Với mong muốn được học hỏi kinh nghiệm và kiến thức khoa học trong nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị tốt cho bệnh nhân, Tôi đã theo học tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đến nay đã 4 năm, với vốn kiến thức đã được tích lũy qua sự truyền thụ của thầy cô giáo, tôi lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là: “Nhận xét tác dụng của điện châm phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhi viêm não Nhật bản sau giai đoạn cấp”. Tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, các Thầy cô giáo của Học viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam, đã dạy dỗ và truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm qua .
- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS- TS Nguyễn Bá Quang - Viện phó, Trưởng khoa châm cứu Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
- Tôi xin trân thành cảm ơn các bác sĩ và điều dưỡng Khoa nhi, Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện châm cứu Trung ương đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình lấy cỡ mẫu bệnh nhi.
- Khóa luận tốt nghiệp này là thành quả trong suốt thời gian nghiên cứu và cũng là hành trang để tôi tiếp tục học tập nhiều hơn trong quá trình nghiên cứu và áp dụng vào việc chẩn đoán - điều trị cho bệnh nhân sau này. Trong thời gian học tập và trình bày khóa luận, Tôi chưa phát huy và thể hiện được nhiều như mong muốn, song tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình, đóng góp chân thành từ các Thầy cô giáo, các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện mình hơn.
- Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những tình cảm, sự cổ vũ của gia đình và bạn bè thân thiết của tôi trong suốt quá trình học tập để tôi hoàn thành khóa luận này.
65 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2926 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nhận xét tác dụng của điện châm phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhi viêm não Nhật bản sau giai đoạn cấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Với mong muốn được học hỏi kinh nghiệm và kiến thức khoa học trong nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị tốt cho bệnh nhân, Tôi đã theo học tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đến nay đã 4 năm, với vốn kiến thức đã được tích lũy qua sự truyền thụ của thầy cô giáo, tôi lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là: “Nhận xét tác dụng của điện châm phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhi viêm não Nhật bản sau giai đoạn cấp”. Tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, các Thầy cô giáo của Học viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam, đã dạy dỗ và truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm qua .
- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS- TS Nguyễn Bá Quang - Viện phó, Trưởng khoa châm cứu Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
- Tôi xin trân thành cảm ơn các bác sĩ và điều dưỡng Khoa nhi, Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện châm cứu Trung ương đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình lấy cỡ mẫu bệnh nhi.
- Khóa luận tốt nghiệp này là thành quả trong suốt thời gian nghiên cứu và cũng là hành trang để tôi tiếp tục học tập nhiều hơn trong quá trình nghiên cứu và áp dụng vào việc chẩn đoán - điều trị cho bệnh nhân sau này. Trong thời gian học tập và trình bày khóa luận, Tôi chưa phát huy và thể hiện được nhiều như mong muốn, song tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình, đóng góp chân thành từ các Thầy cô giáo, các đồng nghiệp… để tôi hoàn thiện mình hơn.
- Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những tình cảm, sự cổ vũ của gia đình và bạn bè thân thiết của tôi trong suốt quá trình học tập để tôi hoàn thành khóa luận này.
Nguyễn Thị Kim Thanh.
BẢNG CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết thường
Chữ viết tắt
Enzym – Linked imnunosorbent assay
ELISA
Thử nghiệm miễn dịch Enzym phát hiện kháng thể IgM
MAC-ELISA
Nhà xuất bản
Nxb
Viêm não nhật bản
VNNB
MỤC LỤC
Trang
Bìa khóa luận
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn 1
Bảng các ký hiệu 2
Mục lục
Danh mục các bảng, đồ thị 4
Đặt vấn đề: 5
Chương I: Tổng quan cơ chế bệnh sinh 6
Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 19
Chương III: Nhận xét kết quả nghiên cứu. 28
Chương IV: Bàn luận: 34
Chương V: Kết luận: 35
Chương VI: Kiến nghị&đề xuất 36
Tài liệu tham khảo 37
Phụ lục 44
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ
TT
DANH MỤC
GHI CHÚ
1
Tỷ lệ mắc bệnh di chứng sau VNNB cấp theo lứa tuổi và giới
2
Tỷ lệ bệnh nhi đến điều tri theo thời gian mắc bệnh
3
Các triệu chứng thần kinh thường gặp
4
Phân loại thể bệnh YHCT trước điều trị
5
Phân loại thể bệnh của YHCT theo thời gian mắc bệnh
7
Điểm Orgogozo trung bình
8
So sánh điểm Orgogozo trước và sau điề trị ở các bệnh nhi theo thời gian mắc bệnh
9
So sánh điểm Orgogozo trước và sau điều trị theo nhóm tuổi
10
So sánh điểm Orgogozo trước và sau điều trị theo thể YHCT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Trang
Sơ đồ 1.1. Chu kì truyền VNNB…………………………………………………7
Hình 2.1.Máy điện châm M7 do Bệnh viện Châm cứu TW sản xuất……………21
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm não Nhật bản (VNNB) là một bệnh nhiễm virus cấp tính ở hệ thống thần kinh Trung ương và là một trong những bệnh nặng nhất thuộc nhóm viêm não tiên phát. Bệnh này thường xảy ra ở nhiều nước khu vực Đông Á Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.
Bệnh có tính chất địa phương, thường gặp ở trẻ em là lứa tuổi quan trọng nhất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Bệnh gây nên do virut VNNB, thuộc nhóm Arbo virut typ B, lây truyền từ nguồn bệnh đến người qua muỗi đốt. Virut VNNB sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phát triển và gây tổn thương nặng nề ở hệ thống thần kinh Trung ương. Ở giai đoạn viêm não cấp, tỷ lệ tử vong của người bệnh khá cao và nếu qua khỏi giai đoạn này thường thấy có nhiều di chứng về thần kinh và tâm trí [20].
Những vụ dịch VNNB thường gặp tại khu vực Châu Á với tỷ lệ mới mắc bệnh mỗi năm khoảng 45.000 trường hợp chủ yếu là trẻ em [65], [73].Theo D.S.Burke (1998) ước lượng khoảng 25% trường hợp tử vong và 50% mang di chứng thần kinh và tâm trí vĩnh viễn [65].
Ở Việt Nam, từ năm 1994 Viện Vệ sinh dịch tễ đã sản xuất được vắc xin phòng VNNB [37]. Nhưng do ổ dự trữ virut nằm ở các loài chim hoang dã và điều kiện canh tác lúa nước nên chỉ có thể khống chế chứ chưa thanh toán được. Vì thế hàng năm số trẻ sau mỗi vụ dịch VNNB số trẻ mang di chứng ngày càng ra tăng.
Đã có nhiều công trình phục hồi chức năng cho các bệnh nhi mang di chứng vận động bằng châm cứu đã khẳng định được tác dụng điều trị của châm cứu mang lại nhiều kết quả tốt [1],[46],[47],[48],[52].
Tôi lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là: “Nhận xét một số tác dụng của điện châm phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhi viêm não Nhật bản sau giai đoạn cấp”
Với mục tiêu:
Nâng cao phương pháp luận và thực tiễn điều trị về bệnh VNNB sau giai đoạn cấp, đặc biệt là các bệnh nhị bị VNNB có di chứng liệt vận động, sớm dưa trẻ trở lại hòa nhập cộng đồng.
Chương I
TỔNG QUAN
SƠ LƯỢC NGHIÊN CỨU VỀ VNNB
Trên thế giới:
Từ năm 1871 đến 1873 đã xuất hiện tản phát ở một số vùng của Nhật Bản bệnh viêm não và sau này được mang tên là VNNB [20], [23].
Năm 1994, các nhà bác học Hoa kỳ đã chế tạo ra vacxin phòng VNNB từ chủng Nakayama.
Ở Việt Nam:
Năm 1994, Viện Vệ sinh dịch tễ đã chế tạo thành công vacxin chống VNNB ở Việt Nam [37].
2. Đặc điểm của VNNB theo y học hiện đại:
2.1 Định nghĩa và phân loại VNNB:
* Định nghĩa: là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương do VNNB gây nên, lây truyền từ muỗi và là một trong những bệnh nặng nhất thuộc nhóm viêm não tiên phát, có tỷ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng.
* Phân loại:
Theo bảng phân loại quốc tế về bệnh tật lần thứ X của tổ chức Y tế thế giới(ICD.X,1992) VNNB, mang mã số A.83.0 thuộc nhóm các bệnh viêm não do muỗi truyền.
Trong bảng phân loại của Ủy ban quốc tế về phân loại virus(I.C.T.Y,1991), virus VNNB được xếp vào nhóm B của các virus Arbor thuộc họ Flaviridae dòng Flavi [1],[23],[65],[69].
2.2 Dịch tễ học:
2.2.1. Dich tễ học:
- VNNB đã lan tràn trên một lãnh thổ khá rộng của nhiều nước thuộc Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam[64]. Những nơi thường có VNNB được thông báo là Ấn Độ, Nepan, Malaysia, Philipin, Nhật Bản, Việt Nam…[5],[20],[64],[66].
Bệnh VNNB thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng người lớn thường ít gặp hơn là trẻ em, bệnh không liên quan đến giới tính [1],[36],[68].
Mùa viêm não ở miền Bắc có đỉnh cao vào tháng 5,6,7 thường xảy ra hàng năm, Miền Nam chưa thấy xảy ra thành dịch [21],[61].
Về ổ chứa virus: theo cổ điển coi loại chim hoang dã đặc biệt là diệc (Heron). Ngoài ra tỷ lệ kháng thể dương tính cao đối với virus VNNB đã được chứng minh ở lợn ,ngựa ,các loài chim và hiếm gặp hơn ở trâu ,bò ,dê ,cừu ,chó ,khỉ .nhóm súc vật nhiễm bệnh cao thì chim có thể coi là ổ chứa virus tiên phát thể thông qua véc tơ truyền bệnh và truyền sang ổ thứ phát là vật nuôi trong nhà (chủ yếu là lợn) [21],[60],[66],[70].
Cách lây truyền: Do nhiều loại muỗi, nhưng chủ yếu là do muỗi Culex Tritaennorhinchus là vật truyền chủ yếu ở Châu Á cũng như tại Việt nam [20],[21].
Muỗi Muỗi
Chim Chim Muỗi Lợn lợn
Muỗi Muỗi
Người
Sơ đồ 1.1 Chu kỳ truyền bệnh VNNB
2.2.2. §Æc ®iÓm l©m sµng giai ®o¹n cÊp vµ tiÕn triÓn cña bÖnh:
2.2.2.1. Đặc điểm lâm sàng giai đoạn cấp (Thể điển hình):
. Trong giai đoạn viêm não cấp tính, bệnh thường xuyên diễn ra như sau:
- Thời kỳ tiền triệu từ 1-6 ngày, ngắn nhất có thể 24 giờ, đó là thể tối cấp, dài nhất 14 ngày với thể bán cấp. Các tiền triệu có thể là đau bụng, ỉa lỏng, mệt mỏi, chán ăn.
- Khởi phát: thường đột ngột với các triệu trứng như sốt, nhức đầu, nôn, lợm giọng ... có thể có giật toàn thân hoặc cục bộ và nhanh chóng đi vào trạng thái hôn mê.
- Toàn phát: với các triệu chứng chủ yếu là:
+ Những dấu hiệu màng não như cứng gáy và Kerning dương tính.
+ Những rối loạn vận động như co giật liên tiếp và liệt vận động cơ.
+ Những rối loạn ý thức, đặc biệt từ ngủ gà đến hôn mê.
+ Những rối loạn thần kinh thực vật, nổi bật là thường sốt cao trên 38oC, trong trường hợp nặng có kèm theo rối loạn hô hấp.
. Bốn triệu chứng trên có thể coi là tiêu biểu cho “Hội chứng viêm não cấp tính” của VNNB, có tính chất gợi ý cho chẩn đoán [2],[20],[32],[36]
2.2.2.2. Tiến triển:
* Tử vong:
- Một số trường hợp nặng tiến tới tử vong hoặc hôn mê sâu, trong trường hợp này bệnh nhi thường thấy sốt cao quá 40°C có thể kèm theo các rối loạn thần kinh thực vật trầm trọng, bao gồm: rối loạn hô hấp, tăng tiết đờm dãi, động kinh liên tục, nôn ra chất màu nâu và đột ngột ngừng thở, ngừng tim rồi tử vong. Tử vong ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 của giai đoạn cấp.
* Giai đoạn lui bệnh:
- Ở những bệnh nhi còn sống sót, bệnh cảnh lâm sàng chuyển từ giai đoạn toàn phát sang giai đoạn bán cấp và kéo dài (giai đoạn lui bệnh và hồi phục). Tiến triển của bệnh liên quan rất nhiều đến điều trị, co giật thường ngừng sau 24-48 giờ. Rối loạn ý thức giảm dần trong 3-5 ngày. Nhiệt độ dần trở về bình thường từ tuần thứ 2 trở đi. Các rối loạn khác cũng thoái giảm sau 10-14 ngày [19],[20],[26]. Đối với trường hợp phục hồi hoàn toàn nhiệt độ trở về bình thường, ý thức tỉnh táo trở lại, chức năng thần kinh tâm trí dần phục hồi.
- Các di chứng sớm: Liệt cứng, liệt thần kinh sọ não, hội chứng ngoại tháp, nói khó-thất ngôn, động kinh.
- Di chứng muộn (khoảng trên 1 tháng): Là những triệu chứng không thể tự hồi phục được.
2.3. Đặc điểm cận lâm sàng.
2.3.1. Dịch não -tuỷ
Xét nghiệm dịch não- tủy rất quan trọng đối với bệnh nhân VNNB.
Theo nhiều tác giả thấy phần lớn quá tăng tế bào não-tủy. Theo Timofeev (1964), protein-não tủy không tăng quá 1g/l, còn tế bào não tủy tăng 20-400/ml chủ yếu là lympho bào [56].
Theo Lê Đức Hinh và cộng sự, ở trẻ em khoàng 90% trường hợp VNNB đều có biến đổi thành phần dịch não - tuỷ: mức tăng của Protein từ 0,5 đến 1g/l và tế bào từ 10 đến 100 bạch cầu/ml với ưu thế là lympho, còn lượng glucoza và clorua trong dịch não - tuỷ không thay đổi [20],[22].
2.3. Xét nghiệm huyết học
Trong máu, bạch cầu tăng cao, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính, tốc độ máu lắng thường cũng tăng.
Kết quả đường huyết, urê huyết điện giải đồ trong giới hạn bình thường [20],[32],[34].
2.3.3. Giải phẫu bệnh:
Giải phẫu đại thể thường không đủ để xác định chẩn đoán. Chỉ có giải phẫu vi thể mới có thể cho phép phân biệt tổn thương của VNNB với các bệnh viêm não khác [15].
Đặc điểm chung là có biểu hiện chống đỡ tích cực, tại chỗ, tức thời, phản ứng phù nề nhiều hơn là hủy hoại. Tổn thương chủ yếu là chất xám vỏ não, đặc biệt là vùng thái dương, vùng trán và các nhân xám trung ương. Tổn thương cũng thấy ở đồi thị, hạ khâu não, thân não, cấu tạo lưới và tiểu não [15],[20],[30],[34],[53].
Về đại thể: có xung huyết và phù nề ở não, màng não. Đôi khi có ổ chảy máu ở màng não với chảy máu qua thâm nhập.
Về vi thể: biểu hiện hình ảnh một phức hệ viêm não. Đặc trưng chủ yếu về giải phẫu bệnh vi thể của VNNB ở giai đoạn cấp tính là các vỏ ngoại quản, các đám tế bào và các ổ hoại tử chưa chiếm ưu thế trong các tầng chất xám khác nhau [15],[23].
Các tổn thương này phân bố rộng dãi ở đại não, tiểu não, thân não, tủy sống. Các tổn thương này thường phân bố nặng nhất khu trú trong sừng Ammon, hạt nhân bên của đồi thị và nhân liềm đen. Các tổn thương thực chất đã làm tan rã các bao myelin. Nhưng vẫn còn tương đối tôn trọng sợi trục thần kinh. Sự bảo toàn các sợi trục thần kinh là cơ sở cho phục hồi chức năng, là biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng giảm nhẹ dần đi.
