Luận án Biến đổi cấu trúc gia đình trong quá trình già hóa dân số ở nông thôn đồng bằng sông Hồng

Trong những năm qua, gia đình Việt Nam nói chung, gia đình ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng nói riêng, theo xu thế chung của quá trình hội nhập đã và đang trải qua những biến đổi mạnh mẽ trên nhiều chiều cạnh, liên quan tới tính cố kết và mức độ bền vững của cấu trúc gia đình. Trong đó, quá trình biến đổi xã hội, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động mạnh mẽ làm thay đổi cấu trúc gia đình. Đối với Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì ảnh hưởng của nó đến mô hình cấu trúc gia đình càng đa dạng và phức tạp. Trong bối cảnh xã hội đang biến đổi nhanh, cấu trúc của gia đình không thể không biến đổi nếu như nó muốn thích nghi. Một trong những yếu tố liên quan và có ảnh hưởng đến cấu trúc của gia đình Việt Nam hiện nay là quá trình già hóa dân số. Đầu tiên là mức sinh ngày càng giảm, trong vòng 30 năm qua tổng tỷ suất sinh (TFR) của Việt Nam đã giảm gần một nửa, từ 3,8 con/phụ nữ vào năm 1989 xuống còn 2,09 con/phụ nữ vào năm 2019. Vào năm 1979, số con trung bình của mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 5,43 con, đến năm 2005 giảm xuống còn 2,1 và dao động quanh mức sinh thay thế này từ đó đến nay. Điều này có nghĩa là nếu như trước đây tính trung bình gần 3 người con chịu trách nhiệm phụng dưỡng 01 người già thì hiện nay chỉ còn 01 người con chịu trách nhiệm phụng dưỡng 01 người cao tuổi [89;90]. Cùng với đó, quy mô gia đình Việt Nam có xu hướng không ngừng nhỏ đi, đồng thời cấu trúc của gia đình cũng ngày càng đơn giản hơn theo hướng hạt nhân hóa (gia đình chỉ gồm vợ chồng và các con chưa trưởng thành).

pdf201 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Biến đổi cấu trúc gia đình trong quá trình già hóa dân số ở nông thôn đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 15 1.1. Nghiên cứu về biến đổi quy mô, cấu trúc gia đình trên thế giới, Việt Nam và vùng nông thôn đồng bằng Sông Hồng ....................... 15 1.2. Biến đổi các mối quan hệ trong gia đình, quan hệ hôn nhân ................. 20 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi cấu trúc gia đình qua các công trình nghiên cứu ............................................................. 34 1.4. Biến đổi cấu trúc gia đình trong bối cảnh già hóa dân số.................. 41 1.5. Những vấn đề chính rút ra từ tổng quan nghiên cứu .......................... 48 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU ....... 50 2.1. Các khái niệm nghiên cứu cơ bản ................................................. 50 2.2. Cơ sở lý luận và các lý thuyết vận dụng nghiên cứu biến đổi cấu trúc gia đình ............................................................................ 57 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY ............................... 71 3.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ...................................................... 71 3.2. Biến đổi quy mô gia đình .............................................................. 73 3.3. Biến đổi cơ cấu gia đình ............................................................... 80 3.4. Biến đổi các mối quan hệ trong gia đình ...................................... 84 3.5. Biến đổi quan hệ hôn nhân ........................................................... 91 Chƣơng 4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC GIA ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ......................................... 104 4.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi cấu trúc gia đình ............. 104 4.2. Biến đổi cấu trúc gia đình và các mặt đời sống gia đình .............. 125 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 156 Danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án ............ 162 Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................................... 163 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. So sánh tình trạng di cư của Hà Nội và Nam Định ................................. 82 Bảng 3.2. Tình trạng hôn nhân của nhóm dân số 60 tuổi trở lên ............................. 