Thương mại đóng vai trò ngày càng tăng trong lĩnh vực tài chính thông qua
các giao dịch qua biên giới giữa các quốc gia và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi
các hoạt động mang tính quốc tế ngày càng cao do sự gia tăng của các quan hệ
thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài thì nhu cầu về các dịch vụ tài chính cũng
tăng lên nhanh chóng, bởi vì các dịch vụ tài chính và đặc biệt là các dịch vụ ngân
hàng luôn gắn chặt với toàn bộ hoạt động của nền kinh tế và với từng lĩnh vực của
nó. Hệ thống các dịch vụ tài chính đã trở thành cột sống của các nền kinh tế hiện
đại. Việt Nam đã kết thúc vòng đàm phán với đối tác lớn nhất là Hoa Kỳ và đang
tiến tới kết thúc quá trình đàm phán gia nhập WTO- tổ chức kinh tế lớn nhất hành
tinh, trong năm nay. Quá trình đàm phán gia nhập WTO cho thấy, việc mở cửa lĩnh
vực tài chính ngân hàng là một nội dung rất quan trọng luôn được các đối tác đặt lên
đàm phán như một trong những điều kiện để mặc cả do lĩnh vực này có tính nhạy
cảm rất cao. Điều này khẳng định một thực tế khách quan là toàn cầu hoá kinh tế
luôn gắn liền với sự nới lỏng hoạt động ngân hàng và tự do thị trường tài chính.
Trong điều kiện đó, hoạt động của các ngân hàng cũng thay hình đổi dạng, chuyển
sang kinh doanh đa năng và do đó phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên nhiều
phương diện của thị trường. Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh truyền thống trước
đây, các ngân hàng còn phải đương đầu với các định chế tài chính khác như các
công ty bảo hiểm, các quĩ đầu tư, các công ty tài chính, các tổ chức phi ngân hàng
khác.
108 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: TIẾNG ANH
*******
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Quyên
Lớp : A13
Khoá : 41
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Hiền
HÀ NỘI 11 - 2006
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D
MỤC LỤC
Lời mở đầu ................................................................................................................ 1
Bảng chữ cái viết tắt ............................................................................................... 4
Chương I: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
I/ Ngân hàng thương mại và những nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu ............................. 5
1. Khái niệm về NHTM ........................................................................................ 5
2. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu .................................................................... 6
2.1. Hoạt động huy động vốn ........................................................................... 6
2.2. Hoạt động sử dụng vốn ............................................................................. 7
2.3. Hoạt động trung gian thanh toán ............................................................. 8
II/ Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại .............................................. 9
1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ..................................................................... 9
2. Năng lực cạnh tranh của NHTM ..................................................................... 10
3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM ..................................... 12
3.1. Năng lực tài chính ................................................................................... 12
3.1.1. Khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu ........................................... 12
3.1.2. Khả năng sinh lời................................................................................ 13
3.1.3. Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro ........................................... 16
3.2. Năng lực hoạt động ............................................................................... 18
3.2.1. Khả năng huy động vốn và cho vay đầu tư.......................................... 18
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D
3.2.2. Khả năng phát triển sản phẩm dịch vụ ................................................ 19
3.3. Năng lực quản trị, điều hành ................................................................ ...19
3.4. Năng lực công nghệ thông tin ................................................................ 21
III/ Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM trong điều kiện hội
nhập ................................................................................................................ 22
1. HNKTQT và tác động của nó tới hoạt động của NHTM ................................ 22
1.1. HNKTQT và nội dung của HNKTQT .................................................... 22
1.2. Lộ trình hội nhập của ngành tài chính, ngân hàng .................................. 24
1.2.1. Giai đoạn từ nay đến 2010 .................................................................. 24
1.2.2. Giai đoạn 2011 đến 2020 .................................................................... 25
1.3. Những cơ hội và thách thức đối với ngân hàng thương mại Việt Nam
khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. .................................................. 26
1.3.1. Cơ hội của các NHTM Việt Nam ........................................................ 26
1.3.2. Thách thức đối với NHTMVN ............................................................ 27
2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM trong điều kiện
hội nhập ....................................................................................................... 30
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHNTVN nhằm chuẩn bị
hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới
I/ Thực trạng quy mô và hoạt động kinh doanh của NHNTVN ................................ 33
1. Thực trạng quy mô của NHNTVN ................................................................. 33
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNTVN ........................................... 37
2.1. Công tác huy động và quản trị vốn .............................................................. 39
2.2. Hoạt động tín dụng ...................................................................................... 41
2.3. Hoạt động thanh toán và kinh doanh ngoại tệ .............................................. 43
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D
2.3.1. Hoạt động thanh toán ............................................................................... 43
2.3.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ ................................................................. 45
2.4. Kết quả kinh doanh ..................................................................................... 45
II/ Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHNTVN ................................................... 47
1. Thực trạng về năng lực tài chính .................................................................... 48
1.1. Vốn chủ sở hữu ...................................................................................... 49
1.2. Khả năng sinh lời ................................................................................... 50
1.3. Khả năng phòng ngừa chống đỡ rủi ro ................................................... 52
2. Thực trạng năng lực hoạt động ....................................................................... 54
2.1. Năng lực huy động vốn và cho vay đầu tư. ............................................ 54
2.2. Năng lực phát triển sản phẩm dịch vụ. ................................................... 54
3. Thực trạng về năng lực quản trị điều hành...................................................... 56
3.1. Khả năng nguồn nhân lực ...................................................................... 56
3.2. Quản trị tài sản....................................................................................... 58
4. Năng lực công nghệ thông tin, tin học ngân hàng ........................................... 59
III/ Đánh giá năng lực cạnh tranh của NHNTVN ..................................................... 60
1. Những kết quả đã đạt được............................................................................. 60
2. Một số tồn tại chính ....................................................................................... 64
2.1. Năng lực tài chính, cơ cấu nguồn vốn. ................................................... 64
2.2. Cơ cấu sản phẩm chưa đa dạng. ............................................................. 66
2.3. Tồn tại trong lĩnh vực công nghệ. .......................................................... 67
2.4. Tồn tại trong phương thức quản lý và tổ chức. ....................................... 67
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D
2.5. Nguồn nhân lực. .................................................................................... 69
3. Một số nguyên nhân của tồn tại. ..................................................................... 70
Chương III: Một số giải nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
NHNTVN trong bối cảnh HNKTQT
I/ Định hướng hoạt động của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.... 72
1. Định hướng chung về phát triển hệ thống các NHTM .................................... 72
2. Định hướng phát triển của NHNTVN............................................................. 76
II/ Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
NHNTVN. .................................................................................................... 79
1. Nhóm giải pháp củng cố tiềm lực tài chính .................................................... 79
2. Các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. ......... 83
3. Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ .................................................. 85
4. Nhóm giải pháp phát triển hạ tầng công nghệ thông tin ................................... 88
5. Nhóm giải pháp cơ cấu lại mô hình tổ chức, tăng cường năng lực quản trị,
điều hành của NHNTVN ............................................................................... 90
6. Một số giải pháp khác ..................................................................................... 93
Kết luận ................................................................................................................... 95
Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................................. 97
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thương mại đóng vai trò ngày càng tăng trong lĩnh vực tài chính thông qua
các giao dịch qua biên giới giữa các quốc gia và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi
các hoạt động mang tính quốc tế ngày càng cao do sự gia tăng của các quan hệ
thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài thì nhu cầu về các dịch vụ tài chính cũng
tăng lên nhanh chóng, bởi vì các dịch vụ tài chính và đặc biệt là các dịch vụ ngân
hàng luôn gắn chặt với toàn bộ hoạt động của nền kinh tế và với từng lĩnh vực của
nó. Hệ thống các dịch vụ tài chính đã trở thành cột sống của các nền kinh tế hiện
đại. Việt Nam đã kết thúc vòng đàm phán với đối tác lớn nhất là Hoa Kỳ và đang
tiến tới kết thúc quá trình đàm phán gia nhập WTO- tổ chức kinh tế lớn nhất hành
tinh, trong năm nay. Quá trình đàm phán gia nhập WTO cho thấy, việc mở cửa lĩnh
vực tài chính ngân hàng là một nội dung rất quan trọng luôn được các đối tác đặt lên
đàm phán như một trong những điều kiện để mặc cả do lĩnh vực này có tính nhạy
cảm rất cao. Điều này khẳng định một thực tế khách quan là toàn cầu hoá kinh tế
luôn gắn liền với sự nới lỏng hoạt động ngân hàng và tự do thị trường tài chính.
Trong điều kiện đó, hoạt động của các ngân hàng cũng thay hình đổi dạng, chuyển
sang kinh doanh đa năng và do đó phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên nhiều
phương diện của thị trường. Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh truyền thống trước
đây, các ngân hàng còn phải đương đầu với các định chế tài chính khác như các
công ty bảo hiểm, các quĩ đầu tư, các công ty tài chính, các tổ chức phi ngân hàng
khác.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại
nhà nước lớn nhất nước ta, với kinh nghiệm truyền thống chuyên doanh đối ngoại,
được đánh giá là ngân hàng đi đầu trong việc phát triển công nghệ cũng như nhiều
lĩnh vực khác ở Việt Nam, và liên tục mấy năm gần đây được các tổ chức nước
ngoài đánh giá là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Tuy nhiên, so với các ngân hàng
nước ngoài, năng lực cạnh tranh của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang gặp
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D
2
những thách thức lớn bởi còn nhiều yếu kém, tồn tại như qui mô dịch vụ cung cấp
còn nhỏ, chất lượng dịch vụ còn chưa cao, hiệu quả hoạt động kinh doanh còn chưa
tốt, tình trạng nợ quá hạn cao rất khó có khả năng cạnh tranh với quốc tế… Chính vì
vậy, em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Bằng các luận cứ khoa học về HNKTQT, đồng thời kết hợp với phân tích thực
tiễn để luận giải cho sự cấp thiết và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của NHNTVN trong bối cảnh HNKTQT, trong đó nội dung chính là:
* Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của NHNTVN hiện nay, trọng tâm
là so sánh với các NHTMNN, một ngân hàng tiêu biểu trong khu vực và một số
chuẩn mực, thông lệ quốc tế.
* Định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của NHNTVN trong bối cảnh HNKTQT.
3. Phương pháp nghiên cứu.
* Vận dụng phương pháp luận Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử.
* Vận dụng các phương pháp áp dụng trong nghiên cứu kinh tế, phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng, phương pháp thống kê tổng hợp và phương
pháp phân tích.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn, những tác động của
HNKTQT đến năng lực cạnh tranh của các NHTM ở Việt Nam nói chung,
NHNTVN nói riêng chủ yếu trong giai đoạn 2001- 2005.
* Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận nghiên cứu những vấn đề cơ bản, hoặc liên
quan trực tiếp của HNKTQT tác động đến năng lực cạnh tranh của các NHTM nói
chung và NHNTVN nói riêng.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D
3
5. Kết cấu đề tài.
Kết cấu của khóa luận được chia thành 3 chương như sau:
Chương I: những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Ngoại Thương
Việt Nam nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
NHNTVN trong bối cảnh HNKTQT.
Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp, với những hạn chế về kiến thức,
kinh nghiệm, về thời gian và tài liệu, những nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh
tranh của NHNTVN hẳn còn có nhiều thiếu sót và chưa toàn diện. Tuy nhiên, với sự
cố gắng của mình, em mong được sự góp ý chỉ bảo tận tình của các thầy cô, và các
bạn quan tâm đến vấn đề này.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Th.s Nguyễn Thị Hiền vì sự
hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của cô giáo trong suốt quá trình em viết khoá luận tốt
nghiệp. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trường ĐH Ngoại
thương, các bác, các cô chú của NHNTVN, gia đình và bạn bè, những người đã tạo
điều kiện cho em hoàn thành tốt khoá luận này.
Hà Nội, tháng 11/ 2006
Nguyễn Thị Quyên
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D
4
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ATM Máy rút tiền tự động
CAR Hệ số an toàn vốn tự có
DPRR Dự phòng rủi ro
HNKTQT Hội nhập Kinh tế Quốc tế
IT Công nghệ thông tin
NHCT Ngân hàng Công thương
NHĐT & PT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
NHNg Ngân hàng nước ngoài
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHNN & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NHNTVN Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam
ROE Lợi nhuận ròng trên vốn tự có bình quân
ROA Lợi nhuận ròng trên tài sản có bình quân
SWIFT Hiệp hội Viễn thông Tài chính liên ngân hàng toàn cầu
TCNH Tạp chí ngân hàng
TCTD Tổ chức tín dụng
TTTT Tạp chí thị trường tiền tệ
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D
5
CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
I/ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ NHỮNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH
CHỦ YẾU.
1. Khái niệm về NHTM.
Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải có một tổ chức kinh
doanh đặc biệt- chuyên kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ trong quan hệ vay mượn
đó là NHTM, một tổ chức tài chính được hình thành lâu đời nhất- từ hơn 2000 năm
trước đây. Kể từ đó đến nay, công nghiệp ngân hàng đã lan rộng từ nền văn minh cổ
đại Hy Lạp và La Mã sang văn minh Bắc Âu, Tây Âu rồi trở nên nổi tiếng trên toàn
thế giới. Ngày nay, NHTM và hoạt động của nó đóng vai trò quan trọng trong thể
chế tài chính của mỗi nước. NHTM là một mắt xích hết sức quan trọng của nền kinh
tế, có nhiệm vụ đáp ứng các nhu cầu khác nhau về vốn, góp phần tăng tốc độ chu
chuyển hàng hóa và tiền tệ, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh
tế và ổn định xã hội.
Mỗi nước trên thế giới đều đưa ra một khái niệm riêng về NHTM, tuy nhiên
tất cả các khái niệm đều có thể hiểu ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh
vực tiền tệ với các nội dung chính là:
- Nhận tiền gửi và chi trả hộ khách hàng.
- Sử dụng số tiền của khách hàng gửi để cho vay.
Theo luật tổ chức tín dụng năm 1997 của Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thì NHTM được hiểu như sau:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục
tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm NHTM, ngân hàng phát triển, ngân
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D
6
hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng
khác”.
“NHTM là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật các tổ chức tín
dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch
vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh
toán và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”.
NHTM ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tế và cùng với sự phát triển của nền
kinh tế, dịch vụ ngân hàng ngày một đa dạng hơn. Có thể nói rằng ngân hàng là loại
hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các hoạt động tài chính đa dạng nhất
và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì tổ chức tài chính nào trong
nền kinh tế. Tuy vậy, có thể chỉ ra ba chức năng cơ bản của NHTM là chức năng tạo
tiền, trung gian thanh toán và trung gian tài chính cho nền kinh tế.
2. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu.
2.1. Hoạt động huy động vốn.
Đây là hoạt động khởi đầu tạo điều kiện cho sự hoạt động của ngân hàng. Sau
khi ổn định, các hoạt động xen lẫn nhau trong suốt quá trình hoạt động.
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Để thành lập NHTM, trước hết phải có đủ vốn chủ sở
hữu theo vốn pháp định.Vốn chủ sở hữu của ngân hàng được hình thành do tính
chất sở hữu của ngân hàng quyết định. Vốn chủ sở hữu sẽ được bổ sung và tăng dần
dưới nhiều hình thức: huy động thêm vốn từ các cổ đông, Nhà nước cấp, lợi nhuận
bổ sung. Xét về đặc điểm, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn
vốn, thông thường khoảng 10% trong tổng số vốn. Tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng nó
giữ một vị trí vô cùng quan trọng vì nó là vốn khởi đầu cho uy tín của ngân hàng
đối với khách hàng. Việc sử dụng nguồn vốn này chủ yếu để xây dựng trụ sở, mua
sắm các phương tiện hoạt động.
- Nhận tiền gửi các loại: Nền kinh tế càng phát triển, các khoản tiền nhàn rỗi
phát sinh trong nền kinh tế càng gia tăng và càng phong phú. Các NHTM có thể huy
động được các loại tiền gửi sau đây:
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D
7
+ Tiền gửi không kì hạn: Loại tiền gửi này hoàn toàn theo quy tắc khả dụng,
nghĩa là người gửi có quyền gửi và rút tiền bất cứ lúc nào khi họ muốn.
+ Tiền gửi có kì hạn: Loại tiền gửi có kì hạn mà người gửi tiền và NHTM có
thỏa thuận với nhau theo những điều đã cam kết mang tính chất pháp lí. Người gửi
tiền chỉ được lĩnh tiền đầy đủ cả gốc lẫn lãi ra khi khoản tiền gửi đến hạn, nếu chưa
đến hạn chỉ được lĩnh gốc và lãi ở mức thấp hơn tùy theo ngân hàng.
+ Tiền gửi tiết kiệm: Một khoản tiền gửi dưới hình thức tiết kiệm rất đa dạng
và phổ biến trong nền kinh tế được tổ chức tín dụng huy động có hiệu quả. Tiền gửi
tiết kiệm gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn và tiền gửi tiết kiệm có kì hạn. Với
các loại tiền gửi phổ biến đó, ngân hàng thương mại đã tập trung được nguồn vốn
chủ yếu và rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Đi vay: Bên cạnh nguồn vốn huy động nếu chưa đáp ứng được nhu cầu vay
vốn của khách hàng, hoặc ngân quỹ bị thiếu hụt do nhiều khách hàng đến rút tiền,
NHTM phải bù đắp nguồn vốn bị thiếu hụt bằng biện pháp đi vay. Tổ chức tín dụng
có thể vay ở các tổ chức tín dụng khác, vay bằng cách phát