Hiệu quả và rủi ro của ngân hàng là hai chủ đề nhận được sự quan tâm trong các nghiên cứu khoa học thực nghiệm trong thời gian gần đây. Theo đó, phần lớn nghiên cứu hiện tại tập trung khai thác các nhân tố có thể tác động đến rủi ro và hiệu quả của các ngân hàng (Chen và cộng sự, 2021; Moudud-Ul-Huq và cộng sự, 2018; Shaban và James, 2018; Moudud-Ul-Huq và cộng sự, 2020; Aebi và cộng sự, 2012; Riewsathirathorn và cộng sự, 2011; Al-Homaidi và cộng sự, 2018). Ngoài ra, có một nhánh nghiên cứu thực nghiệm đang phát triển nhằm mục đích xem xét tác động của nhân tố rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng lên các yếu tố giá cổ phiếu hoặc tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu (Hadad và cộng sự, 2011; Brealey và cộng sự, 2012; Rjoub và cộng sự, 2017; Al-Shubiri, 2010; Ali và cộng sự, 2018). Tuy nhiên, tác giả nhận thấy có ít nghiên cứu thực nghiệm về biến động tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán đến hiệu quả và rủi ro của ngân hàng.
Từ việc khảo lược, tổng hợp và đánh giá các lý thuyết và công trình nghiên cứu thực nghiệm đã có, luận án định vị được các khoảng trống nghiên cứu chính như sau: (i) Có một số ít các bài nghiên cứu đề cập đến vai trò và ảnh hưởng của biến động trong tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán lên yếu tố hiệu quả hoạt động của các ngân hàng; tuy nhiên chiều hướng tác động có sự trái ngược nhau; (ii) Thêm nữa, tác giả chưa phát hiện nghiên cứu khoa học thực nghiệm nào đề cập đến ảnh hưởng của biến động trong tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên yếu tố rủi ro; và (iii) Vai trò của quy mô đến ảnh hưởng của biến động trong tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán đến rủi ro của ngân hàng chưa được xem xét thấu đáo.
Từ những khoảng trống nghiên cứu này, luận án xác định mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của biến động trong tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán lên rủi ro và hiệu quả hoạt động của 24 Ngân hàng Thương mại niêm yết trên các sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn Quý 2/2006- Quý 1/2021. Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp hồi quy sử dụng trên mẫu dữ liệu bảng có tính chất không cân bằng bao gồm phương pháp hồi quy bình phương bé nhất tổng quát (OLS), phương pháp hồi quy kiểm soát các tác động cố định (FEM) và phương pháp hồi quy kiểm soát các tác động ngẫu nhiên (REM) trong đó có kết hợp với các kiểm định khác nhau với mục tiêu chọn ra mô hình thích hợp (như kiểm định nhân tử Lagrange và kiểm định thống kê F) giữa các phương pháp OLS, FEM và REM. Ngoài ra, phương pháp tổng quát hóa thời điểm hệ thống (S-GMM) trên dữ liệu bảng động được sử dụng để kiểm tra tính bền vững (robustness) của các kết quả nghiên cứu thông qua ưu điểm của phương pháp này giúp xử lý khắc phục hiện tượng nội sinh, vấn đề tự tương quan và quán tính trong các cách đo lường yếu tố hiệu quả và rủi ro ngân hàng. Theo đó, luận án sử dụng biến công cụ tổng quát hóa thời điểm (S-GMM) kết hợp với các kiểm định (tự tương quan bậc hai của phần dư - AR(2) và kiểm định Hansen) với mục tiêu kiểm tra hiệu quả của mô hình động, từ đó đạt được các tham số hồi quy đáng tin cậy các phương pháp hồi quy tuyến tính cơ bản.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, biến động trong tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán có ảnh hưởng tích cực lên hiệu quả hoạt động ngân hàng. Kết quả này được hỗ trợ giải thích bởi quan điểm của lý thuyết triển vọng. Bên cạnh đó, trái ngược với lý thuyết bất ổn tài chính và quan điểm lý thuyết nghịch lý biến động, rủi ro của ngân hàng gia tăng trong thời kỳ biến động tăng tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán. Mối quan hệ này tồn tại khi xem xét đến yếu tố quy mô của ngân hàng; theo đó, biến động trong tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán làm gia tăng hiệu quả và rủi ro đáng kể cho các ngân hàng có đặc điểm quy mô tổng tài sản lớn.
Do đó, luận án đóng góp bằng chứng mang tính chất thực nghiệm tại Việt Nam, cho thấy biến động trong tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán gây ra những thay đổi đáng kể trong hiệu quả và rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và tác động này phụ thuộc nhất định vào quy mô của ngân hàng. Từ đó, một số hàm ý chính sách được đề xuất cho ngân hàng nhà nước và các nhà điều hành ngân hàng trong việc nhận thức được tầm quan trọng của biến động trong tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán đến rủi ro và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết.
184 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, hiệu quả và rủi ro: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
@1?
NGUYỄN THÀNH HƯNG
BIẾN ĐỘNG TỶ SUẤT SINH LỢI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NIÊM YẾT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
@1?
NGUYỄN THÀNH HƯNG
BIẾN ĐỘNG TỶ SUẤT SINH LỢI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NIÊM YẾT
NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG (NGÂN HÀNG)
Mã số: 93.40.201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học
TS. PHẠM PHÚ QUỐC
TS. THÂN THỊ THU THỦY
TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, hiệu quả và rủi ro: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết” này là công trình do chính tôi tiến hành nghiên cứu, trong đó tôi cam đoan không có bất cứ nội dung nghiên cứu đã do tác giả khác thực hiện. Kết quả nghiên cứu đạt được là trung thực và có trích dẫn nguồn tham khảo đầy đủ. Nội dung do chính tôi biên soạn, theo đúng quy định và chưa được công bố trong công trình nào khác.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thành Hưng
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến TS. Phạm Phú Quốc, người hướng dẫn khoa học thứ nhất cho luận án. Thầy đã gợi ý giúp cho tôi những ý tưởng làm nền tảng cho việc khám phá trong nghiên cứu. Trong quá trình viết luận án, Thầy rất nhiệt tình hỗ trợ tìm tài liệu cũng như góp ý cho tôi.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến TS. Thân Thị Thu Thủy, người hướng dẫn khoa học thứ hai cho luận án. Cô đã rất tận tâm góp ý và chỉnh sửa luận án. Sự giúp đỡ của Cô giúp tôi hoàn thảnh luận án này.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thành Hưng
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
DN
Corporation
Doanh nghiệp
NH TMCP
Joint stock commercial bank
Ngân hàng thương mại cổ phần
NHNN
Central bank
Ngân hàng Nhà nước
HNX
Hanoi Stock Exchange
Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE
Ho Chi Minh Stock Exchange
Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM
OLS
Ordinary Least Square
Phương pháp hồi quy tuyến tính cổ điển
FEM
Fixed Effect Model
Phương pháp hồi quy tác động cố định
REM
Random Effect Model
Phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên
GMM
Generalized Method of Moments
Phương pháp hồi quy tổng quát hóa thời điểm
S-GMM
System Genneralized Method of Moments
Phương pháp hồi quy tổng quát hóa thời điểm hệ thống
SMV
Stock market volatility
Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán
TTCK
Stock market
Thị trường chứng khoán
TTTC
Financial market
Thị trường tài chính
LM
Breusch-Pagan Lagrange Multiplier
Kiểm định nhân tử Lagrange
UPCOM
Unlisted Public Company Market
Thị trường công ty đại chúng chưa niêm yết
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm về SMV và hiệu quả 2
Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm để lập luận mối quan hệ giữa SMV và rủi ro 2
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 2
Bảng 4.2: Tương quan cặp giữa các biến nghiên cứu 2
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả ngân hàng 2
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của SMV lên rủi ro ngân hàng 2
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy ảnh hưởng của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên hiệu quả trong điều kiện thay đổi quy mô ngân hàng (SIZE) 2
