo viên sưu tầm. Học sinh chưa chủ động, chưa liên hệ với thực tế cuộc sống. Vì thế, học sinh chưa hiểu rộng về nội dung bài học cũng như chưa hiểu sâu sắc về các sự vật, hiện tượng xung quang mình. Kỹ năng vận dụng vào cuộc sống chưa cao. Chính vì vậy các em chưa biết yêu cái đẹp sâu sắc sẽ không tạo ra cái đẹp để phục vụ cuộc sống, phục vụ bản thân. Mỹ thuật là một môn nghệ thuật mang lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp có ở trong mình và xung quanh trở lên gần gũi, đáng yêu. Đồng thời mỹ thuật giúp mọi người tự tạo ra cái đẹp theo ý mình và thưởng ngoạn nó ngay trong cuộc sống hàng ngày, làm cho cuộc sống hài hòa và hạnh phúc. Mỹ thuật là môn học đòi hỏi sự sáng tạo từ cái thực, có thật tạo nên bài vẽ, bức tranh đẹp phản ảnh được cái đẹp mà không lệ thuộc (không giống 100% như nguyên thể). Tề Bạch Thạch đã nói: “Tranh vẽ phải vừa thực vừa hư, thực quá là mị đời, hư quá là dối đời tranh phải lưng trừng giữa thực và hư”. Muốn làm được như vậy học mỹ thuật phải suy nghĩ độc lập suy nghĩ và dám nghĩ để tạo ra cái mới của riêng mình. Mỹ thuật là môn học tạo ra cái đẹp muốn có cái đẹp phải có kiến thức, phải nghĩ phải thích thú vì không gò ép được không phải chỉ có nhớ là làm được không phải đúng chính xác mà đẹp. Vì vậy khi dạy mỹ thuật cần phải làm cho học sinh phấn khởi hồ hởi mong muốn vẽ đẹp chứ không đơn thuần là truyền thụ kiến thức. Mỹ thuật là môn học kiến thức mà kiến thức của nó vừa cụ thể rõ ràng vừa chung chung trừu tượng, khó thấy khó nhìn và là loại kiến thức có ở xung quanh ta đó là kiến thức cơ bản của bộ môn và kiến thức của bộ môn khác có liên quan đó là kiến thức của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên đồng thời phải liên hệ với thực tiễn xung quanh. Từ xa xưa, con người nhận thức thế giới thông qua các hình ảnh hiện tượng cụ thể những gì thấy được qua cái thực con người nhận thức được thế giới tự nhiên ngày càng phong phú và qua đó sáng tạo nên tất cả những gì cần cho cuộc sống của mình: + Thấy chim bay con người cũng nghĩ ra cách bay của mình như làm tàu lượn, làm máy bay….. + Hình ảnh con cá bơi nhanh ở dưới nước giúp con người phát minh ra thuyền có chèo để bơi (như vây cá) có bánh lái để lái (như đuôi cá ). + Nhờ sấm chớp mà con người phát minh ra điện. + Newton phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn nhờ sự rơi của quả táo. + Học mỹ thuật bắt đầu bằng việc quan sát sự vật hiện tượng xung quanh, vẽ lại mẫu vật thật và làm ra sản phẩm dựa vào sự vật hiện tượng xung quanh mình. Cũng chính vì thế mà người ta nói: “Thiên nhiên là ông thầy vĩ đại nhất sinh ra mọi thứ để con người sáng tạo” tạo điều kiện để cho con người tìm hiểu nghiên cứu, tưởng tượng, sáng tạo những gì con người cần có trong cuộc sống làm cho cuộc sống ngày càng phong phú hơn. Để giúp học sinh có thể học tốt hơn môn Mỹ Thuật, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng các biện pháp giúp học sinh chủ động liên hệ bài học với cuộc sống quanh mình và qua đó biết yêu cái đẹp và thích làm ra cái đẹp. Giải pháp thay thế: Cho học sinh chủ động liên hệ với cuộc sống ở xung quanh mình. Tìm và chuẩn bị những đồ vật ở xung quanh, những đồ vật sử dụng hàng ngày, những đồ vật trang trí quảng cáo hàng hóa. Yêu cầu học sinh chuẩn bị các nguyên vật liệu từ ở nhà để các em có thể làm được những đồ vật có dạng hình chữ nhật để sử dụng trong cuộc sống (vải, giấy, bìa, gỗ …). Giáo viên chuẩn bị những đồ vật có dạng hình chữ nhật đẹp được giáo viên và học sinh khóa trước làm cho học sinh xem để học sinh học hỏi làm ra những đồ vật có dạng hình chữ nhật đẹp và ứng dụng nó vào cuộc sống hàng ngày như hộp cắm hoa, hộp đựng bút, hộp trang trí đồ vật, khăn tay, khăn để đặt lọ hoa, lịch sinh hoạt, bưu thiếp … Với bài vẽ tranh về đề tài cuộc sống quanh em, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các hoạt động của các em từ nhà đến trường, ra ngoài xã hội, cho học sinh đi thăm quan các địa điểm gần gũi với các em. Chiếu trên máy chiếu các hoạt động của các em diễn ra trong năm học với những hoạt động lớn: Vui tết trung thu, Hội khỏe Phù Đổng, khai giảng, chào mừng ngày 20-11, đón xuân mới, chào mừng ngày 8-3, ngày 30-4, 1-5… các hoạt động sản xuất tại địa phương: cấy, gặt, đón xuân, trại hè … Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong gia đình để học sinh có thể tự lựa chọn cho mình nội dung thích hợp để thể hiện bài vẽ của mình. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng các đồ vật có thật trong cuộc sống và videoclip về cuộc sống xung quanh vào dạy bài “Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật” và “Vẽ tranh cuộc sống quanh em” có nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 7 không? Gỉa thuyết nghiên cứu: Sử dụng đồ vật thật và videoclip trong dạy học sẽ nâng cao kết quả học tập các bài học “Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật” và “Vẽ tranh cuộc sống quanh em’’ cho học sinh lớp 7 trường trung học cơ sở Thanh Lương. PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP a. Khách thể nghiên cứu: Tôi lựa chọn trường THCS Thanh Lương vì trường có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng. * Giáo viên: Tôi là giáo viên được phân công dạy môn mỹ thuật ở cả 2 lớp 7A, 7B. Được hội đồng nhà trường tạo điều kiện để tôi nghiên cứu ở hai lớp. 1. Lớp 7A: Lớp thực nghiệm. 2. Lớp 7B: Lớp đối chứng. * Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc cụ thể: Bảng 1: Sĩ số học sinh tỉ lệ giới tính:  Số học sinh  Giới tính  Dân tộc     Nam  Nữ    Lớp 7A  30  10  20  Kinh   Lớp 7B  30  15  15  Kinh   Về ý thức học tập: Tất cả học sinh ở hai lớp này đều tích cực chủ động. Về hình thức học tập: năm học trước hai lớp tương đương nhau về điểm số của môn mỹ thuật. b. Thiết kế: Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 7A là nhóm thực nghiệm và lớp 7B là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra thực hànhở các bài học trước khi học hai bài “Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật” và “Vẽ tranh đề tài cuộc sống quanh em” làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy: Điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau. Do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước tác khi tác động. Kết quả: Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương:  Đối chứng  Thực nghiệm   Trung bình chung  6,83  6,8   P =  0,448040217   P= 0,448040217 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2). Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu: Nhóm  Kiểm tra trước tác động  Tác động  Kiểm tra sau tác động   Thực nghiệm  01  Dạy có sử dụng đồ dùng làm sản phẩm thật và Video clip.  03   Đối chứng  02  Không sử dụng đồ dùng làm sản phẩm thật và không sử dụng Video.  04   c. Quy trình nghiên cứu: * Chuẩn bị bài của giáo viên: - Tôi dạy lớp đối chứng 7B: Thiết kế kế hoạch bài học, không dặn học sinh chuẩn bị các đồ vật có dạng hình chữ nhật và không có video clip quy chuẩn bị bài như bình thường. - Tôi dạy lớp thực nghiệm 7A: Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng đồ vật thật dạng hình chữ nhật và video clip: Cho học sinh về nhà chuẩn bị các đồ vật thật dạng hình chữ nhật và chuẩn bị đồ dùng, bìa, vải, giấy màu, chỉ, kéo … và tham khảo các bài của đồng nghiệp (Cô Nguyễn Thị Lan - giáo viên trường THCS Tiền Phong- huyện Vĩnh Bảo và cô Nguyễn Thị Thóa - giáo viên THCS Cộng Hiền- huyện Vĩnh Bảo), sưu tầm và lựa chọn thông tin tại các website Baigiangdientubachkim.com, tvtlbachkim.com, giaovien.net … * Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan, cụ thể. Bảng 4: Thời gian thực nghiệm: Thứ, ngày  Môn/ Lớp/ Tiết  Tiết theo PPCT  Tên bài dạy   Thứ 6 Ngày 22/10/2010  Mỹ thuật Lớp 7A: Tiết 3 Lớp 7B: Tiết 4  9  Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật   Thứ 6 Ngày 29/10/2010  Mỹ thuật Lớp 7A: Tiết 3 Lớp 7B: Tiết 4  10  Vẽ tranh: Đề tài cuộc sống quang em   d. Đo lường: Bài kiểm tra trước tác động: Tôi lấy điểm kiểm tra trung bình ở các bài thực hành trước tiết 9 trong phân phối chương trình ở khối lớp 7 môn Mỹ thuật ở cả hai lớp. Bài kiểm tra sau tác động: Là điểm kiểm tra trung bình thực hành của hai bài “Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật” và “Vẽ tranh: Đề tài cuộc sống quang em” sau khi học xong. Bài kiểm tra sau tác động gồm: 1. Hãy trang trí một đồ vật có dạng hình chữ nhật mà em thích. 2. Vẽ một bức tranh về đề tài: Cuộc sống quang em. * Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Sau khi tiến hành thực hiện xong các bài học trên, tôi tiến hành cho các em làm bài kiểm tra từ ở nhà, sau một tuần thu và chấm bài. PHẦN TÍCH DỮ LIỆU VẦ KẾT QUẢ Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động:  Đối chứng  Thực nghiệm   Điểm trung bình  7,00  7,87   Độ chênh lệch  0,96  0,87   Giá trị P của T-test  0,000454925   Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)  0,9   Như trên đã chứng minh rằng: Kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương nhau, sau tác động kiểm chứng chênh lệch độ trung bình bằng T-test cho kết quả P=0,00454925. Thấy sự chênh lệnh giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa. Tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng không phải là ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = =0,9 Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng đồ dùng là vật thật và video clip cùng với sự chuẩn bị và tìm hiểu của học sinh về cuộc sống xung quanh đến điểm trung bình trung của nhóm thực nghiệm là lớn. Giả thuyết của đề tài “Qua cuộc sống xung quang giúp học sinh biết yêu cái đẹp và thích làm ra cái đẹp” đã được kiểm chứng. Hình 1: Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng PHẦN IV: BÀN LUẬN Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là trung bình trung 7,87 kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là 7.00. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,87. Điều đó cho thấy, điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được thực nghiệm có điểm trung bình trung cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD =0,9 Điều đó có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là 0.000454925 < 0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải do ngẫu nhiên mà là do tác động. * Hạn chế: - Nghiên cứu này sử dụng các đồ vật thật và video clip trong giờ học môn Mỹ thuật là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả thì Người giáo viên cần phải sử dụng rất nhiều thời gian để tìm, sưu tầm đồ vật đẹp và hình ảnh hoạt động chọn lọc. Người giáo viên phải có trình độ về công nghệ thông tin, có kỹ năng thiết kế giáo án điện tử, biết khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng internet, biết thiết kế kế hoạch bài học hợp lý. PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận: Việc sử dụng những đồ vật thật có dạng hình chữ nhật và videoclip vào giảng dạy hai bài trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật và vẽ tranh đề tài: Cuộc sống quang em ở lớp 7 trường THCS Thanh Lương thay thế cho hình ảnh tĩnh có trong sách giáo khoa đã nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. * Kiến nghị: - Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết bị, máy tính, máy chiếu profector… cho các nhà trường, mở các lớp ứng dụng công nghệ thông tin, khuyến khích và động viên giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học, - Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về công nghệ thông tin, biết khai thác thông tin trên mạng internet, có kỹ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại. Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên Mỹ thuật ở các trường THCS có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập của học sinh. PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của Bộ giáo dục đào tạo Dự án Việt - Bỉ. - Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Mỹ thuật – Âm nhạc – Thể dục của Bộ giáo dục đào tạo. - Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Mỹ thuật THCS của nhà xuất bản Giáo dục năm 2008. - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004- 2007) môn Mỹ thuật quyển 2 của nhà xuất bản giáo dục. - Mạng Internet: thuvientailieu.bachkim.com; thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaoan.net…. môc lôc PhÇn i: Tãm t¾t ®Ò tµi  Trang 1   PhÇn ii: Giíi thiÖu  Trang 2   PhÇn iii: Ph­¬ng ph¸p A:kh¸ch thÓ nghiªn cøu B; thiÕt kÕ C: quy tr×nh nghiªn cøu  Trang 5 Trang 5 Trang 6   PhÇn iv: Bµn luËn  Trang 9   PhÇn v: KÕt luËn vµ kiÕn nghÞ  Trang 10   PhÇn vi: Tµi liÖu tham kh¶o  Trang 11   Phô lôc : Gi¸o ¸n B¶ng ®iÓm  Trang 12   BẢNG ĐIỂM HỌC SINH TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM   B¶ng ®iÓm häc sinh tr­íc vµ sau thùc nghiÖm NGHIÊN CỨU KHOA HỌC s­ ph¹m ỨNG DỤNG   Lớp 7A: (Lớp thực nghiệm).            STT  Họ và tên  Điểm trước tác động  Điểm sau tác động    1  Nguyễn Thị Ngọc Anh  8  9    2  Phạm Xuân Bình  7  7    3  Đỗ Hùng Cường  5  6    4  Đoàn Văn Cường  5  5    5  Lê Đắc Duẩn  6  8    6  Lê Hoàng Giang  7  8    7  Lê Thị Hằng  8  9    8  Trần Thị Thu Hà  7  8    9  Nguyễn Thu Hồng  8  8    10  Mai Thị Hoài  8  9    11  Nguyễn Thị Hoàng  8  8    12  Đỗ Thị Huyền  7  8    13  Nguyễn Thanh Huyền  8  9    14  Nguyễn Thị Lành  8  9    15  Lê Thị Mừng  7  8    16  Vũ Thành Nội  5  7    17  Đoàn Như Ngọc  7  8    18  Phạm Thị Nhàn  7  8    19  Lê Thanh Nhàn  6  7    20  Lê Thị Thảo  6  6    21  Lê Thị Phương Thảo  8  8    22  Đinh Thị Thúy  6  7    23  Đỗ Thị Hoài Thu  6  8    24  Phạm Khắc Tiệp  7  7    25  Nguyễn Thị Tỉnh  6  8    26  Đinh Công Tráng  4  5    27  Phạm Thị Trang  8  10    28  Nguyễn Đình Trọng  6  7    29  Lê Đắc Vương  7  8    30  Đoàn Như Yên  7  7                                      BẢNG ĐIỂM HỌC SINH TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM   NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ỨNG DỤNG SƯ PHẠM   Lớp 7B: Lớp đối chứng      STT  Họ và tên  Điểm trước tác động  Điểm sau tác động    1  Phạm Thị An  8  8    2  Nguyễn Thị Anh  7  6    3  Vũ Thành Công  5  5    4  Khúc Cao Cường  6  7    5  Nguyễn Thúy Diệp  7  6    6  Đỗ Thu Hà  8  8    7  Phạm Thị Hà  7  7    8  Khúc Như Diệp  8  8    9  Lã Văn Hiếu  7  6    10  Nguyễn Văn Hoàng  7  8    11  Nguyễn Thị Hòa  8  7    12  Nguyễn An Khang  7  8    13  Phạm Đình Khiêm  7  8    14  Đỗ Văn Khoa  8  7    15  Ngô Duy Bảo Khoa  7  7    16  Phạm Hữu Lượng  7  8    17  Đỗ Nhật Lệ  7  7    18  Vũ Văn Long  6  6    19  Lê Phương Nam  7  6    20  Đỗ Văn Nghiệp  7  8    21  Phạm Thị Nhung  6  7    22  Lã Thị Phượng  8  7    23  Nguyễn Thị Phương  7  8    24  Phạm Hồng Phong  8  7    25  Khúc Thanh Thanh  7  7    26  Khúc Thị Thu  6  7    27  Khúc Mai Trang  7  6    28  Phạm Trung Văn  4  4  
Luận văn liên quan