Luận án Hoàn thiện kế toán trong các trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt Nam

Trong những thập kỷ qua, nhiều quốc gia đã thay đổi phương thức quản lý khu vực công từ kiểm soát đầu vào sang kiểm soát đầu ra, gắn kết quả với phân công trách nhiệm cho mọi chủ thể trong khu vực công (New Public Management - NPM). Mục đích chính của phương thức này là tạo ra một môi trường hoạt động trong đó tính hiệu quả được đưa lên hàng đầu, mỗi đơn vị trong khu vực công trong đó bao gồm các đơn vị dịch vụ công cần nỗ lực phát huy hiệu quả hoạt động với chi phí ít nhất có thể và tăng cường chịu trách nhiệm với nguồn lực (tài sản, kinh phí ) được nhận từ ngân sách nhà nước. Kế toán với vai trò là công cụ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin tài chính chủ yếu phục vụ quản lý, do đó sự phát triển NPM phụ thuộc nhiều vào chất lượng của kế toán. Nếu nhìn nhận từ gốc độ cơ sở kế toán, kế toán nói chung và kế toán các đơn vị dịch vụ công nói riêng tuân thủ cơ sở tiền mặt và cơ sở dồn tích. Cho đến những năm 80 của thế kỷ 20 kế toán đơn vị dịch vụ công ở hầu hết các quốc gia vẫn chủ yếu theo cơ sở tiền mặt bởi khi này tính hội nhập quốc tế của kế toán khu vực công cũng như tính đa phương trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia và các khu vực chưa cao, việc kiểm soát các khoản nợ trên báo cáo tài chính của từng thực thể trong khu vực công cũng như báo cáo chính phủ quốc gia chưa thực sự được chú trọng. Có thể khẳng định cơ sở tiền mặt phù hợp với qui định trong quản lý ngân sách nhà nước và các quỹ tiền tệ công nhưng khi ứng dụng phương thức quản lý mới NPM nhu cầu thông tin tài chính không chỉ dừng ở quản lý thu, chi, tồn ngân sách quốc gia mà còn cần đánh giá so sánh tính khả thi của việc đầu tư từ các nguồn trong và ngoài ngân sách cho các đơn vị dịch vụ công; lập kế hoạch quản lý sử dụng tài sản dài hạn; lập kế hoạch hoàn trả các khoản nợ hiện có, quản lý lưu lượng và nhu cầu tiền trong các giai đoạn tài chính tiếp theo, đánh giá được hiệu quả của các chính sách công, tác động của các quyết định tài chính đối với tài sản ròng, và giúp các đơn vị có cái nhìn dài hạn hơn khi đưa ra quyết định tài chính. Những nhu cầu2 này chỉ được đáp ứng khi kế toán áp dụng cơ sở dồn tích. Bởi vậy, chuyển đổi cơ sở kế toán từ cơ sở tiền mặt sang cơ sở dồn tích đối với kế toán các đơn vị dịch vụ công nói riêng và toàn thể khu vực công nói chung thực sự trở nên cấp thiết.

pdf363 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện kế toán trong các trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  ĐỖ NGỌC TRÂM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 9.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Ngô Thế Chi 2. PGS.TS. Đoàn Vân Anh HÀ NỘI – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đỗ Ngọc Trâm . LỜI CẢM ƠN Luận án này là công trình nghiên cứu độc lập và nghiêm túc của tác giả. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự động viên khích lệ từ thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Tác giả xin trân trọng cảm ơn: Học viện Tài Chính đã tạo điều kiện tốt nhất về giảng viên, cơ sở vật chất, học liệu giúp nghiên cứu sinh hoàn thành tốt chương trình học tập; các Sở Giáo dục và đào tạo, lãnh đạo các trường trung học chuyên nghiệp công lập tại các tỉnh (thành phố) đã giúp đỡ hỗ trợ tác giả khảo sát thực tế phục vụ nghiên cứu luận án; cơ quan và đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất, động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể giáo viên hướng dẫn đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho tác giả, cũng như người thân trong gia đình luôn động viên, chia sẻ khó khăn trong cuộc sống, giúp tác giả hoàn thành được chương trình học tập và nghiên cứu. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đỗ Ngọc Trâm MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH - SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP .......................................................................................................... 24 1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP – NHỮNG NHÂN TỐ CHÍNH CHI PHỐI KẾ TOÁN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ....... 24 1.1.1 Đặc điểm hoạt động và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập .................. 24 1.1.2 Nguồn tài chính và quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập .... 29 1.1.3 Qui định pháp qui về kế toán và cơ sở hạ tầng kế toán đơn vị sự nghiệp công lập .......................................................................................................... 33 1.1.4 Ảnh hưởng của các đặc điểm chung của đơn vị sự nghiệp công lập đến việc vận dụng cơ sở kế toán trong công tác kế toán ......................................... 35 1.2 VAI TRÒ, NHIỆM VỤ, YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ........................................................................... 36 1.2.1 Vai trò của kế toán tài chính đơn vị sự nghiệp công lập .......................... 36 1.2.2 Nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán tài chính đơn vị sự nghiêp công lập ....... 40 1.3 NỘI DUNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP .... 41 1.3.1 Cơ sở kế toán được vận dụng trong kế toán tài chính đơn vị sự nghiệp công lập .......................................................................................................... 41 1.3.2 Nội dung kế toán tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập ................... 49 1.4 KẾ TOÁN ĐƠN VỊ DỊCH VỤ CÔNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ..................... 65 1.4.1 Kế toán đơn vị dịch vụ công ở một số quốc gia trên thế giới .................. 65 1.4.2. Bài học kinh nghiệm dành cho kế toán tài chính đơn vị sự nghiệp công lập Việt nam ................................................................................................... 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 74 CHƯƠNG 2: THỰC TRANG KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM ......................................... 75 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM .................................................................................. 75 2.1.1 Khái niệm, phân loại các trường trung học chuyên nghiệp công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt nam ............................................................. 75 2.1.2 Vai trò của các trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt nam ....... 77 2.1.3 Những yếu tố chi phối kế toán tài chính trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt nam vận dụng cơ sở kế toán ...................................................... 79 2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM ....................... 94 2.2.1 Cơ sở kế toán và nguyên tắc kế toán ....................................................... 96 2.2.2 Kế toán tài chính theo cơ sở tiền mặt ...................................................... 98 2.2.3 Kế toán tài chính theo cơ sở dồn tích .................................................... 101 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM ..................... 130 2.3.1 Kết quả đạt được .................................................................................. 130 2.3.2 Hạn chế ................................................................................................ 133 2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 144 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 152 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM ...... 153 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM................................................................ 153 3.2 NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM ..................... 156 3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM ..................... 159 3.3.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện kế toán tài chính theo cơ sở tiền mặt.......... 163 3.3.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện kế toán tài chính theo cơ sở dồn tích.......... 167 3.4 KIẾN NGHỊ MÔI TRƯỜNG ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP ................................................................................................................. 185 3.4.1 Về phía các trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt Nam ......... 185 3.4.2 Về phía Nhà nước và xã hội ................................................................. 186 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 195 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 196 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BCQT Báo cáo quyết toán BCTC Báo cáo tài chính Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và đào tạo ĐT XDCB Đầu tư xây dựng cơ bản ĐĐH CỦA NN Đơn đặt hàng của Nhà nước HCSN Hành chính sự nghiệp IPSASs International Public Sector Accounting Standard System KBNN Kho bạc nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản THCNCL Trung học chuyên nghiệp công lập TSCĐ Tài sản cố định DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Mã hiệu Tên bảng biểu Trang Bảng 1.1 Thực trạng áp dụng kế toán công quốc tế theo cơ sở kế toán tiền mặt và cơ sở kế toán dồn tích tại một số quốc gia trên thế giới 48 Bảng1.2 Tình hình áp dụng IPSASs của một số nước trong OECD 68 Bảng 2.1 Số lượng cơ sở đào tạo trung học chuyên nghiệp công lập theo tiêu chí đơn vị chủ quản trong năm học 2014-2015, 2015-2016 76 Bảng 2.2 Số trường – số học sinh chính qui – số giáo viên trung học chuyên nghiệp công lập độc lập ba năm học: 2013-2014, 2014- 2015, 2015-2016 77 Bảng 2.3 Mức trần học phí của các trường THCNCL của năm học 2015-2016 106 Bảng 2.4 Mức trần học phí hệ đào tạo THCNCL so với các hệ cao đẳng, đại học, sau đại học năm học 2015-2016 107 DANH MỤC CÁC HÌNH - SƠ ĐỒ Mã hiệu Tên sơ đồ Trang Mô tả qui trình nghiên cứu 17 Hình 1.1 Kế toán công theo cơ sở tiền mặt, cơ sở dồn tích 44 Sơ đồ 2.1 Quan hệ giữa trường THCNCL với các cơ quan chức năng 82 Sơ đồ 2.2 Quy trình quản lý tài chính trong trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt nam 83 Sơ đồ 2.3 Mô tả các phần hành kế toán căn cứ đặc điểm hoạt động kinh tế tài chính tại các trường trung học chuyên nghiệp công lập 87 Sơ đồ 2.4 Cơ cấu tổ chức của trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt nam 88 Sơ đồ 3.1 Các phần hành kế toán theo cơ sở tiền mặt tại các trường trung học chuyên nghiệp công lập 163 Sơ đồ 3.2 Các phần hành kế toán theo cơ sở dồn tích tại các trường trung học chuyên nghiệp công lập 176 1 MỞ ĐẦU 1/ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những thập kỷ qua, nhiều quốc gia đã thay đổi phương thức quản lý khu vực công từ kiểm soát đầu vào sang kiểm soát đầu ra, gắn kết quả với phân công trách nhiệm cho mọi chủ thể trong khu vực công (New Public Management - NPM). Mục đích chính của phương thức này là tạo ra một môi trường hoạt động trong đó tính hiệu quả được đưa lên hàng đầu, mỗi đơn vị trong khu vực công trong đó bao gồm các đơn vị dịch vụ công cần nỗ lực phát huy hiệu quả hoạt động với chi phí ít nhất có thể và tăng cường chịu trách nhiệm với nguồn lực (tài sản, kinh phí) được nhận từ ngân sách nhà nước. Kế toán với vai trò là công cụ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin tài chính chủ yếu phục vụ quản lý, do đó sự phát triển NPM phụ thuộc nhiều vào chất lượng của kế toán. Nếu nhìn nhận từ gốc độ cơ sở kế toán, kế toán nói chung và kế toán các đơn vị dịch vụ công nói riêng tuân thủ cơ sở tiền mặt và cơ sở dồn tích. Cho đến những năm 80 của thế kỷ 20 kế toán đơn vị dịch vụ công ở hầu hết các quốc gia vẫn chủ yếu theo cơ sở tiền mặt bởi khi này tính hội nhập quốc tế của kế toán khu vực công cũng như tính đa phương trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia và các khu vực chưa cao, việc kiểm soát các khoản nợ trên báo cáo tài chính của từng thực thể trong khu vực công cũng như báo cáo chính phủ quốc gia chưa thực sự được chú trọng. Có thể khẳng định cơ sở tiền mặt phù hợp với qui định trong quản lý ngân sách nhà nước và các quỹ tiền tệ công nhưng khi ứng dụng phương thức quản lý mới NPM nhu cầu thông tin tài chính không chỉ dừng ở quản lý thu, chi, tồn ngân sách quốc gia mà còn cần đánh giá so sánh tính khả thi của việc đầu tư từ các nguồn trong và ngoài ngân sách cho các đơn vị dịch vụ công; lập kế hoạch quản lý sử dụng tài sản dài hạn; lập kế hoạch hoàn trả các khoản nợ hiện có, quản lý lưu lượng và nhu cầu tiền trong các giai đoạn tài chính tiếp theo, đánh giá được hiệu quả của các chính sách công, tác động của các quyết định tài chính đối với tài sản ròng, và giúp các đơn vị có cái nhìn dài hạn hơn khi đưa ra quyết định tài chính. Những nhu cầu 2 này chỉ được đáp ứng khi kế toán áp dụng cơ sở dồn tích. Bởi vậy, chuyển đổi cơ sở kế toán từ cơ sở tiền mặt sang cơ sở dồn tích đối với kế toán các đơn vị dịch vụ công nói riêng và toàn thể khu vực công nói chung thực sự trở nên cấp thiết. Trên khía cạnh lý luận, gần đây các nghiên cứu về kế toán khu vực công xuất hiện khá nhiều tại Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu cơ sở kế toán ứng dụng trong kế toán khu vực công nói chung và kế toán đơn vị sự nghiệp công nói riêng có xét đến môi trường chính trị - kinh tế - xã hội chưa nhiều và chưa trở thành một hệ thống, rất cần thêm những nghiên cứu thực chứng nhằm bổ sung và củng cố hệ thống lý luận về cơ sở kế toán dành cho kế toán công Việt Nam, đặc biệt khi kế toán Việt nam đang trong tiến trình hội nhập với kế toán quốc tế, những hướng dẫn chế độ kế toán cụ thể sẽ dần được thay thế bởi những mực thước về cơ sở và nguyên tắc kế toán chung được công nhận. Trên khía cạnh thực tế, ở Việt Nam công tác kế toán trong các đơn vị dịch vụ công (có tên gọi đơn vị sự nghiệp công lập) tuân thủ chế độ kế toán do nhà nước ban hành. Từ phía cơ quan quản lý nhà nước cũng như từ phía người làm kế toán ở trong đơn vị sự nghiệp công lập, việc thực hiện công tác kế toán thường chú trọng phục vụ quản lý, kiểm tra, kiểm soát tài chính của nhà nước. Cho đến nay những hướng dẫn của nhà nước trong kế toán đơn vị dịch vụ công đã có nhiều cải cách gắn liền với sự đổi mới cơ chế quản lý tài chính công dành cho loại hình đơn vị này theo hướng tăng cường tự chủ, đồng thời có tính đến định hướng hội nhập kế toán công quốc tế nhưng chưa có sự nhận định cụ thể việc vận dụng cơ sở kế toán giúp thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán phục vụ hữu hiệu đổi mới quản lý hoạt động, quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường tự chủ và hội nhập kế toán công quốc tế. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tế trên, tác giả mong muốn nghiên cứu về nội dung công tác kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập trên góc độ vận dụng cơ sở kế toán phù hợp với sự cải cách cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập cũng như đáp ứng hữu hiệu nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định kinh tế của các chủ thể liên quan đến đơn vị này như cơ quan quản lý 3 nhà nước, cá nhân quản lý đơn vị, chủ đầu tư, đối tác liên kết kinh tế, chủ thể tham gia hoạt động trong đơn vị vvcó sự tham chiếu kinh nghiệm quốc tế. Việc nghiên cứu thực chứng để chứng minh thực tế cần dựa trên điển hình đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể. Khi tìm hiểu về các đơn vị sự nghiệp công lập Việt Nam, sau khi loại trừ các đối tượng đã được nghiên cứu trước đây, cũng như tìm hiểu đặc thù hoạt động và quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập tác giả nhận thấy: - Các trường các trường THCNCL là một bộ phận then chốt trong Hệ thống giáo dục quốc dân, giữ vai trò phân luồng người học sau trung học cơ sở và trung học phổ thông tạo điều kiện thuận lợi để những thanh niên không có điều kiện theo học các chương trình giáo dục đại học có thể tiếp tục theo học để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng lao động, kỹ năng sống. Trường THCNCL cung cấp nguồn nhân lực có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật chủ đạo cho hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo nghề cho trong và ngoài nước. - Một nghịch lý đang diễn ra là từ 2014 đến nay là dù Nhà nước rất chú trọng thực hiện xã hội hóa giáo dục, thay đổi cơ chế tài chính tạo điều kiện cho các trường chủ động trong công tác tài chính, xây dựng khung pháp lý thúc đẩy cá nhân và doanh nghiệp liên kết với các trường hình thành doanh nhân xã hội nhưng các trường THCNCL vẫn phụ thuộc chủ yếu nguồn ngân sách nhà nước và khó khăn trong thu hút đầu tư bên ngoài vào hoạt động đào tạo, có nguy cơ thu hẹp qui mô đào tạo, bị người học và nhà tuyển dụng lao động đánh giá khá thấp về chất lượng do chưa đáp ứng nhu cầu. - Để tháo gỡ cho các trường THCNCL, Bộ lao động thương binh xã hội (Bộ LĐTBXH) hướng đến thành lập các Hội đồng ngành với sự tham gia của doanh nghiệp lớn và các trường trực thuộc quản lý của Bộ LĐTBXH đưa ra tiêu chuẩn nghề nghiệp từ đó các trường xây dựng chương trình đào tạo, tăng cường gắn kết và trách nhiệm của nhà tuyển dụng với cơ sở đào tạo từ khâu lên chương trình giảng dạy đến hỗ trợ thực tập. Bước đầu Bộ LĐTBXH đã kết hợp với Hội đồng Anh thực hiện thí điểm tại 21 trường thuộc Bộ, xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng đào 4 tạo nghề nghiệp thông qua kết hợp nhà trường với các doanh nghiệp tại địa phương. Trong tương lai định hướng “phân khúc đào tạo”chủ yếu của các trường THCNCL thay vì đào tạo dài hạn cấp bằng hay chứng chỉ sẽ chuyển sang đào tạo “modul” theo nhu cầu của người tuyển dụng, đào tạo theo đơn đặt hàng; cùng với việc mở rộng thu hút vốn đầu tư từ nhiều đối tượng khác ngoài nhà nước sẽ giúp các trường tồn tại và phát triển bền vững. - Thông tin do kế toán trường THCNCL cung cấp là cơ sở quan trọng giúp người quản lý nhà trường, đối tác đặt hàng, đối tượng sử dụng dịch vụ đào tạo, nhà đầu tư nắm bắt giá phí dịch vụ đào tạo theo từng modul, tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của nhà trường từ đó ra các quyết định kinh tế phù hợp. Công tác kế toán tại các trường này đã có nhiều đổi mới theo hướng cải cách chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước, nhưng ngoài việc tuân thủ qui định nhà nước thì việc xem xét tính hiệu quả khi vận dụng những hướng dẫn này và sự tương thích giữa mong muốn đáp ứng nhu cầu của đối tượng sử dụng thông tin kế toán với thực tế thực hiện nội dung kế toán và cung cấp thông tin kế toán tại các trường này xét trên khía cạnh ứng dụng cơ sở kế toán chưa được nghiên cứu kiểm chứng. Do vậy, giả lựa chọn các trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt Nam là đối tượng nghiên cứu thực trạng nhằm kiểm chứng cho những lý luận về cơ sở kế toán áp dụng cho loại hình đơn vị này và đưa ra các khuyên nghị hoàn thiện nội dung kế toán trong các trường THCNCL trên góc độ vận dụng cơ sở kế toán phù hợp. Đây cũng là lý do cho sự ra đời của đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện kế toán trong các trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt Nam”. 2/ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1/ Tổng hợp các công trình nghiên cứu trước đây cùng lĩnh vực Ở Việt Nam và trên thế giới trong thời gian gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến kế toán các đơn vị dịch vụ công lập nói chung và các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập nói riêng. Tác giả đã tìm hiểu về các kết quả 5 nghiên cứu điển hình có liên quan đến đề tài của mình và chia theo nhóm công trình nghiên cứu theo các tiêu chí cụ thể sau: * Nghiên cứu về kế toán trong đơn vị dịch vụ công- khía cạnh cơ sở kế toán Adela Deaconu và đồng sự với ấn phẩm “The impact of Accounting on Public sector management. An exploratory study for Romania” xuất bản bởi Transylvanian Review of Administrative Sciences, No. 32 E/2011, pp. 74-97. Trong đó thông qua nghiên cứu định lượng báo cáo tài chính được cung cấp bởi mẫu các đơn vị dịch vu công lập ở các ngành khác nhau của Romani trong 3 giai đoạn trước 1998, 1998-2003, 2003-2009 nhằm đưa ra các kết luận về việc chuyển đổi cơ sở kế toán trong khu vực công nói chung tại Romani từ cơ sở tiền mặt đầy đủ sang cơ sở dồn tích đầy đủ. Nghiên cứu đặc biệt có đề cập đến yếu tố chính trị và sự tác động của nó đến việc thay đổi kế toán khu vực dịch vụ công lập, đây chính là quan điểm có thể kế thừa trong nghiên cứu lý luận. Tuy nhiên bên cạnh việc thừa nhận rõ ràng tính tích cực, ưu việt của kế toán dồn tích khi cung cấp thông tin tài chính của đơn vị dịch vụ công gắn với nội dung chi ngân sách một cách minh bạch cho mọi đối tượng công chúng, nghiên cứu cũng cổ xúy quan điểm chuyển đổi cơ sở kế toán thống nhất giữa các đơn vị dịch vụ công lập và đơn vị dịch vụ tư nhân. Đây là điểm tồn tại trong nghiên cứu nhất là khi chính sách tài chính và cơ chế hoạt động áp dụng cho hai loại hình đơn vị khác nhau. Trong ấn phẩm “Arguments for intro ducing accrual based accounting in the public sector” của Cristina Aurora Bunea-Bonta¸s and Mihaela Cosmina Petre xuất bản bởi MPRA Pap er No. 18134, p osted 26. Octob er 2009. Trong đó tác giả thông qua các nghiên cứu định tính khẳng định về xu hướng chuyển đối cơ sở kế toán khu vực công nói chung và các đơn vị dịch vụ công nói riêng từ cơ sở tiền mặt sang sơ sở dồn tích. Nghiên cứu đã cho thấy việc thay đổi này giúp tăng trách nhiệm giải trình của các nhà quản lý khu vực công, và tạo điều kiện giúp quốc gia hội nhập với quốc tế khi có thể chứng minh hiệu quả của các chính sách công, chính sách tài khóa thông qua các thông tin về báo cáo tài chính quốc gia. Mặc dù đã đưa ra những lập luận và phản biện về việc chuyển đổi cơ
Luận văn liên quan