2.4.4 Cơ chế giải trìnhViệc thực hiện TNGT là câu hỏi thứ tư cần phải trả lời trong mối quan hệ TNGT. Tuy nhiên, việc giải trình cũng phải dựa theo các tiêu chí áp dụng trong đánh giá như quy trình giải trình, tiêu chuẩn giải trình, kết quả thực hiện TNGT. Các yếu tố này thường được gọi là cơ chế giải trình.Cơ chế giải trình có nhiều giai đoạn và cấu trúc khác nhau, tùy thuộc vào mong muốn (chủ quan) và bối cảnh (Sinclair, 1995). Theo Mulgan (2000b), cơ chế giải trình trách nhiệm là một quy trình bao gồm bốn giai đoạn (i) hình thành giao kết (thỏa thuận); (ii) báo cáo nhằm giải thích sự hợp lý về hành động hoặc quyết định của bên giải trình; (iii) trao đổi hoặc tương tác giữa bên được giải trình và bên giải trình và (iv) đánh giá duy trì hoặc thay đổi giao kết giải trình giữa hai bên.Chúng được cấu trúc bao gồm ba thành phần có liên quan với nhau: “(i) thời điểm giải trình, (ii) tiêu chuẩn giải trình và (iii) mối quan hệ giải trình” ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của cơ chế giải trình (Schillemans, 2016). Việc nhận thức đúng TNGT và hậu quả của hành động góp phần khiến cho các quyết định trở nên khách quan, khoa học và có chất lượng hơn (Schul & Mayo, 2003). Tiêu chuẩn giải trình rõ ràng và phù hợp thúc đẩy việc đảm bảo quy trình được thực hiện hữu hiệu và cải thiện kết quả. Trong khi đó, mối quan hệ giải trình giúp duy trì tính ổn định của cơ chế trách nhiệm giải trình.Các yếu tố trên có mối liên hệ với nhau trong từng giai đoạn, chẳng hạn, theo Scholten & cộng sự (2007), TNGT dựa trên quá trình thực hiện hành động được xác nhận góp phần nhiều hơn trong việc đưa ra các quyết định, do việc suy nghĩ thấu đáo, cân nhắc và nhất quán (Scholten & cộng sự, 2007). Trong khi đó, TNGT kết quả công việc thúc đẩy việc cam kết nhiều hơn đối với các quyết định đã đưa ra (Simonson & Staw, 1992) và mang lại thành quả tốt hơn (Davis & cộng sự, 2007).
268 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 59 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố tác động đến trách nhiệm giải trình kế toán khu vực công tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ THỦY NGỌC SANG
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRÁCH NHIỆM
GIẢI TRÌNH KẾ TOÁN KHU VỰC CÔNG
TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------
LÊ THỦY NGỌC SANG
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRÁCH NHIỆM
GIẢI TRÌNH KẾ TOÁN KHU VỰC CÔNG
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành đào tạo: Kế toán
Mã số: 9340301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Nguyễn Ngọc Dung
2. PGS.TS. Võ Văn Nhị
TP. HỒ CHÍ MINH –NĂM 2023 i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận án: “Các nhân tố tác động đến trách nhiệm giải
trình kế toán khu vực công tại Việt Nam” là sản phẩm nghiên cứu khoa học của
bản thân tôi. Nghiên cứu này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn
Ngọc Dung và PGS.TS. Võ Văn Nhị. Kết quả nghiên cứu chính thức đã được xuất bản
trên một số tạp chí khoa học, trong khi phần còn lại của nghiên cứu vẫn chưa được
công bố tại bất kỳ nơi nào khác. Tất cả các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận án được
thu thập một cách trung thực, chính xác và có nguồn gốc minh bạch.
Tác giả
Lê Thủy Ngọc Sang
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến người hướng dẫn khoa học
của tôi là TS. Nguyễn Ngọc Dung và PGS. TS.Võ Văn Nhị đã tận tình hướng dẫn, hỗ
trợ, định hướng nghiên cứu, sẵn sàng giải đáp những khó khăn, vướng mắc cũng như
đôn đốc tôi hoàn thành kế hoạch đặt ra. Chính nhờ sự động viên, chia sẻ, góp ý quý
báu của Cô, Thầy đã thúc đẩy tôi có thêm động lực trong quá trình hoàn thành luận
án.
Thứ hai, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa và các
đồng nghiệp thuộc Khoa Kế toán- Kiểm toán của Trường Đại học Công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi yên tâm
nghiên cứu.
Thứ ba, tôi xin chân thành cảm tạ quý chuyên gia và quý Ông/Bà đại diện đơn
vị đã giúp tôi hoàn thành bảng khảo sát cũng như giải đáp thắc mắc, đóng góp ý kiến
trong quá trình tôi thực hiện luận án.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện đào tạo Sau đại học,
Khoa Kế toán và những giảng viên của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã tích cực
truyền đạt kiến thức, hỗ trợ và cố vấn cho tôi trong việc hoàn thành chương trình học,
các chuyên đề cũng như luận án tiến sĩ.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã yêu thương, đùm bọc, hy
sinh cũng như bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2023
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ ix
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. x
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xi
TÓM TẮT ............................................................................................................... xii
ABSTRACT ........................................................................................................... xiii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
6. Đóng góp mới của nghiên cứu .............................................................................. 5
6.1 Đóng góp về mặt khoa học .............................................................................. 5
6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn ............................................................................... 6
7. Kết cấu của luận án ............................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................ 8
Giới thiệu ................................................................................................................... 8
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài liên quan đến trách nhiệm giải trình trong khu vực
công ........................................................................................................................... 8
1.1.1 Nghiên cứu tìm hiểu bản chất trách nhiệm giải trình ................................... 9
1.1.1.1 Khái niệm trách nhiệm giải trình .......................................................... 10
1.1.1.2 Cơ chế giải trình .................................................................................... 15
1.1.1.3 Ảnh hưởng của trách nhiệm giải trình đối với việc đưa ra quyết định,
hành vi và kết quả trong khu vực công ............................................................. 17
iv
1.1.2 Các nghiên cứu về TNGT kế toán khu vực công........................................ 19
1.1.3 Nghiên cứu các nhân tố tác động đến trách nhiệm giải trình ..................... 21
1.2 Các nghiên cứu trong nước về trách nhiệm giải trình trong khu vực công ở Việt
Nam ......................................................................................................................... 26
1.2.1 Nghiên cứu tìm hiểu bản chất trách nhiệm giải trình ................................. 26
1.2.2 Nghiên cứu các nhân tố tác động đến trách nhiệm giải trình khu vực công ...
..................................................................................................................... 26
1.3 Kết quả đạt được và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .................................. 28
1.3.1 Kết quả đạt được ......................................................................................... 28
1.3.1.1 Đóng góp từ các nghiên cứu trước liên quan ........................................ 28
1.3.1.2 Lý thuyết nền sử dụng trong các nghiên cứu ........................................ 29
1.3.1.3 Phương pháp nghiên cứu sử dụng ......................................................... 30
1.3.2 Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................. 31
1.3.2.1 Về khái niệm trách nhiệm giải trình ...................................................... 31
1.3.2.2 Về vai trò và tác động của trách nhiệm giải trình trong khu vực công . 32
1.3.2.3 Về các nhân tố tác động tới trách nhiệm giải trình trong khu vực công
........................................................................................................................... 32
1.3.2.4 Về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................. 34
Tóm tắt Chương 1 .................................................................................................... 36
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 37
Giới thiệu ................................................................................................................. 37
2.1 Bản chất trách nhiệm giải trình trong khu vực công ......................................... 37
2.2 Loại trách nhiệm giải trình ................................................................................ 40
2.3 Khái niệm trách nhiệm giải trình trong khu vực công ...................................... 41
2.4 Các thành phần cấu thành trách nhiệm giải trình trong khu vực công .............. 47
2.4.1 Bên giải trình (bên thừa hành) .................................................................. 48
2.4.2 Chủ thể được giải trình (bên ủy nhiệm) ................................................... 49
2.4.3 Nội dung giải trình ................................................................................... 51
2.4.4 Cơ chế giải trình ....................................................................................... 53
v
2.5 Chức năng giải trình trong khu vực công .......................................................... 56
2.5.1 Chức năng đảm bảo .................................................................................. 56
2.5.2 Chức năng báo cáo và trả lời .................................................................... 56
2.5.3 Chức năng giám sát và kiểm tra ............................................................... 58
2.6 Trách nhiệm giải trình kế toán khu vực công .................................................... 59
2.6.1 Ảnh hưởng của cơ sở kế toán đối với trách nhiệm giải trình ................... 62
2.6.2 Ảnh hưởng của thông tin kế toán đối với trách nhiệm giải trình ............. 64
2.6.3 Ảnh hưởng của chất lượng báo cáo tài chính đối với trách nhiệm giải trình
........................................................................................................................... 65
2.7 Các lý thuyết nền ............................................................................................... 66
2.7.1 Lý thuyết đại diện ....................................................................................... 66
2.7.2 Lý thuyết quản lý ........................................................................................ 67
2.7.3 Lý thuyết thông tin hữu ích ......................................................................... 68
2.7.4 Lý thuyết các bên liên quan ........................................................................ 69
2.8 Vận dụng các lý thuyết trong nghiên cứu về trách nhiệm giải trình kế toán khu
vực công .................................................................................................................. 70
Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 71
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 72
Giới thiệu ................................................................................................................... 72
3.1 Thiết kế và quy trình nghiên cứu ....................................................................... 72
3.1.1 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 72
3.1.2 Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 74
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 78
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................. 78
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................................... 80
3.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 81
3.3.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 81
3.3.2 Khái niệm các biến và giả thuyết nghiên cứu ............................................. 83
3.3.2.1 Nhân tố cảm nhận trách nhiệm giải trình ................................................. 83
vi
3.3.2.2 Nhân tố hệ thống kiểm soát nội bộ (khả năng chịu trách nhiệm bên giải
trình) .................................................................................................................. 84
3.3.2.3 Nhân tố kế toán trong khu vực công và trách nhiệm giải trình ............. 85
3.3.2.4 Nhân tố năng lực kế toán (bên giải trình).............................................. 90
3.4 Thang đo các khái niệm nghiên cứu .................................................................. 91
3.4.1 Thang đo năng lực kế toán .......................................................................... 91
3.4.2 Thang đo hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................................... 92
3.4.3 Thang đo cảm nhận trách nhiệm giải trình ................................................. 93
3.4.4 Mô hình kế toán khu vực công ................................................................... 95
3.4.4.1 Thang đo công bố thông tin .................................................................. 95
3.4.4.2 Thang đo chất lượng báo cáo tài chính ................................................. 95
3.4.4.3 Thang đo kế toán dồn tích ..................................................................... 96
3.4.5 Thang đo biến phụ thuộc ............................................................................ 97
3.5 Mẫu chọn, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ........................................... 99
3.5.1 Mẫu chọn và phương pháp chọn mẫu ......................................................... 99
3.5.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ..................................................... 100
3.5.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................. 100
3.5.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu .................................................................. 101
Tóm tắt Chương 3 .................................................................................................. 105
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 106
Giới thiệu ............................................................................................................... 106
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính về trách nhiệm giải trình kế toán khu vực công ....
......................................................................................................................... 106
4.1.1 Khái niệm trách nhiệm giải trình kế toán khu vực công ........................... 106
4.1.2 Kết quả khảo sát nhận thức về trách nhiệm giải trình kế toán khu vực công .
................................................................................................................... 109
4.1.2.1 Nhận thức về trách nhiệm giải trình .................................................... 110
4.1.2.2 Phát triển mô hình TNGT kế toán khu vực công ................................ 115
vii
4.1.2.3 Kết quả áp dụng trách nhiệm giải trình của kế toán khu vực công ở Việt
Nam ................................................................................................................. 120
4.2 Thống kê mô tả mẫu khảo sát .......................................................................... 132
4.3 Kết quả nghiên cứu định lượng ....................................................................... 135
4.3.1 Kiểm định mô hình đo lường .................................................................... 135
4.3.1.1 Kiểm định mô hình đo lường lần 1 ..................................................... 135
4.3.1.2 Kiểm định mô hình đo lường lần 2 ..................................................... 136
4.3.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình cấu trúc ............................................ 137
4.3.2.1 Kiểm định đa cộng tuyến .................................................................... 137
4.3.2.2 Đánh giá mức ý nghĩa và sự phù hợp của các mối quan hệ trong mô hình
cấu trúc ............................................................................................................ 138
4.3.2.3 Đánh giá mức độ dự báo R2 ................................................................ 141
4.3.2.4 Đánh giá ảnh hưởng của quy mô f2 ..................................................... 142
4.3.2.5 Đánh giá mức độ chính xác về dự báo Q2 ........................................... 142
4.3.3 Kiểm tra tác động trung gian .................................................................... 143
4.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 145
Tóm tắt Chương 4 .................................................................................................. 161
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ............................................................... 162
Giới thiệu ............................................................................................................... 162
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 162
5.2 Một số hàm ý ................................................................................................... 165
5.2.1 Hàm ý lý thuyết ......................................................................................... 165
5.2.2 Hàm ý thực tiễn ......................................................................................... 166
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................... 168
5.3.1 Một số hạn chế .......................................................................................... 168
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................... 169
Kết luận chung ....................................................................................................... 169
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ................................................................................... 170
viii
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 171
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1
Phụ lục 1: Phiếu trao đổi với chuyên gia .................................................................... 1
Phụ lục 2: Danh sách chuyên gia ................................................................................ 3
Phụ lục 3: Tổng hợp ý kiến chuyên gia về TNGT ...................................................... 5
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi khảo sát .............................................................................. 12
Phụ lục 5: Tổng hợp thang đo gốc và điều chỉnh thang đo gốc cho phù hợp với bối
cảnh Việt Nam ........................................................................................................... 17
Phụ lục 6: Danh sách nhân sự tham gia khảo sát ...................................................... 28
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết Chữ viết đầy đủ
tắt
BCTC Báo cáo tài chính
CBTT Công bố thông tin
CMKT Chuẩn mực kế toán
GPFR General Purpose Financial Reporting (Báo cáo tài chính dùng cho
mục đích chung)
IFAC International Federation of Accountants (Liên đoàn kế toán quốc
tế)
INTOSAI International Organization of Supreme Audit Institutions (Tổ chức
quốc tế của các cơ quan Kiểm toán tối cao)
IPSASB International Public Sector Accounting Standards Board (Ủy ban
Chuẩn mực kế toán khu vực công quốc tế)
IPSASs International Public Sector Accounting Standards (Các chuẩn mực
kế toán khu vực công quốc tế)
KSNB Kiểm soát nội bộ
NSNN Ngân sách Nhà nước
QLNN Quản lý Nhà nước
TNGT Trách nhiệm giải trình
TTKT Thông tin kế toán
x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thang đo năng lực kế toán ......................................................................... 92
Bảng 3.2 Thang đo hệ thống kiểm soát nội bộ .......................................................... 93
Bảng 3.3 Thang đo cảm nhận trách nhiệm giải trình ................................................ 94
Bảng 3.4 Thang đo công bố thông tin ....................................................................... 95
Bảng 3. 5 Thang đo chất lượng báo cáo tài chính ..................................................... 96
Bảng 3.6 Thang đo kế toán theo cơ sở dồn tích ........................................................ 96
Bảng 3.7 Thang đo TNGT kế toán khu vực công ..................................................... 98
Bảng 3.8 Khung chọn mẫu ...................................................................................... 100
Bảng 3.9 Phân loại biến trong mô hình nghiên cứu ................................................ 103
Bảng 4.1 Các thuật ngữ được sử dụng chỉ trách nhiệm trong các nghiên cứu ....... 110
Bảng 4.2 Việc sử dụng TNGT trong các chính sách, pháp luật .............................. 121
Bảng 4.3 Thống kê mẫu nghiên cứu ....................................................................... 134
Bảng 4.4 Kết quả đo lường độ tin cậy thang đo và giá trị hội tụ ............................ 136
Bảng 4.5 Giá trị HTMT (Heterotrait-Monotrait ratio) ............................................ 137
Bảng 4.6 Giá trị hệ số phóng đại ............................................................................. 138
Bảng 4.7 Mối quan hệ trực tiếp giữa các cấu trúc trong mô hình ........................... 138
Bảng 4.8 Mức độ ảnh hưởng bởi quy mô ............................................................... 142
Bảng 4.9 Giá trị của hệ số Q2 .................................................................................. 143
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của biến trung gian ............................................................. 143
Bảng 4.11 Tác động của các biến trong mô hình .................................................... 145
Bảng 4.12 Bảng so sánh kết quả nghiên cứu .......................................................... 146
xi
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Mô hình tương quan giữa các biến tiềm ẩn ................................................ 77
Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 78
Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 83
Hình 4.1 Mô hình trách nhiệm giải trình khu vực công .......................................... 113
Hình 4.2a Mô hình kế toán truyền thống khu vực tư ... ..116
Hình 4.2b Mô hình kế toán truyền thống khu vực công .116
Hình 4.3 Mô hình kế toán hiện đại (kế toán TNGT) trong khu vực công ............. 117
Hình 4.4 Mô hình đo lường lần 1 ............................................................................ 135
Hình 4.5 Mô hình cấu trúc tuyến tính TNGT kế toán khu vực công ...................... 141
xii
TÓM TẮT
Trách nhiệm giải trình (TNGT) là khái niệm tương đối, đa nghĩa và hiện chưa
được định nghĩa rõ ràng và đầy đủ trong các lĩnh vực khác nhau. Mục đích nghiên
cứu nhằm khám phá vai trò trách nhiệm giải trình dựa trên kế toán khu vực công, để
đề xuất mô hình khái niệm TNGT kế toán khu vực công trong bối cảnh thực tiễn Việt
Nam.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án là phương pháp hỗn hợp. Dữ
liệu định tính được thu thập thông qua phân tích dữ liệu đạt được và phỏng vấn sâu 7
chuyên gia. Dữ liệu định lượng được thu thập khảo sát 510 người làm việc trong 282
đơn vị công. Phần mềm SmartPLS 4.0.9.8 được sử dụng để kiểm định cấu trúc tuyến
tính SEM và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định tính (i) đề xuất được
mô hình khái niệm TNGT kế toán khu vực công chưa từng được ghi nhận trước đó
và (ii) bổ sung bằng chứng thực nghiệm chỉ ra tồn tại quan điểm khác biệt trong nhận
thức về TNGT khu vực công. Kết quả phân tích định lượng cho thấy có 5 nhân tố tác
động trực tiếp và cùng chiều với mức độ tác động giảm dần tương ứng là: Kế toán dồn
tích, Cảm nhận TNGT của bên giải trình đối với bên được giải trình; Chất lượng
BCTC; Công bố thông tin, Năng lực kế toán. Có 3 nhân tố có tác động gián tiếp (trung
gian một phần) là Công bố thông tin, Năng lực kế toán của bên giải trình và Chất
lượng BCTC có tác động trung gian đến TNGT kế toán khu vực công tại Việt Nam.
Trong đó, nhân tố Cảm nhận TNGT của bên giải trình đối với bên được giải trình là
các nhân tố mới lần đầu tiên được kiểm chứng. Nghiên cứu này bổ sung thêm bằng
chứng mới khi chỉ ra rằng Cảm nhận TNGT có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ mối
quan hệ giải trình và qua đó tăng cường TNGT. Về mặt ứng dụng, kết quả nghiên cứu
chỉ ra cho tổ chức lập quy nguyên tắc thiết kế và xây dựng khuôn mẫu BCTC cho
khu vực công nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông tin. Đó là kế toán khu
vực công nên ưu tiên cung cấp thông tin cho mục đích thực hiện TNGT. Theo đó
thông tin kế toán phải dễ hiểu và có khả năng sử dụng nhiều hơn nhằm đáp ứng yêu
cầu theo dõi và đánh giá của công chúng. Như vậy, việc nâng cao TNGT kế toán khu
vực công góp phần thúc đẩy hiệu quả quản trị quốc gia.
Từ khóa: Trách nhiệm giải trình, Năng lực kế toán, Hệ thống KSNB, Chất lượng
BCTC, Công bố thông tin, Cảm nhận TNGT.
xiii
ABSTRACT
Accountability is a broad, multifaceted concept that has yet to be fully defined
in academic research or social life contexts. The study aims to explore the public
sector accounting accountability to propose a conceptual model of public
accountability-based accounting that can be used in line with practice in Vietnam.
The research method used in the thesis is mixed methods research. Qualitative
data from document analysis, in-depth interviews with seven experts, and data from
510 officials, civil servants, and public employees of 282 public entities. The author
tested the research model, SEM linear structure model, hypotheses, and intermediate
effects using SmartPLS 4.0.9.8 software. Qualitative research findings (i) suggest a
conceptual framework of public sector accounting accountability that has never been
documented; (ii) show varying views on how public sector accountability is
perceived. Quantitative analysis results show five factors to consider: Accrual
accounting, Felt accountability, Financial reporting quality, information disclosure,
and Accounting competency. There are 3 factors that have an indirect (partially
mediated) impact: Information disclosure, Accounting competency, and Financial
reporting quality that have an intermediate impact on accountability in public sector
accounting in Vietnam. In the factor of felt accountability to the account-holders, new
factors are tested for the first time. This study adds to the literature by showing that
felt accountability is vital in maintaining relationships and enhancing accountability.
In terms of application, the results of this study provide the organization that makes
rules for designing and building a financial statement template for the public sector
to meet the needs of information users. That is, public sector accountants should
prioritize providing information for accountability purposes. Accordingly,
accounting information must be easier to understand and more usable to meet the
public's monitoring and evaluation requirements. Thus, the improvement of
accountability in public sector accounting contributes to promoting the effeciency of
national governance.
Keywords: accountability, accounting competency, internal control system,
financial reporting quality, information disclosure, felt accountability.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ý nghĩa sơ khai của trách nhiệm giải trình (TNGT) là “giải thích”, có nguồn
gốc từ tiếng Latin, được biết đến từ thế kỷ 13 ở Anh. Tuy nhiên, bằng chứng sớm nhất
liên quan đến thuật ngữ “TNGT” được ghi chép từ năm 1794 (Hoskin & Macve, 1986),
bắt nguồn từ các cuộc đàm phán (Klimoski, 1972; Klimoski & Ash, 1974, theo Hall
& cộng sự, 2017), với ý nghĩa ban đầu là “giải trình” (Hay, 2019), phần lớn liên quan
đến kế toán tài chính cho đến những năm 1980 (Mulgan, 2003; Bovens, 2005). Kể từ
đó, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến như là cụm từ “thời thượng” (Mulgan, 2003)
nhưng khái niệm chính xác TNGT là gì vẫn còn là thách thức (Tooley & Hooks, 2010),
phức tạp, khó nắm bắt (Mulgan, 2000b) và đa màu sắc (Sinclair, 1995) và chưa đầy
đủ ( Hall & cộng sự, 2017).
TNGT được xem là yếu tố nền tảng của tất cả các xã hội và tổ chức tồn tại
trong xã hội đó (Hall & cộng sự, 2003); hiện diện hầu hết trong tất cả các lĩnh vực
kinh tế và xã hội, trong đó phổ biến nhất trong lĩnh vực xã hội học và tổ chức (Mulgan,
2002; Overman & cộng sự 2021). Trong khu vực công, "TNGT gồm hai thành tố (i)
kỳ vọng về năng lực và khả năng giải trình trong tương lai và (ii) khả năng bị trừng phạt
nếu không thực hiện TNGT" (Fox, 2007; Overman & cộng sự, 2021, p.1753). Tuy
nhiên, TNGT có đa nghĩa, phụ thuộc vào từng bối cảnh và thay đổi theo thời gian
(Bovens, 2007).
Ngoài sự khó nắm bắt chung về ý nghĩa của "TNGT", còn có một thách thức
là việc chuyển ngữ nghĩa giữa các ngôn ngữ (Dubnick, 2002). Ở một số quốc gia,
thuật ngữ “TNGT” khó hiểu hơn do ngôn ngữ mẹ đẻ không có từ tương đương. Ở
Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha, sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau như "trách
nhiệm" để thể hiện "TNGT" (Dubnick, 2002).
Trong khu vực công, TNGT là cơ chế ứng phó của một tổ chức với dư luận và
là một biểu tượng của quản trị tốt (Bovens, 2007), hình thành nên sự tin tưởng giữa
các đơn vị công và xã hội (Kluver, 2003). Công chúng có quyền được thông báo về
kết quả quản lý Nhà nước của Chính phủ (Barton, 2006). Tương tự, thủ trưởng các
2
đơn vị công có nghĩa vụ giải trình kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình (Kluver, 2003).
Các khoản chi tiêu sử dụng NSNN chủ yếu có nguồn gốc từ tiền thuế do người dân
đóng góp, do đó BCTC phải cho biết NSNN được sử dụng nhằm mục đích gì và như
thế nào (Tooley & Hooks, 2010). Khác với khu vực tư, hoạt động của các đơn vị công
nhằm mục tiêu xã hội thay vì lợi nhuận (Herawaty & Hoque, 2007). Vì vậy các cơ
quan Nhà nước phải có nghĩa vụ công khai kết quả công việc theo thẩm quyền (Coy
& Pratt, 1998; Stewart, 1984). Roberts (1991) làm rõ hơn khi khẳng định rằng “TNGT
như hòn đá tảng trong việc ngăn ngừa gian lận và kiểm soát”. Tuy nhiên, nếu Chính
phủ có quyền hạn như vậy thì họ sẽ né tránh giải trình trách nhiệm thông qua loại bỏ
chúng để che đậy những yếu kém trước công chúng.
Một cách thể hiện TNGT của các đơn vị công là thực hiện tốt nghĩa vụ công
khai dựa trên việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán. Nghĩa là thông tin kế toán (TTKT)
phải đáp ứng yêu cầu về tin cậy và khách quan kết quả của đơn vị (Faridi & Nazar,
2013). Bằng cách phát triển các chuẩn mực kế toán khu vực công, Ủy ban chuẩn mực
kế toán khu vực công Quốc tế (IPSASB) đặt mục tiêu “tăng cường sự minh bạch, nhất
quán và chất lượng BCTC đơn vị công” trên toàn thế giới. Liên đoàn Kế toán Quốc
tế (IFAC) và IPSASB đều yêu cầu áp dụng CMKT khu vực công nhằm “hướng tới
cải thiện hiệu quả chi tiêu công và tăng cường quản lý nguồn lực công để hướng tới
phát triển bao trùm và bền vững” (Bộ Tài Chính, 2021). Tuy nhiên, theo Dillard &
Vinnari (2019) cho rằng, tăng cường sự minh bạch thông qua công bố nhiều TTKT
hơn không dẫn tới việc tăng cường TNGT như dự đoán. TNGT bị giới hạn bởi những
gì được công bố và những gì được công bố lại bị giới hạn bởi hệ thống kế toán hiện
hành (TNGT dựa trên kế toán-TNGT kế toán). Hơn nữa vẫn thiếu những lý thuyết
nền tảng giúp giải thích mối quan hệ giữa TNGT với kế toán. Liệu TNGT dựa trên
kế toán (quan điểm truyền thống) có cung cấp TTKT tin cậy, hữu ích và hữu dụng
đối với người sử dụng hay ngược lại, cần phải đổi mới kế toán dựa trên TNGT ((Kế
toán TNGT- quan điểm đương đại theo Dillard & Vinnari (2019)). Vậy đâu là nhân
tố ảnh hưởng đến TNGT kế toán. Theo quan điểm đương đại, TTKT tin cậy, hữu ích
liệu có đáp ứng đầy đủ nhu cầu giải trình trách nhiệm. Do đó, cần có nghiên cứu xem
3
xét các nhân tố tác động đến TNGT dựa trên kế toán khu vực công để có thể dự báo
những loại thông tin quan trọng trên BCTC cung cấp cho người sử dụng và có khả
năng sử dụng cho mục đích TNGT.
Bên cạnh đó, thuật ngữ “TNGT” cũng được nhắc tới nhiều trong thời gian gần
đây ở Việt Nam từ các Nghị quyết của Đảng đến các quy định pháp luật, các văn bản
điều hành. Tuy nhiên, chưa có khái niệm chính thức nào được đề cập trong các tài liệu
này mặc dù một số nghiên cứu có đề cập đến vai trò của TNGT cũng như các nhân tố
tác động đến TNGT trong các đơn vị công như nghiên cứu của Trần Thị Yến (2021)
và Phạm Quang Huy (2017) nhưng các nghiên cứu này đều chưa cung cấp hoặc khẳng
định khái niệm TNGT là gì và được hiểu như thế nào trước khi tiến hành điều tra
khảo sát các nhân tố ảnh hưởng.
Trong thực tiễn ở Việt Nam, TNGT thường xuyên được sử dụng trên các diễn
đàn nghị sự, chất vấn hoặc giám sát của Quốc hội, trong các cuộc họp Hội đồng nhân
dân nhưng thực thi chúng như thế nào dường như vẫn chỉ dừng lại ở mức “khẩu hiệu”.
Bởi vì “quan niệm về TNGT vẫn còn khá mới trong nhận thức xã hội” (Phạm Duy
Nghĩa, 2015). Mặt khác, TNGT được sử dụng trong khu vực công ở Việt Nam cho
mục đích chính trị như đấu tranh phòng chống tham nhũng, thất thoát và lãng phí
hoặc với vai trò là phương tiện góp phần cải cách quản trị công thông qua nâng cao
tính minh bạch và TNGT của hệ thống TTKT, tài chính khu vực công. Do đó, chưa
phản ánh hết vai trò của TNGT như bản chất vốn có của nó.
Theo đó, nghiên cứu này đề xuất mô hình khái niệm TNGT kế toán khu vực
công có thể áp dụng tại Việt Nam thông qua nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và đo
lường mức độ tác động của từng nhân tố.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung Xây dựng mô hình TNGT kế toán khu vực công tại Việt Nam
thông qua đó khám phá các nhân tố và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến mô hình khái niệm TNGT kế toán khu vực công tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể
(1) Xây dựng mô hình TNGT kế toán khu vực công;
4
(2) Đánh giá sự phù hợp của mô hình khái niệm TNGT kế toán khu vực công
được đề xuất có phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam;
(3) Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến mô hình khái
niệm TNGT kế toán khu vực công ở Việt Nam.
