Khóa luận Nghiên cứu tuyến du lịch bằng xe điện xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và khu vực Phố cổ Hà Nội

Du lịch được biết đến là một trong những ngành kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, góp phần tạo ra thêm nhiều việc làm, tăng nguồn thu cho nền kinh tế quốc dân, cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật , bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá, khuyến khích phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các địa phương nói riêng cũng như các quốc gia dân tộc nói chung. Thông qua đó góp phần bảo vệ và gìn giữ hoà bình, an ninh trên thế giới. Ngày nay với vai trò, vị trí cũng như hiệu quả nhiều mặt mà du lịch đem lại, nó được chính phủ nhiều nước coi như một ngành kinh tế mũi nhọn và được quan tâm đầu tư phát triển một cách thích đáng. Ngành du lịch Việt Nam đang hướng tới phát triển nhanh và bền vững với mục tiêu “Du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh xúc tiến du lịch, đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật để từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á và châu Á. Cùng với sự phát triển chung của du lịch cả nước, du lịch Hà Nội cũng đang có những bước phát triển nhanh chóng nhờ những ưu thế cạnh tranh là trung tâm kinh tế, chính trị, du lịch, văn hóa, giáo dục, khoa học.của cả nước. Rất nhiều những hoạt động du lịch hấp dẫn, những tour du lịch mới mẻ và đa dạng đang được xây dựng và đưa vào khai thác nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Hà Nội đã tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm “ Thăng Long - - Hà Nội” một cách thành công trong năm 2010. Qua đó đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong mắt bạn bè trong nước cũng như quốc tế về một thành phố nghìn năm văn hiến, “Thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình”.

doc95 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2782 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu tuyến du lịch bằng xe điện xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và khu vực Phố cổ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Trước tiên cho phép em được gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc tới các thầy cô trong trường đại học và giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em để em hoàn thành bài khóa luận này. Trong thời gian 4 năm em đã được học tập và rèn luyện dưới mái trường . Đây thực sự là niềm tự hào và cũng là trách nhiệm của em để có thể đóng góp một phần tri thức của mình để xây dựng đất nước ngày một đi lên, tuy thời gian không nhiều nhưng trong những năm qua được học tập dưới mái trường đã giúp em thêm trưởng thành và tự tin vào bản thân để có thể bước ra ngoài cuộc sống vững vàng hơn. Những gì em có được ngày hôm nay đều là công lao của các thầy các cô và của cha mẹ. Đặc biệt là sự giúp đỡ của cô…trong thời gian em làm bài khóa luận này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến ban quản lí đã giúp em hoàn thiện luận văn trong thời gian qua. Tuy khóa luân của em còn chưa được đầy đủ, song em hy vọng có thể phần nào góp phần thêm được một chút kiến thức có thể truyền tải cho mọi người được biết đến một hình thức du lịch văn hóa mới của thủ đô Một lần nữa cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc đên các thầy các cô và chúc các thầy các cô luôn mạnh khỏe để có thể dìu dắt thêm được nhiều thế hệ sinh viên hơn nữa đáp ứng cho nhu cầu đào tạo ngày một nâng cao của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Mục Lục  Lời cảm ơn……………………………………………………………..……….01 Phần mở đầu………………………………………………………………..…..04 1.Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………...………….04 2.Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài……………………………………….05 3.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu………………………………………06 4.Kết cấu khoá luận………………………………………………………….…07 Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung về du lịch và du lịch văn hóa……..….08 1.1.Khái niệm về sản phẩm du lịch…………………………………………….08 1.2.Hệ thống sản phẩm trong kinh doanh du lịch lữ hành...................................08 1.2.1.Dịch vụ trung gian......................................................................................08 1.2.2.Chương trình du lịch...................................................................................09 1.2.3.Các sản phẩm khác.....................................................................................14 1.3.Những nét khái quát về Du lịch văn hoá và di tích lịch sử văn hoá..............15 1.3.1.