Luận án Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2020

Nông nghiệp là ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong quá trình sản xuất vật chất, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, ổn định xã hội và phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ của các quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là cơ sở vững chắc, là tiền đề và động lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước, kể cả trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay. Nghị quyết số 26 - NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, là cơ sở, lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh - quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái; CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH; phát triển toàn diện, hiện đại nông nghiệp là then chốt. Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ, nơi có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, nhưng cũng chính là nơi phải đối mặt với những khó khăn, khắc nghiệt của thiên tai, bão lũ, lụt lội, hạn hán, gió Lào Trước năm 2010, nông nghiệp Hà Tĩnh phát triển chưa toàn diện, còn lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất còn nhiều hạn chế. Trong những năm 2010 - 2020, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, chỉ đạo đổi mới và phát triển KTNN, nhờ đó KTNN Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt trên 3%/năm, sản lượng lương thực đạt trên 52,6 vạn tấn/năm, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân ngày càng được phát huy. Nông dân phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Qua đó khẳng định, KTNN ngày càng thể hiện vai trò “trụ đỡ” cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

doc240 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Huy Hùng MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 NỘI DUNG 11 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 11 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 30 Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (2010 - 2015) 36 2.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển kinh tế nông nghiệp 36 2.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp 60 Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (2015 - 2020) 89 3.1. Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp 89 3.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp 107 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 137 4.1. Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển kinh tế nông nghiệp (2010 - 2020) 137 4.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp (2010 - 2020) 155 KẾT LUẬN 170 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 173 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174 PHỤ LỤC 197 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 01. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 02. Hội đồng nhân dân HĐND 03. Kinh tế nông nghiệp KTNN 04. Ủy ban nhân dân UBND MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Nông nghiệp là ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong quá trình sản xuất vật chất, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, ổn định xã hội và phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ của các quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là cơ sở vững chắc, là tiền đề và động lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước, kể cả trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay. Nghị quyết số 26 - NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, là cơ sở, lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh - quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái; CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH; phát triển toàn diện, hiện đại nông nghiệp là then chốt. Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ, nơi có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, nhưng cũng chính là nơi phải đối mặt với những khó khăn, khắc nghiệt của thiên tai, bão lũ, lụt lội, hạn hán, gió Lào Trước năm 2010, nông nghiệp Hà Tĩnh phát triển chưa toàn diện, còn lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất còn nhiều hạn chế. Trong những năm 2010 - 2020, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, chỉ đạo đổi mới và phát triển KTNN, nhờ đó KTNN Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt trên 3%/năm, sản lượng lương thực đạt trên 52,6 vạn tấn/năm, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân ngày càng được phát huy. Nông dân phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Qua đó khẳng định, KTNN ngày càng thể hiện vai trò “trụ đỡ” cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, KTNN Hà Tĩnh trong giai đoạn 2010 - 2020 vẫn còn có những hạn chế, như: tăng trưởng ngành chưa vững chắc và không đồng đều giữa các lĩnh vực, chủ yếu tăng về chiều rộng, chưa đi vào chiều sâu về chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa; chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn; chưa áp dụng phổ biến công