Để đạt được ba mục tiêu nghiên cứu nêu trên, những câu hỏi nghiên cứu sau
giúp định hướng và thực hiện nghiên cứu:
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, những câu hỏi nghiên cứu tương ứng
sau giúp xác lập quy trình nghiên cứu của luận án:
Q1: Mô hình TNGT kế toán khu vực công ở Việt Nam như thế nào?
Q2: Mô hình TNGT kế toán khu vực công đề xuất có phù hợp với thực tiễn
trong khu vực công ở Việt Nam không?
Q3: Nhân tố nào tác động đến TNGT kế toán khu vực công tại Việt Nam và mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là TNGT và kế toán khu vực công ở Việt Nam cùng
với các nhân tố ảnh hưởng đến TNGT kế toán khu vực công tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến
TNGT kế toán khu vực công tại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính: Xây dựng mô hình khái niệm và mô hình nghiên cứu qua
tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước liên quan trong bối cảnh TNGT kế toán
khu vực công ở Việt Nam nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 1 và câu hỏi nghiên
cứu số 2. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu đạt được và phỏng vấn
sâu chuyên gia.
Nghiên cứu định lượng: Luận án tiến hành xây dựng mô hình các nhân tố tác
động đến TNGT kế toán khu vực công và sử dụng phầm mềm SmartPLS 4.0.9.8 để
kiểm định mô hình đo lường và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) nhằm trả lời câu
hỏi nghiên cứu số 3.
5
6. Đóng góp mới của nghiên cứu
6.1 Đóng góp về mặt khoa học
Một là, đóng góp và làm giàu thêm lý thuyết về TNGT kế toán khu vực công
thông qua đề xuất khái niệm “TNGT kế toán khu vực công” cấu thành từ 5 thành
phần gồm (i) bên giải trình là bên tạo lập, cung cấp và giải thích TTKT cho bên được
giải trình; (ii) người sử dụng thông tin bên ngoài là bên được giải trình; (iii) nội dung
giải trình (TTKT nào hữu ích để giải trình trách nhiệm); (iv) cơ chế giải trình diễn ra
như thế nào (thời điểm, tiêu chuẩn, quy trình lập và cung cấp TTKT và (v) kết quả
giải trình thể hiện trong BCTC góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động như thế nào cho
các đơn vị công.
Hai là, nghiên cứu xác định và đo lường được ảnh hưởng cùng chiều của 5
nhân tố tác động trực tiếp với mức độ tác động giảm dần tương ứng là: Kế toán dồn
tích, Cảm nhận TNGT của bên giải trình đối với bên được giải trình; Chất lượng
BCTC; Công bố thông tin, Năng lực kế toán. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra 3
nhân tố có tác động gián tiếp (trung gian một phần) là Công bố thông tin, Năng lực
kế toán của bên giải trình và Chất lượng BCTC có tác động trung gian đến TNGT kế
toán khu vực công tại Việt Nam. Trong đó, nhân tố Cảm nhận TNGT là nhân tố mới
lần đầu tiên được kiểm chứng tác động đến TNGT kế toán khu vực công.
Ba là, kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu cung cấp bổ sung bằng chứng
thực nghiệm hỗ trợ nhận định, nghiên cứu TNGT trong bất kỳ lĩnh vực, hoặc bối cảnh
nào cũng đều phụ thuộc vào nhận thức người giải trình về nhu cầu, thẩm quyền và
trình độ chuyên môn của bên được giải trình áp dụng trong lĩnh vực tâm lý học xã
hội. Khi nhận thức đúng được vai trò của nhân tố này sẽ giúp tìm giải pháp duy trì
tính bền vững trong mối quan hệ giải trình (cơ chế giải trình) và qua đó, cơ chế giải
trình được hình thành càng trở nên thiết thực hơn trên thực tế.
Bốn là, kết quả nghiên cứu chỉ ra bằng chứng chứng tỏ TNGT được hiểu khác
nhau nhưng việc thực thi TNGT trên thực tế góp phần thúc đẩy hiệu quả quản trị quốc
gia khi có hệ thống BCTC đơn vị công cung cấp đầy đủ thông tin đầy đủ, tin cậy,