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy ảnh hưởng của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên hiệu quả trong điều kiện thay đổi quy mô ngân hàng (DUM_SIZE) 2
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy ảnh hưởng của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên rủi ro trong điều kiện thay đổi quy mô ngân hàng (SIZE) 2
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy ảnh hưởng của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên rủi ro trong điều kiện thay đổi quy mô ngân hàng (DUM_SIZE) 2
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên hiệu quả (sử dụng phương pháp hồi quy S-GMM) 2
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên rủi ro (sử dụng phương pháp hồi quy S-GMM) 2
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên hiệu quả trong điều kiện thay đổi quy mô của ngân hàng (quy mô tuyệt đối SIZE và sử dụng phương pháp hồi quy S-GMM) 2
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên hiệu quả trong điều kiện thay đổi quy mô của ngân hàng (biến giả quy mô DUM_SIZE và sử dụng phương pháp hồi quy S-GMM) 2
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên rủi ro trong điều kiện thay đổi quy mô của ngân hàng (quy mô tuyệt đối SIZE và sử dụng phương pháp hồi quy S-GMM) 2
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên rủi ro trong điều kiện thay đổi quy mô của ngân hàng (biến giả quy mô DUM_SIZE và sử dụng phương pháp hồi quy S-GMM) 2
Bảng 5.1: Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết có liên quan và kết quả 2
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Các thành tố quan trọng của hệ thống tài chính và phạm vi nghiên cứu 2
Hình 1.2: Dịch chuyển dòng vốn từ tiết kiệm sang đầu tư và các hướng nghiên cứu 2
Hình 2.1: Mô hình hóa cơ chế tác động của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng 2
Hình 2.2: Mô hình hóa lý thuyết giải thích cơ chế ảnh hưởng của SMV lên rủi ro ngân hàng 2
Hình 2.3: Mô hình hóa vai trò của quy mô theo lý thuyết quy mô ngân hàng tối ưu và lý thuyết tính kinh tế theo quy mô 2
TÓM TẮT LUẬN ÁN BẰNG TIẾNG VIỆT
Hiệu quả và rủi ro của ngân hàng là hai chủ đề nhận được sự quan tâm trong các nghiên cứu khoa học thực nghiệm trong thời gian gần đây. Theo đó, phần lớn nghiên cứu hiện tại tập trung khai thác các nhân tố có thể tác động đến rủi ro và hiệu quả của các ngân hàng (Chen và cộng sự, 2021; Moudud-Ul-Huq và cộng sự, 2018; Shaban và James, 2018; Moudud-Ul-Huq và cộng sự, 2020; Aebi và cộng sự, 2012; Riewsathirathorn và cộng sự, 2011; Al-Homaidi và cộng sự, 2018). Ngoài ra, có một nhánh nghiên cứu thực nghiệm đang phát triển nhằm mục đích xem xét tác động của nhân tố rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng lên các yếu tố giá cổ phiếu hoặc tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu (Hadad và cộng sự, 2011; Brealey và cộng sự, 2012; Rjoub và cộng sự, 2017; Al-Shubiri, 2010; Ali và cộng sự, 2018). Tuy nhiên, tác giả nhận thấy có ít nghiên cứu thực nghiệm về biến động tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán đến hiệu quả và rủi ro của ngân hàng.
Từ việc khảo lược, tổng hợp và đánh giá các lý thuyết và công trình nghiên cứu thực nghiệm đã có, luận án định vị được các khoảng trống nghiên cứu chính như sau: (i) Có một số ít các bài nghiên cứu đề cập đến vai trò và ảnh hưởng của biến động trong tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán lên yếu tố hiệu quả hoạt động của các ngân hàng; tuy nhiên chiều hướng tác động có sự trái ngược nhau; (ii) Thêm nữa, tác giả chưa phát hiện nghiên cứu khoa học thực nghiệm nào đề cập đến ảnh hưởng của biến động trong tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên yếu tố rủi ro; và (iii) Vai trò của quy mô đến ảnh hưởng của biến động trong tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán đến rủi ro của ngân hàng chưa được xem xét thấu đáo.
