Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế cây dưa hấu vụ xuân trên địa bàn xã Tào Sơn – Huyện Anh Sơn – Tỉnh Nghệ An

Xã hội loài người đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững. Đó là việc vừa phát triển kinh tế hiện đại song song với bảo vệ môi trường sinh thái. Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp, với hơn 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nền nông nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi, kéo theo đó là sự phát sinh không ít vấn đề mà đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân vốn xưa nay còn phải quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu sinh, khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường chỉ là thứ yếu. Các nguồn chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường ở nông thôn đầu tiên phải kể đến là việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp. Ô nhiễm môi trường đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến hệ sinh thái nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân và làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trở nên kém hiệu quả. Vì vậy, bảo vệ môi trường nông thôn đang là một vấn đề cấp bách. Tào Sơn là một xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn, việc lựa chọn cây trồng phù hợp với vùng đất nơi đây là một vấn đề tương đối khó với người dân và chính quyền nơi đây. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu người dân nơi đây đã mạnh dạn đưa cây dưa hấu vào trồng thử, qua thời gian cây dưa hấu cho thấy là một loại cây thích nghi tốt và cho hiệu quả cao. Hiện nay dưa hấu được xem là cây trồng chủ lực góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân của xã.

pdf69 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế cây dưa hấu vụ xuân trên địa bàn xã Tào Sơn – Huyện Anh Sơn – Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN ------------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY DƯA HẤU VỤ XUÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÀO SƠN – HUYỆN ANH SƠN – TỈNH NGHỆ AN Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Oanh TS. Trần Văn Giải Phóng Lớp: K42. KTTN - MT Niên khóa: 2008 - 2012 Huế, 05/2012 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng Bài khóa luận là luận văn cuối khóa với đề tài tự chọn mà trong đó sinh viên được vận dụng hết những kiến thức mà mình đã tiếp nhận được ở trường trong suốt khóa học kết hợp với việc tiếp cận với thực tế. Để hoàn thành bài khóa luận này với tình cảm chân thành nhất tôi xin gửi lời cảm ơn tới: Chân thành cảm ơn quý Thầy - Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu giúp tôi có được những kiến thức cơ bản để có thể làm tốt bài luận văn này. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn TS.Trần Văn Giải Phóng, người đã giành nhiều thời gian, tình cảm hướng dẫn tận tình chu đáo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu và cho đến khi hoàn thành. Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ của Phòng tài nguyên và môi trường huyện Anh Sơn và UBND xã Tào Sơn đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ cung cấp những thông tin quý báu trong suốt quá trình thực tập để tôi có thể hoàn thành khóa luận. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài. Mặc dù đã rất cố gắng giành nhiều thời gian cũng như công sức để nghiên cứu tìm tòi. Nhưng do khả năng, kiến thức có hạn nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong ý kiến đóng góp quý báu từ quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế. Huế, 5/2012 Sinh viên thực tập: Trần Thị Oanh Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài. ....................................................................................................1 2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu ..........................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................................2 4. Các câu hỏi nghiên cứu............................................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................4 1. Cơ sở lí luận .............................................................................................................4 1.1. Hiệu quả kinh tế ....................................................................................................4 1.1.1. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ........................................4 1.1.2. Các chỉ tiêu đo lường .........................................................................................5 1.2. Hiệu quả môi trường .............................................................................................6 1.2.1. Khái niệm...........................................................................................................6 1.2.2. Tác động của sản xuất dưa hấu đến môi trường ................................................6 1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh chi phí môi trường..........................................................9 1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................9 1.3.1. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới ...........................................................9 1.3.2. Tình hình sản xuất dưa hấu tại Việt Nam ........................................................10 1.3.3. Tình hình sản xuất dưa hấu của tỉnh Nghệ An và huyện Anh Sơn. ................11 1.4. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu .......................................................................12 1.4.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................12 1.4.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................12 1.4.1.2. Địa hình.........................................................................................................13 1.4.1.3. Khí hậu..........................................................................................................14 1.4.1.4. Chế độ thủy văn ............................................................................................14 1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................14 1.4.2.1. Tình hình dân số và lao động........................................................................14 1.4.2.2. Tình hình sử dụng đất ...................................................................................17 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng 1.4.2.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................19 1.5. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu...............................................................19 1.5.1. Thuận lợi ..........................................................................................................19 1.5.2. Khó khăn ..........................................................................................................20 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÂY DƯA HẤU VỤ XUÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÀO SƠN - HUYỆN ANH SƠN - TỈNH NGHỆ AN ...............................21 2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu của toàn xã..............................................................21 2.1.1. Tình hình diện tích gieo trồng một số cây hàng năm ......................................21 2.1.2. Tình hình sản xuất dưa hấu của toàn xã...........................................................22 2.2. Đặc điểm chung của các hộ điều tra ...................................................................24 2.2.1. Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra .........................................24 2.2.2. Tình hình trang bị vật chất kĩ thuật của các hộ điều tra...................................25 2.2.3. Kiến thức của người sản xuất về các đường xâm nhập hóa chất BVTV vào cơ thể...............................................................................................................................27 2.2.4. Tình hình trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân ...............................................29 2.3. Phân tích hiệu quả kinh tế môi trường của sản xuất dưa hấu. ............................31 2.3.1. Chi phí sản xuất vụ Xuân.................................................................................31 2.3.2. Chi phí môi trường...........................................................................................33 2.3.3. Kết quả sản xuất dưa hấu vụ xuân của các hộ điều tra ....................................38 2.3.4. Hiệu quả sản xuất dưa hấu vụ xuân .................................................................40 2.4. Tình hình tiêu thụ dưa hấu của các hộ được điều tra..........................................41 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP .....................................................44 3.1. Định hướng chung ..............................................................................................44 3.1.1. Những khó khăn của các hộ trong sản xuất dưa hấu .......................................44 3.1.2. Một số giải pháp phát triển dưa hấu ................................................................47 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................51 3.1 Kết luận ................................................................................................................51 3.2 Kiến nghị..............................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHLĐ Bảo hộ lao động BVTV Bảo vệ thực vật GO Tổng giá trị sản xuất VA Giá trị gia tăng IC Chi phí trung gian TC Tổng chi phí CP Chi phí LN Lợi nhuận WTP Giá sẵn lòng trả UBND Ủy ban nhân dân SL Số lượng ĐVT Đơn vị tính LĐ Lao động BQC Bình quân chung BQ Bình quân DT Diện tích NN Nông nghiệp NTTS Nuôi trồng thủy sản STT Số thứ tự Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu toàn huyện ................................12 Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của toàn xã giai đoạn 2009 - 2011 ............16 Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai của xã giai đoạn 2009 – 2011.........................18 Bảng 4: Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm của xã Tào Sơn .....................21 Bảng 5: Tình hình sản xuất dưa hấu của toàn xã Tào Sơn giai đoạn 2009-2011 ..23 Bảng 6: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra ..................................25 Bảng 7: Tình hình trang bị vật chất kĩ thuật của các hộ được điều tra ..................26 Bảng 8: Người sản xuất hiểu về đường xâm nhập của hóa chất BVTV vào cơ thể......28 Bảng 9: Tình hình trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân ........................................29 Bảng 10: Chi phí sản xuất bình quân sào của các hộ điều tra................................31 Bảng 11: Chi phí sức khỏe bình quân vụ của các hộ điều tra ................................34 Bảng 12: Mức sẵn lòng trả để phục hồi 1 sào đất của các hộ điều tra ...................37 Bảng 13: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu vụ xuân ..................39 Bảng 14: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất dưa hấu..............................40 Bảng 15: Thống kê những khó khăn của các hộ sản xuất dưa hấu ........................45 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Người sản xuất dưa hấu hiểu về đường xâm nhập của hóa chất BVTV vào cơ thể ...............................................................................................................28 Biểu đồ 2: Người sản xuất dưa hấu kể được phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết ...30 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ dưa hấu trên địa bàn xã Tào Sơn ......................................42 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng điều tra hộ sản xuất dưa hấu ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500 m2 1 ha = 20 sào Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng SVTH: Trần Thị Oanh 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Xã hội loài người đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững. Đó là việc vừa phát triển kinh tế hiện đại song song với bảo vệ môi trường sinh thái. Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp, với hơn 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nền nông nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi, kéo theo đó là sự phát sinh không ít vấn đề mà đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân vốn xưa nay còn phải quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu sinh, khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường chỉ là thứ yếu. Các nguồn chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường ở nông thôn đầu tiên phải kể đến là việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp. Ô nhiễm môi trường đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến hệ sinh thái nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân và làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trở nên kém hiệu quả. Vì vậy, bảo vệ môi trường nông thôn đang là một vấn đề cấp bách. Tào Sơn là một xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn, việc lựa chọn cây trồng phù hợp với vùng đất nơi đây là một vấn đề tương đối khó với người dân và chính quyền nơi đây. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu người dân nơi đây đã mạnh dạn đưa cây dưa hấu vào trồng thử, qua thời gian cây dưa hấu cho thấy là một loại cây thích nghi tốt và cho hiệu quả cao. Hiện nay dưa hấu được xem là cây trồng chủ lực góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân của xã. Tuy nhiên, việc sản xuất dưa hấu tại địa bàn xã vẫn còn nhiều khó khăn: để trồng được dưa hấu thì đòi hỏi vốn đầu tư cao, lao động nhiều, điều kiện sản xuất chưa được thuận lợi, chưa áp dụng tốt tiến bộ kĩ thuật Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc sử dụng hóa chất trong sản xuất dưa hấu như phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc diệt chuột, thuốc trừ bệnh; thuốc trừ cỏ một cách tràn lan, không đúng liều lượng, không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc và cả việc vứt bao bì thuốc BVTV đã gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường. Chính vì lẽ đó, việc phát triển sản xuất dưa hấu của các hộ nông dân tại địa phương rất cần sự quan tâm nghiên cứu Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng SVTH: Trần Thị Oanh 2 của các ngành, các cấp để từ đó có thể đưa ra các giải pháp kinh tế, kĩ thuật nhằm thúc đẩy việc sản xuất dưa hấu đạt hiệu quả kinh tế cao hơn đồng thời bảo vệ được môi trường sống cho thế hệ tương lai. Xuất phát từ những lí do trên, trong thời gian khảo sát thực tế tại địa phương tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế cây dưa hấu vụ Xuân trên địa bàn xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu - Nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu vụ Xuân trên địa bàn xã Tào Sơn, trong đó có tính đến các yếu tố tác động môi trường - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất trên địa bàn xã.  Đối tượng nghiên cứu Các hộ nông dân tham gia sản xuất dưa hấu tại xã Tào Sơn, gồm 2 thôn: thôn 9 và thôn 10. 3. Phương pháp nghiên cứu.  Phương pháp thu thập số liệu Trong phạm vi đề tài này, tiến hành thu thập số liệu theo 2 nguồn: nguồn sơ cấp và nguồn thứ cấp. + Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, tình hình sản xuất dưa hấu được thu thập từ các nguồn như niên giám thống kê huyện Anh Sơn, các báo cáo tổng kết của UBND xã Tào Sơn, sách báo, internet. + Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu sơ cấp theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nông hộ sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã Tào Sơn bằng cách lập bảng câu hỏi để điều tra. Việc điều tra các hộ trồng dưa hấu trên địa bàn xã được tiến hành theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên. Bảng câu hỏi gồm những thông tin cần thu thập sau: - Những thông tin về chủ hộ: Họ tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, loại mô hình sản xuất. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng SVTH: Trần Thị Oanh 3 - Những thông tin về năng lực sản xuất của các nông hộ: vốn, đất đai, lao động và những thông tin về tình hình sản xuất của các nông hộ, tổng chi phí, tổng giá trị sản xuất - Thông tin về khó khăn, thuận lợi của các nông hộ, nguyện vọng đề đạt của nông hộ đối với chính quyền các cấp để tạo những điều kiện thuận lợi cho các nông hộ phát triển sản xuất nhằm trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phát triển sát với tình hình thực tế ở địa phương.  Phương pháp xử lí số liệu Sau khi tiến hành thu thập số liệu thì các số liệu sẽ được xử lí bằng excel rồi tiến hành phân tích chúng qua các chỉ tiêu được đặt ra. Dựa trên kết quả phân tích đó để đánh giá hiệu quả kinh tế của cây dưa hấu tại địa phương. 4. Các câu hỏi nghiên cứu - Lợi nhuận của sản xuất dưa hấu trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu? - Những chi phí cho việc sản xuất dưa hấu trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu? - Lượng giá chi phí tác động đến môi trường trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu? - So sánh giữa lợi nhuận và chi phí để từ đó đưa ra kết luận ? 5. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các nông hộ trồng dưa hấu trên địa bàn xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An - Thời gian: Đề tài sử dụng số liệu năm 2009 – 2012 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng SVTH: Trần Thị Oanh 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận 1.1. Hiệu quả kinh tế 1.1.1. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế  Khái niệm Hiệu quả là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện và các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Một cách chung nhất, kết quả mà chủ thể mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu càng có lợi bấy nhiêu, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt khi nhu cầu con người càng tăng về số lượng và chất lượng, trong khi đó nguồn lực còn hạn chế và trở nên khan hiếm thì hiệu quả kinh tế ngày càng được coi trọng. Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành động. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh, là tương quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, nó được biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế như: giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận, giá trị gia tăngtính trên một đơn vị chi phí bỏ ra.  Bản chất Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt hiệu quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Hiệu quả kĩ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kĩ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp Hiệu quả phân phối: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố đầu Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng SVTH: Trần Thị Oanh 5 vào một cách hợp lí để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kĩ thuật * Hiệu quả phân phối  Ý nghĩa Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Tăng hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là một trong yêu cầu khách quan của tất cả các hình thái kinh tế xã hội. Nó càng có ý nghĩa đặc biệt trong một số điều kiện nhất định: khi khả năng phát triển kinh tế theo chiều rộng như tăng nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn bị hạn chếKhi chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc tăng hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là một trong những yếu tố làm tăng sức cạnh tranh, cho phép giành ưu thế trong quan hệ kinh tế. 1.1.2. Các chỉ tiêu đo lường Hiện nay người ta dùng rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế, mỗi chỉ tiêu phản ánh một góc độ, một cách nhìn nhận riêng về hiệu quả kinh tế. Ở đề tài này đã sử dụng một số chỉ tiêu cụ thể sau:  Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất dưa hấu: - Diện tích gieo trồng, diện tích gieo trồng bình quân/hộ - Mức độ đầu tư vốn cố định, vốn lưu động cho sản xuất trên một đơn vị diện tích  Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất - Tổng giá trị
Luận văn liên quan