Khóa luận Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông Nam Á

Những năm gần đây, chúng ta đã được chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của quá trình liên kết khu vực, liên kết toàn cầu về kinh tế. Các mối liên kết kinh tế diễn ra ở nhiều cấp độ, từ tay đôi, tay ba, đến tam giác, tứ giác phát triển. như sự hình thành ở khu vực Đông Nam á, Đông âu, Trung á. cho đến các tổ chức hợp tác tiểu khu vực và tiểu vùng như khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Liên minh Châu âu EU, Hiệp ước các thị trường chung Nam Mỹ MERCOSUR. Sự hợp tác giữa các nước trong cùng một tiểu vùng hay trong khuôn khổ khu vực tạo điều kiện cho các nước thành viên phát huy những mặt mạnh của mình, phát triển tối đa nội lực, bổ xung lẫn nhau đẻ phát triển và đưa cả khu vực phát triển tương đối đồng đều, tăng cường khả năng cạnh tranh và lợi thế của cả khu vực. Từ liên kết châu lục, các nước nhanh chóng tiến lên các hình thức hợp tác liên châu lục như APEC (giữa Châu á - Châu Mỹ - Nam Thái Bình Dương), Chương trình phát triển xuyên Đại tây dương( giữa Châu Âu với Châu Mỹ), Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu, Tổ chức hợp tác phát triển 14 nước ven Ân Độ Dương.Cuối cùng là tổ chức thương mại thế giới được xem như một liên hợp quốc về kinh tế với 132 thành viên, sắp tới sẽ là 150 thành viên, chiếm hầu hết 100% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thế giới. Từ thực tiễn hoạt động của các tổ chức kinh tế, các thể chế hợp tác đa phương, chúng ta có thể thấy xu hướng vận động của liên kết kinh tế quốc tế sẽ chi phối sự phát triển đời sống kinh tế thế giới theo các hướng sau: Xu hướng mở rộng liên kết khu vực, Xu hướng tăng cường liên kết liên khu vực, Xu hướng toàn cầu hoá và xu hướng sáp nhập các TNCs.

doc95 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2774 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên