Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2000 toàn thế giới có
580 triệu người trên 60 tuổi và dự đoán đến năm 2020 thế giới sẽ có 1,21 tỷ
người cao tuổi. Đó là sự bùng nổ chưa từng có về số người cao tuổi trên thế
giới [22], [23]. Sự gia tăng dân số già hiện nay có ở tất cả các nước phát triển
và đặc biệt tăng mạnh ở các nước đang phát triển và còn nghèo. Bùng nổ dân
số người cao tuổi đặt ra nhiều thách thức mới cho mỗi quốc gia trên các mặt
xã hội, kinh tế và dịch vụ y tế. Về phương diện dịch vụ y tế, sự thay đổi cơ
cấu dân số từ trẻ đến già làm thay đổi mô hình b ệnh tật và sức khỏe đòi hỏi
nhiều chuyển biến thích nghi trong tổ chức dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng
như quản lý y tế. Các bệnh mạn tính không lây truyền và thoái triển sẽ nổi trội
hàng đầu gây ảnh hưởng sâu sắc tới khả năng làm việc, sinh hoạt và chất
lượng cuộc sống của con người nói chung và tuổi già nói riêng [22], [48],
[53].
Trong các bệnh mạn tính không lây truyền, sa sút trí tuệ là một rối loạn
khá phổ biến và thường gặp ở người cao tuổi. Đây là một chứng bệnh nặng đe
dọa cuộc sống và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi; đồng thời cũng là
gánh nặng với gia đình người bệnh, cộng đồng và xã hội. Tỷ lệ mắc ở người
từ 65 tuổi trở lên là khoảng 5 đến 10%; trên 80 tuổi là 20% và trên 90 tuổi có
thể đến 47% [22], [23], [35], [43]. Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều.
Trung bình cứ sau mỗi khoảng 5 năm, tỷ lệ này lại tăng gấp đôi.
137 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3585 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
-----------------*-----------------
LÊ VĂN TUẤN
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
SA SÚT TRÍ TUỆ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI HAI QUẬN, HUYỆN HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
-----------------*-----------------
LÊ VĂN TUẤN
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
SA SÚT TRÍ TUỆ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI HAI QUẬN, HUYỆN HÀ NỘI
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế
Mã số: 62.72.01.64
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Lê Đức Hinh
2. PGS.TS. Hoàng Văn Tân
HÀ NỘI - 2014
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu kết quả trong Luận án trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Lê Văn Tuấn
4
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thế hệ Thầy giáo, Cô giáo, những
người Anh, người Chị đi trước đã dìu dắt tôi từng bước trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TTND.GS.TS. Lê Đức Hinh, PGS.TS.
Hoàng Văn Tân - Những người Thầy trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Các Thầy là người định hướng
và truyền cho tôi lòng say mê cũng như những kinh nghiệm quý báu trong nghiên
cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám đốc, Khoa Sau Đại học - Viện Vệ
sinh Dịch tễ Trung ương đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học
tập và hoàn thành các nội dung, yêu cầu của chương trình đào tạo nghiên cứu
sinh.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, các Phòng, Ban và Khoa Tâm Thần kinh - Bệnh
viện Lão khoa Trung ương đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Y tế quận Đống Đa và huyện Sóc Sơn;
Trạm Y tế, Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, Hội Người cao tuổi hai phường Phương
Mai, Kim Liên thuộc quận Đống Đa và hai xã Thanh Xuân, Minh Trí thuộc huyện
Sóc Sơn, Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, các Phòng và Bộ môn thuộc Trường Cao đẳng Y
tế Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện
nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn tập thể Lãnh đạo và các đồng nghiệp Vụ Công tác học sinh, sinh
viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhiệt tình giúp đỡ, ủng hộ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi hoàn thành luận án này.
Con luôn ghi nhớ và biết ơn sâu sắc đối với Bố Mẹ, Người đã cho con cuộc sống,
luôn chăm sóc và giúp đỡ con lớn khôn, trưởng thành. Xin cảm ơn vợ và hai con
5
Xuân Mai và Gia Huy, chỗ dựa tinh thần vững chắc của tôi, luôn động viên và tạo
điều kiện tốt nhất về tình cảm, tinh thần cũng như vật chất hỗ trợ tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện thành công luận án này.
Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2014
NCS. Lê Văn Tuấn
6
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 4
1.1. Khái niệm và một số đặc điểm của sa sút trí tuệ 4
1.2. Tình hình nghiên cứu sa sút trí tuệ trên thế giới 9
1.3. Tình hình nghiên cứu sa sút trí tuệ tại Việt Nam 11
1.4. Các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ 13
1.5. Một số biện pháp dự phòng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi trên
thế giới và ở Việt Nam
21
1.6. Một số mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên thế giới
và ở Việt Nam
25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.2. Địa điểm nghiên cứu 34
2.3. Thời gian nghiên cứu 36
2.4. Phương pháp nghiên cứu 36
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 48
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 48
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50
3.1. Tỷ lệ người cao tuổi và đặc điểm của người cao tuổi tại hai 50
7
quận, huyện Hà Nội
3.2. Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi 54
3.3. Kết quả nghiên cứu bệnh - chứng xác định một số yếu tố nguy
cơ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
63
3.4. Mô hình hồi quy xác định các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ
ở người cao tuổi tại Hà Nội 72
Chương 4. BÀN LUẬN 74
4.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 74
4.2. Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại
hai quận, huyện Hà Nội
78
4.3. Xác định một số yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
tại hai quận, huyện Hà Nội
86
4.4. Đề xuất một số biện pháp dự phòng sa sút trí tuệ ở người cao
tuổi tại cộng đồng Hà Nội 100
4.5. Một số hạn chế của đề tài 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106 -
108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
8
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI (Body Mass Index) : Chỉ số khối cơ thể
ĐTĐ : Đái tháo đường
ĐH-CĐ-TCCN : Đại học - cao đẳng - trung cấp chuyên
nghiệp
HDL
(High density lipoprotein)
:
Lipoprotein tỷ trọng cao
LDL
(Low density lipoprotein)
:
Lipoprotein tỷ trọng thấp
MMSE
(Mini Mental State Examination)
:
Trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm trí
thu nhỏ
CI (confidence interval) : Khoảng tin cậy
OR (Odd Ratio) : Tỷ suất chênh
TBMN : Tai biến mạch não
TCYTTG : Tổ chức Y tế Thế giới
THA : Tăng huyết áp
9
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
3.1. Tỷ lệ người cao tuổi so với dân số 50
3.2. Tỷ lệ người cao tuổi theo nhóm tuổi 51
3.3. Tỷ lệ người cao tuổi theo giới tính 52
3.4. Trình độ học vấn của người cao tuổi 53
3.5. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi 54
3.6. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo nhóm tuổi 55
3.7. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo giới tính 56
3.8. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo trình độ học vấn 56
3.9. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử tăng huyết áp 57
3.10. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử tai biến mạch não 58
3.11. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử bệnh tim mạch 59
3.12. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử giảm trí nhớ 60
3.13. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử đái tháo đường 61
3.14. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử có tăng lipid máu 62
3.15. Mối liên quan giữa tai biến mạch não với sa sút trí tuệ 63
3.16. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với sa sút trí tuệ 63
3.17. Mối liên quan giữa tiếng thổi động mạch cảnh với sa sút trí
tuệ
64
3.18. Mối liên quan giữa cơn thiếu máu não thoáng qua với sa sút
trí tuệ ở người cao tuổi
64
3.19. Mối liên quan giữa thừa cân - béo phì với sa sút trí tuệ 65
3.20. Mối liên quan giữa tăng cholesterol máu toàn phần với sa sút
trí tuệ ở người cao tuổi
65