Từ những khoảng trống nghiên cứu này, luận án xác định mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của biến động trong tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán lên rủi ro và hiệu quả hoạt động của 24 Ngân hàng Thương mại niêm yết trên các sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn Quý 2/2006- Quý 1/2021. Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp hồi quy sử dụng trên mẫu dữ liệu bảng có tính chất không cân bằng bao gồm phương pháp hồi quy bình phương bé nhất tổng quát (OLS), phương pháp hồi quy kiểm soát các tác động cố định (FEM) và phương pháp hồi quy kiểm soát các tác động ngẫu nhiên (REM) trong đó có kết hợp với các kiểm định khác nhau với mục tiêu chọn ra mô hình thích hợp (như kiểm định nhân tử Lagrange và kiểm định thống kê F) giữa các phương pháp OLS, FEM và REM. Ngoài ra, phương pháp tổng quát hóa thời điểm hệ thống (S-GMM) trên dữ liệu bảng động được sử dụng để kiểm tra tính bền vững (robustness) của các kết quả nghiên cứu thông qua ưu điểm của phương pháp này giúp xử lý khắc phục hiện tượng nội sinh, vấn đề tự tương quan và quán tính trong các cách đo lường yếu tố hiệu quả và rủi ro ngân hàng. Theo đó, luận án sử dụng biến công cụ tổng quát hóa thời điểm (S-GMM) kết hợp với các kiểm định (tự tương quan bậc hai của phần dư - AR(2) và kiểm định Hansen) với mục tiêu kiểm tra hiệu quả của mô hình động, từ đó đạt được các tham số hồi quy đáng tin cậy các phương pháp hồi quy tuyến tính cơ bản.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, biến động trong tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán có ảnh hưởng tích cực lên hiệu quả hoạt động ngân hàng. Kết quả này được hỗ trợ giải thích bởi quan điểm của lý thuyết triển vọng. Bên cạnh đó, trái ngược với lý thuyết bất ổn tài chính và quan điểm lý thuyết nghịch lý biến động, rủi ro của ngân hàng gia tăng trong thời kỳ biến động tăng tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán. Mối quan hệ này tồn tại khi xem xét đến yếu tố quy mô của ngân hàng; theo đó, biến động trong tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán làm gia tăng hiệu quả và rủi ro đáng kể cho các ngân hàng có đặc điểm quy mô tổng tài sản lớn.
Do đó, luận án đóng góp bằng chứng mang tính chất thực nghiệm tại Việt Nam, cho thấy biến động trong tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán gây ra những thay đổi đáng kể trong hiệu quả và rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và tác động này phụ thuộc nhất định vào quy mô của ngân hàng. Từ đó, một số hàm ý chính sách được đề xuất cho ngân hàng nhà nước và các nhà điều hành ngân hàng trong việc nhận thức được tầm quan trọng của biến động trong tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán đến rủi ro và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết.
Từ khóa: Biến động chỉ số thị trường chứng khoán, rủi ro, hiệu quả, Ngân hàng Thương mại.
ABSTRACT
Bank efficiency and risk are two topics that have received much attention in recent empirical studies. Current studies focus on examining the determinants of bank risk and efficiency (Chen et al., 2021; Moudud-Ul-Huq et al., 2018; Shaban and James, 2018; Moudud- Ul-Huq et al., 2020; Aebi et al., 2012; Riewsathirathorn et al., 2011; Al-Homaidi et al., 2018). In addition, there is a growing strand of empirical research that aims to examine the impact of bank risk and performance on factors of stock price or stock return (Hadad et al., 2011; Brealey et al., 2012; Rjoub et al., 2017; Al-Shubiri, 2010; Ali et al., 2018). However, the author finds that there are few studies on the volatility of stock market returns on the efficiency and risk of banks.
From the review of previous theories and empirical studies, current thesis locates the main research gaps as follows: (i) There are a few studies on the effects of stock market volatility on the efficiency of banks; however, the direction of this impact is inconclusive; (ii) To the best of understandings, the author has not found any research mentioning the effect of stock market return volatility on risk; (iii) There is no research on the role of size on the effect of stock market return volatility on bank risk.
From these research gaps, the thesis aims to detect the impact of stock market volatility on risk and performance of 24 commercial banks listed on Vietnam stock exchanges. Vietnam in the period of 2nd Quarter of 2006 – 1st Quarter of 2021. The thesis uses a combination of panel data regression methods including least squares regression method (OLS), fixed-effect regression method (FEM), random-effect regression method (REM), two-step system generalized method of moments (S-GMM) combined with suitable model selection tests (Lagrange multiplier test and F-statistical test) among OLS, FEM and REM methods. Besides, in order to control for endogeneity, autocorrelation and persistence in the measure of bank efficiency and risk, the thesis uses instrumental technique captured in S-GMM combined with AR and Hansen tests to check validity of dynamic models to make regression coefficients more reliable than traditional regression methods.
