Khóa luận Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam: Thực trạng và triển vọng

1. Lý do lựa chọn đề tài: Trong giai đoạn hiện nay với xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển đất nước góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập của các nước vào nền kinh tế thế giới. Nhận thức rõ điều này, liên tục trong những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam với mục tiêu đưa Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thực hiện nhiều chính sách, biện pháp nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam cùng với các nước ASEAN đang là điểm đến đầy hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhật Bản là trong những nước phát triển nhất ở châu Á, là cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Mặc dù là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, thiếu nguyên liệu cho sản xuất nhưng bù lại Nhật Bản lại có công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến. Chính vì thế họ có xu hướng đầu tư ra bên ngoài, đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á, để khai thác các nguồn lực sẵn có của những nước này. Với nền tảng vững chắc là quan hệ hữu nghị hợp tác suốt hơn 30 năm trên tinh thần “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”, trong nhiều năm qua, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản luôn nằm trong nhóm 5 nước đứng đầu, các dự án đầu tư của Nhật Bản được đánh giá là thành công nhất về phương diện vốn đầu tư thực hiện và hiệu quả triển khai. Khu vực phía Bắc Việt Nam với thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị , kinh tế của cả nước, với vùng đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm kinh tế của cả nước đã và đang thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là từ các nhà đầu tư Nhật Bản. Trong những năm qua, Nhật Bản đã đầu tư một lượng vốn một lượng vốn đầu tư đáng kể góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của khu vực này. Tuy nhiên, quy mô đầu tư vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm lực kinh tế của Nhật Bản và miền Bắc Việt Nam và xuất hiện nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư trực tiếp vào khu vực này Vì vây, nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản tại khu vực phía Bắc Việt Nam nhằm phân tích thực trạng đầu tư cũng như triển vọng của nguồn vốn đầu tư để rút ra một số giải pháp cho việc tăng cường thu hút đầu tư vào miền Bắc Việt Nam là rất cần thiết. Vì vậy, em đã lựa chọn “Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam: thực trang và triển vọng” là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Thứ nhất, khái quát một số vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và một số kinh nghiệm thu hút FDI Nhật Bản của một số nước. Thứ hai, phân tích hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam và đi sâu vào hoạt động tại miền Bắc thông qua một số tỉnh và dự án đầu tư tiêu biểu của Nhật Bản tại khu vực này nhằm đánh giá chung về thực trạng đầu tư vào khu vực phía Bắc Việt Nam trong những năm qua của các doanh nghiệp Nhật Bản. Thứ ba, triển vọng của hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào khu vực phía Bắc Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI Nhật Bản vào khu vực này trong thời gian tới. 3. Kết cấu của khóa luận: Ngoài lời mở đầu, kết luận, phần phụ lục, nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương sau: Chương I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản tại khu vực phía Bắc Việt Nam Chương III: triển vọng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào khu vực phía Bắc Việt Nam.

doc95 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam: Thực trạng và triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU: Lý do lựa chọn đề tài: Trong giai đoạn hiện nay với xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển đất nước góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập của các nước vào nền kinh tế thế giới. Nhận thức rõ điều này, liên tục trong những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam với mục tiêu đưa Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thực hiện nhiều chính sách, biện pháp nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam cùng với các nước ASEAN đang là điểm đến đầy hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhật Bản là trong những nước phát triển nhất ở châu Á, là cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Mặc dù là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, thiếu nguyên liệu cho sản xuất nhưng bù lại Nhật Bản lại có công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến. Chính vì thế họ có xu hướng đầu tư ra bên ngoài, đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á, để khai thác các nguồn lực sẵn có của những nước này. Với nền tảng vững chắc là quan hệ hữu nghị hợp tác suốt hơn 30 năm trên tinh thần “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”, trong nhiều năm qua, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản luôn nằm trong nhóm 5 nước đứng đầu, các dự án đầu tư của Nhật Bản được đánh giá là thành công nhất về phương diện vốn đầu tư thực hiện và hiệu quả triển khai. Khu vực phía Bắc Việt Nam với thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị , kinh tế của cả nước, với vùng đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm kinh tế của cả nước đã và đang thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là từ các nhà đầu tư Nhật Bản. Trong những năm qua, Nhật Bản đã đầu tư một lượng vốn một lượng vốn đầu tư đáng kể góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của khu vực này. Tuy nhiên, quy mô đầu tư vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm lực kinh tế của Nhật Bản và miền Bắc Việt Nam và xuất hiện nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư trực tiếp vào khu vực này Vì vây, nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản tại khu vực phía Bắc Việt Nam nhằm phân tích thực trạng đầu tư cũng như triển vọng của nguồn vốn đầu tư để rút ra một số giải pháp cho việc tăng cường thu hút đầu tư vào miền Bắc Việt Nam là rất cần thiết. Vì vậy, em đã lựa chọn “Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam: thực trang và triển vọng” là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Thứ nhất, khái quát một số vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và một số kinh nghiệm thu hút FDI Nhật Bản của một số nước. Thứ hai, phân tích hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam và đi sâu vào hoạt động tại miền Bắc thông qua một số tỉnh và dự án đầu tư tiêu biểu của Nhật Bản tại khu vực này nhằm đánh giá chung về thực trạng đầu tư vào khu vực phía Bắc Việt Nam trong những năm qua của các doanh nghiệp Nhật Bản. Thứ ba, triển vọng của hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào khu vực phía Bắc Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI Nhật Bản vào khu vực này trong thời gian tới. 3. Kết cấu của khóa luận: Ngoài lời mở đầu, kết luận, phần phụ lục, nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương sau: Chương I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản tại khu vực phía Bắc Việt Nam Chương III: triển vọng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào khu vực phía Bắc Việt Nam. Do hạn chế về thời gian, tài liệu cũng như lượng kiến thức còn hạn chế nên khóa luận chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót nhất định, Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy cô và độc giả để khóa luận được hoàn chỉnh thêm. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – ThS Trần Thị Ngọc Quyên đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.  Chương I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp: Cơ sở lý luận về FDI: Khái niệm FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khái niệm quen thuộc đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vận động đa dạng, phong phú nên vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các tổ chức, các quốc gia trên thế giới. Bởi vậy, nhiều tổ chức kinh tế quốc tế đã đưa ra khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm mục đích giúp cho các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về FDI, sử dụng trong công tác thống kế quốc tế. Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đưa ra khái niệm về FDI. Theo đó thì “FDI là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”.(BPM5, fifth edition). Theo khái niệm này, có thể thấy FDI gắn liền với hai yếu tố: lợi ích lâu dài và quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Lợi ích lâu dài chính là mối quan tâm lâu dài của nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp, đồng thời có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp này. Quyền quản lý thực sự doanh nghiệp chính là quyền kiểm soát doanh nghiệp. Cùng với quyền kiểm soát doanh nghiệp, các nhà đầu tư có thể tham gia vào các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như thông qua chiến lược hoạt động của công ty, thông qua, phê chuẩn kế hoạch hành động do người quản lý hàng ngày của doanh nghiệp lập ra, quyết định việc phân chia lợi nhuận doanh nghiệp, quyết định phần vốn góp giữa các bên. Theo khái niệm do tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD đưa ra thì: “FDI là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư, mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có, tham gia vào một doanh nghiệp mới, cấp tín dụng dài hạn (trên 5 năm), nắm quyền kiểm soát ( nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên)”. Khái niệm của OECD về cơ bản cũng giống như khái niệm của IMF, cũng nhấn mạnh đến hai yếu tố cấu thành nên đặc trưng của FDI là mối quan hệ lâu dài và tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm này chỉ ra cụ thể hơn các cách thức để nhà đầu tư tạo ảnh hưởng đối với hoạt động quản lý doanh, đó là hoặc “ thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư” hoặc “mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có” hoặc “tham gia vào một doanh nghiệp mới”. Về quyền kiểm soát doanh nghiệp FDI, OECD quy định rõ là từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên. Luật Đầu tư năm 2005 được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua có các khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài” tại điều 3 nhưng không trực tiếp đưa ra khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Tuy nhiên, thông qua các khái niệm đó, có thể gộp lại và hiểu rằng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, qua một số khái niệm về FDI, ta có thể kết luận đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâu dài và phản ánh lợi ích dài hạn và quyền kiểm soát của