Lễ hội Khai Hạ của người Mường ở Mường Bi với việc phát triển du lịch ở Tân Lạc, Hòa Bình

Hiện nay du lịch là một ngành kinh tế có thu nhập cao và có tốc độ tăng trưởng nhanh. Nó đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con người. Đối với nhiều nước, du lịch là ngành kinh tế chiếm vị trị quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế quốc gia. Với Việt Nam, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển du lịch đã được xác định là khâu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Hiện nay du lịch tới các vùng dân tộc thiểu số (Ethnic tourism) đang được quan tâm như một chiến lược để phát triển du lịch quốc gia. ở Việt Nam, điều này lại là một lợi thế của hoạt động du lịch. Bởi Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, chúng ta có tới 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng, điều đó tạo ra sự phong phú và đa dạng cho nền văn hóa chung của đất nước. Bản sắc văn hóa dân tộc được phản ánh ở phong tục tập quán, ở lễ nghi tôn giáo, ở văn hóa nghệ thuật dân gian và tín ngưỡng. Riêng đối với hoạt động tín ngưỡng biểu hiện đậm đặc nhất của văn hóa tộc người chính là ở các lễ hội truyền thống. Dân tộc Mường là một trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Người Mường có nền văn hóa lịch sử lâu đời. Mặc dù đời sống kinh tế nói chung còn thấp, nhưng bản sắc văn hóa tộc người của họ lại rất phong phú, đa dạng. Đây là một trong những điều kiện thuân lợi để phát triển du lịch ở vùng Mường Việt Nam. Hiện nay, do tác động mở cửa, đổi mới và kinh tế thị trường,. các yếu tố truyền thống của lễ hội đang biến đổi và mai một nhanh. Tình trạng của lễ hội Khai Hạ của người Mường ở Mường Bi (Tân Lạc, Hòa Bình) cũng tương tự. Vì thế việc nghiên cứu tìm hiểu, xác định các giá trị văn hóa, cũng như cách thức tổ chức lễ hội, giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hóa của nó là cần thiết. Muốn làm được điều đó buộc chúng ta phải tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu lễ hội. Bởi thế, nghiên cứu lễ hội Khai Hạ đã và đang trở thành cấp thiết hiện nay. Là sinh viên theo học ngành Văn hóa du lịch, tôi tự nhận thấy mình có trách nhiệm tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị văn hóa đó, một mặt để trau dồi những kiến thức cơ bản về văn hóa của các tộc người, mặt khác để khai thác các giá trị văn hóa phục vụ du lịch, đưa du khách đi tìm hiểu và khám phá những nét đẹp văn hóa của cộng đồng người Mường ở Việt nam. Trong đó có sinh hoạt lễ hội truyền thống của họ. Với những lí do trên chúng tôi mạnh dạn chọn Lễ hội Khai Hạ của người Mường ở Mường Bi với việc phát triển du lịch ở Tân Lạc, Hòa Bình làm đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp cử nhân ngành Văn hóa du lịch của mình.

doc101 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3428 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lễ hội Khai Hạ của người Mường ở Mường Bi với việc phát triển du lịch ở Tân Lạc, Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên