Kinh nghiệm phát triển khu kinh tếtrên thếgiới và bài học đối với Việt Nam

Hiện nay, khu kinh tế(KKT -bao gồm KKT ven biển, KKT cửa khẩu, KKT quốc phòng) là một trong những hình thức tổchức lãnh thổkinh tếđang được nhân rộng ởnhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Sựhoạt động của các KKT tạo ra mối liên kết giữa các ngành kinh tế, các hình thức tổchức lãnh thổtheo ngành, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, tạo nên động lực thúc đẩy nhanh sựphát triển kinh tế -xã hội của quốc gia. Bài viết xin giới thiệu và tìm hiểu sựphát triển của các KKT trên thếgiới, từđó rút ra một sốbài học kinh nghiệm cho Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu KKT ven biển.

pdf10 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2081 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm phát triển khu kinh tếtrên thếgiới và bài học đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế trên thế giới và bài học đối với Việt Nam Hiện nay, khu kinh tế (KKT - bao gồm KKT ven biển, KKT cửa khẩu, KKT quốc phòng) là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế đang được nhân rộng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Sự hoạt động của các KKT tạo ra mối liên kết giữa các ngành kinh tế, các hình thức tổ chức lãnh thổ theo ngành, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, tạo nên động lực thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Bài viết xin giới thiệu và tìm hiểu sự phát triển của các KKT trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu KKT ven biển. I. Mở đầu Hiện nay, khu kinh tế (KKT - bao gồm KKT ven biển, KKT cửa khẩu, KKT quốc phòng) là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế đang được nhân rộng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Sự hoạt động của các KKT tạo ra mối liên kết giữa các ngành kinh tế, các hình thức tổ chức lãnh thổ theo ngành, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, tạo nên động lực thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Bài viết xin giới thiệu và tìm hiểu sự phát triển của các KKT trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu KKT ven biển. II. Nội dung 1. Những vấn đề chung về KKT 1.1. Khái niệm và đặc trưng - Thuật ngữ “Khu kinh tế” (Economic zones) xuất hiện từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước từ Trung Quốc. Cho đến nay, có nhiều quan niệm khác nhau về KKT. Theo nghĩa rộng, KKT là những khu vực địa lý được áp dụng những chính sách kinh tế đặc biệt. Theo nghĩa hẹp, KKT là một loại hình riêng của khu kinh tế tự do, đầy đủ như một xã hội thu nhỏ. Đó là một khu vực địa lý riêng biệt, được áp dụng những chính sách kinh tế đặc biệt nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ, kiến thức về quản lý để phát triển kinh tế với một cơ cấu ngành nghề đầy đủ, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu, nhưng cũng không bỏ qua thị trường nội địa. KKT bao gồm tất cả các loại hình khác nhau của khu kinh tế tự do, được tổ chức thành các khu chức năng: khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng nước sâu và các ngành công nghiệp, dịch vụ gắn với cảng, khu phi thuế quan, khu đô thị, khu du lịch, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác. Ở Việt Nam, KKT được hiểu là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia, có không gian kinh tế riêng biệt, với môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và bình đẳng bao gồm: các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ chế quản lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong khung pháp lý hiện hành và ngày càng hoàn thiện[6]. - KKT có một số đặc trưng cơ bản sau: + Là khu vực có vị trí địa lý, ranh giới riêng biệt với các vùng khác, một bộ phận lãnh thổ của quốc gia được Chính phủ cho phép xây dựng và phát triển, vận hành bởi khung pháp lí riêng, mở cửa theo các thông lệ quốc tế. + Là nơi có môi trường đầu tư, kinh doanh, buôn bán phù hợp với cơ chế thị trường, được hưởng