Luận án Đảng bộ quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975

Đề tài: “Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975” được nghiên cứu dưới góc độ khoa học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. Trên cơ sở phương pháp luận sử học, bằng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, đề tài hệ thống hóa và luận giải làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của ĐBQĐ về xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. Qua đó, đánh giá khách quan quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975, đồng thời rút ra một số kinh nghiệm có giá trị lịch sử và hiện thực.

pdf219 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN HỮU HOẠT ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG HẬU CẦN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2016 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN HỮU HOẠT ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG HẬU CẦN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 62 22 03 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Đoàn Ngọc Hải 2. PGS, TS Lê Văn Mạnh HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Hữu Hoạt MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5 9 Chương 1 ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG HẬU CẦN (1969 - 1973) 24 1.1. Yêu cầu khách quan xây dựng lực lượng hậu cần quân đội 24 1.2. Chủ trương xây dựng lực lượng hậu cần của Đảng bộ Quân đội 33 1.3. Đảng bộ Quân đội chỉ đạo xây dựng lực lượng hậu cần 46 Chương 2 ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG HẬU CẦN (1973 – 1975) 65 2.1. Điều kiện mới tác động đến đẩy mạnh xây dựng lực lượng hậu cần quân đội 65 2.2. Chủ trương đẩy mạnh xây dựng lực lượng hậu cần của Đảng bộ Quân đội 72 2.3. Đảng bộ Quân đội chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng lực lượng hậu cần 87 Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 107 3.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần (1969 – 1975) 107 3.2. Kinh nghiệm 128 KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 157 159 160 174 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Bộ Quốc phòng Bộ Tham mưu Bộ tổng Tham mưu Chính trị quốc gia Chủ nghĩa xã hội Công tác hậu cần Đảng bộ Quân đội Hà Nội Hậu cần quân đội Hồ sơ số Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Lực lượng hậu cần Lực lượng vũ trang Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Quân ủy Trung ương Tổng cục Chính trị Tổng cục Hậu cần Trang Trung tâm Lưu trữ Xã hội chủ nghĩa BQP BTM BTTM CTQG CNXH CTHC ĐBQĐ H HCQĐ Hss KCCM, CN LLHC LLVT Nxb QĐND QUTW TCCT TCHC tr TTLT XHCN 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về đề tài luận án Đề tài: “Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975” được nghiên cứu dưới góc độ khoa học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. Trên cơ sở phương pháp luận sử học, bằng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, đề tài hệ thống hóa và luận giải làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của ĐBQĐ về xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. Qua đó, đánh giá khách quan quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975, đồng thời rút ra một số kinh nghiệm có giá trị lịch sử và hiện thực. Nội dung cơ bản của đề tài gồm 3 chương: chương 1 và chương 2, tác giả tái hiện quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975; chương 3, tác giả tổng kết lịch sử đưa ra nhận xét và rút một số kinh nghiệm về quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội đặc biệt. Trong chiến tranh, quân đội là lực lượng trực tiếp quyết định thắng lợi trên chiến trường. Quy luật của chiến tranh là mạnh được, yếu thua. Mạnh, yếu là kết quả tương quan so sánh sức mạnh của các bên tham chiến. Đó là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó hậu cần là một yếu tố quan trọng, góp phần hình thành và quyết định sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội. Do vậy, bất kỳ một giai cấp, nhà nước nào tổ chức ra quân đội đều chăm lo xây dựng LLHC vững mạnh toàn diện, đủ sức bảo đảm đầy đủ mọi nhu cầu vật chất, kỹ thuật cho quân đội xây dựng, trưởng thành và chiến đấu thắng lợi. Nhận thức sâu sắc những vấn đề cơ bản về chiến tranh và quân đội, trong cuộc KCCM, CN Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng chăm lo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, LLHC quân đội nói riêng 6 vững mạnh về mọi mặt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định sự trưởng thành và chiến thắng của quân đội và LLHC quân đội. Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, đã mở ra thời cơ có lợi cho cuộc KCCM, CN của dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương nhanh chóng tăng cường lực lượng vũ trang cách mạng, để tận dụng thời cơ mới đưa cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ giành thắng lợi quyết định “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Theo đó, ĐBQĐ đã tập trung lãnh đạo xây dựng các lực lượng vững mạnh về mọi mặt, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong các cuộc tiến công chiến lược, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari, rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam; tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Sự lớn mạnh và trưởng thành của quân đội nói chung, LLHC quân đội nói riêng trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975 đã khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo trong lãnh đạo xây dựng lực lượng của ĐBQĐ. Sự lãnh đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975 rất phong phú và đa dạng, để lại nhiều kinh nghiệm quý, cần được nghiên cứu, tổng kết để kế thừa trong lãnh đạo xây dựng LLHC giai đoạn hiện nay. Ngày nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN có bước phát triển mới, đòi hỏi phải ra sức xây dựng quân đội, LLHC cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Kế thừa và phát triển những thành tựu đã đạt được, những kinh nghiệm rút ra trong lãnh đạo và thực tiễn lịch sử xây dựng, phát triển là một trong những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng LLHC quân đội. Vì thế, nghiên cứu, tổng kết quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975 là vấn đề có tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Từ những lý do trên tác giả chọn đề tài “Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975” làm Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975, rút ra một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng vào xây dựng LLHC quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ yêu cầu khách quan ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương và chỉ đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. Nhận xét và rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Hoạt động lãnh đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975, trên hai phương diện: hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực hiện. * Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: tập trung nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của ĐBQĐ về xây dựng hệ thống tổ chức hậu cần; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần ở cấp chiến lược (bao gồm các cơ quan, đơn vị, cơ sở thuộc TCHC, Đoàn 500 và Đoàn 559). Về không gian: không gian khu vực đứng chân và hoạt động của các cơ quan, đơn vị, cơ sở thuộc TCHC, Đoàn 500 và Đoàn 559 (bao gồm cả chiến trường miền Nam, miền Bắc Việt Nam; chiến trường Lào và Campuchia). Về thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 năm 1969 đến tháng 4 năm 1975. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Đề tài nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến tranh và quân đội, về xây dựng LLVT, trực tiếp là xây dựng hậu phương, hậu cần trong chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. 8 * Cơ sở thực tiễn Thực tiễn quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC và thực tiễn phát triển LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. * Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành lịch sử, như: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và sự kết hợp hai phương pháp đó là chủ yếu. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sách, tổng kết thực tiễn, phương pháp chuyên gia để hoàn thiện luận án. 6. Đóng góp mới của luận án Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. Đưa ra nhận xét và rút một số kinh nghiệm từ quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn Làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo trong lãnh đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. Cung cấp một số luận cứ khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo xây dựng LLHC đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN giai đoạn hiện nay. Luận án là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội... 8. Kết cấu của luận án Luận án kết cấu gồm: phần mở đầu, phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 03 chương (08 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 9 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TỀ TÀI 1. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1. Những công trình nghiên cứu của tác giả trong nước 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về công tác hậu cần Về công tác hậu cần quân đội [97], tác giả Trần Đăng Ninh đã đề cập khá đầy đủ những vấn đề cơ bản về mặt lý luận hậu cần từ vì trí, vai trò, nội dung, nhiệm vụ đến những giải pháp nâng cao chất lượng CTHC quân đội. Công trình có giá trị lý luận to lớn đối với công tác giáo dục và xây dựng ngành HCQĐ, là cơ sơ để tác giả làm rõ tính tất yếu ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN. Các công trình: Biên niên sự kiện lịch sử Hậu cần quân đội nhân dân Việt Nam (1954-1975) [141], Lịch sử Công tác đảng, công tác chính trị ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam (Biên niên sự kiện) tập 1 (1950 – 1975) [142], đã khái lược hệ thống sự kiện trong CTHC diễn ra theo trình tự thời gian từ năm 1950 đến năm 1975. Đây là cơ sở xuất phát để tác giả luận án tìm đến các tài liệu gốc phản ánh quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN. Lịch sử Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 2 (1954- 1975) [144], tập thể tác giả đã tái hiện toàn bộ các hoạt động của CTHC quân đội mà chủ yếu ở cấp chiến lược, diễn ra trong cuộc KCCM, CN. Kết quả các mặt hoạt động của CTHC trong cuộc KCCM, CN được dựng lại theo năm giai đoạn chiến lược của cuộc chiến tranh thành 05 chương [144, tr. 13 - 565]. Phần kết luận, các tác giả đã khái quát những ưu, khuyết điểm chính và nguyên nhân của CTHC trong cuộc KCCM, CN [144, tr. 566 - 579]. Công trình này đã đề cập chi tiết các sự kiện lịch sử của CTHC quân đội chủ yếu là hoạt động tổ chức bảo đảm hậu cần và kết quả của nó với các số liệu minh chứng cụ thể. Đây là nguồn tài liệu phong phú để tác giả tham khảo, kế thừa trong luận án. Tổng kết hậu cần trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) [147], là công trình tổng kết lịch sử CTHC trong cuộc KCCM, CN, chủ yếu trên lĩnh vực chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động của CTHC quân đội ở cấp chiến lược. Công trình gồm hai phần chính và phần phụ lục. Phần diễn 10 biến CTHC, tập thể tác giả đã trình bày theo năm giai đoạn chiến lược của chiến tranh thành 05 chương [147, tr. 11 - 490]; phần đánh giá kết quả và kinh nghiệm, tập thể tác giả đi từ khái quát vai trò, nhiệm vụ, các điều kiện chi phối CTHC đến trình bày kết quả đạt được, nguyên nhân và rút ra tám bài học kinh nghiệm của CTHC trong cuộc KCCM, CN [147, tr. 491 - 648]. Công trình này đã đề cập khách quan và toàn diện các hoạt động của CTHC trong cuộc KCCM, CN chủ yếu về mặt tổ chức thực hiện. Về hoạt động lãnh đạo của Đảng nói chung, ĐBQĐ nói riêng đối với CTHC và xây dựng LLHC công trình này chưa đề cập tới. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để tác giả kế thừa một cách có hệ thống quá trình chỉ đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN. Lịch sử Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam tập 2 (1955 – 1975) [12], là công trình lịch sử, tổng kết quá trình ĐBQĐ lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và lãnh đạo xây dựng ĐBQĐ vững mạnh về mọi mặt trong suốt cuộc KCCM, CN. Dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, tập thể tác giả đã tái hiện khá đầy đủ và chính xác những sự kiện của ĐBQĐ diễn ra trong suốt 21 năm KCCM, CN của dân tộc Việt Nam. Diễn biến quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng Quân đội và xây dựng ĐBQĐ (1955 – 1975), được tập thể tác giả trình bày thành 05 chương (từ chương sáu đến chương mười) tương ứng với năm giai đoạn chiến lược của cuộc KCCM, CN [12, tr. 11 – 839]. Phần kết luận, tập thể tác giả đã khái quát những đặc điểm lớn chi phối hoạt động lãnh đạo của ĐBQĐ; những thành công chủ yếu trong lãnh đạo xây dựng Quân đội và xây dựng Đảng bộ của ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN; đồng thời, làm rõ nguyên nhân của những thành công đó [12, tr. 840 – 870]. Công trình đã hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của ĐBQĐ đối với toàn quân và toàn Đảng bộ trong cuộc KCCM, CN. Đây là cơ sở lý luận trực tiếp để tác giả luận án làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. Ngoài những công trình trên, còn một số công trình tổng kết CTHC trong cuộc KCCM, CN theo từng chuyên đề, từng giai đoạn lịch sử khác nhau như: Hậu cần trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 11 [139], Tổng kết chuyên đề tổ chức hậu cần khu vực ở chiến trường Nam Bộ - cực Nam Trung Bộ (B2) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [3], Lịch sử Vận tải quân đội nhân dân Việt Nam [140], Công tác hậu cần trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc (2.1965 – 1.1973) [146], Các công trình này đã nêu bật được lịch sử xây dựng và trưởng thành cũng như kết quả to lớn của ngành HCQĐ phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu và chiến thắng. Đồng thời, đều khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của CTHC quân đội trong cuộc KCCM, CN. 50 năm ngành Hậu cần xây dựng và hoạt động theo tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm và hướng phát triển [145] gồm bài đề dẫn và 46 bài tham luận tại Hội thảo khoa học “50 năm ngành Hậu cần xây dựng và hoạt động theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Kinh nghiệm và hướng phát triển” do TCHC tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 50 năm Ngày truyền thống ngành HCQĐ. Nội dung các bài tham luận khá phong phú, đa dạng, đã tập trung làm nổi bật: những vấn đề cốt lõi trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về hậu cần; kết quả và kinh nghiệm qua 50 năm ngành HCQĐ xây dựng và hoạt động theo tư tưởng hậu cần của Người. đồng thời, đề xuất hướng vận dụng trong xây dựng và hoạt động của ngành HCQĐ trong giai đoạn cách mạng mới. Khi đề cập đến CTHC trong cuộc KCCM, CN các tác giả đều thống nhất một số nội dung cơ bản là: Hậu cần là một mặt công tác quân sự của Đảng, yếu tố cấu thành sức mạnh chiến đấu của quân đội, của LLVT, quyết định đến thắng lợi của cuộc chiến tranh [145, tr. 24]. Trong cuộc KCCM, CN mọi hoạt động và tổ chức của ngành HCQĐ đều thực hiện theo quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là quan điểm hậu cần nhân dân; quan điểm cần, kiệm, tự lực, tự cường; quan điểm hết lòng phục vụ bộ đội [145, tr. 26]. Quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, của Hồ Chí Minh về CTHC, tổ chức chỉ đạo và thực hiện bằng những giải pháp sáng tạo trong cuộc KCCM, CN ngành HCQĐ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm 12 mọi nhu cầu vật chất, kỹ thuật cho quân đội, cho LLVT xây dựng, trưởng thành và chiến đấu thắng lợi. Hậu phương và công tác hậu cần trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc [6], tập thể tác giả trên cơ sơ nghiên cứu sâu sắc những vấn đề cơ bản về lý luận hậu cần, thực tiễn, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động của CTHC trong lịch sử dân tộc, trên thế giới và thực tiễn tình hình nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho quân đội hiện nay, từ đó đưa ra những vấn đề cơ bản nhất dưới góc độ lý luận chung về CTHC, hậu phương trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay. Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác hậu cần quân đội từ 1945 đến 1969 [126], bằng những luận cứ khoa học tác giả Đoàn Quyết Thắng khẳng định: quá trình cùng Trung ương Đảng và Chính Phủ lãnh đạo CTHC trong chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Hồ Chí Minh đã có những cống hiến to lớn đối với CTHC quân đội. Về mặt lý luận hậu cần, Hồ Chí Minh đã xác lập hệ thống quan điểm chỉ đạo bao gồm: quan điểm hậu cần nhân dân; quan điểm cần, kiệm, tự lực, tự cường trong CTHC; quan điểm tận tâm, tận lực phục vụ bộ đội [126, tr. 38 – 60]. Về mặt thực tiễn, Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng chỉ đạo chặt chẽ mọi hoạt động CTHC quân đội, không ngừng chăm lo xây dựng ngành HCQĐ vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tác giả cũng đã khẳng định giá trị lịch sử, hiện thực những cống hiến của Người đối với CTHC quân đội cả về mặt lý luận và thực tiễn; đồng thời, chỉ ra phương hướng tiếp tục phát huy giá trị những cống hiến của Hồ Chí Minh trong xây dựng ngành HCQĐ hiện nay. “Quán triệt những quan điểm của Đảng trong công tác hậu cần” [98], tập thể tác giả khẳng định: hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam là hậu cần của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. Để bảo đảm cho CTHC đi đúng hướng và đạt chất lượng cao cần phải quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo đó là: quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng, quan điểm thực tiễn, quan điểm chiến tranh nhân dân và quan điểm cần, kiệm, dựa vào sức mình là chính [98, tr. 30 - 35]. Đồng thời, 13 bài báo cũng đề cập trên cơ sơ quán triệt các quan điểm trên cần phải xây dựng và giải quyết tốt các mối quan hệ trong CTHC mới bảo đảm cho ngành HCQĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ. “Không ngừng nâng cao chất lượng công tác hậu cần” [129], tác giả Trần Thọ khẳng định: để góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng, phát huy sức mạnh chiến đấu của các LLVT, đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ cách mạng, phải không ngừng nâng cao chất lượng CTHC. Từ thực tiễn, kinh nghiệm và yêu cầu của CTHC, tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp (nhóm bảo đảm cho thể lực của bộ đội và uy lực của vũ khí, trang bị kỹ thuật được phát huy cao nhất; nhóm thực hành bảo đảm với hiệu suất cao) để nâng cao chất lượng CTHC. “Bài học thắng lợi của công tác hậu cần trong chiến tranh nhân dân chống Mỹ, cứu nước” [127] Thượng tướng, Đinh Đức Thiệ
Luận văn liên quan