Khóa luận Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hỗn hợp của trung tâm du lịch và dịch vụ công đoàn Hà Nội

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay nhu cầu nghỉ ngơi dưỡng sức, phục hồi lại sức lao động và các nhu cầu khám phá, mua sắm và tìm hiểu những nơi mới khác lạ so với cuộc sống hàng ngày ngày càng cao. Chính vì lẽ đó mà du lịch đã không chi còn là nhu cầu thứ yếu nữa mà du lịch đang ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Nhất là khi cuộc sống của mỗi người dân được nâng cao, thời gian nghỉ ngơi ngày càng nhiều thì nhu cầu này càng được thể hiện rõ hơn. Bằng chứng là hiện nay ở nhiều nước trên thế giới ngành Du lịch đang góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. Đối với Việt Nam, mục tiêu chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2006 - 2010 là trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu qủa lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử; huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển mạnh hơn khi Việt Nam gia nhập WTO. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch hấp dẫn, phấn đấu sau năm 2010, Du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành Du lịch phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy công tác thiết lập và thực hiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp cho ngành du lịch nói chung và Trung tâm du lịch và dịch vụ Công đoàn Hà Nội nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết. Do đó, cần có sự đầu tư nghiên cứu và thực hiện để từ đó có những bước tiền đề trong sự chuyên nghiệp, bài bản và thống nhất chiến dịch truyền thông khác nhau tạo hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên công tác tổ chức hoạt động xúc tiến hỗn hợp của Trung tâm đến các khách hàng chưa phù hợp với nền kinh tế hiện đại cho nên kết quả kinh doanh chưa được như mong muốn. Do vậy cần phải nghiên cứu thật kỹ các vấn đề của Trung tâm và có sự nghiên cứu thị trường thật chi tiết để từ đó xây dựng được những kế hoạch xúc tiến hỗn hợp dài hạn, thống nhất tạo dựng sự khác biệt về dịch vụ cũng như sự thoả mãn cao nhất đem lại cho khách hàng. Có như vậy mới có những bước đi đúng đắn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp Chính vì vậy, sau một thời gian thực tập tại trung tâm du lịch Công Đoàn Hà Nội, kết hợp với những kiến thức đã được tiếp thu trên giảng đường em xin đóng góp một phần nhỏ bé của mình cùng Trung tâm để tìm ra những giải pháp khắc phục một số nhược điểm nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến của Trung tâm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chính vì thế em đã chọn đề tài nghiên cứu sau: "Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hỗn hợp của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội" cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. - Hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản trong du lịch và lý luận về hoạt động xúc tiến du lịch. - Phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại Trung tâm. - Từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch hiện nay tại Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu chuyên đề được thực hiện qua 2 giai đoạn như sau: 1. Thu thập số liệu - Tài liệu được cung cấp tại đơn vị thực tập. - Tham khảo các tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài. - Quan sát thực tế tại cơ quan thực tập. 2. Phân tích số liệu bằng cách sử dụng các phương pháp: - Phương pháp xử lý thông tin : Sử dụng các phương pháp định lượng, định tính, phần mềm excel xác định các mối quan hệ tương quan của các biến số rút ra nhận xét. - Phương pháp so sánh tổng hợp : so sánh kết quả chính sách xúc tiến hỗn hợp đối với hoạt động kinh doanh lữ hành giữa các năm và với các doanh nghiệp khác cùng vị trí cạnh tranh rồi sau đó rút ra kết luận chung. - Phương pháp quy nạp : Phân tích hiệu quả của từng công cụ xúc tiến hỗn hợp từ đó rút ra kết luận chung về hiệu quả áp dụng của các chính sách. Nội dung nghiên cứu của đề tài. Ngoài các phần lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo chuyên đề gồm 3 phần như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về xúc tiến hỗn hợp của doanh nghiệp du lịch. Chương 2: Tình hình hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội trong thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại Trung tâm du lịch và dịch vụ Công đoàn Hà Nội.

doc87 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3651 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hỗn hợp của trung tâm du lịch và dịch vụ công đoàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong cuộc sống hiện đại ngày nay nhu cầu nghỉ ngơi dưỡng sức, phục hồi lại sức lao động và các nhu cầu khám phá, mua sắm và tìm hiểu những nơi mới khác lạ so với cuộc sống hàng ngày ngày càng cao. Chính vì lẽ đó mà du lịch đã không chi còn là nhu cầu thứ yếu nữa mà du lịch đang ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Nhất là khi cuộc sống của mỗi người dân được nâng cao, thời gian nghỉ ngơi ngày càng nhiều thì nhu cầu này càng được thể hiện rõ hơn. Bằng chứng là hiện nay ở nhiều nước trên thế giới ngành Du lịch đang góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. Đối với Việt Nam, mục tiêu chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2006 - 2010 là trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu qủa lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử; huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển mạnh hơn khi Việt Nam gia nhập WTO. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch hấp dẫn, phấn đấu sau năm 2010, Du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành Du lịch phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy công tác thiết lập và thực hiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp cho ngành du lịch nói chung và Trung tâm du lịch và dịch vụ Công đoàn Hà Nội nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết. Do đó, cần có sự đầu tư nghiên cứu và thực hiện để từ đó có những bước tiền đề trong sự chuyên nghiệp, bài bản và thống nhất chiến dịch truyền thông khác nhau tạo hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên công tác tổ chức hoạt động xúc tiến hỗn hợp của Trung tâm đến các khách hàng chưa phù hợp với nền kinh tế hiện đại cho nên kết quả kinh doanh chưa được như mong muốn. Do vậy cần phải nghiên cứu thật kỹ các vấn đề của Trung tâm và có sự nghiên cứu thị trường thật chi tiết để từ đó xây dựng được những kế hoạch xúc tiến hỗn hợp dài hạn, thống nhất tạo dựng sự khác biệt về dịch vụ cũng như sự thoả mãn cao nhất đem lại cho khách hàng. Có như vậy mới có những bước đi đúng đắn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp Chính vì vậy, sau một thời gian thực tập tại trung tâm du lịch Công Đoàn Hà Nội, kết hợp với những kiến thức đã được tiếp thu trên giảng đường em xin đóng góp một phần nhỏ bé của mình cùng Trung tâm để tìm ra những giải pháp khắc phục một số nhược điểm nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến của Trung tâm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chính vì thế em đã chọn đề tài nghiên cứu sau: "Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hỗn hợp của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội" cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. - Hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản trong du lịch và lý luận về hoạt động xúc tiến du lịch. - Phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại Trung tâm. - Từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch hiện nay tại Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu chuyên đề được thực hiện qua 2 giai đoạn như sau: Thu thập số liệu - Tài liệu được cung cấp tại đơn vị thực tập. - Tham khảo các tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài. - Quan sát thực tế tại cơ quan thực tập. Phân tích số liệu bằng cách sử dụng các phương pháp: - Phương pháp xử lý thông tin : Sử dụng các phương pháp định lượng, định tính, phần mềm excel xác định các mối quan hệ tương quan của các biến số rút ra nhận xét. - Phương pháp so sánh tổng hợp : so sánh kết quả chính sách xúc tiến hỗn hợp đối với hoạt động kinh doanh lữ hành giữa các năm và với các doanh nghiệp khác cùng vị trí cạnh tranh rồi sau đó rút ra kết luận chung. - Phương pháp quy nạp : Phân tích hiệu quả của từng công cụ xúc tiến hỗn hợp từ đó rút ra kết luận chung về hiệu quả áp dụng của các chính sách. Nội dung nghiên cứu của đề tài. Ngoài các phần lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo chuyên đề gồm 3 phần như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về xúc tiến hỗn hợp của doanh nghiệp du lịch.. Chương 2: Tình hình hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội trong thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại Trung tâm du lịch và dịch vụ Công đoàn Hà Nội. Để thực hiện được bài chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành được chuyền đề khóa luận thực tập một cách tốt nhất. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên Trung tâm du lịch Công Đoàn đã tạo cơ hội cho em được thực tập và học hỏi kinh nghiệm thực tế tại Trung tâm trong thời gian qua. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN HỖN HỢP CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề cơ bản về xúc tiến hỗn hợp 1.1.1. Khái niệm về xúc tiến hỗn hợp: Hoạt động marketing hiện đại rất quan tâm đến chiến lược xúc tiến hỗn hợp. Đây là một trong bốn nhóm công cụ chủ yếu của Marketing - mix mà các doanh nghiệp du lịch cần phải sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu của mình. Chính vì vậy để thực hiện được tốt hoạt động xúc tiến thì chúng ta cần phải hiểu rõ một cách cặn kẽ khái niệm xúc tiến du lịch. Hiện nay khái niệm này được hiểu theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo từng ngành nghề khác nhau.Nhưng trong giới hạn chuyên đề là về ngành du lịch thì nổi trội lên là hai cách hiểu sau: Hiểu theo nghĩa rộng và hiểu theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng: Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động, nhằm tìm kiếm thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch. (Theo khoản 17 điều 4 của Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày ngày 1/1/2006). Theo Luật Du lịch thì thuật ngữ xúc tiến du lịch có nội hàm rất rộng, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: - Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu rộng rãi về đất nước, con người Viẹt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích các mạng, di sản văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hoá dân tộc cho nhân dân trong cả nước và bạn bè quốc tế hiểu biết về du lịch Việt Nam. - Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc. - Huy động các nguồn lực để đầu tư các khu đô thị du lịch. điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc trong cả nước, từng vùng và từng địa phương; phát triển kết cấu hạ tầng , cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. - Nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm du lịch. (Điều 79, Luật du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005, tr.62-63) Bên cạnh đó theo nghĩa hẹp: Theo quan điểm của marketing thì bản chất của hoạt động xúc tiến chính là quá trình truyền tin để cung cấp thông tin về sản phẩm và về doanh nghiệp với khách hàng để thuyết phục họ mua sản phẩm của doanh nghiệp của mình. Cho nên trong nhiều ấn phẩm được xuất bản gọi đây là các hoạt động truyền thông marketing nghĩa là truyền tải thông tin hay truyền tin marketing. Từ đó có thể đưa ra định nghĩa khái niệm chiến lược xúc tiến hỗn hợp như sau: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp là một quá trình truyền thông do người bán thực hiện nhằm gây ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ, hành vi của người mua và cuối cùng là thuyết phục họ mua những sản phẩm của mình. 1.1.2. Vai trò và tác dụng của xúc tiến hỗn hợp Xúc tiến hỗn hợp. Promotion - mix (Pmix) với vai trò là một trong những chiến lược chủ yếu của marketing - mix có tác dụng rất lớn trong việc góp phần thực hiện thành công marketing - mix. - Hoạt động xúc tiến tạo điều kiện cho sự tự do lựa chọn sản phẩm tiêu dùng. + Các hoạt động xúc tiến, về một loại sản phẩm dịch vụ do nhiều doanh nghiệp khác nhau cung ứng giúp người tiêu dùng, có nhiều thông tin hơn về một loại sản phẩm du lịch từ đó tạo điều kiện cho khách hàng tự do lựa chọn nhà cung ứng sản phẩm. + Trái với quan điểm của một số người cho rằng hoạt động xúc tiến, đặc biệt là quảng cáo khuyến khích độc quyền, thực tế hoạt động xúc tiến đã tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng sản phẩm và định giá vừa phải. + Hoạt động xúc tiến sẽ góp phần tạo ra một diễn đàn mà qua đó các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng với nhau về sản phẩm dịch vụ du lịch của họ với mục đích là thuyết phục công chúng tiêu dùng sản phẩm của mình. - Hoạt động xúc tiến tạo điều kiện để tiêu thụ sản phẩm nhiều lần. + Một số người cho rằng các hoạt động xúc tiến đặc biệt là quảng cáo được thiết kế để đánh lừa người tiêu dùng, nhận thức như vậy là không chính xác và thiếu khách quan. Trong kinh tế thị trường trong quá trình kinh doanh một doanh nghiệp không thể chỉ bán sản phẩm một lần cho một người mà đều phải lặp đi, lặp lại nhiều lần. + Quá trình tiêu thụ sản phẩm được tạo thành trong các hoạt động xúc tiến không trung thực chỉ có thể đánh lừa được một số người trong một khoảng thời gian nhất định chứ không thể đánh lừa tất cả mọi người trong mọi thời gian. Vì thế các doanh nghiệp cần phải thực hiện hoạt động xúc tiến một cách đầy trách nhiệm và trung thực với quan điểm tôn trọng khách hàng là thượng đế. - Hoạt động xúc tiến góp phần cải tiến sản phẩm. + Thông qua hoạt động xúc tiến doanh nghiệp sẽ tiếp nhận những thông tin phản hồi từ người tiêu dùng nhờ vậy góp phần phát triển sản phẩm mới và cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. + Hoạt động xúc tiến có tác dụng to lớn đối với doanh nghiệp, các đại lý, trung gian và người tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp, hoạt động xúc tiến là một công cụ hữu hiệu vừa để giữ vững nhu cầu cũ vừa có tác dụng tạo thêm nhu cầu mới, chiếm lòng tin của khách hàng, kích thích tiêu thụ, lưu thông phân phối, khẳng định được vị thế của doanh nghiệp từ đó tăng khả năng sinh lãi. Tạo ra sự phản ứng nhanh chóng từ thông tin của thị trường về bất cứ sự thay đổi nào về sản phầm giá cả hoặc dịch vụ hay hỗ trợ việc giới thiệu một sản phẩm mới ra thị trường. + Đối với các đại lý trung gian, hoạt động xúc tiến giúp cho việc phân phối thuận lợi hơn, tiêu thụ nhiều sản phẩm dịch vụ hơn, tạo uy tín cho doanh nghiệp và đại lý tạo lập được mối quan hệ gắn bó giữa doanh nghiệp - đại lý - khách hàng. + Đối với người tiêu dùng, hoạt động xúc tiến cung cấp thông tin về sản phẩm mới, về chất lượng tính năng, lợi ích cũng như giá cả từ đó góp phần bảo vệ người tiêu dùng. Trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh cùng với quảng cáo các doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh. Thông qua hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp người tiêu dùng đã nâng cao được nhận thức và sự hiểu biết của mình để có sự lựa chọn tiêu dùng thông minh, nâng cao chất lượng sống, tiết kiệm được thời gian trong mua sắm và tiêu dùng. 1.2. Các công cụ cơ bản trong xúc tiến hỗn hợp. Hiện nay trên thế giới, các học giả về Marketing có chiều quan điểm khác nhau về công cụ của xúc tiến hỗn hợp trong du lịch. Theo Alastair, M. Morrison xúc tiến hỗn hợp bao gồm bốn công cụ chủ yếu là: - Quảng cáo - Tuyên truyền/ quan hệ công chúng. - Xúc tiến bán hàng - Bán hàng trực tiếp Còn theo M. Belch và A. Beleh và cả Philip Kotler bổ sung thêm Mạng Intemet/ Truyền thông tích hợp và riêng Philip Kotler còn bổ sung thêm Marketing trực tiếp Như vậy chúng ta thấy rằng các công cụ xúc tiến hỗn hợp trong du lịch bao gồm 6 công cụ cơ bản đó là: - Quảng cáo – Advertising: bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề cao những ý tưởng, hàng hoá hoặc dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu cảu chủ thể quảng cáo và chủ thể thanh toán. - Xúc tiến bán hàng - Sale promotion: Là hình thức khuyến mại trao giải thưởng trong một thời gian nhất định để khuyến khích khách hàng đang sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp cung ứng, mua nhiều hơn về số lượng và mua nhiều hơn về số lần và sử dụng thường xuyên hơn. Khuyến khích khách hàng chưa sử dụng- những người đang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh - dùng thử sản phẩm do doanh nghiệp bán trên thị trường. Khuyến khích và hỗ trợ những người bán buôn và bán lẻ hàng hoá do doanh nghiệp cung ứng; khuyến khích họ mua nhiều hàng hoá hơn; gia tăng dự trữ; trợ giúp giới thiệu sản phẩm mới; bù đắp các chi phí mà những người này sử dụng trong các chương trình xúc tiến. - Quan hệ công chúng/ tuyên truyền - public relation/ Publicity : Quan hệ công chúng là cách thức hoạt động tạo dựng duy trì và phát triển các mối quan hệ với các tầng lớp công chúng khác nhau. Hoạt động này nhằm tạo ra một ấn tượng tốt, một hình ảnh tốt trong công chúng làm cho công chúng yêu thích doanh nghiệp, qua đó để đính chính những thông tin nhiễu và loại bỏ các thông tin sai lệch. Đây là mục tiêu chính của việc xây dựng quan hệ với công chúng. - Marketing trực tiếp - Direct Marketing : Marketing trực tiếp là những hoạt động xúc tiến bán thông qua các công cụ giao tiếp gián tiếp (phi con người). Là việc sử dụng thư, điện thoại, fax, catalog và những công cụ liên lạc gián tiếp khác để thông tin cho những khách hàng hiện có, tiềm năng và yêu cầu họ cung cấp những thông tin phản hồi. Đây là loại hình xúc tiến bán xuất hiện từ lâu và qui mô của chúng ngày càng được mở rộng. Chính nhu cầu của người tiêu dùng và sự phát triển của viễn thông và công nghệ thông tin đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô của các chương trình xúc tiến bán theo kiểu marketing trực tiếp. - Bán hàng trực tiếp /bán hàng cá nhân - Personal selling : Không giống như xúc tiến bán hàng hay quảng cáo, bán hàng trực tiếp là hoạt động giao tiếp trực tiếp giữa người bán hàng và khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Đây là một quá trình giao tiếp phức tạp, thông qua đó gây ảnh hưởng tới nhận thức thái độ tình cảm và hành vi của người tiêu dùng. Vai trò của hoạt động bán hàng trực tiếp phụ thuộc vào bản chất sản phẩm, nhu cầu của người tiêu dùng và các giai đoạn trong quá trình mua bán sản phẩm. - Ngoài ra với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, ngày càng nhiều người sử dụng mạng Intemet để đặt hàng trực tuyến. Hiện nay là mạng Intemet /truyền thông tích hợp - The Internet/ Interactive media: Là việc sử dụng mạng Intemet kết hợp với các phương tiện truyền thông tích hợp khác để xúc tiến sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng. Trong mỗi loại trên lại bao gồm một tập hợp các công cụ chuyên biệt để thực hiện truyền thông Marketing thích hợp trong những thị trường cụ thể đối với những hàng hoá cụ thể, ví dụ như quảng cáo đặc biệt, chiến dịch quảng cáo, triển lảm, hội chợ, pano áp phích, quà tặng... BẢNG 1 : NHỮNG CÔNG CỤ XÚC TIẾN HỖN HỢP CHỦ YẾU Quảng cáo  Khuyến mại  Quan hệ công chúng  Bán hàng cá nhân  Marketing trực tiếp   Báo chí và truyền thanh, truyền hình  Thi, trò chơi, xổ số  Họp báo  Trình diễn bán hàng  Catalog, thư   Bao bì bên ngoài  Thưởng, quà tặng  Nói chuyện  Hội nghị bán hàng  Marketing qua điện thoại   Phim ảnh  Mẫu chào hàng  Hội thảo  Chương trình khen thưởng  Mua bán qua máy tính   -Phim ảnh -Sách mỏng và tờ gấp -Áp phích và tờ rơi -Sách niên giám -Pano, bảng hiệu -Trưng bày tại cửa hàng -Tư liệu nghe nhìn -Biểu tượng và logo  -Hội chợ và triển lãm thương mại -Trưng bày trình diễn -Phiếu thưởng -Giảm giá -Tài trợ lãi xuất thấp -Tiếp khách -Phiếu mua hàng -Bán kèm có giảm giá  -Đóng góp từ thiện -Bảo trợ -Tuyên truyền -Quan hệ với cộng đồng -Vận động hành lang -Tạp chí của doanh nghiệp -Tổ chức các sự kiện  -Mẫu chào hàng -Hội chợ và triển lãm thương mại  -Mua bán qua vô tuyến truyền hình   Nguồn : PGS.TS Trần Minh Đạo - Marketing căn bản(giáo trình)- NXB Giáo dục, 2002 Để thực hiện hoạt động xúc tiến khuyếch trương một cách hiệu quả cần phải nghiên cứu bản chất của truyền thông Marketing và những phương thức truyền thông một cách rõ ràng. 1.2.1. Các bước của hoạt động xúc tiến hỗn hợp Sơ đồ 1 : Các bước của hoạt động xúc tiến hỗn hợp (Nguồn: PGS.TS Trần Minh Đạo – Marketing căn bản(giáo trình)- NXB Giáo dục – 2002) Sơ đồ nhấn mạnh những yếu tố chủ yếu trong sự truyền thông có hiệu quả. Người gửi tin cùng cần phải biết mình đang nhắm vào những người nhận tin nào? Và họ đang mong muốn nhận được thông tin gì? Và đây là điều quan trọng trong du lịch, ai là người cần xúc tiến và xúc tiến như thế nào? Xúc tiến đến đâu? Cần phải lựa chọn ngôn ngữ và mã hóa nội dung tin cho chủ thể một cách khéo léo. Chủ thể truyền tin cũng phải sáng tạo các thông điệp, lựa chọn phương tiện truyền tin hữu hiệu, đồng thời tạo cơ chế để thu nhận thông tin phản hồi. Hoạt động truyền thông thường được thực hiện theo các bước cơ bản sau: Bước 1 : Xác định đối tượng nhận tin Xác định đối tượng nhận tin là xác định đúng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp về những sản phẩm cụ thể bao gồm cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng kể cả những người trực tiếp ra quyết định hoặc những người có ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp. Việc xác định đối tượng nhận tin là cơ sở để giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi cơ bản cho chương trình xúc tiến: làm như thế nào, làm bằng cách thức nào, thời điểm tiến hành khi nào, ở đâu, người thực hiện là ai. Bước 2 : Xác định các trạng thái liên quan đến việc mua của người nhận tin Khi đã xác định được đối tượng nhận tin, người truyền thông còn phải xác định trạng thái liên quan đến việc mua của họ, doanh nghiệp mong muốn ở họ những phản ứng gì? Cần phải xác định trạng thái hiện tại của khách hàng và qua truyền thông sẽ đưa họ tới trạng thái nào và qua đó ảnh hưởng gì tới những việc quyết định mua hàng của họ. Tuỳ theo từng trạng thái mà thực hiện hoạt động truyền thông cho thích hợp. Trạng thái liên quan đến mua hàng của khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp cần biết đó là : nhận biết, hiểu, thiện cảm, ưa chuộng, tin tưởng, hành động mua. Dù khách hàng ở trạng thái nào thì mỗi công cụ xúc tiến đều tác động ít nhiều đến khách hàng. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn của trạng thái thì mức độ tác động hay vai trò của mỗi công cụ là khác nhau. Bước 3 : Lựa chọn kênh truyền thông Khi truyền tin thì phải căn cứ vào đối tượng nhận tin cũng như các đặc điểm để chọn lựa chọn kênh truyền thông phù hợp. Hiện nay trên cơ bản có hai loại hình kênh truyền thông: - Kênh truyền thông trực tiếp: Thiết lập dựa trên mối quan hệ trực tiếp của chủ thể truyền thông với người nhận tin. Và kênh này thì có hiệu quả cao vì những người tham gia có khả năng phản hồi thông tin. - Kênh truyền thông gián tiếp: là phương tiện được truyền tin không có sự tiếp xúc và không có cơ chế để thu nhận ngay thông tin ngược chiều. Các phương tiện truyền thông đại chúng như : quảng cáo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Dù truyền thông trực tiếp thường có hiệu quả hơn truyền thông đại chúng nhưng việc sử dụng truyền thông đại chúng vẫn là phương thức cơ bản để thúc đẩy truyền thông trực tiếp. Ngoài ra loại kênh này còn có khả năng lưu giữ được lâu. Bước 4 : Lựa chọn và thiết kế thông điệp Thông điệp là nội dung thông tin cần truyền đã được mã hoá dưới dạng ngôn ngữ nào đó. Ngôn ngữ của truyền thông rất phong phú : có thể là hội hoạ, điêu khắc, lời văn, thi ca, nhạc điệu, ánh sáng, đồ vật, môi trường vật chất... Và tuỳ theo từng đối tượng truyền thông mà sử dụng một ngôn ngữ thích hợp. Hầu hết các thông điệp ngày nay đều được thiết kế nhằm cố gắng đạt được cấu trúc AIDA Nghĩa là một thông điệp phải gây được sự tò mò, chú ý( A:Attention), từ đó tạo cho đối tượng nhận tin sự thích thú( I: Interesting), khơi dậy niềm đam mê( D:desire), thôi thúc khách hàng mua và tiêu dùng sản phẩm(A:Action). Thông thường có ba phần việc chính cần thực hiện khi thiết kế thồng điệp là xây dựng nội dung, cấu trúc và hình thức thông điệp. - Nội dung thông điệp: bao gồm các thông tin về một hoặc một số chủ đề, đề tài nào đó mà nhà truyền thông muốn truyền tới đối tượng nhận tin. Có các đề tài chính mà nội dung thông điệp thường hướng vào: lợi ích của người mua, quyền quyết định mua, lĩnh vực tình cảm là khía cạnh đ