Một trong những mục tiêu chủ yếu của Đảng và Nhà nước ta khi xây dựng thị trường chứng khoán là nhằm tạo ra một kệnh huy động vốn trung và dài hạn mới nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, trong mục tiêu đó bao gồm cả việc huy động vốn từ bên ngoài. Kinh nghiệm ở nhiều nước đang phát triển cho thấy thị trường chứng khoán đã đóng góp một vai trò lớn trong việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, góp một phần quan trọng vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa mới được thành lập, quy mô còn nhỏ bé, cơ chế vận hành và việc công bố thông tin còn nhiều bất cập, mức độ quan tâm và hiểu biết của người đầu tư nước ngoài cũng như trong nước còn nhiều hạn chế. Thực trạng đầu tư của người nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong hơn 3 năm qua cho thấy nguồn vốn và số lượng người đầu tư nước ngoài chưa nhiều, chưa có có tác động thực sự tới sự phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy cần phải có các giải pháp thu hút được nhiều hơn nữa nguồn vốn này.
96 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2035 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2
I.Lý luận chung về vốn nước ngoài 2
1.Khái niệm về vốn nước ngoài 2
2.Phân loại vốn nước ngoài 4
2.1 Phân loại dựa trên hình thức tồn tại của từng loại vốn 4
2.2 Phân loại vốn theo hình thức di chuyển 5
II. Lý luận về nguồn vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán (FPI) 7
1. Khái niệm 7
2. Đặc điểm 8
3. Vai trò của nguồn vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán 11
3.1. Vai trò chung của nguồn vốn nước ngoài: 11
3.2.Vai trò riêng nguồn vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán 12
III. Kinh nghiệm thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán một số nước 14
1. Kinh nghiệm của Indonesia 15
2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 16
3. Kinh nghiệm một số nước khác 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 19
I. Tổng quan tình hình nền kinh tế Việt Nam 19
1.Tình hình kinh tế vĩ mô 19
1.1. Các thành tựu 19
1.2.Một số tồn tại 21
2.Tình hình cải cách cơ cấu nền kinh tế 24
2.1. Tình hình cải cách doanh nghiệp nhà nước- cổ phần hoá 24
2.2. Cải cách hệ thống ngân hàng, tài chính 27
II. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 28
1. Sự ra đời của Thị trường chứng khoán Việt Nam 28
2. Mô hình tổ chức thị trường chứng khoán Việt Nam 29
3. Hoạt động giao dịch chứng khoán: 35
3.1. Từ 7/2000 đến 7/2001 35
3.2.Từ 7/2001 đến 3/2002 37
3.3. Từ tháng 3/2002 đến nay 39
4. Đánh giá hoạt động của TTCK Việt Nam 41
4.1.Những ưu điểm 41
4.2. Những hạn chế 43
III. Thực trạng đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán Việt Nam 45
1.Hành lang pháp lý về đầu tư nước ngoài qua TTCK Việt Nam hiện nay 45
1.1.Các loại công ty được phép đầu tư 47
1.2. Vốn điều lệ và vốn cổ phần 48
1.3. Cổ phần 48
1.4. Đầu tư nước ngoài 48
1.5. Bán cổ phần cho nhà Đầu tư nước ngoài 49
2. Qui mô nguồn vốn ĐTNN qua TTCK (FPI) trong tổng nguồn vốn vào Việt Nam 49
3. Tình hình nắm giữ cổ phiếu của người nước ngoài 51
4. Tình hình giao dịch của người nước ngoài trên TTCK 56
5. Đánh giá chung tình hình đầu tư nước ngoài qua Thị trường Chứng khoán Việt Nam 59
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 61
I. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 61
1. Quan điểm và nguyên tắc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 62
2. Định hướng phát triển thị trường Việt Nam 62
3. Một số giải pháp thực hiện 64
II. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua TTCK 68
1. Những điều kiện thuận lợi 68
1.1 Điều kiện chính trị ổn định 68
1.2. Tình hình kinh tế phát triển 68
1.3. Cải cách cơ cấu được chú trọng 69
1.4. Chính sách đối với người đầu tư nước ngoài đã rõ ràng. 70
2. Khó khăn 71
2.1.Về mặt vĩ mô 71
2.2. Thị trường chứng khoán còn nhỏ bé về quy mô 71
2.3. Thiếu thông tin 72
2.4. Chính sách của Việt Nam chưa nhất quán và chưa thông thoáng 73
2.5 Chi phí đầu tư cao 74
III. Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua TTCK Việt Nam 75
1. Mục tiêu và nguyên tắc 75
2. Một số giải pháp 76
2.1. Cải thiện môi trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài 76
2.2. Phát triển thị trường về quy mô, tăng số công ty niêm yết 77
2.3. Cải thiện việc cung cấp thông tin và quyền tiếp cận thông tin 78
2.4 . Mở rộng lĩnh vực cho phép đầu tư nước ngoài 80
2.5. Thực hiện công bằng trong việc mua lại cổ phần 80
2.6. Tăng lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán 81
2.7. Thực hiện ưu đãi về thuế 82
2.8. Cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường cạnh tranh để giảm chi phí giao dịch cho người nước ngoài 82
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB
NG©N HµNG PH¸T TRIÓN CH©U ¸
DNNN
DOANH NGHIÖP NHµ NÍC
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FPI
Đầu tư gián tiếp nước ngoài- đầu tư danh mục chứng khoán
GDP
TæNG S¶N PHÈM QUÈC NÉI
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
NHTM
NG©N HµNG TH¬NG M¹I
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
TTCK
Thị trường chứng khoán
TTGDCK
Trung tâm giao dịch chứng khoán
UBCKNN
Uû BAN CHøNG KHO¸N NHµ NÍC
USD
§« LA Mü
WB
Ngân hàng thế giới
LỜI NÓI ĐẦU
Một trong những mục tiêu chủ yếu của Đảng và Nhà nước ta khi xây dựng thị trường chứng khoán là nhằm tạo ra một kệnh huy động vốn trung và dài hạn mới nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, trong mục tiêu đó bao gồm cả việc huy động vốn từ bên ngoài. Kinh nghiệm ở nhiều nước đang phát triển cho thấy thị trường chứng khoán đã đóng góp một vai trò lớn trong việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, góp một phần quan trọng vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa mới được thành lập, quy mô còn nhỏ bé, cơ chế vận hành và việc công bố thông tin còn nhiều bất cập, mức độ quan tâm và hiểu biết của người đầu tư nước ngoài cũng như trong nước còn nhiều hạn chế. Thực trạng đầu tư của người nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong hơn 3 năm qua cho thấy nguồn vốn và số lượng người đầu tư nước ngoài chưa nhiều, chưa có có tác động thực sự tới sự phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy cần phải có các giải pháp thu hút được nhiều hơn nữa nguồn vốn này.
Cùng với các biện pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán cũng là một việc làm quan trọng, nó có ý nghĩa lớn trong chiến lược tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì lý do đó mà em chọn đề tài: " Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán Việt Nam".
Do kiến thức tích luỹ được còn hạn chế, khoá luận không tránh khỏi nhiều sai sót, rất mong sẽ nhận được ý kiến và đánh GI¸ CñA C¸C THÇY C«.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khoá luận này.
NÉI DUNG CñA KHO¸ LUËN GåM BA CH¬NG:
Chương I : Lý luận về vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứnG KHO¸N
Chương II: Thực trạng đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán Việt Nam.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
I.LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN NƯỚC NGOÀI
1.Khái niệm về vốn nước ngoài
Trong lịch sử giao lưu kinh tế giữa các vùng kinh tế khác nhau đã diễn ra nhiều hình thức trao đổi và di chuyển các nguồn lực. Ban đầu hình thức tương đối đơn giản - đơn giản cả về đối tượng và hình thức di chuyển. Trong thời kỳ nô lệ, hình thức di chuyển sức lao động của nông lô là điển hình. Do nhu cầu về sức lao động rất lớn ở các vùng có nền nông nghiệp phát triển nên nô tì được mua về từ các vùng khác nhau để làm việc tại các vùng này.
Trong thời kỳ phong kiến, hiện tượng di chuyển các nguồn lực vẫn diễn ra. Thời kỳ này đối tượng di chuyển không chỉ còn là sức lao động mà còn kèm theo sự di chuyển về nguyên vật liệu cho sản xuất.
Khi chñ nghÜa t b¶n ra ®êi, c¸c h×nh thøc di chuyÓn vµ trao đổi các nguồn lực được thực hiện một cách đa dạng và phong phú hơn. Thời kỳ đầu, xu hướng di chuyển các nguồn lực được thực hiện một chiều từ các nước bị đô hộ tới các nước đi đô hộ. Các nước đi đô hộ vơ vét, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của các nước bị đô hộ để thực hiện công cuộc phát triển của chính mình. Trong thời kỳ này, đối tượng di chuyển chủ yếu là tài nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất và đời sống, hình thức di chuyển hầu hết mang tính “ bóc lột”.
Khi chủ nghĩa đế quốc sụp đổ, sự đô hộ của các nước đế quốc đối với các nước thuộc địa không còn nữa, hình thức và đối tượng di chuyển của các nguồn lực cũng có sự thay đổi. Nguồn lực di chuyển ở đây cũng phong phú hơn, nó không chỉ dừng lại ở sức lao động và nguyên nhiên vật liệu mà còn có công cụ sản xuất và kĩ thuật sản xuất. Hình thức di chuyển các nguồn lực chủ yếu dưới dạng đầu tư nước ngoài - đầu tư giữa các quốc gia, khu vực với nhau. Xu hướng di chuyển các nguồn lực cũng không còn theo một chiều từ các nước bị đô hộ sang các nước đô hộ nữa mà đã xuất hiện chiều ngược lại từ các nước tư bản phát triển sang các nước trước đây là thuộc địa, giữa các nước tư bản phát triển với nhau.
Sự di chuyển nguồn lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung diễn ra ngày càng sâu sắc; đa dạng về hình thức di chuyển, phong phú về đối tượng di chuyển và đa phương về xu hướng di chuyển. Các hình thức di chuyển được thực hiện thông qua đầu tư quốc tế, viện trợ và hỗ trợ quốc tế, liên kết kinh doanh. Đối tượng di chuyển là sức lao động, nguồn lực tài chính và đặc biệt là kĩ thuật, công nghệ sản xuất, quản lý kinh doanh. Xu hướng di chuyển được thực hiện giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển và ngược lại, giữa các nước phát triển và phát triển, gi÷a c¸c níc ®ang ph¸t triÓn víi nhau.
Như vậy, trong suốt quá trình lịch sử phát triển kinh tế của loài người luôn diễn ra hiện tượng di chuyển nguồn lực giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới. Xét trên phương diện một quốc gia, thì sự di chuyển các nguồn lực từ bên ngoài vào quốc gia đó gọi là nguồn lực bên ngoài hay nguồn vốn nước ngoài. Như vậy, chúng ta có thể hiểu nguồn lực bên ngoài hay nguồn vốn nước ngoài là tất cả những nguồn lực nằm bên ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia được huy động vào quốc gia đó.
Do có sự phát triển của sản xuất, nguồn vốn nước ngoài cũng phong phú dần lên. Ban đầu, do nền sản xuất chủ yếu là chăn nuôi và trồng chọt do vậy chỉ xuất hiện nhu cầu về sức lao động, hơn nữa, do có sự thiếu hụt và dư thừa sức lao động ë c¸c vïng kh¸c nhau nªn nguån vèn níc ngoµi ®îc di chuyÓn chØ ®¬n thuÇn lµ søc lao ®éng.
Khi nền sản xuất phát triển hơn, nhu cầu không chỉ dừng lại ở sức lao động mà còn có thêm nhu cầu về nguyên nhiên liệu, mặt khác, do sự phân bố tài nguyên ở các vùng khác nhau là khác nhau dẫn đến sự thiếu hụt và dư thừa nguyên nhiên vật liệu sản xuất, do vậy nguồn vốn nước ngoài lúc này bao gồm sức lao động và nguyên, nhiên vật liệu.
