Khóa luận Khảo sát quần thể giống Jatropha (Jatropha curcas L.) được xử lý đột biến nguồn Co60 tại Trảng Bàng, Tây Ninh

➢ Hiện nay trên thế giới đang trong tình trạng khủng hoảng năng lượng, các nước đều có xu hướng đi tìm những nguồn năng lượng sinh học để thay thế năng lượng từ hóa thạch. Dầu diesel sinh học từ hạt cây Jatropha đã bắt đầu được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. ➢ Ở Việt Nam các giống Jatropha đang được trồng thử nghiệm ở nhiều nơi nhưng năng suất thấp và hàm lượng dầu chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất dầu diesel.

pdf44 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2818 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát quần thể giống Jatropha (Jatropha curcas L.) được xử lý đột biến nguồn Co60 tại Trảng Bàng, Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA NÔNG HỌC KHẢO SÁT QUẦN THỂ GIỐNG JATROPHA (Jatropha curcas L.) ĐƯỢC XỬ LÝ ĐỘT BIẾN NGUỒN Co60 TẠI TRẢNG BÀNG, TÂY NINH SVTH: Lê Hoàng Vũ GVHD: PGS. TS. Phan Thanh Kiếm KS. Lê Thị Lệ Hằng * 1. Mở đầu 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 3. Kết quả và thảo luận 4. Kết luận và đề nghị NỘI DUNG BÁO CÁO * 1. MỞ ĐẦU * 1.1 Đặt vấn đề ➢ Hiện nay trên thế giới đang trong tình trạng khủng hoảng năng lượng, các nước đều có xu hướng đi tìm những nguồn năng lượng sinh học để thay thế năng lượng từ hóa thạch. Dầu diesel sinh học từ hạt cây Jatropha đã bắt đầu được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. ➢ Ở Việt Nam các giống Jatropha đang được trồng thử nghiệm ở nhiều nơi nhưng năng suất thấp và hàm lượng dầu chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất dầu diesel. * ➢Giống là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và hàm lượng dầu, vì vậy công tác tuyển chọn giống là hết sức cần thiết. Do đó “Khảo sát quần thể giống Jatropha (Jatropha curcas L.) được xử lý đột biến nguồn Co60 tại Trảng Bàng, Tây Ninh” đã được tiến hành. * 1.2 Mục tiêu ➢Mô tả các đặc trưng hình thái của quần thể giống Jatropha đã được xử lý đột biến nguồn Co60. ➢ Khảo sát tình hình sinh trưởng của quần thể giống Jatropha đã được xử lý đột biến nguồn Co60 . * 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * 2.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm ➢ Thời gian: Đề tài được tiến hành từ tháng 02/2011 đến tháng 06/2011. ➢ Địa điểm: Trung tâm sản xuất giống Trảng Bàng, Tây Ninh. * 2.2 Điều kiện thí nghiệm ❖ Khí hậu thời tiết Bảng 2.1: Thời tiết khí hậu tại Tây Ninh từ tháng 2/2011 – 6/2011 * ❖ Đất đai ❖ Đất hơi chua (pH = 4,1) ❖Hàm lượng chất hữu cơ trung bình. ❖Thành phần cơ giới chủ yếu là cát (82%). ❖ Đất nghèo dinh dưỡng. * 2.3 Vật liệu thí nghiệm Giống Jatropha ND1 đã được xử lý đột biến nguồn Co60 với 6 mức xử lý: 0, 25, 50, 100, 150, 200 Gy với 2 thời gian là 0,5 h và 1 h. Trong đó, giống ND1 không xử lý đột biến nguồn Co60 là giống đối chứng. * 2.4 Phương pháp nghiên cứu ❖ Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 2 yếu tố, 3 lần lặp lại với 12 nghiệm thức. - Yếu tố 1 (L): là liều lượng, có 6 mức độ: 0; 25; 50; 100; 150 và 200 Gy. - Yếu tố 2 (T): là thời gian, có 2 mức độ: 0,5 giờ và 1giờ Bảng 2.2: Phối hợp 2 yếu tố thành 12 nghiệm thức * ❖ Quy mô thí nghiệm ❖Mỗi ô cơ sở theo dõi 10 cây: 10 cây x 3 lần lặp lại x 12 nghiệm thức = 360 cây ❖ Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 40m2 (10 cây x 2 m x 2 m ), mật độ trồng 2500 cây/ha ❖ Tổng diện tích thí nghiệm: 360 cây x 2 m x 2 m = 1440 m2 ❖Chăm sóc theo quy trình chung của Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. * ➢ Sơ đồ bố trí thí nghiệm * 2.5 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 2.5.1 Chỉ tiêu về hình thái ❖ Thân Màu sắc thân: Xanh nhạt; Xanh trung bình; Xanh xám; Xám ❖ Cây Dạng bụi: Nhỏ; Nhỏ - trung bình; Trung bình; Trung bình – Rộng; Rộng ❖ Lá ❖ Hình dạng lá: Không xẻ thùy; Xẻ thùy nông; Xẻ thùy trung bình; Xẻ thùy sâu ❖Màu sắc lá trưởng thành: Màu xanh nhạt; Xanh trung bình; Xanh đậm * ➢Màu sắc lá non: Màu xanh phớt vàng; Màu xanh nhạt; Màu xanh đỏ đậm; Màu xanh đỏ nhạt ➢Mép lá: Không gợn sóng; Gợn sóng ít; Gợn sóng trung bình; Gợn sóng nhiều ➢ Hình dạng đỉnh lá: Nhọn; Hơi nhọn; Trung bình; Hơi tù ➢ Chiều dài cuống: Ngắn; Trung bình; Dài ➢Màu sắc cuống: Xanh tím nhạt; Xanh tím trung bình; Tím trung bình; Tím đậm ➢Màu sắc hạt: Xám đen; Đen * ❖ Hoa ❖Màu sắc hoa: Xanh; Xanh vàng; Vàng ❖Màu sắc phấn hoa: Trắng ngà; Vàng; Vàng đậm ❖ Vị trí của đầu nhụy so với bao phấn: Thấp hơn; Bằng; Cao hơn ❖ Quả ❖Màu sắc trái non: Xanh nhạt ; Xanh trung bình ❖Màu sắc trái chín: Vàng; Vàng cam ❖ Hình dạng quả: Tỉ lệ dài/rộng [Hình tròn (0,9 – 1,1); Hình tròn dài (1,1 – 1,3); Hình dài (> 1,3)] * 2.5.2 Chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng (Theo dõi 10 cây/nghiệm thức, 45 ngày/lần) ➢ Chiều cao cây (cm); ➢ Chu vi gốc (cm); ➢ Đường kính tán (cm); 2.5.3 Các chỉ tiêu về phát triển (Theo dõi 10 cây/Ô) ➢ Số chùm hoa/cây; ➢Tổng số hoa/chùm; ➢ Số hoa cái/chùm; ➢ Tỉ lệ hoa cái/hoa đực; ➢ Tỉ lệ đậu quả (%); * ➢ Thời gian hoa nở; ➢ Thời gian phát triển quả; ➢ Số cành mang quả/cây; ➢ Số chùm quả/cây; ➢ Số quả/chùm; ➢ Trọng lượng hạt/quả; ➢ Trọng lượng vỏ quả (g); ➢ Chiều dài quả, chiều rộng quả (cm); ➢ Chiều dài hạt, chiều rộng hạt, độ dày hạt (cm); ➢ Năng suất quả (kg/ha); ➢ Năng suất hạt (kg/ha). ➢ Trọng lượng hạt/trọng lượng quả (%); ➢ Các loại và mức độ sâu bệnh. * 2.5.4 Các chỉ tiêu về chất lượng ➢ Hàm lượng dầu trong hạt (%): Gửi hạt các nghiệm thức phân tích dầu tại Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. ➢ Năng suất dầu (kg/ha). 2.6 Xử lý số liệu Các số liệu thu thập được tính toán trên phần mềm Excel và phân tích thống kê trên phần mềm SAS 9.1. Trắc nghiệm phân hạng theo LSD ở mức α = 0,05 hoặc 0,01 * 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN * Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái thân 12 nghiệm thức thí nghiệm Ghi chú: TB: Trung bình* NT 3 NT 4 NT 2 NT 5 NT 8 NT 6 NT 12NT 9 NT 10 NT 11NT 1 Hình 3.1: Đặc điểm hình thái thân 12 nghiệm thức thí nghiệm * Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái lá 12 nghiệm thức thí nghiệm Ghi chú: TB: Trung bình* NT 3 NT 4 NT 2 NT 5 NT 8 NT 6 NT 12NT 9 NT 10 NT 11 NT 1 Hình 3.2: Đặc điểm hình thái lá 12 nghiệm thức thí nghiệm * Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái hoa, quả, hạt 12 nghiệm thức thí nghiệm Ghi chú: TB: Trung bình* NT 3 NT 4 NT 2 NT 5 NT 8 NT 6 NT 12 NT 9 NT 10 NT 11NT 1 Hình 3.3: Đặc điểm hình thái hoa 12 nghiệm thức thí nghiệm * Hình 3.4: Đặc điểm hình thái quả khi chín 12 nghiệm thức thí nghiệm NT 3 NT 4 NT 2 NT 5 NT 8 NT 6 NT 12NT 9 NT 10 NT 11 NT 1 * Hình 3.5: Đặc