1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.1. Một trong những công cụ chủ chốt giúp một nƣớc tƣ bản có thể thực
hiện tốt việc khai thác thuộc địa đó là nắm trong tay hệ thống tiền tệ. Khi có đƣợc
công cụ này, chính quyền thực dân có thể quản lý tài chính, quản lý đầu tƣ, quản lý
tín dụng và quản lý thanh toán. Ngƣời Pháp hiểu rất rõ điều này. Để chuẩn bị cho
việc hoàn tất công cuộc xâm chiếm thuộc địa ở Đông Dƣơng theo ý đồ riêng của
chính quyền thực dân, năm 1875, Pháp cho thành lập Ngân hàng Đông Dƣơng và
phát hành tiền Đông Dƣơng. Đồng Đông Dƣơng không lâu sau đó đã chiếm vị trí
trọng yếu trong hệ thống lƣu thông tiền tệ ở Việt Nam và trở thành công cụ để thực
dân Pháp đặt nền tảng cai trị lâu dài ở nƣớc ta nói riêng và các nƣớc Đông Dƣơng
nói chung thông qua Hiệp ƣớc Patenôtre (1884)
224 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoạt động của ngân hàng đông dƣơng tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
_________________________________________________________________________________________
ĐỖ THỊ MỸ HIỀN
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG DƢƠNG
TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 1875 ĐẾN NĂM 1945
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGHỆ AN - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
_________________________________________________________________________________________
ĐỖ THỊ MỸ HIỀN
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG DƢƠNG
TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 1875 ĐẾN NĂM 1945
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.03.13
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN TRỌNG VĂN
PGS.TS NGUYỄN QUANG HỒNG
NGHỆ AN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Nghệ An, tháng 6 năm 2017
Tác giả
Đỗ Thị Mỹ Hiền
ii
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ........................................................................... v
DANH MỤC PHỤ LỤC .......................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 8
1.1. Các công trình nghiên cứu về sự ra đời của Ngân hàng Đông Dƣơng
và các chi nhánh của nó tại Việt Nam ................................................................ 8
1.1.1. Tác giả ngƣời nƣớc ngoài ................................................................... 8
1.1.2. Tác giả ngƣời Việt Nam ..................................................................... 10
1.2. Các tài liệu nghiên cứu về chức năng và hoạt động chủ yếu của
ngân hàng ........................................................................................................... 11
1.2.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả ngƣời nƣớc ngoài ............ 11
1.2.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả ngƣời Việt Nam .............. 18
1.3. Các công trình nghiên cứu về tác động của Ngân hàng Đông Dƣơng
đối với kinh tế, xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp .............................................. 22
1.4. Nhận xét về vấn đề nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học đặt ra cho luận
án......................................................................................................................... 26
CHƢƠNG 2 SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TIỀN CỦA
NGÂN HÀNG ĐÔNG DƢƠNG .............................................................................. 31
2.1. Sự ra đời của Ngân hàng Đông Dƣơng và các chi nhánh của nó ở Việt
Nam .................................................................................................................... 31
2.1.1. Ngân hàng Đông Dƣơng và chi nhánh ở Nam Kỳ ............................. 31
2.1.2. Chi nhánh ở Bắc Kỳ ........................................................................... 35
2.1.3. Chi nhánh ở Trung Kỳ ........................................................................ 36
iii
2.2. Ngân hàng Đông Dƣơng với chức năng là Ngân hàng Phát hành tiền ....... 38
2.2.1. Đồng tiền Đông Dƣơng ...................................................................... 39
2.2.2. Các loại tiền của các nƣớc lƣu hành ở Việt Nam ............................... 46
2.2.3. Hoạt động lƣu thông tiền tệ ................................................................ 49
CHƢƠNG 3 HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG DƢƠNG VỚI
CHỨC NĂNG LÀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ TÀI
CHÍNH ..................................................................................................................... 56
3.1. Hoạt động của ngân hàng thƣơng mại ......................................................... 56
3.1.1. Tín dụng .............................................................................................. 56
3.1.2. Hối đoái .............................................................................................. 74
3.1.3. Quản lý buôn bán vàng, kim loại quý và cầm cố ............................... 78
