Các lý thuyết xác định là có liên quan đến CTKHN như Lý thuyết đánh đổi
tĩnh; Lý thuyết chi phí đại diện; Lý thuyết phát tín hiệu; Lý thuyết phù hợp kỳ hạn; Lý
thuyết thể chế; Lý thuyết về tính sẵn có của thông tin và quyền của chủ nợ. Đánh giá
tổng quan các nghiên cứu trước, các yếu tố ảnh hưởng đến CTKHN được phân loại
gồm 2 nhóm yếu tố: đặc điểm công ty, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở
phân tích tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm để làm cơ sở đưa ra các nhận xét và
tìm ra khoảng trống nghiên cứu. Theo đó các khoảng trống nghiên cứu, luận thực hiện
các mục tiêu nghiên cứu sau: (1) Đánh giá ảnh hưởng của các yếu đến CTKHN; (2)
Đánh giá vai trò điều tiết của chất lượng thể chế đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ đến
CTKHN; (3) Đánh giá vai trò điều tiết của phát triển tài chính đối với ảnh hưởng của
tỷ số nợ đến CTKHN; (4) Đánh giá vai trò điều tiết của nguồn tài trợ dài hạn của nền
kinh tế đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ đến CTKHN. Luận án phát triển 2 mô hình để
kiểm định: Mô hình 1 đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đến CTKHN và tốc độ điều
chỉnh CTKHN. Mô hình 2 đánh giá vài trò điều tiết của các yếu tố chất lượng thể chế,
nguồn tài trợ dài hạn của nền kinh tế và phát triển tài chính đối với ảnh hưởng của tỷ
số nợ đến CTKHN. Luận án sử dụng cách tiếp cận phân tích và xử lý dữ liệu bằng mô
hình hồi quy riêng phần, mô hình đánh giá vai trò điều tiết và kiểm định tính vững.
Trong mô hình nghiên cứu xuất hiện biến trễ của biến phụ thuộc (CTKHN) làm biến
độc lập, hệ số hồi quy của biến này sử dụng để xác định tốc độ điều chỉnh CTKHN và
mô hình được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến CTKHN và tốc độ
điều chỉnh CTKHN cũng như đánh giá vai trò điều tiết trong luận án. Luận án thực
hiện các phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu. Thực trạng chung về thị trường
vốn, phát triển tài chính và chất lượng thể chế. Kết quả kiểm định mô hình 1 cho thấy
các yếu tố ảnh hưởng đến CTKHN và tốc độ điều chỉnh CTKHN của công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: kỳ hạn tài
sản, quy mô công ty, cơ hội tăng trưởng, chất lượng tài sản công ty, tài sản thang
khoản, ảnh hưởng của thuế, lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, phát triển tài
chính cũng cho thấy ảnh hưởng cùng chiều đến CTKHN. Tuy nhiên, ảnh hưởng của
phát tài chính triển tài chính làm CTKHN có lợi hơn là ảnh hưởng của phát triển định
chế tài chính. Kết quả kiểm định mô hình 2 để đánh giá vai trò điều tiết, kết quả choiv
thấy vai trò điều tiết xuất hiện với các yếu tố phát triển tài chính và nguồn tài trợ dài
hạn của nền kinh tế, kết quả này không tìm thấy bằng chứng về vai trò điều tiết của
chất lượng thể chế. Vai trò điều tiết của phát triển định chế tài chính đối với ảnh
hưởng tỷ số nợ làm giảm CTKHN trong khi vai trò điều tiết của phát triển thị trường
tài chính đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ vừa làm tăng giảm CTKNH. Ngoài ra, vai trò
điều tiết của nguồn tài trợ dài hạn của nền kinh tế đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ làm
giảm CTKHN dài hạn. Kiểm định tính vững cũng khẳng định xu hướng chung là các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoáng có sự thay đổi sử dụng nợ từ dài sang
ngắn hạn.
190 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc nợ công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
NGÔ VĂN TOÀN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC NỢ
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
NGÔ VĂN TOÀN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC NỢ
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
BẢO VỆ CẤP TRƯỜNG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
MÃ SỐ: 9 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. LÊ THỊ LANH
2. TS. LÊ THỊ ANH ĐÀO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
********
Tôi tên là: Ngô Văn Toàn
Sinh ngày: 25 tháng 11 năm 1985
Hiện công tác tại: Trường Đại học Tài chính - Marketing
Là học viên nghiên cứu sinh khóa 20 của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh. Mã số NCS: 010120150026
Cam đoan luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc nợ công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng; Mã số: 93.40.20.1
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Lanh và TS. Lê Thị Anh Đào
Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có
tính độc lập, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội
dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong chuyên đề được chú
thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022
Nghiên cứu sinh
Ngô Văn Toàn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của gia đình, đồng nghiệp, quý thầy cô và Trường Đại học Tài chính
– Marketing nơi tôi công tác.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô trường Đại học Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi những kiến thức quý giá trong thời gian học tập
dưới mái trường.
Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Lê Thị Lanh và TS. Lê Thị Anh Đào
- người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Sau Đại Học, chị Vũ Thị Thu Hà – Quản lý lớp
NCS K20 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu của tôi.
Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến Trường Đại học Tài chính - Marketing, Bộ
môn Tài chính doanh nghiệp nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi
mặt cho tôi, để tôi hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong quá
trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận án này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng .... năm 2022
Nghiên cứu sinh
Ngô Văn Toàn
iii
TÓM TẮT LUẬN ÁN
Các lý thuyết xác định là có liên quan đến CTKHN như Lý thuyết đánh đổi
tĩnh; Lý thuyết chi phí đại diện; Lý thuyết phát tín hiệu; Lý thuyết phù hợp kỳ hạn; Lý
thuyết thể chế; Lý thuyết về tính sẵn có của thông tin và quyền của chủ nợ. Đánh giá
tổng quan các nghiên cứu trước, các yếu tố ảnh hưởng đến CTKHN được phân loại
gồm 2 nhóm yếu tố: đặc điểm công ty, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở
phân tích tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm để làm cơ sở đưa ra các nhận xét và
tìm ra khoảng trống nghiên cứu. Theo đó các khoảng trống nghiên cứu, luận thực hiện
các mục tiêu nghiên cứu sau: (1) Đánh giá ảnh hưởng của các yếu đến CTKHN; (2)
Đánh giá vai trò điều tiết của chất lượng thể chế đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ đến
CTKHN; (3) Đánh giá vai trò điều tiết của phát triển tài chính đối với ảnh hưởng của
tỷ số nợ đến CTKHN; (4) Đánh giá vai trò điều tiết của nguồn tài trợ dài hạn của nền
kinh tế đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ đến CTKHN. Luận án phát triển 2 mô hình để
kiểm định: Mô hình 1 đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đến CTKHN và tốc độ điều
chỉnh CTKHN. Mô hình 2 đánh giá vài trò điều tiết của các yếu tố chất lượng thể chế,
nguồn tài trợ dài hạn của nền kinh tế và phát triển tài chính đối với ảnh hưởng của tỷ
số nợ đến CTKHN. Luận án sử dụng cách tiếp cận phân tích và xử lý dữ liệu bằng mô
hình hồi quy riêng phần, mô hình đánh giá vai trò điều tiết và kiểm định tính vững.
Trong mô hình nghiên cứu xuất hiện biến trễ của biến phụ thuộc (CTKHN) làm biến
độc lập, hệ số hồi quy của biến này sử dụng để xác định tốc độ điều chỉnh CTKHN và
mô hình được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến CTKHN và tốc độ
điều chỉnh CTKHN cũng như đánh giá vai trò điều tiết trong luận án. Luận án thực
hiện các phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu. Thực trạng chung về thị trường
vốn, phát triển tài chính và chất lượng thể chế. Kết quả kiểm định mô hình 1 cho thấy
các yếu tố ảnh hưởng đến CTKHN và tốc độ điều chỉnh CTKHN của công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: kỳ hạn tài
sản, quy mô công ty, cơ hội tăng trưởng, chất lượng tài sản công ty, tài sản thang
khoản, ảnh hưởng của thuế, lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, phát triển tài
chính cũng cho thấy ảnh hưởng cùng chiều đến CTKHN. Tuy nhiên, ảnh hưởng của
phát tài chính triển tài chính làm CTKHN có lợi hơn là ảnh hưởng của phát triển định
chế tài chính. Kết quả kiểm định mô hình 2 để đánh giá vai trò điều tiết, kết quả cho
iv
thấy vai trò điều tiết xuất hiện với các yếu tố phát triển tài chính và nguồn tài trợ dài
hạn của nền kinh tế, kết quả này không tìm thấy bằng chứng về vai trò điều tiết của
chất lượng thể chế. Vai trò điều tiết của phát triển định chế tài chính đối với ảnh
hưởng tỷ số nợ làm giảm CTKHN trong khi vai trò điều tiết của phát triển thị trường
tài chính đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ vừa làm tăng giảm CTKNH. Ngoài ra, vai trò
điều tiết của nguồn tài trợ dài hạn của nền kinh tế đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ làm
giảm CTKHN dài hạn. Kiểm định tính vững cũng khẳng định xu hướng chung là các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoáng có sự thay đổi sử dụng nợ từ dài sang
ngắn hạn.
v
THESIS SUMMARY
The identified theories related to the debt maturity structure include Static
Trade-off Theory, Agency cost theory; Signaling theory; The theory of term matching;
Institutional theory; Theory of information availability, and creditor rights. In the
overview of previous studies, the factors affecting the debt maturity structure are clas-
sified into two groups of factors: company characteristics, institutional quality, and
macroeconomics. Based on an overview analysis of empirical studies as a basis for
making comments and finding research gaps. Accordingly, the research gaps, the the-
sis implements the following research objectives: (1) Assess the influence of the fac-
tors on the debt maturity structure; (2) Assess the regulatory role of institutional quali-
ty on the effect of debt ratio on the debt maturity structure; (3) Evaluation of the regu-
latory role of financial development on the effect of debt ratio on debt maturity struc-
ture; (4) Evaluation of the regulatory role of long-term financing of the economy on
the effect of debt ratio on the debt maturity structure. The thesis develops two models
to test: Model 1 evaluates the influence of factors on the debt maturity structure and
the adjustment speed of the debt maturity structure. Model 2 assesses the moderating
role of institutional quality, long-term funding sources of the economy, and financial
development on the influence of debt ratio on the debt maturity structure. The thesis
uses the partial regression model's data analysis and processing approach to evaluate
the regulatory role and test its stability. In the research model, the dependent variable
appears to lag as an independent variable, the regression coefficient of this variable is
used to determine the adjustment speed of the dependent variable, and the model is
used to evaluate the influence of the dependent variable. The factors affecting the debt
maturity structure and the adjustment speed of the debt maturity structure, as well as
the assessment of the regulatory role in the thesis. The thesis analyzes and tests the
research model. General status of capital markets, financial development, and institu-
tional quality. The results of the model 1 test show that the factors affecting the debt
maturity structure and the adjustment speed of the debt maturity structure of listed
companies on the Vietnamese stock market are affected by factors such as asset ma-
turity and size. Companies, growth opportunities, company asset quality, asset liquidi-
ty, tax effects, inflation, and economic growth. In addition, financial development also
vi
shows a positive influence on the debt maturity structure. However, the influence of
financial development on financial development is more beneficial than the effect of
financial institution development. The results of model 2 testing to evaluate the mod-
erating role, the results show that the moderating role appears with the factors of fi-
nancial development and long-term financing of the economy. This result does not
find evidence of the moderating role of institutional quality. The moderating role of
financial institution development on the debt ratio's effect reduces the debt maturity
structure, while the moderating role of financial market development on the debt ra-
tio's effect has both increased and decreased the debt ratio. In addition, the moderating
role of the economy's long-term financing on the effect of the debt ratio reduces the
long-term debt ratio. The sustainability test also confirms the general trend that com-
panies listed on the stock market have a change in debt use from long to short term.
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN ÁN ................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... x
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... xi
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ ........................................................................ xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ........................................................... 4
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu............................................................................... 8
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 8
1.3.1.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 8
1.3.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 8
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 9
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 9
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 9
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 10
1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 10
1.6. Những điểm mới và đóng góp của luận án ............................................................ 11
1.6.1. Những điểm mới của luận án.............................................................................. 11
1.6.2. Đóng góp của luận án ......................................................................................... 12
1.7. Ý nghĩa của luận án ............................................................................................... 13
1.8. Kết cấu của luận án ................................................................................................ 13
CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC . 14
2.1. Khung khái niệm ................................................................................................... 14
2.2. Khung lý thuyết ..................................................................................................... 18
2.2.1. Cấu trúc kỳ hạn nợ .............................................................................................. 18
2.2.2. Lý thuyết đánh đổi .............................................................................................. 19
2.2.3. Lý thuyết phát tín hiệu ........................................................................................ 20
2.2.4. Lý thuyết chi phí đại diện ................................................................................... 21
2.2.5. Lý thuyết phù hợp về kỳ hạn .............................................................................. 21
viii
2.2.6. Lý thuyết thể chế ................................................................................................ 22
2.2.7. Lý thuyết quyền lực chủ nợ và tính sẵn sàng thông tin ...................................... 23
2.2. Các bằng chứng thực nghiệm ................................................................................ 26
2.2.1. Yếu tố thuộc về đặc điểm công ty ...................................................................... 26
2.2.2. Các yếu tố chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô ................................................. 29
2.2.3. Ảnh hưởng các yếu tố đến tốc độ điều chỉnh CTKHN ...................................... 32
2.3. Một số nhận xét và khoảng trống nghiên cứu ....................................................... 33
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 37
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 38
3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ............................................................................. 38
3.2. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 38
3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến CTKHN cho trường hợp các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................................................ 38
3.2.2. Vai trò điều tiết của chất lượng thể chế đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ đến
CTKHN cho trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
...................................................................................................................................... 51
3.2.3. Vai trò điều tiết của phát triển tài chính đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ đến
CTKHN cho trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
...................................................................................................................................... 53
3.2.4. Vai trò điều tiết của nguồn tài trợ dài hạn của nền kinh tế đối với ảnh hưởng của
tỷ số nợ đến CTKHN cho trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. ........................................................................................................... 54
3.3. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 57
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 59
3.4.1. Đo lường biến ..................................................................................................... 59
3.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................. 61
3.4.3. Các kiểm định mô hình ....................................................................................... 64
3.5. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................................ 65
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 66
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 68
4.1. Thị trường vốn, phát triển tài chính và chất lượng thể chế ................................... 68
4.1.1. Thị trường vốn .................................................................................................... 68
4.1.1.1. Ngân hàng và thị trường chứng khoán ............................................................ 68
4.1.1.2. Nguồn tài trợ dài hạn của nền kinh tế .............................................................. 70
ix
4.1.2. Phát triển tài chính .............................................................................................. 71
4.1.3. Chất lượng thế chế .............................................................................................. 73
4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ........................................................................... 76
4.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu .................................................................... 76
4.2.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến ............................................................ 79
4.2.3. Kiểm tra đa cộng tuyến ....................................................................................... 81
4.3. Kết quả hồi quy và thảo luận kết quả .................................................................... 82
4.3.1. Kết quả và thảo luận kết quả hồi quy mô hình 1 ................................................ 82
4.3.2. Kết quả và thảo luận kết quả hồi quy mô hình 2 ................................................ 94
4.3.3. Kiểm định tính vững (Robustness test) ............................................................ 106
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................. 115
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................... 117
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 117
5.2. Hàm ý chính sách ................................................................................................ 121
5.2.1. Hàm ý từ kết quả phân tích ảnh hưởng các yếu tố đến CTKHN và tốc độ điều
chỉnh CTKHN ............................................................................................................. 121
5.2.2. Hàm ý từ kết quả phân tích vai trò điều tiết của phát triển tài chính và nguồn tài
trợ dài hạn của nền kinh tế .......................................................................................... 125
5.3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................... 127
5.3.1. Hạn chế của luận án .......................................................................................... 127
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................. 128
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................. 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........