một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế (được gọi là chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) trong một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu tư nước ngoài (được gọi là doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp chi nhánh hay chi nhánh nước ngoài). FDI chỉ ra rằng chủ đầu tư phải có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác. Tiếng nói hiệu quả trong quản lý phải đi kèm với một mức sở hữu cổ phần nhất định thì mới được cơi là FDI. Đặc điểm của FDI: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư Theo quan điểm về FDI của IMF, OECD và Việt Nam thì cho thấy FDI là đầu tư tư nhân vì vậy nó có mục đích ưu tiên hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư trực tiếp vào một tổ chức trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác luôn muốn tối đa hóa lợi ích, muốn tối đa hóa lợi nhuận. Vì thế, các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư. Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt FDI với các hình thức khác. Quyền kiểm soát ở đây là quyền tham gia vào các quyết định quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, sống còn của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư phải đóng góp một tỷ lệ vốn nhất định thì mới có tiếng nói hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp nhận đầu tư. Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời kéo theo đó là các quyền lợi, sự phân chia lợi nhuận, rủi ro cũng theo tỷ lệ này. Tỷ lệ vốn tùy theo quy định của luật pháp từng nước. Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, Pháp và Anh là 20%. Trước đây, trong điều 8 Luật đầu tư nước ngoài 1996 có quy định tỷ lệ này là 30%, trừ những trường hợp do Chính phủ quy định thì nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn với tỷ lệ thấp hơn nhưng không dưới 20% (điều 14 mục 2 Nghị định 24/2000 NĐ-CP), tuy nhiên, theo Luật đầu tư 2005 thì không quy định vốn tối thiểu của chủ đầu tư nước ngoài nữa. FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư.Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý… Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Vì thế, hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư. Hình thức của FDI: Theo hình thức thâm nhập Theo hình thức thâm nhập, FDI được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu là: đầu tư mới(Greenfield Investment - GI) và Mua lại và sát nhập qua biên giới(Cross-border Merger and Acquisition – M&A) Đầu tư mới (Greenfield Investment): là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại. Hình thức này được các nước tiếp nhận đầu tư ưu chuộng hơn bởi hình thức đầu tư này tạo ra năng lực cạnh tranh mới, tạo ra nhà máy sản xuất mới, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động ở trong nước, và chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó hình thức GI còn có ưu điểm là không tạo ra hiệu ứng cạnh tranh gây ra tình trạng độc quyền trong ngắn hạn đe dọa đến các thành phần kinh tế nước nhận đầu tư, nhất là nước đang và kém phát triển. Tuy nhiên, hình thức này cũng có điểm hạn chế là trong thời gian dài, đầu tư theo hình thức này sẽ làm cho nền sản xuất trong nước lao đao vì không có sức cạnh tranh, làm mất thị phần của các công ty trong nước, tài nguyên thiên nhiên nước nhận đầu tư cũng bị cạn kiệt trong khi lợi nhuận của hoạt động đầu tư chảy về nước đầu tư. Mua lại và sáp nhập qua biên giới (M&A) là một hình thức FDI liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động. Theo Luật cạnh tranh năm 2004 điều 17 có đưa ra khái niệm sáp nhập và mua lại như sau: Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.Mua lại doanh nghiệp được hiểu là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Nếu như GI phổ biến hơn ở các nước đang phát triển và được các nước nhận đầu tư ưa chuộng hơn, thì M&A chủ yếu mạnh ở các nước phát triển vì có môi trường pháp lý tốt, thị trường vốn và tài chính được tự do hóa, các doanh nghiệp trong nước cũng có tiềm lực mạnh, có danh tiếng. Hình thức này cũng được các chủ đầu tư ưu tiên hơn bởi ưu thế tiết kiện thời gian tìm hiểu thị trường, phân phối sản phẩm, đồng thời cũng tiết kiệm chi phí vì tận dụng được danh tiếng vốn có của doanh nghiệp trong nước, quan trọng hơn cả là chủ đầu tư tận dụng được các lợi thế sẵn có của các đối tác nước nhận đầu tư như hình ảnh doanh nghiệp, hình ảnh sản phầm, mối quan hệ mới khách hàng, mạng cung cấp và hệ thống phân phối sẵn có… Theo quy định của pháp luật Việt Nam Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định trong điều 21, 22, 23, 24 và 25 Luật đầu tư 2005 của Việt Nam như sau: Thành lâp tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT. Đầu tư phát triển kinh doanh Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp Các hình thức đầu tư trực tiếp khác Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đối với nước chủ đầu tư: FDI giúp nước chủ đầu tư sử dụng lợi thế của nơi tiếp nhận vốn giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tỷ suất lợi nhuận, khắc phục được tình trạng thừa vốn tương đối. Khi việc đầu tư ở nước mình không còn mang lại hiểu quả đầu tư, tỷ suất lợi nhuận đang giảm dần trong khi các nước khác lại xuất hiện lợi thế mà có thể khai thác thì để thực hiện mục đích tối đa hóa lợi nhuận của mình, tất yếu các chủ đầu tư sẽ chuyển vốn của mình ra đầu tư ở nước ngoài. Với việc chuyển vốn đầu tư ra nước khác, nước chủ đầu tư sẽ tận dụng lợi thế sẵn có của nước tiếp nhận đầu tư như nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên, nhân công giá rẻ kèm theo thị trường tiêu thụ rộng lớn… để giảm chi phí sản xuất, đồng thời hưởng những ưu đãi đầu tư của nước nhận đầu tư như được giảm chi phí vận chuyển, giảm được chi phí cho ngân hàng, giảm đươc thuế, tránh được các rào cản thương mại...từ đó sẽ tăng được lợi nhuận. Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, khắc phục tình trạng lão hóa sản phẩm. Hiện nay cùng với xu hướng toàn cầu hóa thì chủ nghĩa bảo hộ cũng trỗi dậy. Bởi vậy FDI được coi là biện pháp tối ưu, được sử dụng phổ biến để thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Nhờ hệ thống các công ty con, các chi nhánh được đặt tại chính nước sở tại, sản phẩm được thâm nhập một cách dễ dàng hơn và tránh được các biện pháp bảo hộ mậu dịch của nước sở tại. Đồng thời nhờ hoạt động đầu tư trực tiếp chủ đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình không chỉ sang nước sở tại mà còn có thể mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực hay khối hợp tác kinh tế với nước nhận đầu tư. FDI giúp nước chủ đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên thị trường quốc tế. FDI giúp các nước chủ đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài, đồng thời tăng mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước nhận đầu tư. Thông qua đó tác động chi phối đến đời sống chính trị nước nhận đầu tư theo hướng có lợi cho nước nhận đầu tư. Vì vậy mà uy tín cũng như thế lực của họ ngày càng được mở rộng hơn. Hiện nay, cùng với xu hướng toàn cầu hóa là sự hình thành các liên kết, hợp tác quốc tế song phương, đa phương cùng với các khối hợp tác kinh tế như EU, NAFTA, AFTA…Trong điều kiện này, khi các nhà đầu tư đầu tư trực tiếp vào một nước thành viên của khối nào đó, thì họ cũng có thêm điều kiện để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ hay đầu tư với những nước cùng khối có quan hệ với nước nhận đầu tư. Như vậy, FDI đã trở thành con đường hữu hiệu nhất giúp nước đầu tư nâng cao sức mạnh kinh tế cũng như uy tín chính trị của mình trên thị trường quốc tế. Các chủ đầu tư nước ngoài được cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu ổn định. Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư tận dụng được nguồn nguyên, nhiên liệu dồi dào ở các nước tiếp nhận đầu tư. Hầu hết các nước tiếp nhận đầu tư là nước đang và chậm phát triển vì thế họ không có điểu kiện khai thác do thiếu vốn và công nghệ. Khi đầu tư vào nước này, các chủ đầu tư có thể thu được nguồn nguyên liệu thô với giá rẻ sau đó chế biến và bán sản phẩm với giá cao. FDI giúp các chủ đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thông qua FDI, nước chủ đầu tư đã chuyển một số bộ phận sản xuất công nghiệp mà phần lớn đã lạc hậu sang các nước nhận đầu tư kém phát triển hơn để tiếp tục sử dụng, kéo dài thêm chu kỳ sống sản phẩm ở thị trường mới, tăng sản xuất tiêu thụ, giúp thu hồi vốn. Nhờ vậy, mà các chủ đầu tư có thể nhanh chóng đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Đối với nước nhận đầu tư: FDI giúp các nước nhận đầu tư bổ sung vốn để phát triển kinh tế. Trong thời kì đầu mới phát triển, trình độ kinh tế của các nước đang phát triển thấp vì vậy khả năng tích lũy vốn trong nội bộ nền kinh tế rất hạn chế. Trong khi đó nhu cầu vốn đầu tư để phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp phát triển lại rất lớn. Và đầu tư nước ngoài, với vai trò là một nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài, giúp các nước đang phát triển giải được bài toán về thiếu vốn đầu tư và dần thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn. Trong các nguồn vốn nước ngoài thì nguồn vốn FDI được đánh giá là rất quan trọng đối với nhiều nước. FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của các nước đang và kém phát triển. FDI có nhiều ưu điểm nổi trội hơn các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác. FDI là nguồn vốn đầu tư dài hạn, tồn tại chủ yếu dưới hình thức công nghệ, đất đai, nhà xưởng… nên có độ ổn định cao hơn rất nhiều so với đầu tư chứng khoán nước ngoài, vì vậy FDI ít khả năng gây sốc cho nền kinh tế. Thêm vào đó. FDi chủ yếu là vốn đầu tư tư nhân, các chủ đầu tư tự tiến hành hoạt động đầu tư và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động vì vậy hiệu quả sử dụng nguồn vốn này (đặc biệt là hiệu quả tài chính) thường cao hơn các nguồn vốn khác, đồng thời FDI không để lại gánh nặng nợ nần cho ngân sách nước nhận đầu tư như vay thương mại, cũng không gây ép về kinh tế, chính trị, xã hội như ODA. Và đi kèm cùng với nguồn vốn này thường có công nghệ chảy vào các nước nhận đầu tư, đây cũng là một yếu tố mà các nước đang và phát triển đang thiếu và rất cần cho quá trình phát triển của mình. Bên cạnh góp phần bổ sung vốn cho nền kinh tế, sự có mặt của nguồn vốn FDI còn góp phần tạo điều kiện cho nguồn vốn Nhà nước tập trung vào các vấn đề kinh tế xã hội ưu tiên như cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội…Nguồn vốn này cũng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các nguồn vốn trong nước. Các nước nhận đầu tư có thể được tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật hiện đại từ nước ngoài. Các nước đang phát triển rất c
Luận văn liên quan