3.2. Hoạt động đầu tƣ tài chính .......................................................................... 80
3.2.1. Đầu tƣ vào nông nghiệp...................................................................... 82
3.2.2. Đầu tƣ vào công nghiệp ...................................................................... 89
3.2.3. Đầu tƣ phát triển giao thông vận tải ................................................... 95
CHƢƠNG 4 TÁC ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG DƢƠNG ĐỐI VỚI
KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM ............................................................................ 101
4.1. Tác động của Ngân hàng Đông Dƣơng đến nền kinh tế Việt Nam ............. 101
4.1.1. Tác động tiêu cực ............................................................................... 101
4.1.2. Tác động tích cực ............................................................................... 124
4.2. Tác động của Ngân hàng Đông Dƣơng đối với xã hội Việt Nam ............... 127
4.2.1. Tác động tiêu cực ............................................................................... 127
4.2.2. Tác động tích cực ............................................................................... 142
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................................... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 151
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
1. CIC Ngân hàng Tín dụng Kỹ nghệ và Thƣơng mại (Pháp)
2. CPA Caisse provincial de crédit agricole populaire (Nông phố
Ngân hàng)
3. CPNV Phông Tòa đại biểu Chính phủ Nam Việt
4. DFI Phông Sở Tài chính Đông Dƣơng
5. F Đồng franc Pháp
6. GOUGAL Phông Toàn quyền Đông Dƣơng
7. GOUCOCH Phông Thống đốc Nam Kỳ
8. NXB Nhà xuất bản
9. NSĐP Ngân sách địa phƣơng
10. OICAM Đông Dƣơng Nông tín tƣơng tế cục
11. RST Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ
12. S Phông Sách tiếng Pháp
13. SFCT Phông Công ty than Bắc Kỳ
14. SICAM Société Indigène de Crédit Agricole Mutuel (Hội Nông tín
tƣơng tế bản xứ)
15. SL Phông Các cơ quan địa phƣơng
16. TC Phông Tạp chí
17. TTLTQG Trung tâm lƣu trữ Quốc gia
18. $ Đồng Đông Dƣơng
v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng
Bảng 2.1. Quy định về việc sản xuất đồng bạc Đông Dƣơng theo các mệnh giá .. 41
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động cho vay của Ngân hàng Đông Dƣơng giai đoạn 1878 -
1885 ........................................................................................................ 65
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động cho vay của Ngân hàng Đông Dƣơng giai đoạn 1886 -
1896 ........................................................................................................ 66
Bảng 3.3. Cơ cấu vốn của các SICAM giai đoạn 1923-1930 ................................. 68
Bảng 3.4. Hoạt động của các SICAM và quỹ trung ƣơng giai đoạn 1939 - 1943 .. 69
Bảng 3.5. Thống kê về hoạt động cho vay theo mùa ở các tỉnh Bắc Kỳ ................ 71
Bảng 3.6. Cơ cấu vốn của các CPA giai đoạn 1928 - 1938 .................................... 72
Bảng 3.7. Tình hình vốn hoạt động của các CPA giai đoạn 1939-1944 ................. 73
Bảng 3.8. Bản chất các hoạt động của ngân hàng thực hiện giai đoạn 1914 - 1921 ..... 74
Bảng 3.9. Tỷ lệ chuyển đổi giữa đồng bạc Đông Dƣơng với đồng franc Pháp ...... 75
Bảng 3.10. Hoạt động hối đoái của ngân hàng từ năm 1914-1921 ......................... 77
Bảng 3.11. Tỷ lệ chuyển đổi giữa đồng bạc Đông Dƣơng với một số đồng tiền
thông dụng .............................................................................................. 78
Bảng 3.12. Sự tiến triển của việc tham gia tài chính của Ngân hàng Đông Dƣơng
trong các công việc kinh doanh ở Đông Dƣơng và hải ngoại ................ 81
Bảng 3.13. Địa vị của Việt Nam trong việc xuất cảng thóc gạo ............................. 86
Bảng 3.14. Diện tích cao su trồng ở Việt Nam từ 1897 đến 1945 .......................... 88
Bảng 3.15. Tình hình khai thác than ở Đông Dƣơng giai đoạn 1899-1945 ............ 91
Bảng 3.16. Nguồn vốn của công ty than Hòn Gai từ 1888-1939 ............................ 92
Bảng 3.17. Lợi nhuận của hãng Phông-ten ............................................................. 94
Bảng 4.1. Tình hình lƣu hành giấy bạc Đông Dƣơng ........................................... 102
Bảng 4.2. Sự tiến triển của chỉ số lƣu hành bạc giấy ở Đông Dƣơng từ năm 1913
đến năm 1939 ....................................................................................... 105
Bảng 4.3. Các chi phí và số tiền lãi do độc quyền phát hành của Ngân hàng Đông
Dƣơng từ năm 1933 đến 1943 .............................................................. 107
Bảng 4.4. Thống kê giá cao su qua các năm ......................................................... 116
Bảng 4.5. Số tiền thƣởng cho mỗi kí lô cao su xuất khẩu ..................................... 117
Bảng 4.6. Kết quả kinh đoanh đƣờng sắt giữa Chính phủ Pháp và Công ty hỏa xa
Vân Nam ............................................................................................... 123
Bảng 4.7. Thu ngân sách Nam Kỳ từ thuốc phiện giai đoạn 1882-1885 .............. 139
Biểu
Biểu đồ 4.1. Về tình hình lƣu thông tiền tệ trong từng giai đoạn từ 1913-1939 .. 106
vi
DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
A. CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................................... 1
Bảng 1: Lợi nhuận của Ngân hàng Đông Dƣơng (1875-1939) ........................... 1
Bảng 2. Bảng trọng tải thực khối lƣợng hàng hóa thƣơng mại vận chuyển từ
năm 1918-1926 .................................................................................................... 3
Bảng 3: Số rƣợu bán đƣợc từ năm 1935-1939 .................................................... 4
Bảng 4: Số thuốc phiện bán đƣợc từ năm 1936-1939 ......................................... 4
B. MỘT SỐ BẢN ĐỒ VÀ LƢỢC ĐỒ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÔNG DƢƠNG
THỜI PHÁP .............................................................................................................. 5
Bản đồ 1: Mạng lƣới của Ngân hàng Đông Dƣơng............................................. 5
Bản đồ 2: Về Tuyến đƣờng sắt Đông Dƣơng ...................................................... 6
Biểu đồ 3: Doanh thu tính theo km của tuyến đƣờng sắt .................................... 7
Biểu đồ 4: Chi phí tính theo km của tuyến đƣờng sắt ......................................... 8
Biểu đồ 5: Lợi nhuận của tuyến đƣờng sắt .......................................................... 9
Biểu đồ 6: Gạo xuất khẩu từ Sài Gòn qua Singapore từ năm 1900 - 1936 ....... 10
C. MỘT SỐ TRANH ẢNH VỀ NGÂN HÀNG ĐÔNG DƢƠNG TẠI PHÁP VÀ
VIỆT NAM .............................................................................................................. 11
Ảnh 1: Trụ sở chính Ngân hàng Đông Dƣơng tại Paris (Pháp) ........................ 11
Ảnh 2: Chi nhánh Ngân hàng ở Sài Gòn năm 1875. Một ngôi nhà lát gạch rất đẹp,
không có tầng, kích thƣớc trung bình. Một ngôi nhà rất phù hợp với một doanh
nghiệp triển vọng, nhƣng đang cần phải chứng minh khả năng của mình ............ 11
Ảnh 3: Một góc trụ sở Ngân hàng Đông Dƣơng - Chi nhánh Sài Gòn. ............ 12
Ảnh 4: Một góc trụ sở Ngân hàng Đông Dƣơng - Chi nhánh Hải Phòng ......... 12
Ảnh 5: Trụ sở Ngân hàng Đông Dƣơng - Chi nhánh Hà Nội ........................... 13
Ảnh 6: Chi nhánh ngân hàng Hà Nội năm 1901. Những vị trí giao dịch tiền mặt
nằm ngay chính giữa đại sảnh. Tỷ giá hối đoái đƣợc dán áp phích rất rõ ràng và
minh bạch. ......................................................................................................... 13
Ảnh 7: Các nhà tƣ sản mại bản của chi nhánh Hải Phòng đang đếm tiền ......... 14
D. MỘT SỐ LOẠI TIỀN ĐÔNG DƢƠNG (BANQUE DE L'INDOCHINE) ....... 15
I. TIỀN GIẤY .................................................................................................... 15
II. TIỀN ĐỒNG ................................................................................................. 19
E. TIỀN NGÂN HÀNG ĐÔNG DƢƠNG PHÁT HÀNH ...................................... 24
KỲ I (PHÁT HÀNH NĂM 1876 - 1892) .......................................................... 24
KỲ II (PHÁT HÀNH NĂM 1893 - 1896) ........................................................ 25
KỲ III (PHÁT HÀNH NĂM 1898 - 1903) ....................................................... 26
KỲ IV (PHÁT HÀNH NĂM 1903 - 1907) ....................................................... 26
KỲ V (PHÁT HÀNH NĂM 1909 - 1925) ........................................................ 27
KỲ VI (PHÁT HÀNH NĂM 1919 - 1920) ....................................................... 30
F. CÁC NGHỊ ĐỊNH, ĐƠN XIN VAY, TRẢ TIỀN .......................................... 31
G. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG DƢƠNG ĐẾN NĂM 1930 .. 52
H. NGÂN HÀNG ĐÔNG DƢƠNG SAU NĂM 1975 ........................................... 53
1
MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.1. Một trong những công cụ chủ chốt giúp một nƣớc tƣ bản có thể thực
hiện tốt việc khai thác thuộc địa đó là nắm trong tay hệ thống tiền tệ. Khi có đƣợc
công cụ này, chính quyền thực dân có thể quản lý tài chính, quản lý đầu tƣ, quản lý
tín dụng và quản lý thanh toán. Ngƣời Pháp hiểu rất rõ điều này. Để chuẩn bị cho
việc hoàn tất công cuộc xâm chiếm thuộc địa ở Đông Dƣơng theo ý đồ riêng của
chính quyền thực dân, năm 1875, Pháp cho thành lập Ngân hàng Đông Dƣơng và
phát hành tiền Đông Dƣơng. Đồng Đông Dƣơng không lâu sau đó đã chiếm vị trí
trọng yếu trong hệ thống lƣu thông tiền tệ ở Việt Nam và trở thành công cụ để thực
dân Pháp đặt nền tảng cai trị lâu dài ở nƣớc ta nói riêng và các nƣớc Đông Dƣơng
nói chung thông qua Hiệp ƣớc Patenôtre (1884).
