Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ
có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống
nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc
biệt dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và cả ở thành thị đang chịu cảnh
nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa
giàu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quan tâm.
Cho đến năm 2009, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ
lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho
rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số người nghèo trong xã hội
không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát (khoảng 40% kể từ khi ban
hành chuẩn nghèo đến nay) và do suy giảm kinh tế. Chính vì lẽ đó chương trình xóa
đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát
triển kinh tế xã hội nước ta.
Chính sách cho vay ưu đãi hộ nghèo là chương trình trọng tâm thực hiện xoá
nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, trong đó nguồn vốn chủ lực là NHCSXH. Hầu
hết vốn vay đúng đối tượng, mục đích, cung ứng kịp thời nhu cầu vốn cho đầu tư sản
xuất góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo,
đảm bảo an sinh xã hội. Có thể khẳng định việc hổ trợ vốn cho hộ nghèo phát triển sản
xuất đã mang lại hiệu quả rất tích cực đối với việc xoá đói giảm nghèo.
Về địa bàn nghiên cứu, Thủy Biều trước đây là xã khó khăn nhưng lại nổi tiếng
với những sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là vườn cây thanh trà, có tiềm năng phát
triển nhiều dự án du lịch. Trong thời gian gần đây được sự quan tâm của các cơ quan
chức năng cùng với NHCSXH Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ vốn, góp phần giúp kinh tế
xã hội của phường ngày một phát triển. Kết quả là năm 2010, phường Thủy Biều được
chính thức thành lập trên cơ sở xã Thủy Biều, có được những bước phát triển đó một
phần không nhỏ là nhờ vào những tác động tích cực của vốn vay từ NHCSXH trong
công cuộc xóa đói giảm nghèo đến phường.
89 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động vốn vay từ Ngân hàng Chính Sách Xã Hội Thừa Thiên Huế đến xóa đói giảm nghèo phường Thủy Biều Thành Phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: ThS. Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Trần Thỵ Bảo Ngọc 1
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ
có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống
nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc
biệt dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và cả ở thành thị đang chịu cảnh
nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa
giàu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quan tâm.
Cho đến năm 2009, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ
lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho
rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số người nghèo trong xã hội
không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát (khoảng 40% kể từ khi ban
hành chuẩn nghèo đến nay) và do suy giảm kinh tế. Chính vì lẽ đó chương trình xóa
đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát
triển kinh tế xã hội nước ta.
Chính sách cho vay ưu đãi hộ nghèo là chương trình trọng tâm thực hiện xoá
nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, trong đó nguồn vốn chủ lực là NHCSXH. Hầu
hết vốn vay đúng đối tượng, mục đích, cung ứng kịp thời nhu cầu vốn cho đầu tư sản
xuất góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo,
đảm bảo an sinh xã hội. Có thể khẳng định việc hổ trợ vốn cho hộ nghèo phát triển sản
xuất đã mang lại hiệu quả rất tích cực đối với việc xoá đói giảm nghèo.
Về địa bàn nghiên cứu, Thủy Biều trước đây là xã khó khăn nhưng lại nổi tiếng
với những sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là vườn cây thanh trà, có tiềm năng phát
triển nhiều dự án du lịch. Trong thời gian gần đây được sự quan tâm của các cơ quan
chức năng cùng với NHCSXH Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ vốn, góp phần giúp kinh tế
xã hội của phường ngày một phát triển. Kết quả là năm 2010, phường Thủy Biều được
chính thức thành lập trên cơ sở xã Thủy Biều, có được những bước phát triển đó một
phần không nhỏ là nhờ vào những tác động tích cực của vốn vay từ NHCSXH trong
công cuộc xóa đói giảm nghèo đến phường.
Đại
họ
Kin
h tế
H
ế
GVHD: ThS. Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Trần Thỵ Bảo Ngọc 2
Chính vì vậy, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Tác động vốn vay từ Ngân hàng
Chính Sách Xã Hội Thừa Thiên Huế đến xóa đói giảm nghèo phường Thủy Biều
Thành Phố Huế” nhằm mục đích lượng hóa và đánh giá tác động của vốn vay tín
dụng đối với hộ vay vốn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá mức độ tác động từ chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH
Thừa Thiên Huế xóa đói giảm nghèo phường Thủy Biều.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghèo đói Việt Nam, phân
tích nguyên nhân, thực trạng và các chính sách XĐGN mà trong đó nguồn vốn tín
dụng ưu đãi của NHCSXH đóng vai trò chủ lực.
Phân tích tổng quan về hoạt động tín dụng của NHCSXH để đánh giá được
tốc độ phát triển bền vững của ngân hàng, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong
công tác XĐGN.
Lượng hóa và đánh giá tác động của vốn vay NHCSXH Thừa Thiên Huế đến
tình hình nghèo đói trên địa bàn phường Thủy Biều.
Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao tác động tích cực của vốn
vay, thúc đẩy công cuộc XĐGN.
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động tín dụng NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế.
Các hộ vay vốn NHCSXH Thừa Thiên Huế trên địa bàn phường Thủy Biểu.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá tổng quan tình hình nghèo đói ở Việt Nam.
Nghiên cứu tác động vốn vay NHCSXH Thừa Thiên Huế đến các hộ vay vốn
trên địa bàn phường Thủy Biều.
Nghiên cứu tổng quan hoạt động tín dụng của NHCSXH Thừa Thiên Huế
trong giai đoạn 2009-2011.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
GVHD: ThS. Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Trần Thỵ Bảo Ngọc 3
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính
Thu thập số liệu ở NHCSXH Thừa Thiên Huế, các tài liệu báo cáo các cấp, các
ngành có liên quan, các nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân đã được đăng tải ở sách,
báo, tạp chí, internet, từ đó tham khảo, phân tích và tổng hợp thông tin cho đề tài
nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
◊ Số liệu thứ cấp: đánh giá tình hình biến động các chỉ tiêu bằng cách đánh giá,
so sánh chênh lệch tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng qua các năm.
◊ Số liệu sơ cấp:
Phương pháp điều tra khách hàng
+ Cách chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện. Trên địa bàn phường Thủy Biều chia
thành 3 khu vực: Trường Đá, Lương Quán và Long Thọ đại diện cho 3 lĩnh vực chính
lần lượt là du lịch-dịch vụ, nông nghiệp và công nghiệp. Mỗi khu vực, chọn ngẫu
nhiên 20 hộ vay vốn NHCSXH Thừa Thiên Huế để điều tra thông tin.
+ Hình thức: khách hàng trả lời thông tin qua bảng hỏi được thiết kế sẵn.
+ Quy mô mẫu: 60 mẫu. Điều tra 67 khách hàng trong đó 7 phiếu không phù hợp
nguyên nhân do khách hàng không cung cấp đủ thông tin trong bảng hỏi, chủ yếu là khách
hàng không nhớ rõ quá trình vay từ NHCSXH Thừa Thiên Huế.
1.6. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị nội dung chính khóa luận gồm các
chương sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá tác động vốn vay từ NHCSXH Thừa Thiên Huế đến xóa đói
giảm nghèo phường Thủy Biều.
Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng NHCSXH Thừa Thiên Huế góp phần
xóa đói giảm nghèo.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
GVHD: ThS. Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Trần Thỵ Bảo Ngọc 4
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý luận về nghèo đói
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Khái niệm nghèo đói
Nghèo đói được coi là một vấn nạn xã hội bởi vì đó là một vết thương ăn sâu
vào mọi phương diện của đời sống văn hóa và xã hội. Nó bao gồm sự thiếu thốn các
dịch vụ như giáo dục, y tế, thị trường; các cơ sở vật chất cộng đồng như nước, vệ sinh,
đường, giao thông và thông tin liên lạc. Hơn nữa, đó còn là sự nghèo nàn về tinh thần
làm cho người ta càng lún sâu vào sự tuyệt vọng, bất lực, thờ ơ và nhút nhát..