The results show that the stock market volatility increases the efficiency of banking operations, which is consistent with the explanation according to prospect theory. Besides, in contrast to the financial instability theory and the perspective of volatility paradox, the bank's risk increases during periods of increased volatility in stock market returns. These impacts exist when taking a bank's size into account; accordingly, the stock market volatility increases efficiency and causes more risks for large-sized banks.
Thus, the thesis contributes to the empirical evidence in emerging markets like Vietnam, showing that stock market fluctuations can also drive the significant changes in the efficiency and risks of the commercial banks in Vietnam and this impact depends on the bank’s size to a certain extent. From there, the thesis provides some policy implications for state banks and bank managers in realizing the importance of stock market volatility on risk and efficiency of the banking system.
Keywords: Stock market volatility, risk, efficiency, commercial banks.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Bối cảnh nghiên cứu
Hệ thống tài chính, thông qua hai cấu phần quan trọng là thị trường chứng khoán và hệ thống các ngân hàng, có một vai trò thiết yếu trong việc dẫn truyền các nguồn vốn hiệu quả giữa các tác nhân kinh tế dư vốn đến các chủ thể thiếu hụt vốn, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế (Levine và Zervos, 1996). Mặc dù tăng trưởng đáng kể về số lượng các công ty niêm yết, khối lượng cổ phiếu được giao dịch và mức vốn hóa chung của thị trường, thị trường chứng khoán vẫn đang ở nhóm các thị trường kém phát triển. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán vẫn là nơi dẫn truyền vốn và đầu tư quan trọng đối với thị trường mới nổi vì vị trí quan trọng của nó trong việc lưu chuyển nguồn vốn cho các hoạt động kinh tế tài chính khác nhau. Thêm nữa, hoạt động của các tổ chức kinh doanh ở các quốc gia mới nổi còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp vốn vay từ hệ thống ngân hàng (Batten và Vo, 2019); các công ty cũng như hộ gia đình có thể huy động vốn từ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết cho các hoạt động nội bộ. Ngoài ra, sự hoạt động lành mạnh của thị trường chứng khoán có tương quan rất chặt chẽ với tình hình tài chính ổn định và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng (Levine, 1998; Rajan và Zingales, 1998) và hệ thống ngân hàng giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia (Tan và Floros, 2012b).
Kết quả tích cực của các ngân hàng Việt Nam đã giúp cho triển vọng xếp hạng của các tổ chức tín dụng Việt Nam nâng cao trong những năm gần đây. Theo đó, 14 NH TMCP Việt Nam nằm trong bảng xếp hạng 500 ngân hàng mạnh của khu vực Châu Á và Thái Bình Dương (2020). Việt Nam giữ vị trí thứ 02 khu vực Châu Á và khu vực Đông Nam Á xét về chỉ số tiếp cận tín dụng. Hệ thống các ngân hàng Việt Nam mặc dù gặt hái được những thành quả đáng ghi nhận kể trên tuy nhiên phải đối mặt với đa dạng rủi ro nhất định. Với những hạn chế trong quản lý và điều hành, khu vực ngân hàng đã bộc lộ nhiều bất ổn. Nợ xấu tăng cao đã làm cho ngân hàng bị suy giảm lợi nhuận. Do quy mô vốn thấp, các ngân hàng Việt Nam trở nên nhạy cảm trước những cú sốc từ bên ngoài. Thêm nữa, nhiều nghiên cứu cho rằng, vấn đề quản trị doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán và tính minh bạch của hệ thống ngân hàng dần trở nên lạc hậu trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển (Batten và Vo, 2019). Những vấn đề bất cập đó đã trở thành rào cản đối với các ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Do vậy, các cơ quan chuyên trách về tình hình thực tế của các ngân hàng Việt Nam đã ban hành 02 đề án quan trọng cơ cấu một cách toàn diện và quyết liệt hệ thống ngân hàng, nhằm giảm thiểu