Khi chủ nghĩa tư bản phát triển, kèm theo nó là sự phát triển rất nhanh của khoa học kĩ thuật làm cho nền sản xuất phát triển đạt đến trình độ cao hơn. Khoa học kĩ thuật được áp dụng nhiều hơn vào sản xuất. Nhiều công nghệ sản xuất, quản lý mới ra đời và nó trở thành yếu tố không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh. Lúc này, nguồn lực bên ngoài không chỉ gồm sức lao động và nguyên nhiên vật liệu mà còn có thêm cả yếu tố kĩ thuật, công nghệ, nguồn lực tài chính phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
S¶n xuÊt cµng ph¸t triÓn, nguån vèn níc ngoµi di chuyÓn gi÷a c¸c níc, c¸c khu vùc kh¸c nhau ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Hầu hết các yếu tố phục vụ cho sản xuất đều có thể trở thành yếu tố được di chuyển trên thế giới. Và nó trở thành nguồn vốn nước ngoài cho quốc gia tiếp nhận nó.
Như vậy, nguồn vốn nước ngoài không chỉ bao gồm các yếu tố hữu hình như vốn, máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu,... mà còn bao gồm cả yếu tố vô hình như công nghệ; kĩ thuật; bí quyết; danh tiếng, tác phong kinh doanh... .
Nguồn vốn nước ngoài tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau. Do vậy, để có những phân tích sâu hơn về đặc điểm và vai trò của nó chúng ta sẽ phân chia nguồn vốn nước ngoài ra thành từng loại khác nhau.
2.Phân loại vốn nước ngoài
2.1 Phân loại dựa trên hình thức tồn tại của từng loại vốn
Theo h×nh thøc tån t¹i nguån vèn níc ngoµi bao gåm hai lo¹i chính: hữu hình và vô hình.
a) Vèn níc ngoµi tån t¹i h÷u h×nh
Vèn níc ngoµi tån t¹i h÷u h×nh lµ tÊt c¶ c¸c nguån lùc h÷u h×nh bªn ngoµi ®îc huy ®éng vµo mét quèc gia. Bao gåm:
- Vốn nước ngoài là các nguồn lực tài chính tồn tại dưới dạng các loại tín dụng ( bao gồm tín dụng bằng tiền, hoặc tín dụng thương mại, lại vốn này có thể là tiền mặt hoặc có thể là hàng hoá).
- Vốn nước ngoài là máy móc thiết bị và các công cụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Vèn níc ngoµi lµ nguyªn, nhiªn liÖu phô cho s¶n xuÊt:
b) Nguån vèn níc ngoµi tån t¹i v« h×nh
Nguån vèn níc ngoµi tån t¹i v« h×nh lµ tÊt c¶ c¸c nguån lùc v« h×nh bªn ngoµi huy ®éng vµo mét quèc gia. Bao gåm:
- Vốn nước ngoài là công nghệ sản xuất, quản lý, khoa học kĩ thuật, bí quyết sản xuất kinh doanh.
- Danh tiếng, nhãn mác thương mại, uy tín kinh doanh ... : là các yếu tố đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá của mình thông qua đó thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Vốn nước ngoài dưới dạng sức lao động, chất xám được huy động từ bên ngoài vào công cuộc phát triển của một quốc gia: Kèm theo các dự án sản xuất kinh doanh, kèm theo các chương trình phát triển của nước cung cấp vốn nước ngoài là một đội ngũ chuyên gia, công nhân kĩ thuật cao ... sang làm việc trực tiếp tại nước nhận, nước tiếp nhận nó có thể sử dụng nguån lùc nµy cho c«ng cuéc ph¸t triÓn cña m×nh.
2.2 Phân loại vốn theo hình thức di chuyển
Nguồn vốn nước ngoài có thể chảy vào một quốc gia dưới nhiều hình thức khác nhau và có xu hướng tạo ra những ảnh hưởng khác nhau tới nền kinh tế.