điểm hình thái hạt 12 nghiệm thức thí nghiệm * Bảng 3.4: Ảnh hưởng liều xạ và thời gian chiếu xạ đến CCC các kì theo dõi Ghi chú: ns - không khác biệt; * - khác biệt có nghĩa* Bảng 3.5: Ảnh hưởng liều xạ và thời gian chiếu xạ đến ĐKT các kì theo dõi Ghi chú: ns - không khác biệt* Bảng 3.6: Ảnh hưởng liều xạ và thời gian chiếu xạ đến ĐKG các kì theo dõi Ghi chú: ns - không khác biệt* Bảng 3.7: Sự phát triển của hoa của 12 nghiệm thức thí nghiệm Ghi chú: ns - không khác biệt; * - khác biệt có ý nghĩa; ** - khác biệt rất có ý nghĩa Các kí tự giống nhau trên cùng một bảng không khác biệt về mặt thống kê. * Bảng 3.8: Sự phát triển của quả và kích thước quả 12 nghiệm thức thí nghiệm Ghi chú: ns - không khác biệt; * - khác biệt có ý nghĩa; ** - khác biệt rất có ý nghĩa Các kí tự giống nhau trên cùng một bảng không khác biệt về mặt thống kê. * Bảng 3.9: Thời gian hoa nở, thời gian phát triển quả và kích thước hạt Ghi chú: ns - không khác biệt; * - khác biệt có ý nghĩa; ** - khác biệt rất có ý nghĩa Các kí tự giống nhau trên cùng một bảng không khác biệt về mặt thống kê. * Bảng 3.10: Năng suất và hàm lượng dầu 12 nghiệm thức thí nghiệm Ghi chú: * - khác biệt có ý nghĩa; ** - khác biệt rất có ý nghĩa Các kí tự giống nhau trên cùng một bảng không khác biệt về mặt thống kê. * Hình 3.6: Triệu chứng rệp sáp gây hại * 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ * 4.1 Kết luận Về hình thái: Giữa các nghiệm thức có sự khác biệt rõ ràng về hình thái. Liều xạ cao có đặc điểm hình thái thay đổi nhiều so với nghiệm thức đối chứng. Về sinh trưởng: Nghiệm thức với liều xạ 150 Gy trong thời gian 0,5 giờ (L4T2) sinh trưởng mạnh nhất, với chiều cao cây (128,6 cm), đường kính tán (101,4 cm) và đường kính gốc (5,2 cm) khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức đối chứng. * Về phát dục: ➢ Nghiệm thức với liều xạ 200 Gy trong thời gian 1 giờ và 0,5 giờ (L5T1 và L5T2 ) cho thời gian nở hoa ngắn nhất (7,6 ngày và 7,7 ngày) và khác biệt rất có ý nghĩa với đối chứng L0T1 (10,4 ngày) và các nghiệm thức khác. ➢ Nghiệm thức có thời gian quả chín sớm L2T2 (43,2 ngày), L5T1 (42,4 ngày), nghiệm thức dài nhất L5T2 (52,3 ngày), L4T2 (49 ngày), L0T1 (47,3 ngày), L0T2 (47,9 ngày), L3T2 (47 ngày). * Về năng suất và hàm lượng dầu: ➢ Nghiệm thức với liều xạ 50 Gy trong thời gian 1 giờ (L2T1) và 2 ĐC không xử lý cho năng suất quả và năng suất hạt cao nhất (19,32 kg/ha, 18,34 kg/ha và 18,55 kg/ha) và (12,3 kg/ha, 11,92 kg/ha và 11,88 kg/ha) khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức khác, thấp nhất là nghiệm thức L5T1 (8,83 kg/ha; 5,7 kg/ha ). ➢ Hàm lượng dầu của các nghiệm thức biến thiên trong khoảng 17,27 - 30,95%. * ➢ Nghiệm thức với liều xạ 25 Gy và 50 Gy trong thời gian 1 giờ (L1T1 và L2T1 ) cho năng suất dầu cao nhất (3,08 kg/ha và 3,31 kg/ha) khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với 2 ĐC và các nghiệm thức khác, thấp nhất là L5T1 và L5T2 (1,29 kg/ha và 1,07 kg/ha). Về sâu bệnh: Xuất hiện rệp sáp gây hại vào thời điểm theo dõi nhưng mức độ gây hại ít. * Tiếp tục theo dõi và đánh giá 12 nghiệm thức với 6 liều xạ trong 2 mức thời gian đang tiến hành thí nghiệm ở các năm tiếp theo và chọn những cá thể tốt để tạo ra các dòng mới. 4.2 Đề nghị * XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI. *
Luận văn liên quan