Hội nghị chống nghèo đói khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ
chức tại Băng Cốc, Thái Lan (tháng 9/1993) đã đưa ra định nghĩa như sau: nghèo là
tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản
của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát
triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
Nghèo được nhận diện trên 2 khía cạnh: nghèo đói tuyệt đối (Absolute Poverty)
và nghèo đói tương đối (Relative Poverty).
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa
mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống như nhu cầu về ăn, mặc,
nhà ở, chăm sóc y tế,
Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức
trung bình của địa phương, ở một thời kì nhất định.
1.1.1.2. Đặc điểm của hộ nghèo
Tỷ lệ người nghèo đang có xu hướng tăng lên và người nghèo ngày càng khó
khăn hơn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội, họ luôn phải vật lộn với cuộc sống thiếu an
sinh. Đó là những nét cơ bản trong “bức tranh” người nghèo.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
GVHD: ThS. Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Trần Thỵ Bảo Ngọc 5
Một trong những nhân tố phản ánh khá rõ rệt đời sống của người nghèo là tiêu
chí về kinh tế được thể hiện qua chi tiêu và thu nhập, đó là những chỉ số có liên quan
đến việc duy trì cuộc sống gia đình có thể hổ trợ tích cực cho việc nhìn nhận một số
những đặc điểm của hộ nghèo đói.
Thu nhập
Người nghèo dựa vào nguồn sống duy nhất là sức lao động. Tuy nhiên, sức lao
động của họ lại rẻ mạt do thiếu kỹ năng, thiếu đào tạo và đặc biệt là không thường
xuyên. Do đó thu nhập của người nghèo nhìn chung rất thấp và không ổn định. Mặt
khác, ảnh hưởng đến TNBQĐN của các hộ gia đình còn là hệ số phụ thuộc, tức tỉ lệ
phần trăm số người ăn theo trên số người có thu nhập.
Chi tiêu
Các nhóm thu nhập thấp thường có khuynh hướng chi vượt khỏi thu. Do
nguồn thu nhập ít nên hầu như phần lớn thu nhập chủ yếu được sử dụng để đáp ứng
nhu cầu cơ bản thường ngày.
Lương thực thực phẩm chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi tiêu hằng tháng của
những gia đình nghèo. Nguồn thu nhập bấp bênh khiến họ không thể duy trì các hình
thức bảo hiểm cho cuộc sống của mình, thậm chí là những nhu cầu tối thiểu như y tế,
giáo dục.
Bên cạnh hai tiêu chí quan trọng phản ánh mức sống của người nghèo là thu
nhập và chi tiêu. Những tiêu chí định tính như nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ,
việc làm, vốn xã hội quyết định đến đời sống của người nghèo.
Nhà ở
Nhà ở cho người nghèo là một trong những mục tiêu căn bản đang được
quan tâm. Tính di chuyển năng động của người nghèo rất thấp. Thường họ không có
điều kiện chọn nơi cư trú tốt hơn, và do đó khi đã ở đâu thì ở đó lâu dài trừ khi có một
sự chuyển đổi bắt buộc, kết cấu nhà thì tạm bợ và bán kiên cố là chính và diện tích ở
tương đối nhỏ, không gian chật hẹp.
Trình độ học vấn và chuyên môn
Một số nghiên cứu đã cho thấy học vấn làm tăng khả năng có việc làm và do
đó làm tăng thu nhập. Tuy nhiên qua các cuộc điều tra thực tế, hộ càng nghèo thì
trình độ học vấn càng thấp. Trẻ em trong độ tuổi đi học phải lo phụ giúp để kiếm thêm
thu nhập cho gia đình.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
GVHD: ThS. Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Trần Thỵ Bảo Ngọc 6
Tỷ lệ người nghèo có trình độ chuyên môn: công nhân kỹ thuật, trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng đại học chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Từ trình độ học vấn và chuyên môn quá thấp, dẫn đến tình trạng hoạt động
của người nghèo có phần kém năng động, hiệu quả, do hạn chế về khả năng nhận
thức và kỹ năng SXKD. Chính vì vậy, người nghèo thường tổ chức sản xuất theo thói
quen, chưa biết mở mang ngành nghề và chưa có điều kiện tiếp xúc với thị trường.
Việc làm khả năng nắm bắt và chuyển đổi
Hoạt động nghề nghiệp phổ biến nhất của người nghèo, đặc biệt người
nghèo đô thị là hoạt động buôn bán dịch vụ nhỏ với quy mô gia đình. Họ thường
làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức (informal sector) với những loại công
việc không đòi hỏi tay nghề, mang tính chất thu nhập thấp và không ổn định. Có thể
nói khu vực kinh tế phi chính thức là khu vực cần thiết cho sự tồn tại và mưu sinh
của đa số người nghèo, đặc biệt đối với người nghèo thành thị.
Vốn xã hội của ngƣời nghèo
Các mối quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội của một cá nhân hay hộ gia
đình có ý nghĩa quan trọng giúp người nghèo nâng cao cuộc sống của mình. Bên
cạnh các yếu tố đo lường được của vốn con người, thì còn có những yếu tố vô hình
nhưng đôi khi lại là yếu tố quyết định đến thu nhập của người nghèo như là những
quan hệ xã hội mà một người có được từ vị trí xã hội hoặc gia đình mình. Mạng lưới
xã hội đóng vai trò đáng kể với sự định vị trong phân tầng mức sống và thăng tiến của
cư dân đô thị.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy vốn xã hội của người nghèo còn rất hạn chế. Người
nghèo thường sống trong những cộng đồng nghèo, hay nói rộng ra trong những khu
vực nghèo, trong những xóm lao động. Họ cũng thường có họ hàng nghèo, bạn bè
nghèo vì vậy khả năng giúp đỡ từ người khác là rất ít. Người nghèo thường rụt rè, tự ti,
phạm vi giao tiếp hẹp. Như vậy cơ hội làm ăn cũng có phần hạn chế.
1.1.1.3. Tiêu chí xác định nghèo của Việt Nam.
Chuẩn nghèo không chỉ là cơ sở cơ bản và quan trọng nhất để xác định các
hộ gia đình đưa vào chương trình XĐGN mà còn phản ảnh thực chất nghèo của dân
cư, giúp cho các nhà quản lý và nhà khoa học một cái nhìn căn cơ hơn về thực chất
tình trạng nghèo của dân cư.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
GVHD: ThS. Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Trần Thỵ Bảo Ngọc 7
Ngày 30/1/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai
đoạn 2011 – 2015.
◊ Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
◊ Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
◊ Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng
đến 520.000 đồng/người/tháng.
◊ Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng
đến 650.000 đồng/người/tháng.
Cũng theo hướng dẫn tại văn bản số 3461/LĐ-TBXH thì việc xác định hộ
nghèo, hộ cận nghèo phải có sự tham gia đánh giá, bình xét của người dân tại Hội
nghị bình xét tổ chức ở thôn/ấp, tổ dân cư. Chủ trì Hội nghị là Trưởng thôn/ấp, tổ dân
cư, tham dự hội nghị gồm đại diện Đảng ủy, UBND cấp xã, cán bộ giảm nghèo, bí thư
chi bộ, chi hội trưởng các chi hội đoàn thể thôn/ấp. Các hộ có tên trong danh sách đưa
ra bình xét. Đại diện các hộ gia đình trong thôn/ấp, tổ dân cư (hội nghị phải có trên
50% đại diện hộ gia đình tham dự). Việc bình xét theo nguyên tắc dân chủ, công khai,
khách quan và phải lấy ý kiến biểu quyết đối với từng hộ (theo hình thức giơ tay hoặc
bỏ phiếu kín). Kết quả biểu quyết phải có trên 50% số người tham dự đồng ý mới đưa
vào danh sách đề nghị: hộ thoát nghèo, cận nghèo, hộ nghèo, cận nghèo mới.
◊ Tiêu chí phân loại hộ nghèo theo khu vực 2001-2010 (Phụ Lục 1)
1.1.1.4. Nguyên nhân nghèo đói
Nguyên nhân khách quan
Khả năng đối phó và khắc phục rủi ro của người nghèo rất kém do nguồn thu
nhập thấp, bấp bênh và khả năng tích lũy kém nên họ khó có khả năng chống chọi với
những biến cố xảy ra trong cuộc sống như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao
động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến
động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu
vào, rủi ro về chính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành
Đại
ọc
Kin
h tế
Hu
ế
GVHD: ThS. Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Trần Thỵ Bảo Ngọc 8
chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng. Năng lực kinh tế mong manh của các hộ
gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn
trong cuộc sống của họ và tất nhiên người nghèo thì càng nghèo hơn.
Nguyên nhân chủ quan
Thiếu vốn sản xuất: Nông dân nghèo vốn ít, sản xuất kém, làm không đủ ăn,
thường xuyên phải đi làm thuê hoặc đi vay nặng lãi để đảm bảo cuộc sống tối thiểu
hàng ngày nên không có vốn để sản xuất. Thiếu vốn là một lực cản lớn nhất han chế
sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống của hộ nghèo.
Tỷ lệ phụ thuộc cao: Ít người làm, đông người ăn, dẫn đến thu nhập thấp và đời
sống gặp nhiều khó khăn.
Trình độ học vấn ít: Không có cơ hội học hỏi thêm kiến thức và khó tiếp cận
thông tin, tỷ lệ đến trường thấp vì gặp khó khăn về tài chính và chi phí cơ hội con em
đến trường cao. Trình độ học vấn thấp làm hạn chế khả năng kiếm việc làm trong các
ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao và ổn định.
Ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân còn thấp: Người nghèo vẫn tồn tại thái
độ tiêu cực với cuộc sống. Nhiều người không thật sự muốn làm ăn, quanh năm họ chỉ
trông chờ vào sự cứu trợ của chính quyền, thậm chí khi chưa đến mức bần cùng họ cũng
không thể hiện chút nỗ lực nào, ngược lại là tìm mọi cách để có tên trong sổ nghèo với hi
vọng được thụ hưởng một số quyền lợi cho không. Một số cá nhân khác do có vấn đề tâm
lý (làm ăn thất bại, gia đình đỗ vỡ) nên không thiết tha với cuộc sống và trở nên rất tiêu
cực (nghiện rượu, bài bạc).
Hạ tầng nông thôn còn hạn chế: Người nghèo chịu thiệt thòi do sống ở những
vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông không thuận tiện, vận chuyển sản phẩm đến chợ chi
phí cao, bán tại đồng thì bị tư thương ép giá, giá nhu yếu phẩm lại cao, điện, đường,
trường, trạm thưa và thiếu, thủy lợi, tưới tiêu thấp kém.
Bệnh tật: Khi một cộng đồng có tỷ lệ bệnh tật cao, sự thiếu vắng lao động cao,
năng suất giảm sút và sẽ có ít của cải được tạo ra. Ngoài sự khổ cực, đau buồn và chết
chóc, bệnh tật còn là một nhân tố chính của sự nghèo đói. Đói nghèo không chỉ thể hiện
bằng tỉ lệ tử vong và tình trạng bệnh dịch cao mà còn cả những hậu quả chúng gây ra.
Đại
học
Kin
h tế
Huế
GVHD: ThS. Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Trần Thỵ Bảo Ngọc 9
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1. Thực trạng nghèo đói của Thế Giới
Nghèo đói đe dọa đến sự sống của loài người bởi đói nghèo đã trở thành một
vấn đề toàn cầu có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng, nó là nhân tố có khả năng
gây bùng nổ những bất ổn chính trị, xã hội và nếu trầm trọng hơn có thể dẫn tới bạo
động và chiến tranh, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà là cả thế giới.