quy chế tự do và ưu đãi hơn các vùng khác. + Là nơi giao lưu kinh tế với nước ngoài thông thoáng, ưu tiên hướng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 1.2. Vai trò KKT trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập Thứ nhất, các KKT có điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, giúp giải quyết khó khăn về vốn, tiếp cận và chuyển giao khoa học - công nghệ tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý hiện đại; khai thác và sử dụng tối ưu nguồn vốn còn chưa được huy động; tạo nên sự thông thương, liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước; từng bước thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển năng động hơn, có khả năng cạnh tranh sản phẩm cao hơn trên thị trường quốc tế. Thứ hai, các KKT tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý hiện đại. Với ưu thế đặc biệt, các KKT đã cơ bản đáp ứng được những yêu cầu về cơ sở hạ tầng cho việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến từ nước ngoài. Thứ ba, các KKT góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực và lợi thế của quốc gia, các khu vực. Ở những khu vực có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi, với sự xuất hiện của các KKT đã làm cho việc khai thác và sử dụng các nguồn lực trở nên hiệu quả hơn, nền kinh tế phát triển sôi động hơn, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở những khu vực có đất đai cằn cỗi, hoang hóa, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, ít có khả năng sinh lợi, khi KKT được xây dựng và đi vào hoạt động với sự thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước đã làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội thay đổi hẳn: các vùng thuần nông trở thành các vùng kinh tế đa ngành, trong đó các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, còn nông nghiệp chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa; chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Thứ tư, các KKT tạo thêm việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động. Sự hoạt động đa ngành nghề của các KKT đã tạo thêm nhiều việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động địa phương với chính sách ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. Với yêu cầu ngày càng cao của phát triển kinh tế, trình độ lao động trong các KKT cũng phải được nâng lên xứng tầm. Do đó, khi đi vào hoạt động, các KKT một mặt thu hút lao động có chất lượng, mặt khác có hỗ trợ để bồi dưỡng nâng cao tay nghề lao động. Đồng thời, với quy chế hoạt động sản xuất, kinh doanh chặt chẽ, các KKT còn rèn luyện tác phong lao động mới và nâng cao tính kỷ luật lao động. Thứ năm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực xuất khẩu. Sự phát triển của các KKT với việc ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực 1 sang khi vực 2 và 3, kéo theo chuyển dịch lao động tương ứng. Nơi đây có sự tập trung và ưu tiên về vốn, khoa học - công nghệ, do đó sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Điều này làm tăng cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa được sản xuất trong các KKT. Thứ sáu, góp phần đổi mới cơ chế quản lí, cải thiện môi trường đầu tư và mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các nước trên thế giới. Rút kinh nghiệm từ việc xây dựng và phát triển các KKT ở những quốc gia đi trước, các KKT đi sau cũng ứng dụng các cơ chế quản lý thông thoáng, từ đó cải thiện được rất nhiều môi trường đầu tư. Việc hấp dẫn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước làm quen, ký kết hợp đồng kinh tế với nhau. 2. Kinh nghiệm phát triển KKT trên thế giới Trên thế giới, Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong xây dựng KKT. Đến nay, quốc gia này đã có 54 KKT và 5 đặc khu kinh tế (ĐKKT). Hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế này ở Trung Quốc đã đạt được nhiều thành công, đặc biệt là 5 ĐKKT: Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn, Hải Nam. Trong những năm gần đây, Trung Quốc là một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và là một trong bốn “Nền kinh tế mới nổi” (RAG) của thế giới. Kinh nghiệm của Trung Quốc rút ra trong quá trình xây dựng và phát triển các ĐKKT là: Thứ nhất, xác định rõ chức năng của ĐKKT - đây là nhân tố cơ bản quyết định sự thành công của các ĐKKT; Thứ hai, tăng cường vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thu hút các dự án đầu tư vào các ĐKKT; Thứ ba, thực hiện thể chế quản lý đặc biệt và hệ thống chính sách ưu đãi mang tính khuyến khích cao; Thứ tư, lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với mục tiêu xây dựng ĐKKT; Thứ năm, lựa chọn địa điểm thích hợp để xây dựng ĐKKT [3,7]. Là quốc gia đi sau nhưng Ấn Độ cũng đã gặt hái được nhiều thành công trong xây dựng và phát triển các ĐKKT với hệ thống hàng trăm ĐKKT. Ấn Độ là một thành viên trong RAG cùng với Trung Quốc, Brazin, Nga. Kinh nghiệm lớn nhất mà Ấn Độ rút ra trong xây dựng và phát triển các ĐKKT là ban hành luật về ĐKKT. Theo đó chính sách được đơn giản hóa, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước [5]. Không nhiều về mặt số lượng như Trung Quốc hay Ấn Độ, ở Hàn Quốc mới chỉ xây dựng 5 KKT, với mục đích thúc đẩy thương mại quốc tế, thu hút đầu tư ngoài, từ đó xây dựng thủ đô Seoul và 3 ĐKKT này thành trung tâm tài chính, thương mại có tầm cỡ trong khu vực châu Á như Singapore, HongKong hay Tokyo. KKT của Hàn Quốc được xây dựng theo mô hình phát triển của Singapore và HongKong. Các thủ tục đầu tư và kinh doanh được tinh giản theo phương thức một cửa. Hàn Quốc cũng triển khai một số dự án bổ trợ cho KKT (xây dựng quần thể công nghệ thông tin đa phương tiện, công trình phục vụ du lịch, triển lãm, mở rộng và nâng cấp sân bay, cảng trong KKT...) [6]. Một số nước Asean như Malaysia, Philippines cũng xây dựng các KKT và đã đạt được một số thành công nhất định. Nhưng vấn đề các quốc gia này cần phải quan tâm điều chỉnh để các KKT phát triển hiệu quả hơn cũng như đóng góp nhiều hơn cho kinh tế quốc gia là tăng cường hơn nữa việc sử dụng nguyên liệu trong nước. 3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Vận dụng kinh nghiệm của các nước trong việc đầu tư có trọng điểm nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, phát huy tiềm năng trong nước tạo nên động lực trong phát triển kinh tế, Việt Nam đã triển khai xây dựng và phát triển các KKT. Từ 1 KKT đầu tiên được thành lập cách đây 7 năm (KKT Chu Lai: 2003), đến nay Việt Nam đã có 15 KKT trải dọc theo chiều dài ven biển. Các KKT đã được thành lập tại Việt Nam đến 2010 STT Khu kinh tế Địa điểm Thời gian thành lập* Diện tích (nghìn ha)** 1 Chu Lai Quảng Nam 05/06/2003 27,0 2 Dung Quất Quảng Ngãi 21/03/2005 10,3 3 Nhơn Hội Bình Định 14/06/2005 12,0 4 Chân Mây - Lăng Cô Thừa Thiên Huế 05/01/2006 27,1 5 Phú Quốc - An Thới Kiên Giang 14/02/2006 56,1 6 Vũng Áng Hà Tĩnh 03/04/2006 22,8 7 Vân Phong Khánh Hòa 25/04/2006 70,0 8 Nghi Sơn Thanh Hóa 15/05/2006 18,6 9 Vân Đồn Quảng Ninh 31/05/2006 55,1 10 Đông Nam Nghệ An Nghệ An 11/06/2007 18,8 11 Đình Vũ - Cát Hải Hải Phòng 10/01/2008 12,9 12 Nam Phú Yên Phú Yên 29/04/2008 20,7 13 Hòn La Quảng Bình 10/06/2008 10,0 14 Định An Trà Vinh 27/04/2009 39,0 15 Năm Căn Cà Mau 27/10/2010 11.000 Nguồn [1,2] Ghi chú:* Thời điểm thành lập tính theo ngày mà Thủ tướng Chính phủ ra quyết địnhphê duyệt thành lập. ** Diện tích không bao gồm mặt nước Việc xây dựng và phát triển các KKT ở Việt Nam bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng. Số dự án và vốn đầu tư nước ngoài tăng khá nhanh. Đến nay, các KKT đã thu hút được trên 320 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 30,5 tỉ USD. Trong đó, có trên 90 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 19,5 tỉ USD. Riêng từ đầu năm đến nay, các khu kinh tế ven biển đã thu hút được 33 dự án đầu tư nước ngoài, kể cả các dự án tăng vốn, mở rộng sản xuất với tổng vốn đầu tư đạt hơn 500 triệu USD và 38 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đạt gần 66.000 tỷ đồng [1]. Đáng chú ý có một số dự án đầu tư nước ngoài lớn, quan trọng đang được triển khai tại KKT Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung Quất như: Nhà máy lọc dầu số 1 và số 2, Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương, Nhà máy cơ khí Doosan, các Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, Vũng Áng, Nhà máy xi măng Nghi Sơn… Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội phục vụ chung cho KKT được đầu tư và đang dần hoàn thiện. Các KKT cũng đã giải quyết việc làm cho trên 3 vạn lao động cải thiện đáng kể đời sống của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các KKT của Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều vấn đề tồn tại: lao động có chuyên môn kỹ thuật thiếu trầm trọng; cơ sở hạ tầng thiết yếu chưa đáp ứng được với yêu cầu của các nhà đầu tư; chất lượng dự án đầu tư chưa được quan tâm đúng mức; còn lúng túng trong khi triển khai do mô hình quản lý, cơ chế hoạt động; chính sách đối với các KKT chưa thống nhất, chưa đồng bộ với các quyết định thành lập KKT... Kết hợp những bài học từ việc xây dựng và phát triển các KKT của các quốc gia đi trước, rút kinh nghiệm trong chính quá trình hoạt động của mình, để khắc phục được khó khăn, tồn tại và đạt hiệu quả cao hơn nữa, xứng với mục tiêu đặt ra, phát triển các KKT ở Việt Nam trong thời gian tới cần lưu ý một số điểm sau: Thứ nhất, phải có sự kết hợp giữa nguồn lực bên trong trong và nguồn lực bên ngoài, thu hút đầu tư nước ngoài để khơi dậy tiềm năng trong nước, khai thác và sử dụng chúng một cách hợp lý và hiệu quả. Thứ hai, phải có cơ chế ưu đãi đặc biệt, thủ tục hành chính gọn nhẹ (chú trọng đến việc xây dựng những cơ chế chính sách riêng mà các nơi khác không có) mới có thể thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài tạo ra sự phát triển nhảy vọt. Thứ ba, ba yếu tố mang tính chất quyết định đến thành công của việc xây dựng và phát triển các KKT là: thời điểm (thời cơ), địa điểm và con người. Chỉ khi có thể kết hợp được ba yếu tố này thì việc xây dựng các KKT mới có thể thành công được. Thứ tư, phải lựa chọn đúng mô hình KKT phù hợp với điều kiện thực tiễn của quốc gia, lựa chọn chính xác mục tiêu và đối tác phát triển. Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện, thống nhất cơ chế hoạt động và chính sách phù hợp với thực tiễn phát triển của các KKT. III. Kết luận Xây dựng và phát triển các KKT là một thực tiễn khách quan và hướng đi đúng đắn đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Việc xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh và quản l, cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực phù hợp để thu hút được đầu tư, tạo ra được sự đột phá trong phát triển kinh tế quốc gia đang là bài toán khó cần lời giải từ sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, các chuyên gia cũng như các cơ quan quản lý các cấp và chính người dân./. Tài liệu tham khảo 1. Báo điện tử Kinh tế và dự báo. nghi-thanh-lap-them-ba-khu-kinh-te-ven-bien.htm 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Báo cáo đề án “Điều kiện hình thành và quy hoạch phát triển các khu kinh tế của Việt Nam đến năm 2020”. Hà Nội, 7/2006. 3. Hoàng Hồng Hiệp. Mô hình đặc khu kinh tế Trung Quốc thành tựu và bài học kinh nghiệm. Tạp chí Thông tin khu công nghiệp Việt Nam, 8/2005. 4. Nguyễn Văn Bào. Phát triển các KKT ven biển ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp. Tạp chí Thị trường giá cả, 7/2006. 5. Nguyễn Văn Lịch. Đặc khu kinh tế của Ấn Độ. Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 7/2008. 6. Nguyễn Văn Phú. Khu kinh tế ven biển ở Việt Nam: quan niệm và tình hình phát triển. Trích Kỷ yếu hội thảo “Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu”, Hà Nội 2005. 7. Võ Đại Lược. Các khu kinh tế tự do thực tiễn thế giới và những gợi ý cho Việt Nam. Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, số 234/2008. ■ Nguyễn Thị Hoà
Luận văn liên quan