Kinh tế quốc tế đang tích cực hội nhập sâu rộng không một quốc gia
nào có thể phát triển mà tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Mở rộng
quan hệ hợp tác đa phương trên mọi lĩnh vực đang là một xu hướng mang tính
toàn cầu.
Ngày 7/11/2006, tại Gernever – Thụy Sỹ đã diễn ra trọng thể Lễ ký
Nghị định thư về việc Việt Nam được chính thức gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO). Sự kiện này đã tạo ra vận hội mới cho nền kinh tế đất
nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sau 3 năm nhìn lại, kinh tế Việt
Nam đã có những bước chuyển mình tích cực với những tín hiệu lạc quan như
làn sóng FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) vào Việt Nam ghi nhận được 64 tỷ
USD trong năm 2008., kim ngạch xuất nhập khẩu hai năm 2008 – 2009 đạt
trung bình 150 tỷ USD/năm
1
. Sự tăng trưởng của thương mại quốc tế đã làm
cho khối lượng thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu tăng lên. Hoạt động thanh toán quốc tế trở thành nhân
tố bôi trơn cho guồng máy ngoại thương giữa các doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Nhưng thương mại quốc tế càng phát triển thì mối quan hệ giữa
người bán và người mua càng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Phương thức
thanh toán Tín dụng chứng từ (L/C) tỏ ra là m ột lựa chọn thông minh, hạn chế
rủi ro cho cả hai bên xuất nhập cũng như đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các
ngân hàn
82 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Áp dụng ucp 600 và isbp 681 icc tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
ĐỀ CƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ÁP DUNG UCP 600 VÀ ISBP 681 ICC
TẠI VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hạnh
Lớp: Anh 4 TCNH K45 B
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Trần Thị Lƣơng Bình
1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 5
2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7
5. Kết cấu khóa luận ....................................................................................... 7
DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................. 8
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU .............................................................. 10
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƢƠNG
THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ UCP 600 ............... 11
1.1 Tổng quan về PTTT Tín dụng chứng từ .............................................. 11
1.1.1 Khái niệm về PTTT Tín dụng chứng từ và L/C 1................................... 11
1.1.1.1 Định nghĩa .......................................................................................... 11
1.1.1.2 Các bên tham gia vao phương thức tín dụng chứng từ ........................ 12
1.1.2 Đặc điểm về phương thức tín dụng chứng từ ......................................... 15
1.1.2.1 Hai nguyên tắc cơ bản của phương thức tín dụng chứng từ ................ 15
1.1.2.2 Phương thức tín dụng chứng từ liên quan tới ba quan hệ hợp đồng
độc lập ........................................................................................................... 17
1.1.2.3 Trong phương thức tín dụng chứng từ, các bên giao dịch chỉ căn cứ
vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hóa ................................................ 19
1.1.3 Quy trình Thanh toán tín dụng chứng từ ................................................ 20
1.1.4 Ưu điểm và hạn chế ............................................................................... 21
2
1.1.4.1. Đối với người nhập khẩu ................................................................... 21
1.1.4.2 Đối với người xuất khẩu .................................................................... 22
1.1.4.3. Đối với ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo/chỉ định /xác
nhận ............................................................................................................... 23
1.2 Tổng quan về UCP 600 và ISBP 681 ICC ............................................. 24
1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết ra đời của UCP 600 và ISBP 681 ICC........... 24
1.2.1.1 Khái niệm ........................................................................................... 25
1.2.1.2 Các lần sửa đổi của UCP ................................................................... 26
1.2.1.3 Sự cần thiết ra đời của UCP 600 và ISBP 681 .................................... 26
1.2.2 Đặc điểm lần sửa đổi thứ 6 của UCP - UCP 600 .................................... 28
1.2.3 Phạm vi điều chỉnh và giá trị pháp lý của UCP 600 và ISBP 681 .......... 30
1.2.3.1 Phạm vi điều chỉnh ............................................................................. 30
1.2.3.2 Giá trị pháp lý .................................................................................... 32
1.2.4 Mối quan hệ của UCP và luật quốc gia ................................................. 32
1.3 Ảnh hƣởng của UCP 600 và ISBP 681 ICC tới hoạt động TTQT
bằng L/C ....................................................................................................... 34
1.3.1 Ảnh hưởng đến thương mại quốc tế nói chung ..................................... 34
1.3.2 Ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại ..................... 35
1.3.3 Ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu .......... 36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG UCP 600 và ISBP 681 TẠI
VIỆT NAM ................................................................................................... 38
2.1 Khái quát chung về tình hình TTQT tại Việt Nam .............................. 38
