Luận án Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc và khả năng vận dụng tại Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi xuất hiện cách đây hơn một thế kỷ, trải qua quá trình phát triển đầy biến động và thay đổi nhưng hoạt động đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vẫn không ngừng phát triển; lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư ngày càng tăng lên mạnh mẽ, hình thức đầu tư ngày càng phong phú đa dạng. Có thể nói, trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay trên thế giới, ĐTNN là một trong những hình thức kinh doanh không thể thiếu được củacác quốc gia khi mở cửa và hội nhập. Đến cuối năm 2006, tổng vốn FDI của cảthế giới đạt 1.340 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên 1.600 tỷ USD vào năm 2011. ĐTNN đF và đang mang lợi ích cho tất cả các nước trên thế giới, cả nước nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Lợi ích lớn nhất là việc bổ sung vào năng lực vốn trong nước phục vụ đầu tư mở rộng và phát triển kinh tế, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đa dạng hoá rủi ro và tối đa hoálợi nhuận. Song song với các lợi ích trên, các dòng vốn luân chuyển còn giúp quátrình phân phối nguồn lực trở nên hợp lý hơn trên phạm vi toàn thế giới và góp phần tăng tốc độ phát triển kinh tế cho các nước. Chính phủ của các nước đF và đang phát triển đều tìm cách thu hút ĐTNN thông qua chính sách tự do hoá thương mại và ưu đFiđầu tư của mình. Nhìn chung, lượng vốn ĐTNN thu hút được phụ thuộc vào chính sách và môi trường của nước nhận đầu tư cùng với môi trường quốc tế vàkhu vực, đặc biệt là các ưu đãi và khuyến khích về đầu tư. Những chính sách liên quan bao gồm việc duy trì sự ổn định vĩ mô, cơ sở hạ tầng về tài chính và kỹ thuật, sự mở rộng của thương mại quốc tế và minh bạch về chính trị. Ngoài ra để thêm hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN, hầu hết chính sách ĐTNN đều hướng tới mục đích bảo vệ và nâng cao lợi ích của các nhà đầu tư Trung Quốc là đất nước rộng lớn với hơn 1,3 tỷ người, tài nguyên thiên nhiên phong phú và lịch sử dân tộc rất lâu đời. Sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách vàmở cửa thu hút ĐTNN vào cuối năm 1978 với phương châm của nhà lFnhđạo Đặng Tiểu Bình “không phân biệt mèo trắng hay mèo đen, miễn là bắt được chuột”, Trung Quốc đF rất thành công trong hoạt động thu hút ĐTNN. Từ năm 1992 đến nay, Trung Quốc luôn dẫn đầu các nước đang phát triển và trong danh sách các nước đứng đầu trên thế giới về thu hút ĐTNN. Để có được thành quả đó, chính phủ Trung Quốc đF thực hiện chiến lược trải thảm đỏđón các nhà đầu tư bằng các chính sách và ưu đFi đầu tưđặc biệt. Từ sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 12 năm 2001, Trung Quốc tiếp tục thực hiện nhiều chính sách cởi mở, tạo thuận lợi hơn nữa đối với các nhà đầu tư và đF đạt được hiệu quả cao thể hiện ở lượng vốnĐTNN tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. ĐTNN đem lại tiền vốn, kỹ thuật, công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại cho Trung Quốc nên được coi như chiếc chìa khoá vàngmở cửa cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trên chặng đường mò mẫm làm “kinh tế thị trường” bên cạnh những thành công đạt được, Trung Quốc không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Đối với những nước có xuất phát điểm thấp như Việt Nam, trong quá trình hội nhập, ĐTNN có vai trò hết sức quan trọng trong việcgiải quyết vấn đề thiếu vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý. Vì vậy, việc mở rộng th u hút ĐTNN đF trở thành mục tiêu cơ bản, lâu dài và là hoạt động không thể thiếu được đối với Việt Nam. Với chính sách mở cửa và làm bạn với tất cả các nước trên thế giới không phân biệt chính trị, màu da, hoạt động thu hút ĐTNN tại Việt Nam từ năm 1986 đến nay đF đạt được những kết quả nhất định. ĐTNN đF góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết một số vấn đề bức xúc của xF hội. Tuy nhiên, so với các nước đang phát triển trong khu vực, ĐTNN vào Việt Nam còn chưa được là bao như số lượng chưa nhiều, quy mô dự án còn nhỏ, công nghệ đưa vào chưa thực sự là công nghệ cao. Vấn đề đặt ra là tại sao lại có tình hình như vậy? Các nguyên nhân tạo ra tình trạng đó gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan như: luật pháp, chính sách về ĐTNN; môi trường đầu tư; sự ổn định hay bất ổn về kinh tế, chính trị, xF hội; các yếu tố thuộc về cơ sở hạtầng; trình độ của đội ngũ lao động; những vấn đề thuộc về thủ tục hành chính. Trung Quốc là nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” với Việt Nam, có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về địa lý tự nhiên, về phong tục, tập quán, văn hoá, chế độ chính trị, xF hội và đều có lý tưởng chung là xây dựng đất nước tiến lên Chủ nghĩa XF hội. Vì vậy, nghiên cứu những chính sách thu hút vốn ĐTNN mà Trung Quốc đF và đang thực hiện, cùng những thành công và hạn chế của Trung Quốc trong lĩnh vực này có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với các nước đang phát triển nói chung vàViệt Nam nói riêng. Từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu và vậndụng một cách phù hợp trong việc tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút vốn ĐTNN ở Việt Nam. Thích ứng với yêu cầu đó, tác giả lựa chọn vấn đề: “Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc và khả năng vận dụng tại Việt nam” làm đề tài Luận án Tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại). 