C¨n cø theo h×nh thức di chuyển và tác động đến nền kinh tế của từng loại, hiện nay có nhiều cách phân loại vốn nước ngoài khác nhau. Ví dụ như theo IMF, họ sử dụng khái niệm “các nguồn tài chính bên ngoài ” ®èi víi c¸c níc ®ang ph¸t triÓn (external financial resources to developing countries) vµ chia thµnh hai lo¹i:
- Các khoản viện trợ, giúp đỡ : bao gồm các khoản viện trợ song phương, các khoản viện trợ đa phương (bao gồm cả các tổ chức tình nguyện tư nhân) và các khoản hỗ trợ phát triển chính thức khác..
- Dßng vèn ®Çu t t nh©n: bao gồm đầu tư trực tiếp, đầu tư chứng khoán, tín dụng xuất khẩu tư nhân, vay ngân hàng.
Căn cứ theo cách phân chia của các nhà kinh tế Việt Nam và để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, trong phạm vi khoá luận này xin phân chia nguồn vốn nước ngoài thành các loại chính sau :
- Vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI)
Vốn nước ngoài dưới dạng đầu tư trực tiếp là tất cả các nguồn lực được đầu tư vào một quốc gia và chịu sự chi phối và quản lý trực tiếp từ các chủ đầu tư nước ngoài. Đây là loại vốn nước ngoài được đầu tư trực tiếp từ bên ngoài vào nước nhận vốn. Nó thường tồn tại dưới dạng đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia vào nước tiếp nhận. Các nguồn vốn nước ngoài được sử dụng trực tiếp tại nước tiếp nhận dưới sự quản lý của chủ đầu tư. Đây là bộ phận quan trọng trong các luồng vốn vào, nó có tính chất dài hạn, không rằng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nước tiếp nhận, thường đi kèm với chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, …
- Tín dụng thương mại:
§©y là hình thức bên nước ngoài cho vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền vay, bên nước ngoài chủ yếu các ngân hàng nước ngoài nên nguồn vốn này còn được gọi là vốn vay ngân hàng. Ngoài ra còn có một phần nhỏ khác là tín dụng xuất khẩu tư nhân (bên nước ngoài khi xuất khẩu cho chịu tiền hàng một thời gian). Đối với loại vốn này, bên nước ngoài không tham gia vào hoạt động của bên đi vay và bên vay vốn có toàn quyền sử dụng khoản vốn này, bên chủ đầu tư nước ngoài chỉ thu lợi nhuận qua lãi suất ngân hàng cố định theo khế ước vay độc lập với kết quả kinh doanh.
- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và khoản tài trợ có hoàn lại (cho vay dài hạn với một số số thời gian ân hạn và lãi suất thấp) của chính phủ, các hệ thống của tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế (như Ngân hàng thế giới WB, Ngân hàng phát triển châu Á – ADB, Quỹ tiền tệ quốc tế – IMF…) dành cho chính phủ và nhân dân nước nhận viện trợ. Các cơ quan và tổ chức hỗ trợ phát triển nêu trên được gọi chung là đối tác viện trợ nước ngoài. Hình thức này luôn được các chính phủ quan tâm vì tính chất của nó: cho không, cho vay ưu đãi, thời gian ân hạn và đáo hạn dài, có cả chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý. Hạn chế của hình thức này là các điều kiện áp đặt của các nhà tài trợ, tính hiệu quả và bền vững của khoản vốn, có thể gây gánh nặng nợ nần cho tương lai nếu không sử dụng có hiệu quả, có thể kèm các yếu tố chính trị, hối lộ…
Các hình thức chủ yếu của nguồn vốn ODA gồm hỗ trợ dự án, hỗ trợ phi dự án, hỗ trợ cán cân thanh toán và tín dụng thương mại (là những khoản tín dụng dành cho chính phủ các nước sở tại với các điều khoản “mềm” về lãi suất, thời gian ấn hạn, thời hạn trả dài nhưng có những rằng buộc nhất định).