2.1.1 Tình hình TTQT tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ..................... 38
2.1.2 TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ .......................................... 39
3
2.2 Thực trạng tình hình sử dụng UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động
TTQT bằng L/C tại Việt Nam .................................................................... 42
2.2.1 Các mâu thuẫn thường phát sinh trong hoạt động TTQT bằng L/C ........ 42
2.2.1.1 Tranh chấp do phía người nhập khẩu vi phạm nghĩa vụ ..................... 42
2.2.1.2 Tranh chấp do phía người xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ ...................... 45
2.2.1.3 Tranh chấp do phía các ngân hàng vi phạm nghĩa vụ ......................... 47
2.2.2 Các nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp trong hoạt động TTQT bằng
L/C tại Việt Nam .......................................................................................... 52
2.2.2.1 Nguyên nhân khách quan từ bản thân UCP 600 và ISBP 681 ............ 52
2.2.2.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng ......................................................... 54
2.2.2.3. Nguyên nhân xuất phát từ người xuất khẩu và người nhập khẩu. ....... 57
2.2.2.4 Nguyên nhân từ môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật ................... 58
2.2.3 Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 để giải quyết các tranh
chấp phát sinh trong hoạt động TTQT bằng L/C ............................................ 59
2.2.3.1 Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động TTQT
bằng L/C ........................................................................................................ 59
2.2.3.2 Thực trạng giải quyết tranh chấp trong trong TTQT bằng L/C tại
Việt Nam ........................................................................................................ 62
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TTQT
BẰNG L/C VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG HIỆU QUẢ
UCP 600 VÀ ISBP 681 TẠI VIỆT NAM..................................................... 65
3.1 Định hƣớng chiến lƣợc hoàn thiện hoạt động TTQT bằng L/C tại
Việt Nam ....................................................................................................... 65
3.1.1 Định hướng chiến lược hoàn thiện hoạt động TTQT nói chung ............. 65
4
3.1.2 Xu hướng áp dụng UCP 600 và ISBP 682 tại các ngân hàng thương
mại ................................................................................................................. 66
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng UCP 600 và ISBP 681
tại Việt Nam ................................................................................................. 66
3.2.1 Các giải pháp mang tính chất vĩ mô ....................................................... 67
3.2.1.1 Về phía Ủy ban Ngân hàng thuộc ICC ................................................ 67
3.2.1.2 Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng, ngân hàng nhà nước
Việt Nam ........................................................................................................ 67
3.2.2 Các giải pháp mang tính chất vi mô ....................................................... 69
3.2.2.1 Về phía các ngân hàng thương mại..................................................... 69
3.2.2.2 Về phía các doanh nghiệp ................................................................... 72
KẾT LUẬN ................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... 81
5
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế quốc tế đang tích cực hội nhập sâu rộng không một quốc gia
nào có thể phát triển mà tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Mở rộng
quan hệ hợp tác đa phương trên mọi lĩnh vực đang là một xu hướng mang tính
toàn cầu.
Ngày 7/11/2006, tại Gernever – Thụy Sỹ đã diễn ra trọng thể Lễ ký
Nghị định thư về việc Việt Nam được chính thức gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO). Sự kiện này đã tạo ra vận hội mới cho nền kinh tế đất
nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sau 3 năm nhìn lại, kinh tế Việt
Nam đã có những bước chuyển mình tích cực với những tín hiệu lạc quan như
làn sóng FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) vào Việt Nam ghi nhận được 64 tỷ
USD trong năm 2008., kim ngạch xuất nhập khẩu hai năm 2008 – 2009 đạt
trung bình 150 tỷ USD/năm1. Sự tăng trưởng của thương mại quốc tế đã làm
cho khối lượng thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu tăng lên. Hoạt động thanh toán quốc tế trở thành nhân
tố bôi trơn cho guồng máy ngoại thương giữa các doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Nhưng thương mại quốc tế càng phát triển thì mối quan hệ giữa
người bán và người mua càng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Phương thức
thanh toán Tín dụng chứng từ (L/C) tỏ ra là một lựa chọn thông minh, hạn chế
rủi ro cho cả hai bên xuất nhập cũng như đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các
ngân hàng
Văn bản pháp lý quốc tế duy nhất điều chỉnh phương thức thanh toán
bằng L/C là bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ - UCP
(The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) và Tập quán
ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức
1 Nguồn:
6
tín dụng chứng từ - ISBP (International Standard Banking Practice for the
Examination of Documents Under Documentary Credits) do Phòng Thương
mại quốc tế - ICC (International Chamber of Commerce) ban hành. Hai văn
bản mới nhất là UCP 600 và ISBP 681 chính thức có hiệu lực từ ngày
1/7/2007.