3.21. Mối liên quan giữa biến đổi LDL với sa sút trí tuệ 66
3.22. Mối liên quan giữa biến đổi HDL với sa sút trí tuệ 66
10
3.23. Mối liên quan giữa biến đổi triglycerid máu với sa sút trí tuệ 67
3.24. Mối liên quan giữa biến đổi đường máu lúc đói với sa sút
trí tuệ
67
3.25. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với sa sút trí tuệ 68
3.26. Mối liên quan giữa hoạt động xã hội với sa sút trí tuệ 68
3.27. Mối liên quan giữa hoạt động giải trí với sa sút trí tuệ 69
3.28. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với sa sút trí tuệ 69
3.29. Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với sa sút trí tuệ 70
3.30. Mối liên quan giữa uống rượu với sa sút trí tuệ 70
3.31. Mối liên quan giữa hút thuốc lá với sa sút trí tuệ 71
3.32. Mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ với sa sút trí tuệ 71
3.33. Mô hình hồi quy xác định các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ
ở người cao tuổi Hà Nội
72
11
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình vẽ
sơ đồ
biểu đồ
Tên hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ
Trang
Các hình vẽ
2.1. Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội 35
Các sơ đồ
2.1. Một số yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ 37
4.1. Mô hình dự phòng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại
Hà Nội
101
Các biểu đồ
3.1. Tỷ lệ người cao tuổi ở khu vực nội thành và ngoại
thành theo nhóm tuổi
51
3.2. Tỷ lệ người cao tuổi ở khu vực nội thành và ngoại
thành theo giới tính
52
3.3. Tỷ lệ người cao tuổi ở khu vực nội thành và ngoại
thành theo trình độ học vấn
53
3.4. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi theo khu vực 54
12
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2000 toàn thế giới có
580 triệu người trên 60 tuổi và dự đoán đến năm 2020 thế giới sẽ có 1,21 tỷ
người cao tuổi. Đó là sự bùng nổ chưa từng có về số người cao tuổi trên thế
giới [22], [23]. Sự gia tăng dân số già hiện nay có ở tất cả các nước phát triển
và đặc biệt tăng mạnh ở các nước đang phát triển và còn nghèo. Bùng nổ dân
số người cao tuổi đặt ra nhiều thách thức mới cho mỗi quốc gia trên các mặt
xã hội, kinh tế và dịch vụ y tế. Về phương diện dịch vụ y tế, sự thay đổi cơ
cấu dân số từ trẻ đến già làm thay đổi mô hình bệnh tật và sức khỏe đòi hỏi
nhiều chuyển biến thích nghi trong tổ chức dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng
như quản lý y tế. Các bệnh mạn tính không lây truyền và thoái triển sẽ nổi trội
hàng đầu gây ảnh hưởng sâu sắc tới khả năng làm việc, sinh hoạt và chất
lượng cuộc sống của con người nói chung và tuổi già nói riêng [22], [48],
[53].
Trong các bệnh mạn tính không lây truyền, sa sút trí tuệ là một rối loạn
khá phổ biến và thường gặp ở người cao tuổi. Đây là một chứng bệnh nặng đe
dọa cuộc sống và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi; đồng thời cũng là
gánh nặng với gia đình người bệnh, cộng đồng và xã hội. Tỷ lệ mắc ở người
từ 65 tuổi trở lên là khoảng 5 đến 10%; trên 80 tuổi là 20% và trên 90 tuổi có
thể đến 47% [22], [23], [35], [43]. Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều.
Trung bình cứ sau mỗi khoảng 5 năm, tỷ lệ này lại tăng gấp đôi.
Theo số liệu của châu Âu, nếu ở nhóm tuổi 60-64 tỷ lệ mắc sa sút trí
tuệ là 1%, thì ở nhóm 65-69 tuổi tỷ lệ này là 2%, nhóm 70-74 tuổi là 4%,
nhóm 75-79 tuổi là 8%, nhóm 80-84 tuổi là 16%. Từ 85 tuổi trở lên, trung
bình cứ ba người có một người mắc bệnh Alzheimer và ở độ tuổi từ 95 trở lên
thì cứ hai người có một người mắc sa sút trí tuệ [75], [115]. Dưới góc độ kinh
tế, đây cũng là một trong những bệnh chi phí tốn kém nhất, chỉ đứng sau các
13
bệnh tim mạch và ung thư. Chi phí hàng năm dành cho sa sút trí tuệ rất lớn
[228]. Theo ước tính, tổng chi phí cho công tác chăm sóc sa sút trí tuệ tại
nước Anh là khoảng 6 tỷ bảng Anh mỗi năm bao gồm cả các dịch vụ sức khỏe
và xã hội [35].
Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sa sút
trí tuệ. Theo kết quả dự báo của nghiên cứu Delphi [101], toàn thế giới có
24,3 triệu người mắc sa sút trí tuệ; mỗi năm có thêm 4,6 triệu trường hợp mắc
mới. Tại châu Á, các nghiên cứu dịch tễ học về sa sút trí tuệ của các nước
trong khu vực cho thấy ở Hàn Quốc (1999) là 10,6%; ở Đài Loan (1994) là
3,7%; ở Malaixia (2005) là 14,4%; ở Inđônêxia (2006) là 70,9%; ở Philippin
(2003) là 11,5%; ở Thái Lan (2003) là 11,4% [35].
Ở Việt Nam, trong những thập kỷ gần đây, nhờ những thành tựu phát
triển về kinh tế, văn hóa, xã hội và y tế nhiều chỉ số phát triển đã được cải
thiện, đặc biệt tuổi thọ trung bình trong nửa thế kỷ qua đã tăng lên hai lần
(năm 1945 là 32, đến năm 1999 là 67,8). Năm 1950 nước ta chỉ có 1,95 triệu
người già (chiếm 6,5% dân số); năm 1979 có 3,7 triệu người trên 60 tuổi
chiếm 7,06% tổng dân số. Trong 25 năm qua, không những số người cao tuổi
đang tăng lên nhanh chóng (4,6 triệu năm 1989, 6,2 triệu năm 1999 và 9,1
triệu năm 2004) mà tỷ lệ người cao tuổi trong dân số cũng tăng lên tương ứng
là 7,10%, 8,12% và 8,95%. Theo dự báo, trong 25 năm tới, tỷ lệ người cao
tuổi sẽ tăng gấp đôi lên tới 16% [41]. Cùng với sự “già hoá dân số”, mô hình
bệnh tật ở Việt Nam cũng đang thay đổi rõ rệt, với sự gia tăng nhanh chóng
của các bệnh thoái hoá, trong đó không còn nghi ngờ gì nữa, sa sút trí tuệ thật
sự là thảm hoạ đối với người cao tuổi, không những do tỷ lệ mắc bệnh cao ở
nhóm tuổi này, mà còn do bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng
sống của bản thân người cao tuổi cũng như người nhà bệnh nhân.
Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung cũng như Hà Nội nói riêng, đến nay
mới chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
tại cộng đồng, các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu trên lâm sàng,
14
chưa có các số liệu về dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Trong khi đó,
các nhà chuyên môn hàng đầu về lão khoa nhận định rằng: Dưới góc độ kinh
tế, sa sút trí tuệ cũng là một trong những bệnh chi phí tốn kém nhất, chỉ đứng
sau các bệnh tim - mạch và ung thư. Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới
đã chỉ rõ để phòng tránh và điều trị hiệu quả sa sút trí tuệ, một trong các xu
hướng hiện nay là phát hiện sớm và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ sa sút trí
tuệ với hy vọng làm giảm hoặc chậm khởi phát bệnh [177]. Câu hỏi đặt ra là:
(1) Tình hình mắc sa sút trí tuệ của người cao tuổi ở Hà Nội ra sao? (2) Các
yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ chủ yếu của người cao tuổi là những yếu tố nguy
cơ nào? và (3) Trong số các yếu tố nguy cơ này có những yếu tố nào có thể
cải biến và can thiệp dự phòng? Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề
tài nghiên cứu: “Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai
quận, huyện Hà Nội” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại một số xã,
phường thuộc huyện Sóc Sơn và quận Đống Đa, Hà Nội từ tháng 9 năm
2010 đến tháng 9 năm 2012.
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại
một số xã, phường thuộc huyện Sóc Sơn và quận Đống Đa, Hà Nội.
Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp dự phòng sa sút trí tuệ ở người
cao tuổi tại cộng đồng trên địa bàn Hà Nội.
15
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm và một số đặc điểm của sa sút trí tuệ
1.1.1. Khái niệm về sa sút trí tuệ
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới [231]: "Sa sút trí tuệ là sự
phối hợp rối loạn tiến triển về trí nhớ và quá trình ý niệm hóa, ở mức độ gây
tổn hại tới hoạt động sống hàng ngày, xuất hiện tối thiểu từ sáu tháng qua với
rối loạn ít nhất một trong những chức năng như ngôn ngữ, tính toán, phán
đoán, rối loạn tư duy trừu tượng, điều phối động tác, nhận biết hoặc biến đổi
nhân cách".
Sa sút trí tuệ là một hội chứng lâm sàng bao gồm một tập hợp các triệu
chứng phản ánh sự suy giảm toàn bộ về trí nhớ và trí tuệ nhưng không mất ý
thức, gây trở ngại đến các hoạt động xã hội và nghề nghiệp của một cá thể đối
tượng. Sa sút trí tuệ không phải là một bệnh riêng biệt nhưng có thể do nhiều
rối loạn khác nhau tác động lên não. Nói cách khác, đây là trạng thái suy giảm
nhận thức nặng xảy ra ở những người tình trạng ý thức vẫn bình thường và
không mắc những bệnh có thể gây ra suy giảm nhận thức (như mê sảng, trầm
cảm) [16],[18], [34], [43], [51], [125]. Đây là một trong những rối loạn ảnh
hưởng trầm trọng nhất đến người cao tuổi. Người mắc sa sút trí tuệ gặp nhiều
trở ngại trong cuộc sống, sinh hoạt và các mối quan hệ của họ. Họ cũng mất
khả năng giải quyết vấn đề và kiểm soát xúc cảm, có thể có những thay đổi
tính cách và hành vi như lo âu, hoang tưởng, ảo giác, các rối loạn về ngôn ngữ
và rối loạn vận động hữu ý. Tình trạng suy giảm nhận thức tiến triển nặng
dần, không thể đảo ngược được với biểu lộ nổi bật và xuất hiện sớm nhất là sự suy
giảm về trí nhớ [20], [80], [177], [216].
Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ tăng nhanh theo tuổi, tăng gấp đôi sau mỗi
khoảng 5 năm trong quần thể người trên 60 tuổi. Số liệu thống kê của y văn
thế giới cho thấy tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ khoảng 1% quần thể người từ 60 đến
16
64 tuổi, nhưng chiếm 30 đến 50% trong quần thể người trên 85 tuổi. Tỷ lệ
mắc sa sút trí tuệ trong các viện dưỡng lão từ 60 đến 80% [7], [43].
Cần phân biệt sa sút trí tuệ với quên lành tính của tuổi già là tình trạng
giảm trí nhớ sinh lý của người cao tuổi, hệ quả của sự lão hóa trong đó các
quá trình hoạt động thần kinh-tâm lý bị chậm đi [17], [51], [88]. Người có
chứng quên lành tính của tuổi già tiếp thu các thông tin mới và nhớ lại các
thông tin mới ghi được chậm hơn người bình thường, tuy nhiên nếu có thêm
thời gian để thực hiện những hoạt động này họ vẫn đạt được các thành tích trí
tuệ ở mức của người bình thường. Các hoạt động thường ngày cũng không bị
ảnh hưởng [22].
1.1.2. Nguyên nhân của sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo nguyên
nhân có thể phân loại sa sút trí tuệ do thoái hóa và không do thoái hóa. Căn cứ
trên vị trí tổn thương và các biểu hiện lâm sàng [28] có thể phân loại sa sút trí
tuệ thành sa sút trí tuệ vỏ não và dưới vỏ não.
Sau đây là phân loại sa sút trí tuệ theo nguyên nhân [22], [28]:
- Sa sút trí tuệ nguyên phát (kiểu vỏ não): Bệnh Alzheimer, bệnh Pick,
các hội chứng sa sút trí tuệ thùy trán, phức hợp sa sút trí tuệ kết hợp với một
dạng Alzheimer.
- Sa sút trí tuệ của bệnh mạch não: Nhồi máu não nhiều ổ, nhồi máu
não ở vị trí chiến lược, trạng thái ổ khuyết, bệnh Binswanger, sa sút trí tuệ
mạch máu hỗn hợp.
- Sa sút trí tuệ kiểu dưới vỏ não: Sa sút trí tuệ kết hợp với bệnh
Parkinson, bệnh liệt trên nhân tiến triển, teo nhiều hệ thống, bệnh Huntington,
- Sa sút trí tuệ kiểu dưới vỏ – dưới vỏ: Bệnh thể Lewy lan tỏa, thoái hoá
vỏ não - hạch đáy.
* Sa sút trí tuệ do nhiễm độc: rượu, kim loại nặng hoặc các độc chất
khác.
* Sa sút trí tuệ do nhiễm vi khuẩn, vi-rút: vi-rút gây ra hội chứng suy
17
giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV), các hội chứng sau viêm não; xoắn
khuẩn: giang mai thần kinh; bệnh Lyme; bệnh Prion: bệnh Creutzfeldt -
Jakob.
* Sa sút trí tuệ do bất thường cấu trúc não bộ: Tràn dịch não áp lực
bình thường, máu tụ dưới màng cứng mạn tính, u não.
* Sa sút trí tuệ do nguyên nhân khác: Sa sút trí tuệ giả dạng của trầm
cảm, suy giáp, thiếu vitamin B12, các bệnh chuyển hóa.
1.1.3. Các giai đoạn của sa sút trí tuệ
Triệu chứng nổi bật nhất và xuất hiện sớm nhất là sự suy giảm trí nhớ.
Bệnh tiến triển nặng dần trong vòng từ hai đến mười năm, bệnh nhân sẽ mất
dần các khả năng về nhận thức và trí tuệ, sau cùng mất khả năng sống độc lập,
phụ thuộc vào người khác và tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn [177], [227].
Việc phân chia các giai đoạn của sa sút trí tuệ có vai trò rất quan trọng
trong công tác nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng các biện pháp điều trị trong
công tác quản lý, chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện và cộng đồng [22], [35],
[66], [206]. Cách phân chia giai đoạn thích hợp nhất hiện nay là dựa vào
những tiêu chí như mức biểu hiện của rối loạn chức năng các nhận thức, mức
ảnh hưởng tới các hoạt động sống hàng ngày và điểm thực hiện trắc nghiệm
kiểm tra trạng thái tâm trí thu nhỏ của Folstein (MMSE) [103].
* Sa sút trí tuệ giai đoạn sớm (20 - 24 điểm MMSE)
Triệu chứng nổi bật nhất là giảm trí nhớ gần hay trí nhớ ngắn hạn.
Bệnh nhân thường biểu lộ thiếu sót này dưới hình thức nhắc lại một câu hỏi
đã hỏi nhiều lần, thậm chí hai câu hỏi cùng một nội dung được nhắc lại chỉ
cách nhau vài phút, hoặc hay đi tìm đồ dùng cá nhân vì không nhớ đã để ở
đâu. Vì thế bệnh nhân thường hay có thêm hoang tưởng bị mất cắp. Tình
trạng quên các từ ngữ dùng thường ngày khiến bệnh nhân phải diễn đạt theo
kiểu nói vòng vo, chẳng hạn như không nhớ từ "khăn quàng", nên phải nói là
một vật quấn quanh cổ áo. Các sinh hoạt thường ngày như lái xe, quản lý nhà
cửa, quản lý tiền bạc cũng ngày càng trở nên khó khăn [18].
18
Thay đổi nhân cách, các rối loạn cảm xúc, sự suy giảm khả năng nhận
xét và đánh giá cũng xuất hiện trong giai đoạn sớm của sa sút trí tuệ. Các rối
loạn cảm xúc có thể dao động giữa hai thái cực là trạng thái trầm cảm và trạng
thái hưng phấn. Bệnh nhân thường có những thay đổi tính tình như trở nên
khó tính hơn trước, dễ nóng giận và dễ kích động. Trong giai đoạn sớm này,
bệnh nhân thường có khả năng bù đắp những thiếu sót về trí nhớ nếu như họ
được sinh hoạt trong khung cảnh gia đình đã quen thuộc; tuy nhiên các thiếu
sót về nhận thức và hành vi sẽ bộc lộ dễ dàng