Khóa luận Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của tổng công ty dầu khí Việt Nam

''Phát triển công nghiệp Dầu khí thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn'' đã và đang là mục tiêu của Chính phủ ta trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đáp ứng lại sự tin tưởng ấy, sau 27 năm đầu tư và phát triển, Ngành Dầu khí Việt Nam đã đạt được một vị trí quan trọng và vững chắc trong nền kinh tế đất nước. Từ những dòng dầu đầu tiên khai thác được từ mỏ Bạch Hổ đến phát hiện thương mại ở mỏ Sư Tư Đen (8/2003), tính đến nay đã hơn 100 triệu tấn dầu thô được khai thác cung cấp nguồn năng lượng cho phát triển đất nước. Tất cả những thành tích to lớn và ấn tượng này đều khởi nguồn từ những nỗ lực rất lớn của toàn Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. Bước vào thế kỷ mới, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam cũng phải đối diện với những vận hội và thách thức mới. Đó là khi khi việc đảm bảo an toàn năng lượng cho đất nước sẽ trở nên cực kỳ quan trọng, đặc biệt là từ năm 2015, khi chúng ta khó có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng bằng các nguồn trong nước. Do đó, đòi hỏi Tổng Công ty không những đẩy mạnh hoạt động trong nước mà còn phải từng bước thực hiện đầu tư thăm dò khai thác ở nước ngoài. Mặc dù đây là một lĩnh vực vô cùng mới mẻ không những của ngành dầu khí mà còn của Việt Nam, nhưng nó có ý nghĩa cấp thiết đối với việc phát triển kinh tế đất nước nói chung, đối với tiến trình hội nhập vào các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu của Tổng Công ty dầu khí nói riêng. Trong khuôn khổ khoá luận của mình, em xin trình bày: “Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam”. Mong sao những ý tưởng và quyết tâm lớn lao của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam sớm trở thành hiện thực, đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước. Mục đích nghiên cứu Khoá luận nhằm mục đích làm rõ yêu cầu cấp thiết của hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí, để từ đó đưa ra một Chiến lược đầu tư cụ thể cho hoạt động này cũng như là đề xuất một số giải pháp thiết thực để thực hiện hiệu quả chiến lược đó, nhất là trong thời gian tới khi vấn đề an ninh năng lượng quốc gia thực sự trở nên cấp bách trước yêu cầu phát triển của kinh tế đất nước. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu trong Khoá luận tốt nghiệp là phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích kết hợp với những kết quả thống kê, vận dụng lý luận để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. Mặt khác, Khoá luận còn vận dụng những quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước cũng như chiến lược phát triển Ngành Dầu khí để khái quát, hệ thống và khẳng định các kết quả nghiên cứu. Và phương pháp luận chủ yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng ứng dụng vào nghiên cứu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Khoá luận bao gồm các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài trong ngành dầu khí, tình hình an ninh năng lượng quốc gia, chiến lược đầu tư ra nước ngoài trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận trong khuôn khổ những hoạt động đầu tư nước ngoài trong ngành dầu khí của Việt Nam và trên thế giới. Bố cục khoá luận Phù hợp với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên, nội dung của Khoá luận được chia thành 3 chương: - Lời nói đầu - Chương I: Một số vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài. - Chương II: Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của Tổng công ty dầu khí Việt Nam. - Chương III: Một số biện pháp thực hiện chiến lược ĐTNN trong TDKT dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. - Kết luận - Tài liệu tham khảo

doc90 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2418 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của tổng công ty dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChien luoc dau tu nuoc ngoai trong khai thac dau khi cua tong cong ty dau khi VN.doc
  • docBiaLV.doc
  • docLoi cam on.doc
  • docMuclucChinh.doc
  • docTai lieu tham khao.doc
Luận văn liên quan