Định nghĩa Du lịch văn hoá........................................................................15 1.3.2.Các loại hình Du Lịch văn hóa...................................................................16 1.3.3.Đặc điểm của Du lịch văn hóa....................................................................17 1.3.4.Di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá...................................................18 1.3.5.Mối tương tác giữa Du lịch và Di sản văn hoá...........................................20 1.4.Vị trí và vai trò của du lịch văn hoá trong giai đoạn hiện nay......................21 Chương 2: Tiềm năng và thực trạng tuyến du lịch..............................................23 2.1. Khái quát về Hà Nội và Khu Phố cổ Hà Nội................................................23 2.1.1 Khái quát về Hà Nội...................................................................................23 2.1.2 Khái quát về khu Phố cổ Hà Nội................................................................24 2.2 Tiềm năng du lịch của khu Phố cổ Hà Nội....................................................25 2.2.1 Giá trị du lịch..............................................................................................25 2.2.2 Hiện trạng môi trường khu Phố cổ.............................................................27 2.2.3 Nhận xét chung...........................................................................................30 2.3. Thực trạng hoạt động của tuyến du lịch.......................................................31 2.3.1 Quá trình hình thành tuyến du lịch.............................................................31 2.3.2 Một số tour cụ thể của tuyến du lịch..........................................................33 2.3.3 Giới thiệu đôi nét về những địa điểm trong chương trình tour...................36 2.3.3.1. Điểm dừng số 01: số 53 Hàng Đường....................................................36 2.3.3.2. Điểm dừng số 02: Chợ Đồng Xuân........................................................38 2.3.3.3. Điểm dừng số 03: Số 25 Hàng Chiếu.....................................................41 2.3.3.4. Điểm dừng số 04: Số 9 Hàng Vải...........................................................42 2.3.3.5. Điểm dừng số 05: Số 97 Hàng Buồm.....................................................44 2.3.3.6. Điểm dừng số 06: Số 80 Mã Mây..........................................................45 2.3.3.7. Điểm dừng số 07: Số 42 Hàng Bạc........................................................47 2.3.3.8. Điểm dừng số 08: Số 6A Hàng Bồ.........................................................48 2.3.3.9. Điểm dừng số 09: Số 22 Bát Đàn...........................................................49 2.3.3.10. Điểm dừng số 10: Số 47 Hàng Quạt.....................................................50 2.3.3.11. Điểm dừng số 11: Số 14 Lê Thái Tổ....................................................51 2.3.3.12. Điểm dừng số 12: Bưu điện Bờ Hồ......................................................55 2.3.3.13. Điểm dừng số 13: Đền Bà Kiệu...........................................................57 2.3.4.Khách du lịch..............................................................................................62 2.4 Thực trạng tổ chức và khai thác....................................................................66 2.4.1 Thực trạng tổ chức......................................................................................66 2.4.2 Thực trạng khai thác...................................................................................67 2.5 Đánh giá và nhận xét của du khách...............................................................70 2.5.1 Một số đánh giá và nhận xét tích cực của du khách...................................70 2.5.2 Một số đánh giá và nhận xét của du khách về những hạn chế...................72 Kết luận chương 2...............................................................................................76 Chương 3: Một số định hướng và giải pháp phát triển tuyến du lịch..................77 3.1.Định hướng du lịch Phố cổ............................................................................77 3.2.Một số giải pháp phát triển............................................................................80 3.2.1.Quy hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch..................................80 3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng phục vụ du lịch.................81 3.2.3.Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư du lịch.....................................83 3.2.4.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du lịch....................................83 3.2.5.Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.......................................................84 3.2.6. Phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ Du lịch....................................85 3.2.7.Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch....86 3.2.8.Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch....................................87 3.3.Kiến nghị xây dựng chương trình Tour mới..................................................88 3.3.1.Giới thiệu lịch trình tour mới......................................................................89 3.3.2.Thị trường du lịch lựa chọn........................................................................90 3.3.3.Tính giá.......................................................................................................90 3.3.4.Quảng cáo, giới thiệu về tour.....................................................................91 Kết luận...............................................................................................................92 Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................................93 Phụ lục.................................................................................................................94 PHẦN MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Du lịch được biết đến là một trong những ngành kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, góp phần tạo ra thêm nhiều việc làm, tăng nguồn thu cho nền kinh tế quốc dân, cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật , bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá, khuyến khích phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các địa phương nói riêng cũng như các quốc gia dân tộc nói chung. Thông qua đó góp phần bảo vệ và gìn giữ hoà bình, an ninh trên thế giới. Ngày nay với vai trò, vị trí cũng như hiệu quả nhiều mặt mà du lịch đem lại, nó được chính phủ nhiều nước coi như một ngành kinh tế mũi nhọn và được quan tâm đầu tư phát triển một cách thích đáng. Ngành du lịch Việt Nam đang hướng tới phát triển nhanh và bền vững với mục tiêu “Du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh xúc tiến du lịch, đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật để từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á và châu Á. Cùng với sự phát triển chung của du lịch cả nước, du lịch Hà Nội cũng đang có những bước phát triển nhanh chóng nhờ những ưu thế cạnh tranh là trung tâm kinh tế, chính trị, du lịch, văn hóa, giáo dục, khoa học...của cả nước. Rất nhiều những hoạt động du lịch hấp dẫn, những tour du lịch mới mẻ và đa dạng đang được xây dựng và đưa vào khai thác nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Hà Nội đã tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm “ Thăng Long - - Hà Nội” một cách thành công trong năm 2010. Qua đó đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong mắt bạn bè trong nước cũng như quốc tế về một thành phố nghìn năm văn hiến, “Thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình”. Trong đợt Đại lễ kỷ niệm 1000 năm “ Thăng Long - - Hà Nội” thành phố Hà Nội đã đưa ra rất nhiều những tour du lịch độc đáo, trong đó phải kể đến chương trình du lịch bằng xe điện xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và khu vực Phố cổ hiện được khai thác bởi Công ty cổ phần Đồng Xuân dưới sự giúp đỡ của một số cơ quan địa phương như UBND quận Hoàn Kiếm và các cơ quan chuyên môn như Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội, Tổng cục du lịch...Tuy mới chính thức hoạt động từ 17-07-2010 nhưng tuyến du lịch cũng góp phần không nhỏ trong việc cải thiện và nâng cao hình ảnh du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, tiềm năng của tuyến du lịch bằng xe điện xung quanh hồ Hoàn Kiếm và khu vực Phố cổ còn rất phong phú và cần phải được khai thác hiệu quả hơn nữa. Đây không chỉ là một tuyến du lịch đơn thuần mà nó chính là một tuyến du lịch văn hóa, thể hiện sâu sắc bề dày lịch sử văn hiến của ông cha cũng như thể hiện nhận thức bảo vệ môi trường hướng tới du lịch bền vững của thế hệ con cháu chúng ta hiện nay. Xuất phát từ hiện trạng thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài cho khoá luận nghiên cứu của mình là “Nghiên cứu tuyến du lịch bằng xe điện xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và khu vực Phố cổ Hà Nội”. 2.MỤC ĐÍCH, GIỚI HẠN VÀ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI. 2.1.Mục đích: Mục đích của đề tài là là nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thực trạng của tuyến du lịch. Từ đó có những kiến nghị cụ thể và đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hơn nữa hình thức du lịch văn hóa mới này nhắm tới 3 lợi ích cơ bản đó là: du khách, cộng đồng địa phương và môi trường. 2.2.Giới hạn: Mặc dù tuyến du lịch bằng xe điện xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và khu Phố cổ hiện có 4 gói chương trình du lịch cụ thể dành cho các đối tượng khách khác nhau với mức giá tương ứng nhưng tác giả chỉ xin giới hạn ở chương trình du lịch “Khám phá nét đặc trưng của Phố cổ” làm đối tượng nghiên cứu chính. 2.3.Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chính của đề tài là tìm ra những điểm tích cực của tuyến du lịch, xem xét đánh giá những ưu điểm đó để có thể nhân rộng mô hình du lịch xanh không chỉ phạm vi phố cổ Hà Nội mà còn có thể nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành phố khác đang có tiềm năng du lịch to lớn nhưng chưa có sản phẩm du lịch mới và đặc thù. Bên cạnh đó thì đề tài cũng có nhiệm vụ tìm ra những khuyết điểm của tuyến du lịch, xác định được nguyên nhân để đưa ra những giải pháp cụ thể trước mắt cũng như lâu dài làm cơ sở để xem xét đánh giá và áp dụng vào các chương trình du lịch cụ thể của tuyến du lịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Hy vọng thông qua đề tài này thì các cấp các ngành ở trung ương cũng như địa phương có thể nhìn nhận một cách tổng thể và đúng mức giá trị của tuyến du lịch này. 3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3.1.Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu điều kiện thực tế, tiềm năng du lịch của tuyến du lịch quanh Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, khả năng phục vụ, tiềm năng du lịch văn hóa. 3.2.Phương pháp nghiên cứu: * Tham gia vào những tour thực tế: Việc tham gia và sử dụng vào tour thực tế là rất quan trọng. Trên cương vị là một khách hàng, bỏ tiền của mình để mua vé thăm quan sử dụng dịch vụ, tự mình sẽ có những trải nghiệm đánh giá chủ quan, cũng như có thể thu thập thêm những nhận định của du khách khác để có cái nhìn sâu sắc, cụ thể và khách quan về tour du lịch. * Quan sát: Tham gia vào tour thực tế để có cơ hội quan sát đánh giá những nội dung mà chương trình du lịch cam kết cung cấp so với thực tế cung cấp của chương trình du lịch. Đồng thời cũng có thể quan sát đánh giá được tiềm năng thực trạng, chất lượng tuyến điểm và sự phục vụ của nhân viên, mức độ hài lòng của du khách, phản ứng của cộng đồng địa phương… * Thu nhập và phân tích thông tin: Việc thu thập và phân tích thông tin tốt là cơ sở quan trọng để hình thành đề tài cũng như tăng tính thuyết phục của đề tài. Việc thu thập và phân tích thông tin chủ yếu là qua thực tế tìm hiểu hoạt động của tuor du lịch và thông qua các nguồn sách báo, tạp chí chuyên ngành…để có thể có đầy đủ số liệu, thông tin, hình ảnh... một cách chuẩn xác, đầy đủ. * Thống kê và tìm kiếm dữ liệu, số liệu: Phân loại, tính toán và hệ thống hóa các tư lieu và số liệu cụ thể đã thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau. Sắp xếp hệ thống dữ liệu một cách hợp lí nhằm đem lại tính thuyết phục cao cho đề tài. Đồng thời tìm hiểu các văn bản qui phạm pháp luật của trung ương và địa phương để có những tính toán, đề xuất hợp lí phù hợp với định hướng chung của Đảng và Nhà nước về du lịch. * Phỏng vấn, thăm dò, điều tra xã hội học: Thông qua tham gia tour thực tế để có thể thăm dò và phỏng vấn những du khách và phản ứng của cư dân địa phương về tour du lịch thông qua hệ thống câu hỏi đã được định hình trước về chất lượng của tour du lịch và những ảnh hưởng đến đời sống chung của xã hội. 4. KẾT CẤU KHOÁ LUẬN 4.1.Phần mở đầu 4.2.Phần nội dung Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về du lịch và du lịch văn hóa. Chương 2: Tiềm năng và thực trạng của tuyến du lịch. Chương 3: Một số đánh giá, kiến nghị và giải pháp phát triển. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA. 1.1.Khái niệm về sản phẩm du lịch: Theo điều 4 chương I - Luật Du lịch được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ bảy (từ ngày 5/5 đến ngày 14/6/2005) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 thì “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Theo đó thì sản phẩm du lịch không chỉ là một phép cộng đơn giản các sản phẩm hoặc dịch vụ riêng lẻ về vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí,…mà là một tổng thể phức tạp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch và được tạo ra từ 3 yếu tố cơ bản: - Các tài nguyên du lịch như tài nguyên tự nhiên, văn hóa, nghệ thuật, lịch sử hay công nghệ… có khả năng thu hút khách du lịch và thúc đẩy họ đi du lịch. - Những trang thiết bị, tuy không phải là yếu tố chính ảnh hưởng đến mục đích của chuyến đi, nhưng thiếu chúng thì chuyến đi không thể thực hiện được. - Những thuận lợi tiếp cận nơi đến, liên quan chặt chẽ với những phương tiện vận chuyển mà khách du lịch có thể yêu cầu để tới nơi đến đã chọn. 1.2.Hệ thống sản phẩm trong kinh doanh du lịch lữ hành: Nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách du lịch các doanh nghiệp trong ngành du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng cung cấp rất nhiều sản phẩm du lịch đa dạng bao gồm: 1.2.1.Dịch vụ trung gian: Các dịch vụ trung gian hay còn gọi là các dịch vụ đơn lẻ. Đây là loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh lữ hành làm trung gian giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm cho các nhà cung cấp sản phẩm du lịch để hưởng hoa hồng. Hầu hết các sản phẩm này tiêu thụ một cách đơn lẻ không đồng nhất, không có sự gắn kết với nhau, thỏa mãn độc lập từng nhu cầu của khách. Các dịch vụ đơn lẻ mà doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thực hiện bao gồm: - Dịch vụ vận chuyển hàng không ( đăng kí đặt chỗ bán vé máy bay). - Dịch vụ vận chuyển đường sắt ( đăng kí đặt chỗ bán vé tàu hỏa). - Dịch vụ vận chuyển ô-tô( đăng kí đặt chỗ bán vé, cho thuê ô-tô). - Dịch vụ vận chuyển bằng các phương tiện khác ( đăng kí đặt chỗ bán vé). - Dịch vụ lưu trú, ăn uống (đăng kí đặt chỗ các dịch vụ trong khách sạn). - Dịch vụ tiêu thụ chương trình du lịch ( đăng kí đặt chỗ bán vé du lịch). - Dịch vụ bảo hiểm (bán vé bảo hiểm ). - Dịch vu tư vấn thiết kế lộ trình. - Dich vụ bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, tham quan thi đấu và các sự kiện. 1.2.2.Chương trình du lịch: 1.2.2.1.Định nghĩa chương trình du lịch: Hiện nay các tài liệu khoa học chưa có định nghĩa thống nhất về chương trình du lịch. Có rất nhiều cách nhìn nhận về chương trình du lịch. Theo những quy định về du lịch lữ hành trọn gói của các nước liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các hãng lữ hành Vương quốc Anh trong cuốn kinh doanh du lịch lữ hành”Chương trình du lich là sự kết hợp được sắp xếp từ trước của ít nhất hai trong số các dich vụ: nơi ăn ở, các dich vụ khác sinh ra từ dịch vụ giao thông hoặc nơi ăn ở và nó được bán với mức giá gộp và thời gian của chương trình du lịch phải nhiều hơn 24h”. Theo cuốn cẩm nang nghiệp vụ quản trị lữ hành tái bản lần thứ hai, Robert T. Reilly đưa ra hai định nghĩa: “Chương trình du lịch là sự kết hợp của ít nhất hai thành phần giao thông và nơi ăn ở mà nó bảo đảm cung cấp dịch vụ giao thông mặt đất, dịch vụ khách sạn, bữa ăn và dịch vụ giải trí.” và “Chương trình du lịch là tất cả các dịch vụ tiêu dùng đơn lẻ của khách sạn”. Theo nghị quyết số 27/ 2011/ NĐ-CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch ở Việt Nam ban hành ngày 5/06/2001 định nghĩa: ”Chương trình du lịch là lịch trình được định trước của chuyến đi du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác đinh thời gian chuyến đi, nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, các dịch vụ lưu trú, vận chuyển, các dịch vụ khác và giá bán chương trình”. Theo luật Du lịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, tại mục 13 điều 4 giải thích từ ngữ: “Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình du lịch được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”. Từ các định nghĩa khác nhau về chương trình du lịch, ta có thể rút ra các nhận xét về sự tương đồng giữa chúng đó là có sự thống nhất về lịch trình, các dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi. 1.2.2.2.Đặc điểm của sản phẩm là chương trình du lịch: Chương trình du lịch như là một dịch vụ tổng hợp, mang tính trọn vẹn được tạo nên từ các dịch vụ riêng lẻ của các nhà cung cấp khác nhau. Do vậy chương trình du lịch mang trong nó những đặc điểm vốn có của sản phẩm là dịch vụ. Các đặc điểm đó chính là: - Tính vô hình của chương trình du lịch biểu hiện ở chỗ nó không phải là thứ có thể cân đo, nếm thử hay kiểm tra trước khi mua mà phải đi du lịch theo chuyến, phải tiêu dùng nó thì mới có được sự cảm nhận về nó. Kết quả khi mua chương trình
Luận văn liên quan