2. Tình hình nghiên cứu ĐTNN đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển Do vậy, nó đFtrở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học các nước. Nhận thức đúng tầm quan trọng của ĐTNN, chính phủ các quốc gia này luôn đưa ra những chính sách, chiến lược nhằm thu hút dòng vốn ĐTNN. Trên thế giới các công trình nghiên cứu về ĐTNN đặcbiệt là ĐTNN ở Trung Quốc đF có một số như: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc” của Wu Yarui (1999) ; “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ư nghiên cứu ở sáu nước” của Yaingqui và Annie Wei (2004) và một số nghiên cứu khác về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Trung Quốc của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế của các nước phát triển (OECD). Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu tập trung phân tích và đánh giá về thực trạng FDI ở Trung Quốc, không đi sâu vào phân tích về chính sách ĐTNN ở Trung Quốc. ởViệt Nam, đF có một số đề tài, Luận án Tiến sĩ nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của FDI ở Trung Quốc và Việt Nam như“ Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc” ư Luận án TSKT của TS. NguyễnKim Bảo (1996); “ Kinh nghiệm thu hút vốn ĐTNN ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam” ư Luận án TSKT của TS. Nguyễn Huy Thám ; Xu hướng tự do hoá đầu tư trực tiếp nước ngoài: cơ hội và thách thức đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” ư Luận án TSKT của TS. Nguyễn Thị Việt Hoa (2006); Đề tài khoa học cấp Nhà nước “ Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Vị trí, vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” do TS. Nguyễn Bích Đạt chủ trì . Ngoài ra còn có nhiều bài báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học khác cũng nghiên cứu về FDI của Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, theo tác giả biết thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về các vấn đề mà Luận án dự định nghiên cứu. Như vậy, có thể nói đây là Luận án Tiến sĩ kinh tế đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện cơ sở lý luận về chính sách thu hút vốn ĐTNN của Trung Quốc và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trongviệc hoàn thiện chính sách thu hút vốn ĐTNN. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án: nhằm giới thiệu một cách khái quát một số lý luận chủ yếu về đầu tư nước ngoài, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài để làm rõ động lực thực hiện đầu tư ra nước ngoài và những nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của các công ty đa quốc gia cũng như các chính sách và biện pháp nhằm thu hút đầu tưnước ngoài của chính phủ các nước nhận đầu tư. Luận án sẽ trình bày những thành tựu về thu hút vốnĐTNN mà Trung Quốc đạt được do đF và đang thực hiện những chính sách khuyến khích và hấp dẫn các nhà ĐTNN. Trên cơ sở đó rút ra những bài học thành công và chưa thành công trong thực hiện chính sách thu hút ĐTNN của Trung Quốc. Luận án đồng thời phân tích, đánh giá về các chính sách thu hút ĐTNN ở Việt Nam, những thành công và hạn chế trong thực hiện chính sách đó trong thời gian qua. Trên cơ sở phân tích, đánh giá so sánh đó, Luận án sẽ đưa ra một số biện pháp nhằm vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc để tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam trong những năm tới. Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc và Việt Nam. Nhữngthành công và hạn chế của các chính sách này. Từ đó rút ra các kinh nghiệm thành công và hạn chế để Việt Nam hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm tăng cường thu hút vốn nước ngoài vào Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: ư Luận án nghiên cứu một số chính sách chủ yếu tác động đến hoạt động thu hút ĐTNN của Trung Quốc như chính sách về khu vực đầu tư, lĩnh vực đầu tư; chính sách ưu đFi về tài chính, thuế; chính sách phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán; chính sách cải thiện môi trường, thực trạng về ĐTNN vào Trung Quốc và một số số liệu về ĐTNN để minh họa cho các chính sách. Thời gian nghiên cứu từ năm 1979 đến nay. ư Một số chính sách thu hút vốn ĐTNN ở Việt Nam và những thành công và hạn chế của các chính sách này từ 1986 đến nay. Trong đó các chính sách và số liệu về đầu tư gián tiếp ở cả Trung Quốc và Việt Nam, luận án nghiên cứu chủ yếu về đầu tư gián tiếptrên thị trường chứng khoán. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là phươngpháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử . Các phương pháp cụ thể như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh đối chiếu được sử dụng trong Luận án để rút ra những kết luận có tính quy luật về các hiện tượng kinh tế. 5. Đóng góp của luận án: luận án sẽ có những đóng góp sau ư Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận về ĐTNN và chính sách thu hút vốn ĐTNN. ư Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thu hút vốn ĐTNN của Trung Quốc và rút ra bài học, nhằm giới thiệu kinh nghiệm thu hút vốn ĐTNN ở Trung Quốc để đóng góp vào sự lựa chọn bước đi ngắnnhất cho chính sách thu hút vốn ĐTNN của Việt Nam. ư Kiến nghị một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiệnchính sách thu hút vốn ĐTNN ở Việt Nam. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; Luận án được trình bày trong 3 chương: Chương 1:Lý luận chung về đầu tư nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chương 2:Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của TrungQuốc, thành công ư hạn chế. Chương 3:Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và các giải pháp vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc nhằm hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài củaViệt Nam.

pdf210 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3687 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc và khả năng vận dụng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan