Khóa luận Phân lập và tạo dòng nguyên bào sợi (fibroblast) người từ bánh nhau
Vào những năm đầu của thập niên 1960, các nhà khoa học đã bắt đầu quan tâm và chú ý đến dòng nguyên bào sợi, là những tế bào non chưa trưởng thành do chúng có những đặc tính đặc biệt như : Khả năng phân chia in vitro dài (50 – 70 lần), có khả năng biệt hóa in vitro thành các dạng tế bào xương, tế bào mỡ, tế bào sụn,tế bào mô cơ trơn, nguyên bào cơ và một số dạng sơ cấp khác [30] ( một số người cho rằng chúng có khả năng biệt hoá thành tế bào thần kinh ) dưới những điều kiện biệt hóa thích hợp. Chúng có khả năng tăng trưởng mạnh và là loại tế bào chiếm ưu thế trong cácmô liên kết của cơthể, giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập khung của các mô liên kết. Nguyên bào sợi là loại tế bào chịu trách nhiệm chính trong việc chế tiết ra các loại sợi như : sợi collagen, sợi elastin và các loại proteoglycans, glycoprotein, glycosaminoglycan .v.v trong cơthể và chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm lành vết thương. Với những đặc tính nổi bật của mình, nguyên bào sợi đã được nuôi cấy và ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, các nhà khoa học và các Viện nghiên cứu đã đi vào nuôi cấy tế bào này và có những kết quảthành công rất khả quan, cụ thể như : Theo Hayflick và Moorhead (1961), dòng nguyên bào sợi WI-38 lấy từ mô phổi của thai người sẩy khoảng ba tháng tuổi, là một dòng tế bào xác định và dòng tế bào đầu tiên được thiết lập dùng để nghiên cứu sự lão hóa ở mức độ tế bào. Khoảng đời in vitro của dòng tế bào này là 50 thế hệ [31]. Dòng tế bào IMR-90 (nữ) và IMR-91 (nam), dòng nguyên bào sợiphổi lấy từ thai người đã được thiết lập bởi Viện NIA Aging Cell Respository ngày 7/7/1975. Khoảng Phân lập và tạo dòng nguyên bào sợi người từ mẫu mô nhau Huỳnh Duy Thảo 7 đời in vitro không được xác định nhưng số lượng tế bào tối đa đạt được là khoảng 58 – 73 lần phân chia và được sử dụng để nghiên cứu sự lão hóa của tế bào. Tiếp theo sau những công bố nói trên, dòng tế bào TIG-1 đã được thiết lập ở Tokyo Metropolitan Institute of Gerontology ngày 28/7/1976, đã sử dụng mô phổi từ thai sẩy năm tháng tuổi. Những tế bào được tách rời bằng hoạt tính của enzyme trypsin. Khoảng đời in vitro đạt được là khoảng 67 thế hệ,dùng để nghiên cứu sự lão hóa của tế bào. Ngoài việc lấy mẫu từ phôi, thai sẩy, người ta cũng có thể lấy mẫu từ cá thể trưởng thành. Nguyên bào sợi phổi người (HLF) được lấy từ phần trung mô của mô phổi người bình thường. Chúng được bảo quản lạnh ở lần cấy chuyền đầu tiên, có thể được nuôi và tăng sinh ít nhất 10 lần nhân đôi thế hệ. Nghiên cứu cho thấy rằng HLF đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu để tạo ra một dạng thuốc mới để chữa trị bệnh hen suyễn [36]. Những thử nghiệm dựa trên cơ sở củanguyên bào sợi đã được ứng dụng để chế tạo một loại thuốc kháng sinh mới [43]. Nghiên cứu cũng đã phát hiện dịch chiết thuốc lá thêm vào môi trường nuôi sẽ ảnh hưởng ức chế sự tăng trưởng của HLF.