Thực trạng đói nghèo trên thế giới đang diễn ra theo chiều hướng rất đáng báo
động. Theo một nghiên cứu của World Bank, nguy cơ đối với người nghèo đang tiếp tục
gia tăng trên quy mô toàn cầu, và tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm trong năm 2009 đã
đẩy thêm 53 triệu người nữa rơi vào tình trạng nghèo đói, thêm vào con số 130-155 triệu
người của năm 2008, khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao.
Đói nghèo giết chết hơn 30.000 trẻ dưới 5 tuổi trên khắp thế giới mỗi ngày (báo
cáo của Manos Unidas - một tổ chức phi chính phủ Tây Ban Nha), Manos Unidas
(United Hands) cho biết điều này có nghĩa là có khoảng 11 triệu trẻ em chết mỗi năm
vì nghèo đói, trong đó có 7 triệu trẻ dưới 5 tuổi; 130 triệu trẻ không được đi học và 82
triệu trẻ bị mất tuổi thơ bởi phải kết hôn quá sớm.
Báo cáo của "Sodexho Foundation" ( tổ chức từ thiện chuyên theo dõi về nạn
nghèo đói ở Mỹ) cho biết: nạn nghèo đói ở nước này trong nhiều năm qua không giảm
mà còn có chiều hướng tăng. Theo thống kê, trong năm 2005, toàn nước Mỹ có khoảng
35 triệu người thường xuyên không đủ ăn, phải sống dựa vào các nguồn từ thiện. Trong
90 tỉ USD chi cho người nghèo hàng năm, tới 66,7 tỉ USD dành cho y tế và chữa bệnh;
14,5 tỉ USD chi dưới các dạng tem phiếu hoặc các suất ăn từ thiện hàng ngày; 9,2 tỉ
USD bị thiệt hại do năng suất lao động giảm.
Tổ chức từ thiện Finn Care của Anh công bố một nghiên cứu cho thấy khoảng
12,5 triệu người Anh, tức 20% dân số nước này, đang sống dưới mức nghèo đói (theo
chuẩn của Anh). Đây là thực tế đáng ngạc nhiên bởi Anh vốn được xem là nền kinh tế
lớn thứ tư thế giới.
Theo nhận định của ông Kuroda (Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á):
khoảng 620 triệu người ở Châu Á sống dưới mức 1 USD/ngày. Ít nhất một nửa và
trong số này lần lượt sống ở Ấn Độ và Trung Quốc - 2 nước có nền kinh tế đang phát
triển mạnh.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
GVHD: ThS. Đoàn Như Quỳnh
SVTH: Trần Thỵ Bảo Ngọc 10
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, châu Phi là châu lục có tỉ lệ thanh niên thất
nghiệp cao nhất thế giới (25,6% ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi). Thất nghiệp là một
trong những vấn đề chủ chốt gây ra nạn đói nghèo của lục địa Đen và ảnh hưởng tiêu
cực đến các chương trình và các kế hoạch phát triển, với tỉ lệ tăng 10% mỗi năm. 32
trong số 38 nước nghèo nhất thế giới là thuộc châu Phi.
Như vậy, đói nghèo là một trong những nguyên nhân đang trực tiếp đe dọa đến
sự tồn vong và phát triển của loài người. Tác động của nó trong quan hệ quốc tế là rất
lớn và vì vậy vấn đề này không phải của một quốc gia riêng lẻ nào mà là của toàn nhân
loại, đòi hỏi thế giới phải chung tay để giải quyết một cách triệt để và toàn diện. Ngăn
chặn tình trạng đói nghèo sẽ không chỉ giúp nâng cao cuộc sống tại các nước đang
phát triển mà còn mang lại sự bảo đảm về an ninh cho các nước giàu.
1.1.2.2. Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam
Tình hình chung về nghèo đói Việt Nam
Trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa cùng với đô thị hóa, nhiều công
trình, nhà máy mọc lên, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp - dịch vụ,
thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên qua quá trình này diện tích đất
sản xuất nông nghiệp giảm xuống. Các hộ nghèo có rất ít đất đai và tình trạng không
có đất đang có xu hướng tăng lên. Thiếu đất đai ảnh hưởng đến việc bảo đảm an ninh
lương thực của ng