Tại Việt Nam, hầu hết các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp đã áp
dụng sự điều chỉnh UCP 600 và ISBP 681 đối với phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế mang lại hiệu quả tốt, tuy nhiên vẫn
còn một số hạn chế nhất định cần phải được tháo gỡ. Xuất phát từ thực tế trên,
việc tìm hiểu rõ các quy định trong UCP 600 và ISBP 681 để nâng cao hiệu
quả áp dụng tại Việt Nam là một việc làm hết sức cần thiết. Với cơ sở thực
tiễn này, tác giả đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Áp dụng UCP 600 và ISBP
681 tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” để làm đề tài cho khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ các vấn đề cơ bản về UCP 600 và ISBP 681
Tìm hiểu việc áp dụng UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động thanh
toán quốc tế bằng L/C tại Việt Nam - những thuận lợi, khó khăn.
Từ những thành tựu đạt được cũng như khó khăn gặp phải khi áp dụng
UCP 600 và ISBP 681 để kiến nghị một số giải pháp để phát triển hoạt
động thanh toán quốc tế bằng L/C theo UCP 600 và ISBP 681
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu
UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng
L/C tại Việt Nam
+ Phạm vi nghiên cứu
7
Tại các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp có hoạt động
thanh toán quốc tế bằng L/C chịu sự điều chỉnh của UCP 600 và
ISBP 681
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu
Phương pháp đối chiếu so sánh
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp diễn giải quy nạp
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài lời mở đầu, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu và kết luận,
Khóa luận được chia thành 3 phần chính bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương thức thanh toán bằng L/C và UCP 600
Chương 2: Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 tại Việt Nam
Chương 3: Định hướng hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C và
một số giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả UCP 600 và ISBP 681 tại Việt Nam.
8
DANH MỤC VIẾT TẮT
1 PTTT Phương thức thanh toán
2 TTQT Thanh toán quốc tế
3 TMQT Thương mại quốc tế
4 L/C Tín dụng chứng từ (Letter of Credit)
5 UCP
Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
(The Uniform Customs and Practice for Documentary
Credits)
6 ISBP
Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm
tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ
(International Standard Banking Practice for the
Examination of Documents Under Documentary
Credits)
7 ICC
Phòng Thương mại quốc tế (The International
chamber of Commerce)
8 USD Đồng đô la Mỹ (United States dollar)
9 SWIFT
Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng (The
society for Worldwide Interbank Fianancial
Telecommunication)
10 VCB
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Joint stock
Bank for Foreign Trade of Vietnam)
11
Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam (Vietnam Bank of Agriculture and Rural
Development)
9
12 Vietinbank
Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietnam Joint
Stock Commercial Bank for Industry and Trade)
13 VIBank
Ngân hàng Quốc tế (Vietnam International
Commercial Joint Stock Bank)
14 MB
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (The
Military Commercial Joint- Stock Bank)
15 Techcombank
Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Vietnam
Technological and Commercial Joint- stock Bank)
16 BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Bank for
Investment and Development of Vietnam)
10
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 1
Quy trình chung phát hành L/C
Bảng 2
Doanh số và thị phần TTQT của Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam 2005 – 2008
Bảng 3
Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại các Ngân hàng Thương
Mại Việt Nam
Bảng 4
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu từ năm 2003 đến 2009 tại
Ngân hàng CôngTthương
Bảng 5
Doanh số thanh toán xuất khẩu theo những mặt hàng chủ yếu
tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 6 Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu qua các NHTM Việt Nam
11
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ UCP 600
1.1 Tổng quan về PTTT Tín dụng chứng từ
1.1.1 Khái niệm về PTTT Tín dụng chứng từ và L/C
1.1.1.1 Định nghĩa
+ Giáo trình Thanh toán quốc tế của GS. Đinh Xuân Trình (Nhà xuất bản lao
động, 2006, trang 323) đưa ra định nghĩa về PTTT bằng L/C như sau:
“Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một Ngân
hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu
cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người
hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí
phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ
chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tín dụng”.
+ Theo Điều 2, UCP 600, 2007 ICC thì “Tín dụng là bất cứ một sự thỏa
thuận nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, là không thể hủy bỏ
và theo đó là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành để thanh
toán khi xuất trình phù hợp”.
Như vậy trước tiên, có thể hiểu tín dụng chứng từ là một phương thức
thanh toán liên quan đến việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Người bán sẽ
được bảo đảm thanh toán nếu xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ phù hợp
với những quy định đề ra. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cũng có
thể hiểu như là một khoản tạm ứng mà ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu
hoặc nhà xuất khẩu
12
Thư tín dụng là văn bản thể hiện sự cam kết đó của ngân hàng thường
được phát hành dưới dạng một chứng thư điện tử hoặc thư truyền thống trong
đó ghi các điều khoản và điều kiện để được thanh toán. Tùy theo thông lệ của
từng nước mà phương thức tín dụng chứng từ được gọi với nhiều tên khác
nhau: Letter of credit, Documentary credit, Documentary Letter of Credit,
Credit (được định nghĩa trong UCP600) - Tên viết tắt là: L/C, LC, LOC, DC,
D/C.
Một điều cần lưu ý là tín dụng (Credit) ở đây không chỉ là khoản tiền
vay theo nghĩa thông thường mà còn được hiểu theo nghĩa rộng – nghĩa tín
nhiệm. Để ngân hàng phát hành thư tín dụng cho người hưởng lợi thì người
yêu cầu phát hành thư tín dụng phải kí quỹ một số tiền nhất định để mở L/C
và cũng phải trả một khoản phí nhất định. Trong trường hợp ngân hàng đòi
hỏi phải kí quỹ 100% thì thực chất ngân hàng không cấp một khoản tín dụng
nào cả mà chỉ cho vay uy tín của ngân hàng, từ đó người nhập khẩu có được
sự tín nhiệm của người xuất khẩu. Lời hứa trả tiền của ngân hàng có giá trị
hơn lời hứa trả tiền của người nhập khẩu vì uy tín của ngân hàng lớn hơn.
1.1.1.2 Các bên tham gia vao phương thức tín dụng chứng từ
Có bốn chủ thể chính tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ:
Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant):
“Người yêu cầu là bên mà theo yêu cầu của bên đó, một thư tín dụng
được phát hành” (Điều 2 – UCP 600). Người yêu cầu mở L/C có thể là người
mở (opener), người trả tiền (accountee) hay người ủy thác (principal). Trách
nhiệm của Người yêu cầu mở L/C là yêu cầu ngân hàng phát hành một L/C
cho người xuất khẩu hưởng theo quy định của hợp đồng thương mại đã ký.
Nếu L/C mở không đúng quy định hợp đồng đã thỏa thuận trước đó giữa hai
bên mua bán thì người nhập khẩu sẽ phải yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp.
Người hưởng lợi thư tín dụng (Benificiary):
13
“Người thụ hưởng là bên mà vì quyền lợi của bên đó, một thư tín dụng
đã được phát hành” (Điều 2 – UCP 600). Tùy trường hợp mà người hưởng
lợi có thể là người bán (seller), người xuất khẩu (exporter) hay người kí phát
hối phiếu (drawer). Trách nhiệm của người hưởng lợi L/C là giao hàng và
hoàn tất bộ chứng từ để xuất trình nên ngân hàng thông báo. Nếu bộ chứng từ
xuất trình không phù hợp thì người bán có khả năng mất quyền được thanh
toán.
Ngân hàng phát hành (Issuing bank, Opening bank) hay Ngân hàng mở
thư tín dụng:
“Ngân hàng phát hành là ngân hàng mà theo yêu cầu của người yêu
cầu hoặc nhân danh chính mình phát hành một thư tín dụng” (Điều 2 – UCP
600). Ngân hàng phát hành là đại diện của người nhập khẩu, cấp tín dụng cam
kết trả tiền cho người xuất khẩu. Sau khi L/C được mở, ngân hàng phát hành
phải kiểm tra ngay những nội dung liên quan đến phát hành L/C hạn chế sự
chậm trễ có thể xảy ra. Trách nhiệm của ngân hàng phát hành được quy định
tại Điều 7, UCP 600 2.
Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank ):
Ngân hàng phát hành không thể phát hành trực tiếp thư tín dụng đến
2 Điều 7, UCP 600: a. Với điều kiện là các chứng từ quy định được xuất trình tới ngân hàng chỉ định hoặc
tới ngân hàng phát hành và với điều kiện việc xuất trình là phù hợp, ngân hàng phát hành phải thanh toán
nếu tín dụng có giá trị thanh toán bằng cách:
i. trả tiền ngay, trả tiền về sau hoặc chấp nhận với ngân hàng phát hành;
ii. trả tiền ngay với một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không trả tiền
iii. trả tiến sau với một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không cam kết trả tiền sau hoặc đã cam
kết trả tiền sau nhưng không trả tiền khi đáo hạn;
iv. chấp nhận với một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không chấp nhận một hối phiếu ký phát
đòi tiền nó hoặc đã chấp nhận hối phiếu đòi tiền nhưng không trả tiền khi đáo hạn; hoặc
v. thương lượng với một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không thương lượng thanh toán
b. Ngân hàng phát hành bị ràng buộc không thể hủy bỏ đối với việc thanh toán kể từ khi ngân hàng đó phát
hành tín dụng.
c. Ngân hàng phát hành cam kết hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định mà ngân hàng này đã thanh toán
hoặc thương lượng thanh toán cho một xuất trình phù hợp và đã chuyển giao các chứng từ cho ngân hàng
phát hành. Việc hoàn trả số tiền của một xuất trình phù hợp thuộc một tín dụng có giá trị thanh toán bằng
chấp nhận hoặc tr