- Vèn níc ngoµi díi d¹ng ®Çu t danh môc chøng kho¸n (FPI)
Đây là dạng đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài bỏ tiền ra mua chứng khoán (gồm cổ phiếu, trái phiếu, và các chứng từ phái sinh) để thu lợi nhuận thông qua cổ tức, trái tức hoặc chênh lệch giá nhờ đầu cơ chứng khoán. Nguồn vốn này đã và đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong hầu khắp các nền kinh tế, trên thực tế nhiều các quốc gia đã sử dụng kênh này để huy động nguồn tài trợ từ bên ngoài một cách có hiệu quả.
Ngoài ra vốn nước ngoài còn có các nguồn vốn khác như kiều hối, các khoản quà tặng, quà biếu, thừa kế, chuyển tiền từ nước ngoài … cũng đáng lưu tâm, đặc biệt là các quốc gia có số lượng công dân sống và làm việc ở nước ngoài lớn. Tuy nhiên nếu xét về tổng thể thì các nguồn này thường là nhỏ và không có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế vĩ mô. Ta có thể bỏ qua các khoản này.
Để phục vụ mục đích nghiên cứu của khoá luận, ta có thể khái quát cơ cấu nguồn vốn vào một quốc gia thành 4 nguồn vốn nước ngoài chính:
- Vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI)
- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
- Tín dụng thương mại
- §Çu t danh môc chøng kho¸n (FPI)
II. LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (FPI)
1. Khái niệm
Như đã nói ở trên, đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán là một trong những nguồn vốn nước ngoài chính và nó ngày càng trở nên quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu vốn nước ngoài.
Thị trường chứng khoán đã ra đời từ rất sớm, bản thân nó là một kênh huy động vốn trực tiếp trong nền kinh tế quốc dân. Đó là nơi mà các nhà đầu tư tìm kiếm, thay đổi cơ hội và lĩnh vực đầu tư của mình. Nếu khung pháp lý cho hoạt động này chỉ bó hẹp đối với các nhà đầu tư trong nước thì thị trường chứng khoán chỉ đơn thuần là một kênh huy động vốn trong nước. Nhưng nếu khung pháp lý mở rộng ra cho các nhà đầu tư nước ngoài thì đây lại là một kênh huy động vốn nước ngoài cho nền kinh tế. Trên thực tế, do những ưu điểm nổi bật của thị trường chứng khoán, do xu hướng tự do hoá tài chính, hầu hết các quốc gia có thị trường chứng khoán đều cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia vào thị trường chứng khoán. Những nước này, ở một chừng mực nào đó, đã thành công trong việc thu hút vốn nước ngoài qua thị trường chứng khoán.
§Çu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán là việc nhà đầu tư nước ngoài (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) bỏ tiền ra mua chứng khoán của một tổ chức hay của nhà nước được phát hành trên thị trường chứng khoán nhằm kiếm lời từ thu nhập cổ tức hay trái tức hoặc từ chênh lệch giá do kinh doanh chứng khoán đem lại.
2. Đặc điểm
Đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán hay đầu tư danh mục chứng khoán (FPI) là một bộ phận cấu thành của tổng luồng vốn chu chuyển chu chuyển vào và ra một quốc gia. Xét về mặt bản chất, đầu tư danh mục chứng khoán FPI rất gần với đầu tư trực tiếp FDI, vì nó đều là những khoản đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp và trực tiếp hưởng lợi từ kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Điều khác nhau lớn nhất giữa FDI và FPI chính là ở chỗ nhà đầu tư nước ngoài có hay không tham gia quản lý doanh nghiệp. Chính vì vậy mà tại nhiều nước FDI và FPI được điều chỉnh chung trong một bộ luật và thường lấy một tỷ lệ nhất định về nắm giữa của bên nước ngoài để phân định giữa FDI và FPI (ví dụ Nhật là 10%, New Zealand là 25%). Đây là một đặc điểm đáng lưu ý trong quan niệm về FDI và FPI. Thứ nhất: FPI là loại hình đầu tư không tham gia