95 Bảng 4.1. So sánh trình độ học vấn giữa Hà Nội và Nam Định ............................121 Bảng 4.2. Tình trạng sức khỏe của người cao tuổi đặc trưng theo nhân khẩu .....136 Bảng 4.3. Người chăm sóc cho người cao tuổi khi ốm/ đau nặng ........................139 Bảng 4.4. Lựa chọn nơi ở của người cao tuổi ở Việt Nam qua các năm ..............146 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Số người trung bình/hộ gia đình ở nông thôn 2 tỉnh/Tp ........... 73 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu số người trong hộ gia đình ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng, năm 2021 ............................................. 74 Biểu đồ 3.3. Tỷ trọng gia đình hạt nhân ở nông thôn đồng bằng sông Hồng, 2021 ................................................................................ 76 Biểu đồ 3.4. Tỷ trọng số thế hệ trong gia đình ở Hà Nội và Nam Định ....... 77 Biểu đồ 3.5. Xu hướng tăng gia đình hạt nhân ở vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng ........................................................................ 77 Biểu đồ 3.6. Tình trạng hôn nhân của người dân từ 15 tuổi trở lên .............. 92 Biểu đồ 3.7. Tình trạng hôn nhân của người dân nông thôn ĐBSH (2014 - 2016) ............................................................................ 94 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ ly hôn tại địa bàn khảo sát ............................................. 107 Biểu đồ 4.2. So sánh tỷ lệ di cư của Hà Nội và Nam Định, năm 2021 ....... 110 Biểu đồ 4.3. Xu hướng tăng gia đình hạt nhân ở vùng nông thôn đồng bằng ... 128 Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ con cháu ở cùng, ở gần và ở xa ông bà ......................... 135 Biểu đồ 4.5. Các nguồn thu nhập của người cao tuổi chia theo giới tính ... 144 Biểu đồ 4.6. Quyết định chọn nơi ở của người cao tuổi ở nông thôn đồng bằng sông Hồng ............................................................. 148 Biểu đồ 4.7. Hoàn toàn đồng ý mô hình sống với vợ/ chồng không cần con cháu (%) ........................................................................... 149 Biểu đồ 4.8. So sánh tương qua giữa lựa chọn nơi ở của người cao tuổi với giới tính, nhóm tuổi, mức sống, tình trạng sức khỏe (%) ........................................................................................... 150 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm qua, gia đình Việt Nam nói chung, gia đình ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng nói riêng, theo xu thế chung của quá trình hội nhập đã và đang trải qua những biến đổi mạnh mẽ trên nhiều chiều cạnh, liên quan tới tính cố kết và mức độ bền vững của cấu trúc gia đình. Trong đó, quá trình biến đổi xã hội, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động mạnh mẽ làm thay đổi cấu trúc gia đình. Đối với Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì ảnh hưởng của nó đến mô hình cấu trúc gia đình càng đa dạng và phức tạp. Trong bối cảnh xã hội đang biến đổi nhanh, cấu trúc của gia đình không thể không biến đổi nếu như nó muốn thích nghi. Một trong những yếu tố liên quan và có ảnh hưởng đến cấu trúc của gia đình Việt Nam hiện nay là quá trình già hóa dân số. Đầu tiên là mức sinh ngày càng giảm, trong vòng 30 năm qua tổng tỷ suất sinh (TFR) của Việt Nam đã giảm gần một nửa, từ 3,8 con/phụ nữ vào năm 1989 xuống còn 2,09 con/phụ nữ vào năm 2019. Vào năm 1979, số con trung bình của mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 5,43 con, đến năm 2005 giảm xuống còn 2,1 và dao động quanh mức sinh thay thế này từ đó đến nay. Điều này có nghĩa là nếu như trước đây tính trung bình gần 3 người con chịu trách nhiệm phụng dưỡng 01 người già thì hiện nay chỉ còn 01 người con chịu trách nhiệm phụng dưỡng 01 người cao tuổi [89;90]. Cùng với đó, quy mô gia đình Việt Nam có xu hướng không ngừng nhỏ đi, đồng thời cấu trúc của gia đình cũng ngày càng đơn giản hơn theo hướng hạt nhân hóa (gia đình chỉ gồm vợ chồng và các con chưa trưởng thành). 2 Kết quả Tổng điều tra dân số và những cuộc điều tra mẫu (như Điều tra Biến động dân số hàng năm, Điều tra Mức sống hộ gia đình) trong mấy thập kỷ vừa qua cho thấy bình quân nhân khẩu một hộ gia đình sau 10 năm (1999 - 2009) đã giảm đi 0,8 người, từ 4,6 nhân khẩu đến 3,8 nhân khẩu. Số người trung bình trong hộ gia đình là 3,6 năm 2019; 3,8 năm 2009; 4,6 năm 1989 và 5,2 năm 1979 [88;89]. Quy mô gia đình giảm và việc sinh ít con đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng các thành viên trong gia đình chăm sóc người già do số người tiềm năng có thể chăm sóc những người già một cách trực tiếp hay gián tiếp ngày càng ít hơn. Cấu trúc gia đình vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời gian qua có nhiều biến đổi để phù hợp trong bối cảnh hiện đại hóa, trong đó, nổi rõ nhất là việc giảm quy mô gia đình từ việc giảm mức sinh và tăng tỷ trọng số các gia đình hạt nhân (hai thế hệ). Những chiều cạnh của biến đổi cấu trúc gia đình đang diễn ra có liên hệ với nhau, từ quy mô, cơ cấu gia đình đến các chức năng cơ bản của gia đình cũng như các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, bao gồm cả quan hệ hôn nhân,... Do đó, hướng nghiên cứu về sự biến đổi của gia đình trên các chiều cạnh và các yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi cấu trúc gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay có ý nghĩa quan trọng, phù hợp với định hướng phát triển chung của đất nước: “Chú trọng nghiên cứu sự biến động của gia đình Việt Nam hiện đại, để từ đó đề xuất, xây dựng các chính sách phù hợp, hiệu quả” [155]. Câu hỏi đặt ra cho các nhà nghiên cứu xã hội học là: Quá trình biến đổi cấu trúc gia đình trong bối cảnh già hóa dân số ở nông thôn đồng bằng sông Hồng đang diễn ra như thế nào? Những yếu tố của quá trình hiện đại hóa như đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động - việc làm, trình độ học vấn và thu 3 nhập của người lao động đang ảnh hưởng đến sự biến đổi đó như thế nào? Và quá trình biến đổi cấu trúc gia đình có tác động như thế nào đến các mặt đời sống gia đình, bao gồm cả việc chăm sóc người cao tuổi? Hướng nghiên cứu của luận án “Biến đổi cấu trúc gia đình trong quá trình già hóa dân số ở nông thôn đồng bằng sông Hồng” là cần thiết nhằm đi đến trả lời cho các câu hỏi trên. Luận án sẽ góp phần bổ sung, đưa ra các bằng chứng nghiên cứu khoa học nhằm hỗ trợ việc dự báo biến đổi cấu trúc gia đình vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng, phục vụ việc xây dựng các chính sách xã hội về gia đình một cách phù hợp, thích ứng với quá trình già hóa dân số nhanh trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từ nay đến 2030, tầm nhìn 2045. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án đặt ra các mục tiêu nghiên cứu cơ bản như sau: - Làm rõ thực trạng quá trình biến đổi cấu trúc gia đình ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. - Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi cấu trúc gia đình ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng. - Làm rõ tác động của biến đổi cấu trúc gia đình tới đời sống gia đình ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Thực hiện tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan về cấu trúc gia đình, biến đổi cấu trúc gia đình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và già hóa dân số; - Mô tả và làm rõ thực trạng quá trình biến đổi cấu trúc gia đình trong 4 bối cảnh già hóa dân số ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. Trong đó, tập trung vào các biến đổi: biến đổi quy mô, cơ cấu gia đình; biến đổi các mối quan hệ trong gia đình; và quan hệ hôn nhân. - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi cấu trúc gia đình ở ở nông thôn đồng bằng sông Hồng. - Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của quá trình biến đổi cấu trúc gia đình tới các mặt đời sống của gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. - Đề xuất kiến nghị xây dựng các giải pháp chính sách gia đình mới một cách phù hợp nhằm giảm thiểu những tác động không mong muốn tới các mặt đời sống gia đình ở nông thôn. 3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Biến đổi cấu trúc gia đình trong bối cảnh già hóa dân số ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng. 3.2. Khách thể nghiên cứu Cộng đồng dân cư ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Xã Tam Thuấn, Vân Nam huyện Phúc Thọ và Xã Tả Thanh Oai, Vạn Phúc, huyện Thanh Trì thuộc khu vực nông thôn thuộc thành phố Hà Nội; Xã Điền Xá, Tân Thịnh, huyện Nam Trực và Xã Xuân Tân, Xuân Thành tỉnh Nam Định. - Thời gian tiến hành nghiên cứu: 2019 - 2021. 4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Quá trình biến đổi cấu trúc gia đình ở vùng nông thôn đồng bằng sông 5 Hồng hiện nay đang diễn ra như thế nào? - Những yếu tố về đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động - việc làm, trình độ học vấn và thu nhập của người lao động đang ảnh hưởng đến quá trình biến đổi cấu trúc gia đình như thế nào? - Quá trình biến đổi cấu trúc gia đình có tác động như thế nào đến các mặt đời sống gia đình? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết 1: Quy mô, cơ cấu và các mối quan hệ gia đình, hôn nhân ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng đang biến đổi ngày càng nhanh trong bối cảnh già hóa dân số. - Giả thuyết 2: Những yếu tố về đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động - việc làm, trình độ học vấn và thu nhập của người lao động đang ảnh hưởng mạnh đến quá trình biến đổi cấu trúc gia đình ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng. - Giả thuyết 3: Quá trình biến đổi cấu trúc gia đình ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng đang có tác động mạnh đến các mặt đời sống gia đình, bao gồm cả đời sống người cao tuổi. 5. Biến số nghiên cứu và khung phân tích 5.1. Biến số nghiên cứu Luận án xác định các biến số độc lập, phụ thuộc như sau: 5.1.1. Biến số độc lập Đô thị hóa; Lao động - việc làm; Trình độ học vấn; Thu nhập. 5.1.2. Biến số phụ thuộc Quy mô gia đình; Cơ cấu gia đình; Quan hệ gia đình; Quan hệ hôn nhân; Đời sống gia đình. 6 5.1.3. Điều kiện, môi trường chính trị, kinh tế - xã hội Điều kiện, môi trường kinh tế - chính trị - xã hội của khu vực đồng bằng sông Hồng: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; các tổ chức chính trị xã hội; phương tiện truyền thông đại chúng 5.2. Khung phân tích lý thuyết Sơ đồ trên mô tả khung phân tích thể hiện mối quan hệ giữa các biến số được phân tích cụ thể trong luận án. Trong đề tài nghiên cứu này có nhiều vấn đề cần quan tâm, trong đó tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng quá trình biến đổi cấu trúc gia đình và những yếu tố của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tác động tới biến đổi đó; đồng thời phân tích ảnh hưởng của quá trình biến đổi nhanh về cấu trúc gia đình đến đời sống gia đình, đặc biệt là đời sống người cao tuổi ở vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng. Đời sống gia đình - Đô thị hóa - Lao động - việc làm - Trình độ học vấn - Thu nhập ĐIỀU KIỆN, MÔI TRƢỜNG CHÍNH TRỊ, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Biến đổi cấu trúc gia đình - Quy mô gia đình - Cơ cấu gia đình - Quan hệ gia đình - Quan hệ hôn nhân BỐI CẢNH GIÀ HÓA DÂN SỐ 7 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu trên cơ sở vận dụng nguyên lý phép duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét các vấn đề trong bối cảnh lịch sử, xã hội cụ thể. Trên cơ sở lý luận Mác xít, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống đường lối, quan điểm của Đảng ta cũng như chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về vấn đề gia đình và biến đổi gia đình trong bối cảnh già hóa dân số ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. Cụ thể, luận án sử dụng cách tiếp cận theo quan điểm duy vật, biện chứng; Tiếp cận theo phương pháp lịch sử - logic; Tiếp cận theo cách quy nạp, diễn dịch; Cách tiếp cận liên ngành; Cách tiếp cận cấu trúc xã hội; Cách tiếp cận Giới và phát triển và Cách tiếp cận dân số học. 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.2.1. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin a. Thiết kế nghiên cứu và trình tự tiến hành: - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành theo các bước: định tính - định lượng - định tính, trong đó nghiên cứu định lượng là nghiên cứu chủ đạo, nghiên cứu định tính thực hiện ban đầu nhằm khám phá vấn đề để xây dựng công cụ nghiên cứu sát với thực tiễn, nghiên cứu định tính thực hiện sau cùng nhằm bổ sung và làm rõ hơn các phát hiện từ nghiên cứu định lượng. Thứ nhất: phỏng vấn tự do mỗi tỉnh/thành phố 04 người dân và 01 cán bộ (tổng số 08 người dân và 02 cán bộ), được thực hiện sau khi tiến hành tổng quan nghiên cứu nhằm có thêm các thông tin thực tiễn xây dựng công cụ nghiên cứu như: xây dựng các thang đo phù hợp cho mỗi câu hỏi, kiểm tra và bổ sung/thay thế các phương án trả lời cho các câu hỏi phù hợp với thực tế. 8 Bước thứ 2: Điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi. Bảng hỏi sau khi hoàn thiện được điều tra thử với 10 người dân tại Hà Nội để thử khả năng hiểu bảng hỏi như nhau của người dân; thử khả năng tự điền bảng hỏi, những phản hồi của người dân đối với các câu hỏi có khả năng hiểu nhầm hoặc đa nghĩa, những khó khăn khi trả lời và bổ sung những phương án trả lời còn khuyết thiếu, sau đó tiếp tục hoàn thiện bảng hỏi. Trước khi tiến hành điều tra chính thức, bảng hỏi tiếp tục được điều tra thử lần 2 để hoàn thiện. Bước cuối cùng: nghiên cứu định tính. Phỏng vấn sâu người dân và cán bộ xã, thôn/xóm nhằm thu thập thông tin bổ sung cho những phát hiện từ nghiên cứu định lượng, hoặc những vấn đề cần làm rõ thêm từ kết quả phân tích số liệu định lượng về quá trình biến đổi cấu trúc gia đình ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. Ngoài ra, phỏng vấn sâu cũng sẽ góp phần lý giải thêm những lý do về quá trình thay đổi cấu trúc gia đình cũng như các vấn đề về đời sống và các chính sách an sinh xã hội dành cho gia đình người cao tuổi giai đoạn hiện nay. b. Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp phân tích tài liệu: các tài liệu có sẵn liên quan đến luận án và các tài liệu, thông tin thu thập được từ khảo sát. - Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chính kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, trong đó phương pháp định lượng là chủ đạo; phương pháp định tính hỗ trợ trong việc bổ sung thêm các giải thích và bằng chứng thực tiễn. - Phương pháp định lượng: Thu thập thông tin nhân khẩu và lao động của 1000 hộ gia đình và điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi với cỡ mẫu là 496. Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng thông qua công cụ là 9 bảng hỏi để thu thập thông tin từ các câu hỏi được cụ thể hoá ở các biến số, chỉ báo nghiên cứu. Số liệu thu được giúp tác giả phân tích tần suất, tương quan, hồi quy đơn biến, đa biến để đi đến trả lời các câu hỏi sự biến đổi cấu trúc gia đình và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng. - Phương pháp định tính: Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm các bộ quản lý các cấp nhằm thu thập thêm thông tin về những thay đổi trong đời sống gia đình, về các vấn đề liên quan đến đời sống của người cao tuổi như việc làm, thu nhập, lựa chọn nơi ở trong các gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. Ngoài ra, để có các thông tin bổ sung giải thích về các biến đổi cấu trúc gia đình, nghiên cứu chọn bổ sung thêm đối tượng tham gia phỏng vấn sâu là nhóm cán bộ xã, thôn và người dân. 6.2.2. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu 6.2.2.1. Điều tra định lượng bằng bảng hỏi * Cỡ mẫu: - Đặc điểm địa bàn chọn mẫu và khung lấy mẫu: Nghiên cứu được giới hạn thực hiện tại các tỉnh/thành phố thuộc khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng năm 2020. * Phương pháp chọn mẫu: Mẫu được chọn theo trình tự sau: - Bước 1: Lựa chọn địa bàn - Bước 2: Chọn tỉnh/thành phố, huyện, xã - Bước 3: Chọn người dân vào mẫu nghiên cứu Toàn bộ người dân được chọn trong mẫu nghiên cứu được cung cấp thông tin giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu, sau đó được mời 10 tham gia nghiên cứu. Bên cạnh đó, họ cũng được phổ biến về tính khuyết danh của nghiên cứu, việc tham gia nghiên cứu là tình nguyện và họ có thể rút lui khỏi nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào (kể cả khi đã hoàn thành được một phần phiếu hỏi). Với chiến lược chọn mẫu như trên, nghiên cứu sẽ lựa chọn mẫu đại diện cho người dân nông thôn khu vực đồng bằng sông Hồng. Cụ thể, cơ cấu mẫu tại mỗi tỉnh/thành phố tương ứng như sau: Tỉnh/TP Hà Nội Nam Định Tổng Huyện Phúc Thọ Thanh Trì Nam Trực Xuân Trường 4 Xã Tam Thuấn Vân Nam Tả Thanh Oai Vạn Phúc Điền Xá Tân Thịnh Xuân Tân Xuân Thành 8 Thống kê nhân khẩu hộ gia đình 125 125 125 125 125 125 125 125 1000 Phiếu hỏi 62 62 62 62 62 62 62 62 496 Dự phòng 3 3 3 3 3 3 3 3 24 Tại mỗi địa bàn nghiên cứu tác giả lựa chọn một huyện có kinh tế phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều nghề phụ tồn tại song song với nông nghiệp và huyện còn lại thuần nông nghiệp; tương tự như thế đối với việc lựa chọn ở cấp xã. Với địa bàn Hà Nội, tác giả chọn huyện Thanh Trì, nơi có kinh tế phát triển hơn, tốc độ đô thị hóa cao hơn so với huyện Phúc Thọ. Tại Nam Định, tác giả chọn huyện Nam Trực ngay sát thành phố Nam Định với nhiều nghề phụ và có kinh tế phát triển hơn so với hu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bien_doi_cau_truc_gia_dinh_trong_qua_trinh_gia_hoa_d.pdf
  • pdfCV đăng tải luận án của NCS Nguyễn Trung Hiếu- Xã Hội học.pdf
  • pdfThông tin LA TV+TA.pdf
  • pdfTóm tắt LA TA.pdf
  • pdfTóm tắt LA TV.pdf
Luận văn liên quan