Luận án Di dân với xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân

Di dân là một hiện tượng xã hội phổ biến trong các quốc gia dân tộc và trên phạm vi toàn thế giới, có thể để lại nhiều hệ lụy xã hội và tác động trên nhiều lĩnh vực, chi phối đến sự phát triển và ổn định xã hội, trong đó có quá trình xây dựng quốc phòng, an ninh (QP, AN) của mỗi quốc gia. Việt Nam là một nước có tình hình di dân với nhiều đặc điểm khá nổi bật. Từ sau năm 1975 đến nay, di dân nội tỉnh, nội vùng, giữa các vùng miền, giữa đô thị và nông thôn, di dân ra nước ngoài diễn biến đa dạng, phức tạp cả về số lượng, quy mô và tính chất. Di dân đã tạo nên sự tăng giảm dân cư cơ học ở các địa phương, khu vực, các vùng miền, tạo nên sự xáo trộn về kinh tế, xã hội, văn hóa nhất định. Di dân tạo nên sự phân bố lại dân cư, đi kèm với nó là phân bố lại lực lượng lao động, tạo lợi thế cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế, nhất là ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, song di dân cũng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết. Là một hiện tượng xã hội, di dân chịu sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố kinh tế - xã hội, đồng thời cũng để lại những hệ lụy kinh tế - xã hội với tính chất và mức độ khác nhau. Sự tác động, gây ra các hệ lụy kinh tế - xã hội của di dân không đơn thuần chỉ là tác động đến xã hội theo chiều cơ cấu (nhân khẩu, mật độ dân số ) mà còn tác động tới tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội (thị trường lao động, văn hóa, môi trường, trật tự, trị an, ) ở các cấp độ khác nhau. Trong sự tác động nhiều chiều, nhiều cấp độ của di dân đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, có sự tác động đến lĩnh vực QP, AN. Sự biến động về cấu trúc xã hội do di dân mang lại ảnh hưởng nhất định đến xây dựng về mặt chính trị - tinh thần, về mặt huy động lực lượng và các tiềm lực cho củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh của đất nước. Các thế lực thù địch với đất nước ta đã và đang ra sức lợi dụng tình trạng di dân để cài cắm, móc nối, tạo dựng lực lượng, gây dựng cơ sở chống đối và tận dụng những kẽ hở trong quản lý di dân để kích động và chia rẽ, tạo dựng những sự kiện làm mất ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, tha hóa văn hóa. Các vụ bạo động chính trị ở Tây Nguyên (2001, 2004), gây rối ở Mường Nhé - Điện Biên, Lai Châu (2011) vừa qua đều có nguyên nhân từ di dân.

pdf194 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Di dân với xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN VỊ Di d©n víi x©y dùng lùc l­îng quèc phßng toµn d©n (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lai Châu ) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN VỊ Di d©n víi x©y dùng lùc l­îng quèc phßng toµn d©n (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lai Châu ) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC Mã số: 62 31 03 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Phạm Minh Anh 2. GS.TS. Trịnh Duy Luân HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Văn Vị DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DBĐV : Dự bị động viên DQTV : Dân quân tự vệ LLVT : Lực lượng vũ trang NQTƯ : Nghị quyết Trung ương NXB : Nhà xuất bản PVS : Phỏng vấn sâu QP, AN : Quốc phòng, an ninh QPTD : Quốc phòng toàn dân UBND : Ủy ban nhân dân MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 13 1.1. Các nghiên cứu về di dân ở nước ngoài 13 1.2. Các nghiên cứu về di dân trong nước 19 1.3. Một số nội dung cơ bản luận án tập trung nghiên cứu 37 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI DÂN VỚI XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN 39 2.1. Những khái niệm cơ bản trong nghiên cứu di dân với xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân 39 2.2. Một số quan điểm về xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân 46 2.3. Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu di dân với xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân 54 2.4. Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về di dân, quản lý di dân và xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân 65 Chương 3: DI DÂN VÀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN Ở TỈNH LAI CHÂU HIỆN NAY 72 3.1. Đặc điểm di dân và xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện nay 72 3.2. Đặc điểm và hệ lụy xã hội của di dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện nay 86 3.3. Di dân và những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân ở tỉnh Lai Châu hiện nay 94 Chương 4: ẢNH HƯỞNG CỦA DI DÂN TỚI XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN Ở TỈNH LAI CHÂU HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 106 4.1. Ảnh hưởng của di dân tới xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân trên địa bàn Lai Châu hiện nay 106 4.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng ảnh hưởng của di dân tới xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân ở tỉnh Lai Châu hiện nay 128 KẾT LUẬN 145 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 162 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thông tin của người trả lời (Mẫu 1 dành cho người di cư) 10 Bảng 1.2: Thông tin của người trả lời (Mẫu 2, dành cho cán bộ) 11 Bảng 3.1: Ý kiến của người di cư tự do về các lý do di cư 77 Bảng 3.2: Ý kiến của cán bộ chính quyền, quân sự địa phương về những tộc người di cư tự do nhiều nhất trong thời gian qua 77 Bảng 3.3: Ý kiến của người di cư về chính quyền, quân sự địa phương thục hiện tổ chức tuyên truyền ý thức cảnh giác quốc phòng 79 Bảng 3.4: Ý kiến của người di cư về sự giúp đỡ của cán bộ, chiến sĩ quân đội trong ổn định nơi ở 98 Bảng 4.1: Trình độ học vấn của người di cư giữa loại hình di dân có tổ chức và di dân tự do 110 Bảng 4.2: Tham gia, đóng góp của người di cư vào diễn tập quân sự, quốc phòng ở địa phương 112 Bảng 4.3: Ý kiến của cán bộ chính quyền, quân sự địa phương về ảnh hưởng tích cực, thuận lợi của di dân đến xây dựng lực lượng dân quân tự vệ 116 Bảng 4.4: Ý kiến của cán bộ chính quyền, quân sự địa phương về di dân ảnh hưởng tiêu cực cho việc tổ chức và huy động lực lượng dân quân tự vệ 117 Bảng 4.5: Ý kiến của cán bộ chính quyền, quân sự địa phương về ảnh hưởng tiêu cực của di dân đến xây dựng lực lượng dự bị động viên 120 Bảng 4.6: Sự khác nhau về độ tuổi giữa nhóm quân nhân dự bị động viên di cư có tổ chức và di cư tự do 122 Bảng 4.7: Ý kiến của người di cư về giấy gọi nhập ngũ đối với công dân ở độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự 126 Bảng 4.8: Tương quan sự tham gia của người di cư với các nội dung xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân 129 Bảng 4.9: Tương quan ý thức tự giác quốc phòng của người di cư 130 Bảng 4.10: Tình trạng việc làm của người di cư trước và sau di cư 137 Bảng 4.11: Đời sống của gia đình trước và sau di cư 138 Bảng 4.12: Tương quan đời sống của gia đình trước và sau di cư ở loại hình di cư có tổ chức và di cư tự do 139 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Tương quan ý kiến của người di cư về việc chính quyền địa phương có tổ chức giáo dục, tuyên truyền về ý thức cảnh giác quốc phòng 108 Biểu đồ 4.2: Mức độ ủng hộ người thân trong gia đình tham gia lực lượng quốc phòng toàn dân của người di cư 111 Biểu đồ 4.3: Sự tham gia ủng hộ xây dựng các công trình quốc phòng của người di cư 113 Biểu đồ 4.4: Ý kiến cán bộ chính quyền, quân sự địa phương về thái độ tham gia, ủng hộ hoạt động diễn tập quân sự, quốc phòng của người di cư 114 Biểu đồ 4.5: Sự khác nhau giữa loại hình di dân có tổ chức và di dân tự do trong tham gia hoạt động xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ở tỉnh Lai Châu 118 Biểu đồ 4.6: Sự khác nhau trong đăng ký lực lượng dự bị động viên của quân nhân xuất ngũ giữa di dân có tổ chức và di dân tự do ở tỉnh Lai Châu 123 Biểu đồ 4.7: Lý do không ủng hộ của gia đình người di cư khi có con, cháu hoặc người thân tham gia nghĩa vụ quân sự 127 Biểu đồ 4.8: Sự khác nhau giữa di dân có tổ chức và di dân tự do trong tham gia diễn tập quân sự, quốc phòng ở địa phương Lai Châu 129 Biểu đồ 4.9: Sự khác nhau giữa di dân có tổ chức và di dân tự do trong tham gia xây dựng các công trình quốc phòng ở địa phương Lai Châu 130 Biểu đồ 4.1:. Quan hệ xã hội của người di cư với dân bản địa 133 Biểu đồ 4.11: Hành động của người di cư khi có người đến vận động theo tôn giáo 136 Biểu đồ 4.12: Lý do không đăng ký khai báo khi di cư ở hai loại hình di dân có tổ chức và di dân tự do 143 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Di dân là một hiện tượng xã hội phổ biến trong các quốc gia dân tộc và trên phạm vi toàn thế giới, có thể để lại nhiều hệ lụy xã hội và tác động trên nhiều lĩnh vực, chi phối đến sự phát triển và ổn định xã hội, trong đó có quá trình xây dựng quốc phòng, an ninh (QP, AN) của mỗi quốc gia. Việt Nam là một nước có tình hình di dân với nhiều đặc điểm khá nổi bật. Từ sau năm 1975 đến nay, di dân nội tỉnh, nội vùng, giữa các vùng miền, giữa đô thị và nông thôn, di dân ra nước ngoài diễn biến đa dạng, phức tạp cả về số lượng, quy mô và tính chất. Di dân đã tạo nên sự tăng giảm dân cư cơ học ở các địa phương, khu vực, các vùng miền, tạo nên sự xáo trộn về kinh tế, xã hội, văn hóa nhất định. Di dân tạo nên sự phân bố lại dân cư, đi kèm với nó là phân bố lại lực lượng lao động, tạo lợi thế cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế, nhất là ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, song di dân cũng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết. Là một hiện tượng xã hội, di dân chịu sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố kinh tế - xã hội, đồng thời cũng để lại những hệ lụy kinh tế - xã hội với tính chất và mức độ khác nhau. Sự tác động, gây ra các hệ lụy kinh tế - xã hội của di dân không đơn thuần chỉ là tác động đến xã hội theo chiều cơ cấu (nhân khẩu, mật độ dân số) mà còn tác động tới tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội (thị trường lao động, văn hóa, môi trường, trật tự, trị an,) ở các cấp độ khác nhau. Trong sự tác động nhiều chiều, nhiều cấp độ của di dân đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, có sự tác động đến lĩnh vực QP, AN. Sự biến động về cấu trúc xã hội do di dân mang lại ảnh hưởng nhất định đến xây dựng về mặt chính trị - tinh thần, về mặt huy động lực lượng và các tiềm lực cho củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh của đất nước. Các thế lực thù địch với đất nước ta đã và đang ra sức lợi dụng tình trạng di dân để cài cắm, móc nối, tạo dựng lực lượng, gây dựng cơ sở chống đối và tận dụng những kẽ hở trong quản lý di dân để kích động và chia rẽ, tạo dựng những sự kiện làm mất ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, tha hóa văn hóa. Các vụ bạo động chính trị ở Tây Nguyên (2001, 2004), gây rối ở Mường Nhé - Điện Biên, Lai Châu (2011) vừa qua đều có nguyên nhân từ di dân. Lai Châu là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, dân số và mật độ dân cư thấp; nơi định cư của nhiều tộc người, chủ yếu là các tộc người thiểu số. Tuy nhiên, Lai Châu là địa bàn có tiềm năng to lớn về kinh tế - 4 xã hội, giữ vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, Lai Châu là địa phương được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện chiến lược quy hoạch di dân rất lớn để xây dựng các công trình thủy điện quốc gia và của tỉnh. Theo thống kê của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lai Châu, năm 2012 tỉnh đã thực hiện di dân 3.579 hộ cho dự án Thủy điện Sơn La, 1.331 hộ cho dự án Thủy điện Lai Châu và 924 hộ cho dự án Huội Quảng, Bản Chát [dẫn theo 94]. Những năm vừa qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và đồng bào cả nước, kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu có nhiều khởi sắc. Chương trình xây dựng khu kinh tế mới, các khu định canh, định cư, hạn chế du canh, du cư được triển khai thu nhiều kết quả, góp phần vào ổn định, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Song, do nhiều nguyên nhân, hiện tượng du canh, du cư, di dân tự do vẫn tiếp diễn, gây nên những khó khăn trong quản lý xã hội, tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội, củng cố QP, AN trên địa bàn tỉnh. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu bức thiết cần nghiên cứu sâu hơn về di dân và sự tác động của nó trên các lĩnh vực ở tỉnh Lai Châu. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: Di dân với xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lai Châu) làm luận án tiến sĩ. Việc triển khai nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết, một hướng nghiên cứu vừa mang tính cơ bản vừa mang tính ứng dụng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Ngoài ra, việc thực hiện luận án sẽ góp một phần nhỏ vào phát triển chuyên ngành xã hội học nói chung, đặc biệt là Xã hội học Quân sự ở Việt Nam nói riêng. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu ảnh hưởng của di dân tới xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân (QPTD); trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của di dân đến xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận về ảnh hưởng của di dân tới xây dựng lực lượng QPTD. - Làm rõ đặc điểm di dân và xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu hiện nay. 5 - Vận dụng một số lý thuyết xã hội học và học thuyết mác xít về chiến tranh, quân đội, học thuyết, tư tưởng Quân sự Việt Nam vào khảo sát đánh giá, phân tích thực trạng ảnh hưởng của di dân tới xây dựng lực lượng QPTD; xác định những vấn đề đặt ra; đề xuất khuyến nghị phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của di dân đến xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu thời gian tới. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Ảnh hưởng của di dân tới xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Người di cư ở tỉnh Lai Châu. - Cán bộ chính quyền và quân sự địa phương (cán bộ xã, trưởng, phó bản, cán bộ cơ quan quân sự của tỉnh Lai Châu). 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung, vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng giữa di dân với hoạt động xây dựng lực lượng QPTD. Cụ thể là nghiên cứu ảnh hưởng của di dân đến: i) Giáo dục và xây dựng ý thức quốc phòng của người dân; ii) Sự ủng hộ của nhân dân đối với tổ chức và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ (DQTV); iii) Đăng ký, quản lý lực lượng dự bị động viên (DBĐV); iv) Thực hiện nghĩa vụ quân sự của nhân dân. Trong các loại hình di dân, luận án tập trung nghiên cứu loại hình di dân nội tỉnh (bao gồm: di dân có tổ chức và di dân tự do), động cơ di dân, văn hóa tộc người ảnh hưởng tới xây dựng lực lượng QPTD. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: Bốn huyện trọng điểm, nổi bật về di dân ở tỉnh Lai Châu: Phong Thổ, Tân Uyên, Mường Tè, Sìn Hồ. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu di dân từ năm 2006 đến nay. 4. Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất: Di dân và xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện nay có những đặc trưng gì? Thứ hai: Thực trạng di dân ảnh hưởng đến việc hoàn thành các nhiệm vụ của quá trình xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu hiện nay như thế nào? 6 Thứ ba: Những vấn đề đặt ra do ảnh hưởng của di dân đến việc xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu hiện nay là gì? 5. Giả thuyết nghiên cứu, các biến số và khung phân tích 5.1. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết thứ nhất: Di dân ở tỉnh Lai Châu hiện nay có sự đa dạng về loại hình, quy mô lớn, tính chất khá phức tạp với nhiều yếu tố tác động. Giả thuyết thứ hai: Di dân có ảnh hưởng vừa tích cực, vừa tiêu cực tới xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu trên các nhiệm vụ: Giáo dục và xây dựng ý thức quốc phòng của các tầng lớp nhân dân; sự ủng hộ của nhân dân đối với tổ chức và hoạt động của lực lượng DQTV; đăng ký, quản lý lực lượng DBĐV; sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự. Giả thuyết thứ ba: Các loại hình di dân, cấu trúc dân tộc, tôn giáo, điều kiện sống của người di cư và công tác quản lý di dân là những yếu tố có ảnh hưởng đến xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện nay. 5.2. Các biến số Biến độc lập: Các loại hình di dân; đặc điểm của di dân. - Các loại hình di dân: + Di dân có tổ chức bao gồm: (Di dân phục vụ xây dựng thủy lợi, thủy điện; di dân phòng tránh thiên tai, sạt lở đất, lũ quét; di dân ổn định vùng biên giới). + Di dân tự do bao gồm: (Di dân do đất đai bạc màu sạt lở; di dân theo tập quán canh tác; di dân vì nghèo đói; di dân do yếu tố tôn giáo tác động). - Các đặc điểm di dân gồm: Tuổi, giới tính, học vấn, tôn giáo, dân tộc. Biến phụ thuộc: Hoạt động xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn Lai Châu: - Giáo dục và xây dựng ý thức quốc phòng: (Giáo dục về ý thức cảnh giác quốc phòng; ý thức quốc phòng của người di cư; tham gia các hoạt động xây dựng lực lượng QPTD của địa phương). - Tổ chức và hoạt động của lực lượng DQTV: (Có hay không tham gia lực lượng DQTV trước và sau di cư; ý thức của người di cư khi có anh em, con cháu tham gia lực lượng DQTV). - Đăng ký, quản lý lực lượng DBĐV: (Có hay không đăng ký, quản lý lượng dự bị động viên ở địa phương của người di cư) 7 - Thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân: (Đã từng tham gia nghĩa vụ quân sự; có giấy gọi nhập ngũ trước hay sau di cư đối với người ở độ tuổi nhập ngũ) Biến can thiệp: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc và tỉnh Lai Châu; Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về quản lý di dân; về xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn Lai Châu. 5.3. Khung phân tích 6. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở lý luận, phương pháp luận - Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử trong phân tích di dân với xây dựng lực lượng QPTD hiện nay. Di dân với xây dựng lực lượng QPTD là một thực tế xã hội, thuộc về tồn tại xã Loại hình; đặc điểm di dân - Loại hình di dân: + Di dân có tổ chức + Di dân tự do - Đặc điểm của người di cư + Tuổi + Giới tính + Học vấn + Tôn giáo Ý kiến của cán bộ chính quyền và quân sự địa phương Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc và tỉnh Lai Châu Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý di dân; về xây dựng lực lượng QPTD - Giáo dục, xây dựng ý thức quốc phòng - Tổ chức và hoạt động của lực lượng DQTV - Đăng ký, quản lý lực lượng DBĐV - Thực hiện nghĩa vụ quân sự của người dân 8 hội. Quá trình quản lý, xây dựng lực lượng QPTD thuộc về thượng tầng kiến trúc. Quá trình xây dựng lực lượng QPTD trên phạm vi cả nước nói chung và ở địa bàn Lai Châu nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao nếu biết đánh giá đúng tình hình thực trạng di dân và những tác động nhiều chiều của nó đến xây dựng lực lượng QPTD. - Luận án vận dụng quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về xã hội, phát triển xã hội, về xây dựng lực lượng QPTD và những vấn đề về di dân để phân tích tác động của di dân tới xây dựng lực lượng QPTD. - Luận án ứng dụng các lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu di dân; học thuyết mác xít về chiến tranh và quân đội; học thuyết, tư tưởng Quân sự Việt Nam trong nghiên cứu về xây dựng nền QPTD. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Tiến hành thu thập, phân tích các tài liệu, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án gồm: - Thu thập, phân tích số liệu, tài liệu về di dân trên địa bàn Lai Châu từ năm 2006 đến nay. - Thu thập, phân tích các báo cáo về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; về QP, AN; về công tác xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn Lai Châu từ 2006 đến nay. Các báo cáo được thu thập chủ yếu từ LLVT quân đội tỉnh, UBND tỉnh, Tỉnh ủy Lai Châu và các ban ngành, các huyện, xã trong mẫu khảo sát. 6.2.2. Phương pháp định tính Phỏng vấn sâu 20 người bao gồm: Cán bộ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu; cán bộ huyện, ban chỉ huy quân sự các huyện và một số đồn biên phòng; cán bộ xã, trưởng bản trong mẫu khảo sát với số lượng là 10 người. Người di cư bao gồm cả di cư có tổ chức và di cư tự do với số lượng là 10 người. 6.2.3. Phương pháp định lượng Điều tra bằng phiếu hỏi với số lượng 600 phiếu, bao gồm: Người di cư (400 phiếu); cán bộ, chiến sĩ quân đội trên địa bàn tỉnh Lai Châu, cán bộ xã, trưởng, phó bản của các xã được chọn (200 phiếu). Bảng hỏi được phân ra làm 2 loại/mẫu. Trong đó, mẫu 1 dành cho người di cư; mẫu 2 dành cho cán bộ chính quyền và cán bộ, chiến sĩ quân đội. 9 6.2.4. Mẫu nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu Cách thức lấy mẫu: Để thu thập thông tin được thuận lợi và có tính đại diện cao, việc sử dụng các phương pháp thích hợp để chọn mẫu nghiên cứu là hết sức quan trọng. Đối với luận án, theo các nguồn ý kiến của lãnh đạo tỉnh, huyện, cán bộ quân sự các cấp, các lực lượng thì di dân nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong hơn một thập kỷ gần đây, loại hình di dân có tổ chức chiếm số lượng đông hơn so với loại hình di dân tự do và các loại hình di dân khác. Và cho đến nay, chưa có số liệu thống kê để khẳng định so sánh giữa di dân có tổ chức và di dân tự do. Nhưng, xuất phát từ lý do nghiên cứu, tác giả luận án chọn mẫu nghiên cứu có chủ đích bằng nhau (200 người di cư có tổ chức và 200 người di cư tự do) để so sánh giữa hai loại hình di dân này có ảnh hưởng như thế nào đến xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện nay. Tuy nhiên trong các huyện và các xã được chọn, căn cứ theo địa bàn và danh sách người di cư, luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu theo cụm kết hợp với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn mẫu nghiên cứu. Cụ thể: Với tính đặc thù di dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu, luận án chọn ra 4 huyện để nghiên cứu đó là, huyện Phong Thổ, Tân Uyên, Mường Tè và Sìn Hồ. Đây là những huyện có số lượng di dân nội tỉnh đông nhất, bao gồm cả di dân có tổ chức và di dân tự do. Mỗi huyện chọn ngẫu nhiên một xã, bao gồm các xã: Mường So (Phong Thổ); Trung Đồng (Tân Uyên); Mường Tè (Mường Tè); Nậm Tăm (Sìn Hồ). Từ danh sách từng hộ gia đình di cư (do chính quyền xã cung cấp) của các xã đ
Luận văn liên quan