Luận án Ảnh hưởng quan niệm của nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông hồng hiện nay

Đảng và nhà nước ta đặc biệt đề cao vai trò của gia đình, coi đó là tế bào của của xã hội. Đồng thời, Đảng và nhà nước cũng đưa ra nhiều chủ trương, chính sách để xây dựng gia đình văn hóa nhằm góp phần vào sự phát triển đất nước. Gia đình văn hóa là môi trường đầu tiên và tốt nhất hình thành nhân cách con người đồng thời là tế bào quan trọng để xây dựng xã hội bởi gia đình là xuất phát điểm cho sự triển khai các quy phạm luân lý theo hướng mở rộng từ nội ra ngoại. Một người có thể tự giác tuân thủ các chuẩn mực hành vi đạo đức, thực hiện bổn phận, trách nhiệm của mình đối với người khác và đối với xã hội hay không phải bắt nguồn từ gia đình. Quá trình xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của văn hóa truyền thống đặc biệt là Nho giáo. Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội của người Việt như trong cuốn sách Nho giáo xưa và nay do tác giả Vũ Khiêu chủ biên viết: “Ở Việt Nam, những mối quan hệ giữa vua tôi, cha con, vợ chồng, bè bạn, anh em trong một thời gian hàng nghìn năm đều rập khuôn theo Nho giáo” [72, tr.379]. Hiện nay, một trong những giá trị còn lại và ảnh hưởng sâu sắc nhất của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam đó là đạo đức gia đình. Đạo đức gia đình của Nho giáo đã được người Việt tiếp nhận và cải biến đi để trở thành văn hóa gia truyền thống đặc trưng của mình. Chính điều đó đã tạo nên một số khác biệt giữa Nho giáo Việt Nam và Nho giáo Trung Quốc về vấn đề gia đình

pdf174 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng quan niệm của nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông hồng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ TÂM ẢNH HƯỞNG QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2019 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ TÂM ẢNH HƯỞNG QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS Nguyễn Thị Nga 2. TS Ngô Thị Thu Ngà HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Trần Thị Tâm MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quan niệm của Nho giáo về gia đình và vấn đề xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay 5 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng của ảnh hưởng quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay 18 1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến nguyên tắc và giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay 25 1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến luận án và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết 27 CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 31 2.1. Quan niệm của Nho giáo về gia đình 31 2.2. Vấn đề xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay 61 2.3. Phương thức ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay 71 CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 76 3.1. Đặc điểm của gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng 76 3.2. Thực trạng của ảnh hưởng quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay 81 3.3. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay 112 CHƯƠNG 4: NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA QUAN NIỆM NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY 122 4.1. Nguyên tắc phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay 122 4.2. Một số giải pháp chủ yếu phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay 130 KẾT LUẬN 154 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng và nhà nước ta đặc biệt đề cao vai trò của gia đình, coi đó là tế bào của của xã hội. Đồng thời, Đảng và nhà nước cũng đưa ra nhiều chủ trương, chính sách để xây dựng gia đình văn hóa nhằm góp phần vào sự phát triển đất nước. Gia đình văn hóa là môi trường đầu tiên và tốt nhất hình thành nhân cách con người đồng thời là tế bào quan trọng để xây dựng xã hội bởi gia đình là xuất phát điểm cho sự triển khai các quy phạm luân lý theo hướng mở rộng từ nội ra ngoại. Một người có thể tự giác tuân thủ các chuẩn mực hành vi đạo đức, thực hiện bổn phận, trách nhiệm của mình đối với người khác và đối với xã hội hay không phải bắt nguồn từ gia đình. Quá trình xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của văn hóa truyền thống đặc biệt là Nho giáo. Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội của người Việt như trong cuốn sách Nho giáo xưa và nay do tác giả Vũ Khiêu chủ biên viết: “Ở Việt Nam, những mối quan hệ giữa vua tôi, cha con, vợ chồng, bè bạn, anh em trong một thời gian hàng nghìn năm đều rập khuôn theo Nho giáo” [72, tr.379]. Hiện nay, một trong những giá trị còn lại và ảnh hưởng sâu sắc nhất của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam đó là đạo đức gia đình. Đạo đức gia đình của Nho giáo đã được người Việt tiếp nhận và cải biến đi để trở thành văn hóa gia truyền thống đặc trưng của mình. Chính điều đó đã tạo nên một số khác biệt giữa Nho giáo Việt Nam và Nho giáo Trung Quốc về vấn đề gia đình. Đồng bằng sông Hồng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước trong đó khu vực nông thôn chiếm phần lớn diện tích và dân số. Nông thôn đồng bằng sông Hồng vốn là khu vực có phương thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu và là một trong những nơi đầu tiên Nho giáo truyền vào Việt Nam nên ở đây lưu giữ nhiều giá trị văn hóa Nho giáo lâu dài, đặc biệt là dấu ấn sâu đậm về văn hóa gia đình. Bởi vậy, quan niệm của Nho giáo về gia đình đã ảnh hưởng đến quá trình xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trên cả hai bình diện tích cực và hạn chế. Cụ thể, về ảnh hưởng tích cực: Nho giáo đề cao vai trò của gia đình và các chuẩn mực như tôn ti trật tự, các thành viên phải có trách nhiệm quan tâm lẫn nhau, phù hợp với những tiêu chí quan trọng của gia đình văn hóa. Mặt khác, chủ nghĩa gia đình, tính gia trưởng cực đoan, tư tưởng trọng nam khinh nữ, nghi lễ 2 rườm rà trong quan niệm của Nho giáo, lại có ảnh hưởng tiêu cực đi ngược lại với các tiêu chí tiến bộ, văn minh của gia đình văn hóa. Hiện nay, quá trình xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng chịu sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, công nghệ thông tin... Bên cạnh những tác động tích cực thì những yếu tố này đã làm văn hóa gia đình biến đổi theo chiều hướng tiêu cực như: gia tăng tình trạng ly hôn, tình trạng mắc tệ nạn xã hội của thanh thiếu niên; gia đình và các chuẩn mực đạo đức truyền thống không được coi trọng, một số trật tự phép tắc trong gia đình bị đảo lộn, các thành viên thiếu tình thương, trách nhiệm và sự quan tâm lẫn nhau, thanh thiếu niên mắc tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng Vì thế, giáo dục con người theo những chuẩn mực đạo đức tiến bộ của Nho giáo sẽ góp phần khắc phục những tiêu cực do sự tác động của các yếu tố trên. Như vậy, chúng ta phải gạn đục khơi trong khi nghiên cứu ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa để khai thác những giá trị tích cực và hạn chế những tiêu cực. Từ đó, chúng ta đưa ra những giải pháp ứng xử với vấn đề này một cách phù hợp như tác giả Vũ Khiêu nhận xét: “nếu không đặt vấn đề nghiên cứu Nho giáo một cách nghiêm túc thì chúng ta sẽ buông trôi cho sự phục hồi những nhân tố tiêu cực của Nho giáo, đồng thời sẽ lãng phí những nhân tố tích cực mà Nho giáo còn có thể đóng góp vào sự nghiệp của đất nước ta hôm nay” [75, tr.40]. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học. 2. Mục tiêu và nhiêm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực trạng ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đến việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay, luận án đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực góp phần xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu đã nêu trên luận án sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau: - Thứ nhất, tổng quan lại hệ thống các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài - Thứ hai, trình bày có hệ thống một số vấn đề lý luận liên quan đến quan niệm của Nho giáo về gia đình và vấn đề xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay. - Thứ ba, phân tích, làm rõ thực trạng ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay và một số vấn đề đặt ra. - Thứ tư, đề xuất nguyên tắc và một số giải pháp chủ yếu phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu quan niệm của Nho giáo về gia đình và ảnh hưởng của nó đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian nghiên cứu: nghiên cứu ở khu vực nông thôn của đồng đồng bằng sông Hồng. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: trong luận án, tác giả nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng từ năm 1986 đến nay. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: quan niệm của Nho giáo về gia đình có nội dung rất phong phú nhưng trong luận án, tác giả tập trung nghiên cứu đạo đức gia đình. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận - Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước về vấn đề gia đình. 4 - Luận án tiếp thu, kế thừa có chọn lọc và phát triển những giá trị khoa học của một số công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến nội dung của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp như: phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp đối chiếu và so sánh, để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ mà đề tài luận án đặt ra. 5. Đóng góp của luận án - Làm rõ nội dung cơ bản của quan niệm Nho giáo về gia đình và quá trình du nhập, biến đổi của các quan niệm này ở Việt Nam. Đồng thời, luận án làm rõ một số nội dung cơ bản về xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay. - Phân tích thực trạng ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. Đồng thời, luận án phân tích một số vấn đề đặt ra từ những ảnh hưởng ấy. - Đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần vào việc tìm hiểu quan niệm của Nho giáo Trung Quốc và Nho giáo Việt Nam về gia đình và ảnh hưởng của nó đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng. Từ đó, luận án đề ra các nguyên tắc và giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. - Luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở các trường học viện, đại học, cao đẳng hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về Nho giáo Quan niệm của Nho giáo về gia đình có thể tìm thấy trong các tác phẩm gốc và những công trình nghiên cứu về Nho giáo. Những công trình này tập trung trình bày nguồn gốc ra đời của Nho giáo, các chuẩn mực đạo đức của Nho giáo, quá trình du nhập Nho giáo, sự ảnh hưởng và sự biến đổi của quan niệm Nho giáo về gia đình ở Việt Nam, tiêu biểu có thể kể đến các công trình: Về tác phẩm gốc của Nho giáo, tác giả luận án đọc và trích dẫn chủ yếu trong cuốn Tứ thư tập chú của Chu Hy do Nguyễn Đức Lân dịch [66]. Có nhiều công trình ghi lại nội dung của Nho giáo nhưng tác giả luận án cho rằng cuốn Tứ thư tập chú của Chu Hy là đầy đủ và được dịch dễ hiểu nhất. Từ đó, tác giả luận án lấy công trình này làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Cuốn sách Khổng giáo phê bình tiểu luận của Đào Duy Anh [1]. Đào Duy Anh là một trong những người đầu tiên áp dụng phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin vào nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam. Ông không tán thành hai khuynh hướng ủng hộ nhiệt thành và phê phán kịch liệt Nho giáo như ở Trung Quốc mà ông vận dụng phương pháp luận macxit để chỉ ra ưu, nhược một cách khách quan nhưng tinh thần chung của tác phẩm này vẫn là phê phán. Điều này không tránh khỏi vì đây là xu hướng lúc bấy giờ. Tuy nhiên, Đào Duy Anh không tán thành quan điểm phủ định sạch trơn, coi khinh Nho giáo vì ông cho rằng: “dẫu nó không thích hợp ở đời nay, mà công dụng nó, sự nghiệp nó, vẫn trọn vẹn trong lịch sử, không ai có thể chối cãi hay xóa bỏ đi được” [1, tr.150]. Đào Duy Anh cũng lưu ý các nhà Tân học về thái độ đối với văn hóa truyền thống dân tộc nói chung và với Khổng giáo nói riêng: Khổng giáo ở nước ta xưa nay chưa từng có ai nghiên cứu cho tường tận. Các nhà cựu học thì cho Khổng giáo là kim khoa ngọc luật, cứ học 6 theo cho đúng chứ không cần phải dùng trí phê bình. Còn các nhà tân học thì khinh rẻ quá. Hiện nay ta phải đem phương pháp khoa học mà nghiên cứu Khổng giáo thì mới biết rõ địa vị và công dụng của nó trong lịch sử được [1, tr.1]. Cuốn sách Khổng học đăng của Phan Bội Châu [19]. Trong tác phẩm này, tác giả đã chỉ ra cái hay, tích cực đồng thời phê phán những tiêu cực có liên quan đến Nho giáo. Phan Bội Châu thấy được giá trị cao quý của đạo Khổng nên trước việc nhiều người không đánh giá đúng đạo Khổng ông đã viết cuốn sách này nhằm gửi lại cho các thế hệ sau nhận thức đúng về những giá trị của Nho giáo. Cuốn sách Nho giáo của Trần Trọng Kim [79]. Tác giả muốn tìm hiểu quá trình tồn tại, phát triển của Nho giáo và cái người ta đã vận dụng Nho giáo như thế nào để hiểu rõ phần tinh túy của Nho giáo cũng như biết được tại sao mà “thành ra hư hỏng”. Khi bàn về gia đình, Trần Trọng Kim cũng nhấn mạnh nhiều về đức hiếu. Tác giả đề cao vai trò của hiếu và giảng giải thực hành hiếu như thế nào theo tinh thần của Khổng Tử. Theo tác giả “Chữ hiếu trong Khổng giáo quan trọng như thế, cho nên người đi học phải xét cho kỹ, chớ nên vội vàng phán đoán nông nổi mà hiểu sai lầm” [79, tr.152]. Cuốn sách Nho giáo xưa và nay của Quang Đạm [34]. Tác giả giải thích những nội dung cơ bản của Nho giáo, đó là: tam tài, đạo đức và chính trị, nhà, nước, thiên hạ, vấn đề học tập Nho giáo. Trái ngược với hai thái độ cực đoan (ca ngợi hay phủ nhận) của các nhà Nho khác, Quang Đạm cho rằng “Nho giáo vốn đã có những mặt hạn chế và tiêu cực nhất định cả đối với đương thời” [34, tr.464] nên nhiệm vụ của chúng ta là “Cái chính là phải nhìn phải nhìn rõ những hậu quả xấu xa, tệ hại của nó trong xã hội mới chúng ta để xóa bỏ cho triệt để và cũng phải nhìn rõ mặt tích cực cơ bản của nó để giữ gìn và phát huy nhằm thúc đẩy sự nghiệp chúng ta tiến lên” [34, tr.469]. Bài viết “Nền giáo dục theo tinh thần Nho giáo” của Đặng Đức Siêu được trình bày trong cuốn sách Nho giáo xưa và nay do Vũ Khiêu chủ biên. Đặng Đức Siêu đã trình bày mục đích, nội dung giáo dục và đưa ra những đánh giá tích cực và hạn chế về nền giáo dục Nho giáo: “Nền giáo dục học thuật kéo dài qua hàng trăm thế hệ ấy đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hóa, trong tâm thế ứng xử của người Việt Nam” [72, tr.213]. Những di sản của Khổng giáo vẫn 7 bám sát chúng ta và phát huy ảnh hưởng (cả xấu lẫn tốt) nên theo tác giả “Vấn đề đặt ra là cần phải tìm cách nhận diện chúng và xử lý chúng một cách khoa học” để “đổi mới nội dung của những khái niệm gắn bó với những bậc thang giá trị cũ, đem lại cho chúng sức sống mới trong thời đại mới,” [72, tr.215-216]. Có thể thấy rằng, những công trình trên đã phác họa cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện về Nho giáo. Mặc dù có những ý kiến khác nhau trong việc đánh giá hệ tư tưởng Nho giáo nhưng nhìn chung các tác giả đều khẳng định ảnh hưởng tích cực của nó đến các lĩnh vực khác nhau của nước ta và đồng thời đặt ra vấn đề cần kế thừa Nho giáo một cách khoa học. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quan niệm của Nho giáo về gia đình Cuốn sách Đến hiện đại từ truyền thống của Trần Đình Hượu [63].Tác giả đưa ra hai loại hình gia đình truyền thống cơ bản ở Việt Nam là gia đình nông dân và gia đình nhà Nho. Tác giả chỉ ra ảnh hưởng của Nho giáo đối với các gia đình đó là dùng tình, lễ để làm cho gia đình hòa thuận và nguyên tắc ứng xử là tôn trọng tôn ti trật tự, đề cao tính gia trưởng, trọng nam khinh nữ. Nét đặc sắc của cuốn sách này là tác giả khẳng định gia đình truyền thống Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nho giáo sâu sắc nhưng tìm sự ảnh hưởng đó không chỉ nên căn cứ vào lý thuyết Nho giáo, mà nên nhìn gia đình trong thể chế chính trị - kinh tế - xã hội tổ chức theo Nho giáo. Cuốn sách Nho giáo xưa và nay của Quang Đạm [34]. Trong chương IV của cuốn sách này, tác giả bàn luận về phạm trù “Nhà” của Nho giáo. Từ việc nghiên cứu quan niệm của Nho giáo về vai trò của gia đình và mối quan hệ giữa nhà và nước, Quang Đạm kết luận: “luôn luôn nhớ kĩ rằng nhà là chỗ đứng vững chắc cần phải giữ vững trong mọi quan hệ giữa người với người, trong quan hệ giữa con người mình với đất nước và thiên hạ, đó là điểm rất cơ bản trong hệ tư tưởng Nho giáo” [34, tr.173]. Tác giả cũng ra những nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo về gia đình, đó là: “lối sống giữ chặt đẳng cấp tôn ti trật tự và quyền uy gia đình, tư tưởng về hiếu và các biện pháp báo hiếu, tư tưởng trọng nam khinh nữ, tất cả đều nhằm mục đích “thống trị cả nước, cả thiên hạ bằng bộ máy gia tộc” [34, tr.189] và “bảo vệ trước hết quyền lợi của gia tộc cầm quyền thống trị” [34, tr.191]. Cuốn sách Nho giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy [32]. Tác giả chỉ rõ những nội dung cơ bản trong xây dựng gia đình Nho giáo. Đó là: thứ 8 nhất, Nho giáo xây dựng gia đình theo nội dung hiếu đễ; thứ hai, Nho giáo rất mực đề cao gia giáo; thứ ba, gia đình Nho giáo tuyệt đối phụ quyền gia trưởng. Về phần đạo hiếu tác giả khẳng định: Nho giáo đề cao chữ hiếu, cái hay là thực sự dạy con người thương yêu kính trọng cha mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng, gây dựng nên cơ nghiệp cho con cái. Còn cái dở là đồng nghĩa tình yêu thương cha mẹ với yêu thương ngai vàng nhà vua, nước của vua. Chấp nhận sự tước đoạt của nhà vua như sự phụng dưỡng cha mẹ mình [32, tr.145]. Cuốn sách Văn hóa gia đình Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh [70]. Tác giả đã trình bày rất đầy đủ về các vấn đề liên quan đến gia đình đó là: nền nếp và tập tục và thực trạng của gia đình hiện nay. Tác giả chia ra ba loại gia đình trong xã hội truyền thống Việt Nam, đó là: loại gia đình nhà Nho nghiêm túc; loại gia đình theo Nho giáo một cách nệ cổ, máy móc áp dụng nguyên tắc hà khắc của Nho giáo; loại gia đình bình dân. Cuối cùng tác giả kết luận: “Đã rõ là hầu hết gia đình Việt Nam xưa (ngày nay thì ảnh hưởng cũng còn nhiều) đều theo Nho giáo” [70, tr.141]. Cuốn sách Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ của Nguyễn
Luận văn liên quan