Các tổn thương ở vỏ não là cơ sở của rối loạn tâm thần và sự chậm phát triển trí tuệ, các cơn động kinh, mất vận động ngôn ngữ…
Các tổn thương vùng dưới vỏ xâm phạm vào diện ngoại tháp như các nhân xám, đồi thị, thể vân, liềm đen, nhân đỏ, nhân đuôi…gây nên các di chứng của hệ ngoại tháp. Tuy nhiên các biến đổi giải phẫu vi thể cũng không đặc hiệu với riêng VNNB [19],[20].
2.4. Chẩn đoán.
Qua hiểu biết về đặc điểm dịch tễ lâm sàng sinh học kể trên về VNNB có thể nhận diện các trường hợp bệnh ở Việt Nam dựa trên các tiêu chuẩn chủ yếu như sau [20],[23].
- Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh VNNB theo Lê Đức Hinh (1987).
Năm 1987, Lê Đức Hinh [20] dựa trên những đặc tính kinh điển của VNNB, những quy ước quốc tế về chẩn đoán, đã đề xuất tiêu chuẩn chẩn đoán VNNB như sau:
Bảng Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh VNNB
Nhóm
Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn chính
Tiêu chuẩn phụ
I
Lâm sàng và dịch tễ
1 Hội chứng màng não (cơ năng và thực thể)
2. Hội chứng viêm não cấp tính với bộ ba triệu chứng:
- Sốt trên 380C
- Co giật liên tiếp và liệt vận động
- Ngủ gà hoặc hôn mê
1. Bệnh nhân ≤ 15 tuổi (thường từ 2-7 tuổi)
2. Mắc bệnh vào mùa hè (tháng 5 - 8)
II
Xét nghiệm thông thường
1. Dịch não tuỷ
- Tế bào 10-100 bạch cầu/1ml ưu thế tế bào lympho
- Protein: 0,50-1,0g/l
- glucoza và clo: bình thường
2. Công thức máu:
- Bạch cầu tăng cao
- Tỷ lệ trung tính tăng cao
1.Đường huyết: bình thường
2. Điện giải đồ: bình thường
III
Xét ngiệm đặc hiệu
Cho mọi trường hợp
- Phát hiện kháng thể IgM theo kỹ thuật MAC-ELISA: dương tính.
- Phản ứng huyết thanh dương tính với kháng nguyên Nakayama.
+ Máu kép: tăng động lực kháng thể
+ Máu đơn: Hiệu giá 1/640 (ngăn ngưng kết hồng cầu)
- Theo tổ chức Y tế Thế giới năm 1992, tiêu chuẩn chẩn đoán của VNNB (ICD-X/1992) [30],[34] dựa trên:
Lâm sàng và chẩn đoán huyết thanh dương tính
2.5. Tin hình nghiên cứu các di chứng về thần kinh và tâm thần VNNB.
VNNB có tỷ lệ tử vong cao, số bệnh nhi sống sót thương mang nhiều di chứng về thần kinh, tâm thần và thường kết hợp nhiều di chứng trên một bệnh nhi [20],[28],[30]
Năm 1948, sau vụ dịch viêm não lớn xảy ra ở Tokyo, S.Tatetsu đã nghiên cứu 117 bệnh nhân từ giai đoạn cấp tính tiếp cho tới 1 tháng đến 4 tháng sau và đã cho những phân tích sâu sắc về các rối loạn thần kinh và tâm trí. Theo tác giả, đa số các trường hợp thấy co cứng cơ, vẻ mặt nghèo nàn, nét mặt sững sờ, tăng trương lực cơ, tăng động kiểu run, múa giật, múa vờn (68%). Rối loạn ý thức, bản thân tỏ ra có quan hệ chặt chẽ với những triệu chứng tăng động. Liệt vận động, tăng phản xạ gân xương, dấu hiệu Babinski là triệu chứng hay gặp [79].
Goto A. theo dõi từ 3 đến 10 năm (1953-1962) các bệnh nhân VNNB cho thấy các rối loạn thần kinh và tâm thần trong giai đoạn cấp và bán cấp rất đa dạng, thuyên giảm dần dần và chậm chạp. Thường có di chứng trở thành vĩnh viễn sau ba năm [66].
Matsunaga và cộng sự [73] thống kê 324 trường hợp VNNB tại Nhật bản thấy 31% phục hồi hoàn toàn, 48% để lại di chứng, 17% tử vong, không theo dõi được 4%.Các di chứng về vận động nổi bật nhất là liệt nửa người, liệt tứ chi ở các mức độ khác nhau.
Theo Lê Đức Hinh [20] tỷ lệ di chứng VNNB là 50%. Trần Trọng Hải và cộng sự [13] thấy 81,49% có biểu hiện rối loạn vận động, 74,08% có giảm trí tuệ trong đó có 24, 69% không đủ khả năng giao tiếp, 1,23% mù và điếc.
Giai đoạn di chứng thỉnh thoảng còn sốt trở lại, sốt thường không có chu kỳ. Những trường hợp sốt trở lại hay gặp ở những trẻ giai đoạn cấp nặng, thể trạng suy kiệt nhiều và thường có bội nhiễm.
Tóm lại những biểu hiện di chứng nổi bật của bệnh VNNB theo Lê Đức Hinh [20] là:
- Chậm phát triển tâm lý và vận động ở trẻ em.
- Động kinh cục bộ hoặc hoàn toàn.
- Rối loạn trương lực về vận động thần kinh đặc biệt là hội chứng kiểu Pakinson.
- Rối loạn xúc cảm, rối loạn tác phong tình hình và nhân cách.
- Sa sút trí tuệ.
2.6. Phục hồi chức năng theo y học hiện đại:
VNNB là một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề, do đó việc phục hồi chức năng là rất cần thiết. Theo tổ chức Y tế Thế giới, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị di chứng mới chỉ dừng ở điều trị triệu chứng và hỗ trợ chăm sóc, tập phục hồi chức năng.
2.6.1. Thuốc [2] :
- Chống rối loạn trương lực cơ và các động tác bất thường: thuốc giãn cơ và thuốc chống Parkinson.
- Chống co giật, động kinh và các trạng thái kích động: thuốc an thần và thuốc chống động kinh.
- Chống bội nhiễm bằng kháng sinh thích hợp.
2.6.2. Phục hồi chức năng
Sau giai đoạn cấp, việc phục hồi chức năng là biện pháp điều trị quan trọng nhất [12],[37],[39].
- Phục hồi chức năng vận động bằng châm cứu xoa bóp trị liệu, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, dụngcụ trợ giúp và chỉnh hình.
- Phục hồi chức năng còn bao gồm các biện pháp y học, xã hội học, giáo dục và kỹ thuật phục hồi nhằm giảm tối đa các di chứng bệnh là một phương pháp nhờ đó người bệnh được hoàn toàn trả lại sức khoẻ và khả năng tự hoạt động trong cuộc sống của mình.
* Phục hồi chức năng tại các trung tâm (bệnh viện) có sự trợ giúp của cán bộ y tế chuyên ngành phục hồi chức năng và các phương tiện.
* Phục hồi chức năng ngoại viện: cán bộ chuyên ngành phục hồi chức năng đem phương tiện đến tận nơi có người tàn tật để giúp họ.
* Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: là quá trình chuyển giao kiến thức, kỹ năng từ cán bộ phục hồi chức năng cho các thành viên của cộng đồng, gia đình và bản thân người bệnh.
* Kỹ thuật phục hồi chức năng:
- Phục hồi vận động: phục hồi sớm, toàn diện, khuyến khích tập các vận động thông thường, tập theo các giai đoạn, theo sự phát triển của mọi lứa tuổi. Khuyến khích trẻ học các động tác liên quan đến đời sống hàng ngày, tập các tư thế nằm, ngồi quỳ, đứng thẳng. Chống biến dạng các khớp. Đối với các cháu bị co cứng nhiều, cần chống co cứng bằng cách làm mềm cơ bi co cứng khuyến khích trẻ vận động giúp cho cơ thể tránh được những tư thế co cứng và chống biến dạng. Đối với thể mềm nhẽo nên khuyến khích các vận động làm tăng cường sức hoạt động của cơ.
+ Dụng cụ trợ giúp vận động như: ghế, bàn tập đứng, xe lăn, ván trượt, khung đi, nạng...
+ Dụng cụ chỉnh hình gồm: nẹp, máng để chống co rút, giầy chỉnh hình về chiều cao và nắn bàn chân bị khèo.
+ Dụng cụ tập luyện: thang thường, thang dây, ròng rọc, bao cát để kéo giãn cơ, xe đạp, nẹp máng gỗ.
2.6.3. Chăm sóc và dinh dưỡng:
Chỉ có tác dụng điều trị hỗ trợ, nhưng cũng rất cần thiết, giúp cho điều trị phục hồi chức năng đạt được kết quả tốt hơn.
- Nâng cao thể trạng: chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và năng lượng, đủ muối khoáng và vitamin. Ăn từ lỏng tới đặc dần, nếu cần có thể nuôi dinh dưỡng qua ống thông mũi - dạ dày.
- Chống loét: Với những trẻ em rối loạn vận động nhiều phải nằm tại chỗ cần vệ sinh hàng ngày, thay đổi tư thế nằm ...
3. ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
3.1. Đặc điểm VNNB theo y học cổ truyền:
3.1.1. Hệ thống các bệnh ôn nhiệt
Từ đời xưa truyền lại, cách điều trị các bệnh ôn nhiệt đã được danh y đời Thanh thế kỷ XVIII, XIX như Diệp Thiên Sỹ, Ngô Cúc Thông, Vương Mạnh Anh ... dựa trên kinh nghiệm của các danh y đi trước và của Giáo sư Nguyễn Tài Thu, kết hợp với những hiểu biết thực tế xây dựng thành học thuyết ôn bệnh. Các học thuyết này nghiên cứu về các bệnh ngoại cảm nhiệt tà trong bốn mùa, trong đó có nhiều triệu chứng ôn nhiệt, có khi gây thành dịch. Tuỳ theo bệnh phát vào mùa nào mà có những tên gọi khác nhau: mùa xuân - xuân ôn, mùa hạ - thử ôn, cuối hạ đầu thu - thấp ôn, mùa thu - thu táo, mùa đông - đông ôn. Các vụ dịch VNNB thường phát vào mùa hè nên gọi là thử ôn. Tất nhiên thử ôn không phải là VNNB nằm trong thử ôn. Căn cứ vào ngyên tắc biện chứng luận trị của y học cổ truyền, vận dụng phương pháp điều trị thử ôn vào VNNB, thực tiễn chứng minh có kết quả tốt.
Theo học thuyết ôn bệnh, thử tà là thử nhiệt cực thịnh, làm tổn thương tân dịch rất mạnh khi vào đến phần huyết nhệt làm can phong nội động, khiến bệnh nhi co giật hàm răng nghiến chặt còn gọi là thể phong hoặc kinh phong. Nhiệt nhập vào Tâm bào, bế Tâm khiếu sinh mê man. Nhiệt thịnh làm bệnh nhi sốt cao,nhiệt cực sinh hàn, làm chân tay giá lạnh, tuy thân vẫn nóng còn gọi là thể quyết. Bệnh diễn ra tất nhanh, giai đoạn bệnh ở vệ và thượng tiêu chỉ sảy ra trong thời gian rất ngắn, chuyển sang phần khí, doanh, huyết.
3.1.2. Triệu chứng lâm sàng y học cổ truyền
Theo giáo sư Nguyễn Tài Thu[47],[48],[50] chia ra các giai đoạn như sau:
Các giai đoạn ôn bệnh:
* Thời kỳ vệ (Giai đoạn khởi phát):
Triệu chứng: bệnh nhân có sốt, hơi ớn lạnh, có mồ hôi hoặc ít mồ hôi, đau đầu, buồn ngủ, đau mỏi thân mình.
-Rêu lưỡi trắng mỏng.
-Mạch:phù, sắc.
* Thời kỳ phần khí (gi