Chính sách cán bộ dân tộc thiểu số là một nội dung trọng yếu trong
chính sách dân tộc của Đảng, không chỉ có ý nghĩa trong việc đảm bảo quyền
tham chính của đồng bào các dân tộc, mà còn tạo ra yếu tố nội lực thúc đẩy
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc phát triển. Nếu như cán bộ “là gốc của
mọi công việc”, theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì cũng có thể hiểu
rằng, cán bộ người dân tộc thiểu số và công tác cán bộ người dân tộc thiểu số
có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm thực hiện thành công đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn miền núi, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số.
183 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 1991 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÝ THỊ THU
ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2016
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÝ THỊ THU
ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH : LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ : 62 22 03 15
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS NGUYỄN NGỌC HÀ
2. PGS.TS NGUYỄN DANH TIÊN
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lý Thị Thu
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án 7
1.2. Kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án đã được giải quyết và những nội
dung luận án cần tập trung nghiên cứu 24
CHƯƠNG 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
TUYÊN QUANG VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN
TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 26
2.1. Những yếu tố tác động đến xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở
Tuyên Quang 26
2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về xây dựng đội ngũ cán bộ
dân tộc thiểu số 50
2.3. Quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân
tộc thiểu số từ năm 1991 đến năm 2000 62
CHƯƠNG 3: ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI
CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC
THIỂU SỐ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 70
3.1. Quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời
kỳ mới 71
3.2. Chủ trương đổi mới của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang trong lãnh đạo xây dựng đội
ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 76
3.3. Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo đổi mới công tác xây dựng đội ngũ cán
bộ dân tộc thiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 80
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 109
4.1. Nhận xét 109
4.2. Một số kinh nghiệm 131
KẾT LUẬN 147
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC
CÔNG BỐ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 164
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATK : An toàn khu
BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương
BTV : Ban Thường vụ
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
HĐND : Hội đồng nhân dân
UBKT : Ủy ban kiểm tra
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách cán bộ dân tộc thiểu số là một nội dung trọng yếu trong
chính sách dân tộc của Đảng, không chỉ có ý nghĩa trong việc đảm bảo quyền
tham chính của đồng bào các dân tộc, mà còn tạo ra yếu tố nội lực thúc đẩy
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc phát triển. Nếu như cán bộ “là gốc của
mọi công việc”, theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì cũng có thể hiểu
rằng, cán bộ người dân tộc thiểu số và công tác cán bộ người dân tộc thiểu số
có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm thực hiện thành công đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn miền núi, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngay từ khi ra đời và trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng
Cộng sản Việt Nam đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc
thiểu số. Nhờ vậy, trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số
đã có đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực, không chỉ tại địa bàn miền núi
mà cả ở các địa phương đồng bằng và cả cấp Trung ương. Đây là một minh
chứng sự đúng đắn, khoa học trong đường lối lãnh đạo của Đảng; minh chứng
cho tinh thần “Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về
quyền lợi và nghĩa vụ", như lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Báo
cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 1 nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 18/12/1959).
Hiện nay, trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, trong quá trình tiến hành sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đội ngũ cán bộ
người dân tộc thiểu số vẫn còn những hạn chế, bất cập: Số lượng cán bộ
người dân tộc còn ít so với tỷ lệ dân số. Trình độ của đội ngũ cán bộ người
dân tộc còn thấp so với mặt bằng chung, nhất là so với mặt bằng trình độ của
2
đội ngũ cán bộ người Kinh. Năng lực, trình độ còn hạn chế so với yêu cầu,
nhiệm vụ. Mặt khác, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số chưa cân đối cả về
cơ cấu giới tính, cơ cấu giữa các dân tộc và cơ cấu theo lĩnh vực công tác. Có
nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân từ công
tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số của Đảng ở tầm
vĩ mô và ở việc tổ chức thực hiện của các địa phương.
Nghiên cứu về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu
số của một Đảng bộ địa phương miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
sẽ góp phần làm sáng tỏ về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu
số của Đảng, sự thể hiện sinh động và cụ thể chủ trương, đường lối của
Đảng về công tác cán bộ trong điều kiện thực tế của địa phương. Qua đó
nhận diện những sáng tạo và những khó khăn, hạn chế của Đảng bộ địa
phương trong thực hiện công tác quan trọng này.
Tỉnh Tuyên Quang nằm trong chiến khu Việt Bắc, là cái nôi của cách
mạng cả nước từ thời kỳ tiền khởi nghĩa, đóng vai trò quan trọng trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bởi vậy, đội ngũ cán bộ người
dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang sớm hình thành, được tôi luyện qua nhiều thử
thách, có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
cũng như ở địa phương. Tỉnh Tuyên Quang là nơi hội tụ của 22 dân tộc anh
em sinh sống đan xen, cùng tồn tại và phát triển. Trong những năm tiến hành
sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều dự án đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội ở vùng miền núi, trong đó có tỉnh Tuyên Quang. Nhờ vậy,
kinh tế - xã hội của tỉnh có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tốc độ
tăng trưởng GDP của tỉnh Tuyên Quang còn thấp, chưa tương xứng với mức
độ đầu tư và so với yêu cầu, đòi hỏi của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân
chủ quan là đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ và năng
lực. Việc sử dụng cán bộ cho từng vùng, từng lĩnh vực và theo từng dân tộc
còn chưa hợp lý.
3
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác cán bộ nói chung,
xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng, Đảng bộ tỉnh
Tuyên Quang đã có những chủ trương và thực hiện nhiều giải pháp để tăng
cường xây dựng, phát huy vai trò đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số
như: tăng cường công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đội ngũ
cán bộ người dân tộc thiểu số; chú trọng tuyển chọn, sử dụng đội ngũ cán
bộ người dân tộc thiểu số làm việc trong các cơ quan Đảng, chính quyền
của tỉnh, huyện, xã; tăng cường đầu tư kinh phí đào tạo - bồi dưỡng cán bộ;
luân chuyển cán bộ trong hệ thống chính trị; thực hiện chính sách cử tuyển
cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số vào Đại học, Cao đẳng, Trung
học chuyên nghiệp và thu hút, “giữ chân” đội ngũ cán bộ tại địa phương
Tuy vậy, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chế cả về số lượng và
chất lượng, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số vẫn
đang tồn tại không ít mâu thuẫn, đó là: mâu thuẫn giữa tăng cường số
lượng và đảm bảo chất lượng, giữa nhu cầu đòi hỏi cao và khả năng đầu tư
có giới hạn, giữa sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ và thu hút cán bộ từ nơi
khác đến, giữa đào tạo và sử dụng, giữa yêu cầu và khả năng luân chuyển
đội ngũ cán bộ tại địa phương
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề: "Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo xây
dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 1991 đến năm 2010" có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
2. Mục đích, nhiệm vụ, nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang
lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số từ năm 1991 đến năm
2010. Bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm qua thực tiễn Đảng bộ tỉnh Tuyên
Quang xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số những năm (1991 - 2010).
4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên
Quang lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số từ năm 1991
đến năm 2010.
Làm rõ những chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang
lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong 20 năm, từ
năm 1991 đến năm 2010.
Đánh giá những ưu điểm, hạn chế, những kết quả đạt được; Đúc kết
một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo xây
dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số từ năm 1991 đến năm 2010.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên
Quang trong xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 1991, là năm tỉnh Tuyên Quang được tái
lập, đến năm 2010, là năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ Tỉnh,
Đảng bộ bắt đầu tổ chức thực hiện đường lối Đại hội XI của Đảng.
Về không gian: Nghiên cứu công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người
dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh, bao gồm 1 thị xã và 6 huyện.
Luận án nghiên cứu toàn bộ đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ
thống chính trị từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cơ sở, trong đó chú trọng nghiên
cứu đội ngũ lãnh đạo quản lý các cấp là người dân tộc thiểu số.
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ gồm nhiều nội dung. Bám sát các
khâu công việc của công tác cán bộ nói chung, luận án tập trung nghiên cứu
công tác quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng, chế độ,
chính sách cán bộ.
5
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công
tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ
dân tộc thiểu số nói riêng. Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các công
trình khoa học có liên quan đã được công bố.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ
nói chung, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số ở Tuyên
Quang nói riêng, được phản ánh trong các văn kiện của Đảng bộ tỉnh, các báo
cáo, số liệu thống kê của cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan
chức năng có liên quan; kết quả điều tra, khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgic. Bên cạnh đó, là các phương pháp:
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích, được sử dụng để thu thập và
đánh giá các nguồn tài liệu liên quan, bao gồm các văn kiện của Đảng và
Nhà nước ở Trung ương và địa phương; các công trình khoa học trong và
ngoài nước nghiên cứu về vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, xây
dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng.
+ Phương pháp so sánh: So sánh một số kết quả đạt được trong công
tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang với các
tỉnh miền núi phía Bắc.
+ Phương pháp thống kê, được dùng trong xử lý các kết quả điều tra,
khảo sát.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Cung cấp thêm nguồn tư liệu, nhất là tư liệu của địa phương về công
tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng bộ Tuyên
Quang, về thực trạng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang;
6
- Góp phần làm sáng tỏ tính đúng đắn, sáng tạo trong đường lối, chủ
trương của Đảng về công tác dân tộc nói chung, công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng;
- Góp phần tổng kết, đánh giá về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
người dân tộc thiểu số của Đảng bộ Tuyên Quang, cung cấp thêm cơ sở thực
tiễn giúp Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang hoàn thiện hơn nữa công tác lãnh đạo
của mình trong công tác quan trọng này;
- Những kết quả nghiên cứu của luận án, nhất là những kinh nghiệm từ
công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số của Tuyên Quang,
có thể tham khảo vận dụng ở các địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số khác, nhất là ở khu vực miền núi phía Bắc.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án dùng làm tài liệu tham khảo, giúp các
cấp ủy Đảng các cấp ở tỉnh Tuyên Quang nghiên cứu, tiếp tục xây dựng đội
ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở địa phương.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ hoạt động nghiên
cứu, học tập của bộ môn Lịch sử Đảng ở trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang,
Trường Đại học Tân Trào Tuyên Quang cũng như các cơ sở đào tạo khác.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học liên
quan đến đề tài của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Nghiên cứu về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc nói chung, công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên
cứu được công bố dưới góc độ của khoa học lịch sử, lịch sử Đảng, xây dựng
Đảng, chính trị học, dân tộc học, xã hội học... Liên quan trực tiếp đến đề tài
có thể khái quát thành những nhóm cơ bản sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Nghiên cứu về chính sách dân tộc và công tác dân tộc trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước
Cuốn sách, Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở
miền núi [48]. Tác giả đã đánh giá về vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách
dân tộc ở nước ta. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kinh tế - xã hội và những
vấn đề cấp bách ở vùng dân tộc và miền núi, tác giả đã đưa ra những nhận
thức và quan điểm cơ bản về chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới.
Cuốn sách, Quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh Tây Bắc
[105] đã đánh giá những thành tựu và hạn chế của quá trình thực hiện chính
sách dân tộc ở Tây Bắc những năm đầu đổi mới.
Cuốn sách: Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và nhà
nước ta [54] đã đề cập đến những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng về vấn đề dân tộc và thực hiện
chính sách dân tộc. Các tác giả đã nêu những đặc điểm nổi bật của dân tộc
Việt Nam và nội dung công tác dân tộc trong sự nghiệp cách mạng.
Cuốn sách, Nghiên cứu vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính
sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [135] đã nghiên cứu
cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách dân tộc của Đảng và những định
8
hướng cơ bản trong quy hoạch dân cư, đẩy mạnh nhịp độ phát triển kinh tế
hàng hóa phù hợp với đặc điểm từng vùng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông thôn và đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm sớm ổn
định và cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.
Bài viết, "Công tác dân tộc trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2006" [97],
trong cuốn sách 60 năm cơ quan công tác dân tộc, đã đánh giá về đội ngũ cán
bộ dân tộc trong những năm qua. Bài viết khẳng định: Đội ngũ cán bộ dân tộc
thiểu số trong hệ thống chính trị luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm
đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng. Nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn, học vấn, quản lý nhà nước
ngày càng được chuẩn hóa, chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ dân tộc ở
tất cả các cấp được nâng lên. Tác giả chỉ rõ "tỉ lệ đại biểu quốc hội là người
dân tộc thiểu số qua các khóa ngày một tăng từ 10,2% khóa I lên 17,2% khóa
XI. Ủy viên Trung ương Đảng là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ gần 9%
khóa X và hàng vạn cán bộ người dân tộc thiểu số được tham gia trong các cơ
quan Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp" [97, tr.24]. Bên cạnh những kết
quả đạt được, bài viết còn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của công tác dân tộc là
"Hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ dân tộc ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số
còn hạn chế về tri thức và trình độ kỹ năng làm việc ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn rất nhiều đồng chí chưa đáp ứng được yêu cầu thực
hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương [97, tr.28]. Từ phân tích trên, tác giả chỉ
ra một số bài học lớn về công tác dân tộc trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006).
Trong đó, bài học đáng chú ý là "Kiện toàn và phát huy vai trò của hệ thống
chính trị chăm lo công tác đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ người dân tộc
thiểu số trong các vùng dân tộc thiểu số" [97, tr.30].
Cuốn sách, Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc sau 5 năm thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX
[12], là tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu khoa học đã tham gia
9
thảo luận, trao đổi, làm rõ kết quả, hạn chế yếu kém, đề xuất các giải pháp
góp phần đổi mới thực hiện hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, khóa IX về công tác dân tộc của Đảng.
Cuốn sách, Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện
nay [104] đã nêu rõ những nội dung cơ bản về dân tộc và chính sách dân tộc
của Đảng qua các thời kỳ cách mạng; phân tích những vấn đề đặt ra trong
việc thực hiện chính sách dân tộc và đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm thực
hiện chính sách dân tộc hiện nay.
Cuốn sách, Nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng các dân tộc
thiểu số đối với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn
hiện nay: Thực trạng và giải pháp [112] đã nghiên cứu, khảo sát nhằm mang
lại những thông tin khách quan, trung thực về tình trạng này. Trên cơ sở đánh
giá thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng các dân tộc thiểu số
đối với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay,
công trình nghiên cứu đã đề xuất những kiến nghị, giải pháp cơ bản nhằm góp
phần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách đảm bảo thực hiện có
hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, phát huy vai trò to lớn
của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Nghiên cứu cho thấy, sự đồng tình của người dân với chính
sách được triển khai ở địa phương về "ưu tiên đào tạo cán bộ địa phương là
người dân tộc" là 72,2%, "ưu tiên đào tạo thầy giáo, cô giáo, cán bộ y tế là
người dân tộc" là 70,2%" [112 tr.102].
Cuốn sách: Dân tộc thiểu số và vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí
Minh [69], đã đề cập đến vấn đề: Trong nghiên cứu lý luận cách mạng, vấn đề
dân tộc còn rất phong phú, còn phải bàn thêm. Nói riêng từng nước thì vấn đề
dân tộc nổi lên là vấn đề số phận của từng tộc người trong cộng đồng dân tộc,
của mỗi quốc gia. Tác giả khẳng định: Hồ Chí Minh thấy được phẩm chất,
trình độ của các tộc người của đất nước ta, bởi Người thực sự gắn bó với bà
10
con người dân tộc thiểu số. Vì vậy, với Hồ Chí Minh, các dân tộc thiểu số
được bình đẳng cùng nhau, tất cả đều như anh chị em một nhà, không có sự
phân biệt nòi giống, tiếng nói.
Công trình: Báo cáo tổng hợp về nghiên cứu chính sách phát triển vùng
miền núi và dân tộc thiểu số [60] và Đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống
chính trị ở các tỉnh miền núi phía Bắc - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
[25] đã đánh giá nguồn nhân lực không nghiên cứu riêng biệt, mà được đặt
trong mối quan hệ tương hỗ với sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc
thiểu số. Đặc biệt là những nghiên cứu về giáo dục y tế, xóa đói giảm nghèo,
lao động việc làm thường được đặt trong các mối liên hệ trực tiếp với phát
triển thể lực, trí lực của nguồn nhân lực dân tộc thiểu số.
Bài viết: "Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng sau 25 năm đổi mới"
[52], đã khái quát toàn bộ chính sách của Đảng về vấn đ