nghệ cao vào quá trình sản xuất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ; số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa nhiều, hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể chưa cao... Những thành tựu và hạn chế nêu trên rất cần được nhìn nhận một cách khách quan cả về ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân để có sự điều chỉnh cần thiết trong chủ trương, chỉ đạo phát triển KTNN thời gian tới. Những năm vừa qua, bàn về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên phạm vi cả nước nói chung, ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng đã có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu, đề cập ở các góc độ và phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển KTNN trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu và làm sáng tỏ vấn đề này không chỉ góp phần vào việc tổng kết lịch sử, đúc kết kinh nghiệm cần thiết phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KTNN ở địa phương hiện nay mà thành công của đề tài còn góp thêm luận cứ cho việc bổ sung, phát triển đường lối lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (qua thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - một điển hình trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thuộc khu vực miền Trung, có điều kiện khí hậu, thiên nhiên khắc nghiệt). Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2020” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2010 đến năm 2020; đúc kết những kinh nghiệm để có thể tham khảo vận dụng trong phát triển KTNN thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2010 đến năm 2015 và đẩy mạnh phát triển KTNN từ năm 2015 đến năm 2020. Hệ thống, phân tích làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển KTNN từ năm 2010 đến năm 2020, qua hai giai đoạn: 2010 - 2015 và 2015 - 2020. Nhận xét và đúc kết kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2010 đến năm 2020. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển KTNN từ năm 2010 đến năm 2020. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Kinh tế nông nghiệp là một lĩnh vực nghiên cứu các khía cạnh kinh tế - xã hội của hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời nghiên cứu làm nổi bật những nét đặc thù của hoạt động sản xuất nông nghiệp do sự tác động của những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội mang lại. KTNN nghiên cứu các quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại của lực lượng sản xuất và sự phát triển của kỹ thuật, nhất là kỹ thuật nông nghiệp [100, tr.21]. Hiện nay, trong tái cấu trúc ngành nông nghiệp, phát triển KTNN không bàn nhiều đến xu hướng mà đề cao giá trị hàng hóa ở các lĩnh vực nông nghiệp trong chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu. Dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, luận án tập trung nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển KTNN từ năm 2010 đến năm 2020, gồm: phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp; quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo phát triển KTNN trên các lĩnh vực: xây dựng quy hoạch, điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đổi mới cơ chế, chính sách; phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn. Đó là những lĩnh vực cơ bản có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của KTNN nói chung, của địa phương tỉnh Hà Tĩnh nói riêng trong những năm 2010 - 2015 và 2015 - 2020. Về thời gian: Luận án chọn khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2020, gắn với hai nhiệm kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020). Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập đến một số vấn đề liên quan trước năm 2010 và sau năm 2020. Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, gồm 10 đơn vị hành chính cấp huyện, 01 thành phố (thành phố Hà Tĩnh), 02 thị xã (thị xã Hồng Lĩnh, thị xã Kỳ Anh), thị xã Kỳ Anh được thành lập theo Nghị quyết số 93/NQ-UBVQH13, ngày 10/4/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH, trong đó có KTNN. Cơ sở thực tiễn Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển KTNN từ năm 2010 đến năm 2020, được thể hiện trong các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, HĐND, UBND, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành có liên quan và các địa phương trong toàn tỉnh. Đồng thời, luận án được tiến hành dựa trên kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế của tác giả. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử, trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu để làm rõ tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài; quá trình hoạch định chủ trương, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển KTNN từ năm 2010 đến năm 2020, qua hai giai đoạn: 2010 - 2015 và 2015 - 2020. Phương pháp lôgic được sử dụng chủ yếu để khái quát giá trị của các công trình đã tổng quan; những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2010 đến năm 2020. Cùng với hai phương pháp chủ yếu nêu trên, luận án còn sử dụng phương pháp so sánh để so sánh sự phát triển, hạn chế trong chủ trương, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển KTNN giữa hai giai đoạn: 2010 - 2015 và 2015 - 2020, cũng như so sánh sự lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh với một số địa phương lân cận có nhiều điểm tương đồng; đồng thời sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia để làm sáng tỏ các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. 5. Những đóng góp mới của luận án Cung cấp hệ thống tư liệu chân thực, khách quan về quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh phát triển KTNN, trọng tâm là giai đoạn 2010 - 2020. Góp phần vào việc phục dựng đầy đủ, khách quan quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2010 đến năm 2020. Đưa ra những nhận xét, đánh giá có cơ sở về quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển KTNN (2010 - 2020) trên cả hai bình diện ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Góp phần vào việc tổng kết, làm sâu sắc thêm quá trình Đảng lãnh đạo phát triển KTNN trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (qua thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh). Khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương cũng như vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quá trình phát triển của nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Góp thêm luận cứ cho việc bổ sung, phát triển chủ trương, chính sách về phát triển KTNN trong thời gian tới. Luận án là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm phần mở đầu, 04 chương (08 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, chính vì vậy đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu, khảo sát của nhiều tổ chức và cá nhân trên thế giới. Shimpei Murakami (1999), Những bài học từ thiên nhiên (Phan Lê Cường dịch) [99]. Tác giả chỉ rõ: trong phát triển KTNN sinh thái ở vùng nhiệt đới, có nhiều kiến thức chúng ta cần tìm hiểu sâu để sản xuất đạt năng suất và chất lượng, hiệu quả cao hơn, như: đất đai, nguồn nước, các loài sâu bệnh gây hại và dịch bệnh xuất hiện, tác động của việc lạm dụng hóa chất đến quy trình sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Tác giả khẳng định: “việc canh tác nông nghiệp theo đúng quy luật của tự nhiên sẽ giúp nhanh chóng khôi phục độ phì nhiêu của đất và cân bằng sinh thái, từ đó dẫn đến năng suất tăng lên và bền vững” [99, tr.11]. Shimpei Murakami đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong thực hành sản xuất nông nghiệp sinh thái ở vùng nhiệt đới Bangladesh. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp thực hành nông nghiệp sinh thái và phát triển KTNN hữu cơ bền vững, như: cách thức sử dụng các loại phân bón và bảo tồn đất, xây dựng và phát triển hệ thống canh tác, quản lý dịch bệnh, tự sản xuất hạt giống Ngô Quý Tùng (2000), Kinh tế tri thức - xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI (La Phong dịch) [88]. Tác giả khẳng định toàn cầu hoá kinh tế là xu thế không thể đảo ngược, kinh tế tri thức (Knowledge economy) ngày càng có vai trò trọng yếu quyết định đến sự phát triển. Trong điều kiện đó, các ngành kinh tế truyền thống, trong đó có ngành nông nghiệp cần phải làm gì để có thể tiếp tục phát triển, gia tăng mạnh mẽ giá trị hàng hóa và xuất khẩu. Từ nghiên cứu thực tiễn và xu thế phát triển của ngành nông nghiệp ở Trung Quốc thời kỳ hội nhập, tác giả khẳng định xu hướng: “kỹ thuật canh tác nông nghiệp bằng máy móc sẽ thay thế kỹ thuật canh tác nông nghiệp truyền thống” [88, tr.112], đồng thời đề xuất một số giải pháp về phát triển KTNN ứng dụng công nghệ cao, như: phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp, đặc biệt là sử dụng công nghệ gen vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng; đẩy mạnh cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp; tổ chức quản lý và sản xuất trên quy mô lớn, hiện đại theo hướng sản xuất hàng hóa, tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị nông sản toàn cầu G. Pavlova (2004), “Về hợp tác hóa nông nghiệp hiện nay”, đăng trên Tạp chí “Nhà kinh tế” (theo bản dịch của Phí Văn Hội) [44]. Tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của hợp tác hóa trong phát triển KTNN, đồng thời chỉ rõ: “hợp tác hóa nông nghiệp cần phải trở thành xu hướng chủ yếu trong sự phát triển của khu vực nông nghiệp” [44, tr.12] của các quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay. Với kinh nghiệm của nước Nga - “một trong những nước hàng đầu trên thế giới về phát triển hợp tác xã nông nghiệp” [44, tr.2], tác giả đã phân chia ra các loại hình hợp tác và đề cập đến các khía cạnh của phát triển KTNN như: thành lập các nông trại siêu lớn, hợp tác xã tín dụng, nguồn vốn, sự giúp đỡ của Nhà nước Trên cơ sở đó, Pavlova đã đưa ra một số giải pháp về mặt tổ chức, quản lý để thúc đẩy hợp tác hóa nông nghiệp: xây dựng cơ sở pháp luật và cơ sở thuế, dự kiến, hoạch định các điều kiện chính sách về nguồn vốn, thành lập quỹ tín dụng, mở rộng đào tạo, đào tạo lại cho các nhà lãnh đạo và chuyên gia của các hợp tác xã Bành Kiến Cường (2012), “Ra sức phát triển nông nghiệp hiện đại trên con đường hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc” đăng trong cuốn sách Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn do Vũ Văn Phúc chủ biên [93]. Trên cơ sở quan niệm về nền nông nghiệp hiện đại là “nền nông nghiệp phát triển hiệu quả cao, lấy trụ cột là các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại, phương thức quản lý kinh doanh hiện đại, đầu tư các yếu tố hiện đại” [93, tr.311], bài viết đã soi chiếu vào các đặc điểm nổi bật của thực trạng phát triển nông nghiệp Trung quốc hiện nay. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số biện pháp để nông nghiệp Trung Quốc tiếp tục phát triển có hiệu quả trên con đường hiện đại hóa, như: tăng cường đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho nền nông nghiệp; ứng dụng phổ biến, có hiệu quả khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất; đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ phục vụ nông nghiệp; đào tạo nông dân kiểu mới và nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển nông nghiệp Masanobu Fukuoka (2015), Cuộc cách mạng Một - Cọng - Rơm (Phương Huyên dịch) [80], đã đề cập đến sự phát triển KTNN của Nhật Bản và trên thế giới trong sự tương tác hài hòa với môi trường tự nhiên. Tác giả đã khái quát những triết lý về phát triển KTNN bền vững như: “Trong làm nông không có con đường nào khôn ngoan hơn con đường cải thiện đất một cách tổng thể” [80, tr.39], “Trồng trọt, nuôi cá, chăn nuôi động vật, thức ăn thực tế hằng ngày, quần áo để mặc, mái nhà trên đầu, cuộc sống tinh thần - tất cả mọi thứ - phải tạo thành một thể thống nhất với tự nhiên” [80, tr.72] Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra quan điểm của mình về thực phẩm, nghệ thuật ẩm thực và cuộc sống. Đây sẽ là những định hướng có giá trị trong phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2015), Kỷ yếu chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp của các nước Đông Nam Á trong thời kỳ hội nhập hiện nay [201]. Kỷ yếu là tổng hợp các bài viết, các báo cáo, tham luận tại Hội thảo quốc tế về đẩy mạnh phát triển nông thôn tiểu vùng Mê-Kông dựa trên nông nghiệp công nghệ cao và du lịch bền vững được tổ chức tại Lâm Đồng, Việt Nam. Trong đó có bài viết của Chou Chadary về “Tăng cường chính sách phát triển nông nghiệp ở Campuchia” và Bounthong Bouahom về “Một số chính sách và biện pháp thúc đẩy phát triển nông thôn dựa vào nông nghiệp công nghệ cao ở Lào”. Trên cơ sở khẳng định vị trí, vai trò trọng yếu của nông nghiệp đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống, củng cố quốc phòng, an ninh và xuất khẩu của hai quốc gia Lào và Campuchia, các tác giả đã chỉ ra hướng đi cho phát triển KTNN trong thời gian tới. Trong đó, cần tập trung đổi mới chính sách khuyến nông, phát huy thế mạnh của từng khu vực và địa phương trong quá trình sản xuất, tăng cường các chính sách và biện pháp về công nghệ và kỹ thuật, coi đó là “con đường duy nhất để hiện đại hóa, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị nông sản” [201, tr.114] trong giai đoạn hiện nay. Seth M.Siegel (2016), Con đường thoát hạn [98], đã làm rõ những khắc nghiệt của thiên nhiên khu vực Trung Đông nói chung và đất nước Israel nói riêng với hơn 60% diện tích là hoang mạc, nắng nóng và khan hiếm nguồn nước. Tuy nhiên, bằng sự sáng tạo và “liều lĩnh” của mình, họ đã tự sản xuất ra nước từ nước biển, nước lợ, nước thải sinh hoạt với cách xử lý tinh vi để phục vụ cho tưới tiêu, ứng dụng công nghệ cao trong phát triển sản xuất nông nghiệp để giảm tối đa phụ thuộc vào thiên nhiên, đặc biệt là công nghệ tưới nhỏ giọt để “hạn chế sự bay hơi và đưa nước đến cho cây ngay tại rễ của nó” [98, tr.72], đồng thời, xuất khẩu nước sạch sang các nước láng giềng, bảo đảm an sinh xã hội và an ninh lương thực, trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về nông nghiệp. Daniel Walker (2017), “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Australia và một số đề xuất cho Việt Nam” đăng trong Kỷ yếu diễn đàn kinh tế Việt Nam 2017 về phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả tại Việt Nam của Ban Kinh tế Trung ương [10]. Tác giả khẳng định xu thế tất yếu hiện nay là phải áp dụng sáng tạo công nghệ, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, tự động hóa để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại theo hướng sản xuất hàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_dang_bo_tinh_ha_tinh_lanh_dao_phat_trien_kinh_te_non.doc
  • doc1 BIA LUAN AN - Huy Hung.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Huy Hung.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Huy Hung.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Huy Hung.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Huy Hung.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Huy Hung.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Huy Hung.doc
Luận văn liên quan