rủi ro, gia tăng hiệu quả từ đó làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Bao gồm: Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” đi kèm với Quyết định số 242/QĐ-TTg được ban hành vào ngày 28 tháng 2 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Chính phủ Việt Nam yêu cầu các ngân hàng thương mại phải hoàn thành việc niêm yết và đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán trước khi kết thúc năm 2020. Việc đưa các ngân hàng lên sàn chứng khoán sẽ làm gia tăng khả năng thu hút được thêm nguồn vốn tài trợ cho các ngân hàng này; tuy nhiên, ngân hàng sẽ phải chịu sự giám sát thị trường hoặc chịu ảnh hưởng từ những thay đổi của thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu của nền kinh tế và giúp dự báo triển vọng tăng trưởng của các DN niêm yết và sự phát triển của TTTC (Nguyễn Minh Kiều và Bùi Kim Yến, 2009). Dòng vốn vận động dựa trên tín hiệu từ TTCK với sự thay đổi chỉ số giá chung của thị trường. Ở góc độ định lượng, thước đo biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán được tính toán từ chỉ số giá chung của thị trường để theo dõi lợi nhuận và khả năng xảy ra rủi ro chung của thị trường. Thị trường chứng khoán phần nào mô tả được tâm lý của nhà đầu tư cũng như có thể đánh giá sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế. Biến động thị trường chứng khoán được xem là chỉ báo cho rủi ro hệ thống; các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng trong rủi ro có xu thế giảm đi các khoản nợ ngân hàng chịu lãi suất cố định (fixed-cost bearing bank loans) để đi tìm nguồn tài trợ tài chính khác (Rashid và Ilyas, 2018) và gây ra ảnh hưởng đến các nguồn vốn huy động của ngân hàng. Thêm nữa, các nguồn vốn huy động này của ngân hàng cũng có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng (García-Herrero và cộng sự, 2009) và có thể cải thiện thanh khoản của ngân hàng để đáp ứng yêu cầu của hoạt động cấp vốn vay kịp thời (Akhtar và cộng sự, 2011).
Giá của các chứng khoán giao dịch trên thị trường phụ thuộc vào giá trị nội tại và các tác lực cung cầu thị trường. Sự tăng và giảm giá đột ngột của các chứng khoán trên thị trường làm xáo trộn tình hình kinh tế thực. Ảnh hưởng tổng thể của những biến động này phản ánh trong chỉ số giá thị trường chứng khoán và lan tỏa đến các khu vực đặc thù trong nền kinh tế, ở đó có các tổ chức tài chính (ví dụ, ngân hàng thương mại) chịu khả năng bị tổn thương khi các biến động này xảy ra (Al‐Rjoub và Azzam, 2012). Theo đó, SMV được nhận thức là rủi ro vĩ mô của nền kinh tế. Từ lập luận này, nghiên cứu về ảnh hưởng của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có thể giúp xem xét cụ thể sự tồn tại của ảnh hưởng này.
Hai ví dụ thực tế thể hiện ảnh hưởng nhất định của biến động TTCK lên hệ thống ngân hàng. Thứ nhất, trong thời kỳ lạm phát cao và khủng hoảng kinh tế (năm 2008), các doanh nghiệp niêm yết kinh doanh khó khăn và tâm lý nhà đầu tư bất ổn và nhạy cảm với rủi ro liên quan đến chỗ sinh lời cho khoản vốn đầu tư. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam liên tục giảm điểm và đe dọa nhu cầu an toàn và sinh lời vốn của nhà đầu tư. Trong khi đó, lãi suất huy động của các NH TMCP đẩy lên quá cao. Dòng tiền chảy mạnh từ thị trường chứng khoán vào ngân hàng dưới dạng tiền gửi tiết kiệm để hưởng lợi từ lãi suất cao. Hành vi này của nhà đầu tư phù hợp với cách giải thích của tác động chắc chắn (certainty effect) (Kahneman và Tversky, 2013), trong đó thị trường chứng khoán biến động cao khiến cho rủi ro không chắc chắn đối với các khoản lời từ hành động đầu tư vào TTCK và nhà đầu tư không đặt nhiều kỳ vọng vào lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán so với các kênh đầu tư an toàn khác như tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng (Rashid và Ilyas, 2018). Như vậy, TTCK có tương quan khá chặt chẽ đối với yếu tố hiệu