Quá trình ra đời của Ngân hàng Đông Dƣơng, sự mở rộng hoạt động về
phạm vi địa lý và phạm vi kinh tế cho đến khi Liên bang Đông Dƣơng ra đời qua
Hiệp ƣớc Patenôtre (1884) cho thấy cách thức và phƣơng pháp khai thác thuộc địa
của Pháp đƣợc tổ chức và vận hành theo đúng trật tự: khởi sự từ việc thành lập
Ngân hàng Đông Dƣơng, Pháp tổ chức đƣa đồng Đông Dƣơng vào lƣu thông và
biến ngân hàng này thành bộ máy đầu tƣ. Núp dƣới vỏ bọc phát triển kinh tế ở
Đông Dƣơng, bộ máy này trở thành công cụ cai trị và khai thác thuộc địa của Pháp.
1.2. Nghiên cứu lịch sử về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng
Đông Dƣơng, một định chế tài chính đặc thù, nhƣ là một biểu trƣng cho sự hiện
diện của thực dân Pháp ở Việt Nam, trong mối liên hệ với chính sách khai thác, bóc
lột thuộc địa kiểu thực dân là một vấn đề có ý nghĩa khoa học, thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà khoa học; song hiện tại vẫn còn nhiều khoảng trống nhất định trong
việc làm rõ vị trí lịch sử của Ngân hàng Đông Dƣơng trong việc thực hiện chính
sách khai thác thuộc địa của Pháp.
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Ngân hàng Đông Dƣơng
của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Các công trình nghiên cứu ấy đã đƣa lại một
2
nguồn tƣ liệu hết sức phong phú, những nhận định khoa học và những gợi mở
quan trọng cho những nhà nghiên cứu sau này kế thừa và phát huy. Tuy nhiên,
vẫn còn thiếu một nghiên cứu có tính chất chuyên sâu và có hệ thống về quá trình
hình thành và hoạt động của Ngân hàng Đông Dƣơng tại Việt Nam đƣợc đặt trong
mối tƣơng quan với chính sách cai trị thuộc địa của thực dân Pháp, núp dƣới vỏ
bọc phát triển kinh tế ở Đông Dƣơng.
1.3. Việt Nam đang trên con đƣờng chuyển mình, phát triển và hội nhập với
nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, những gì diễn ra trong lịch sử đã tạo
nên yếu tố nền tảng, mang nét rất đặc trƣng. Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng,
bên cạnh những yếu tố tiêu cực, mang bản chất bóc lột thuộc địa của chủ nghĩa
thực dân thì mô hình Ngân hàng Đông Dƣơng cũng mang lại những kinh nghiệm
quý báu, những bƣớc đi đầu tiên cho quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng
hiện nay. Nghiên cứu về Ngân hàng Đông Dƣơng không chỉ có ý nghĩa về lịch sử
mà còn có thể rút ra một số đặc điểm, kinh nghiệm và bài học quản lý gợi ý cho
chính sách phát triển tài chính - ngân hàng của đất nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.
1.4. Kể từ khi đất nƣớc ta chuyển từ nền kinh tế hành chính, tập trung, bao
cấp bƣớc sang thời kỳ Đổi mới (1986), theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của
Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp phát triển. Các ngân hàng cổ phần vốn trong nƣớc cũng nhƣ vốn nƣớc ngoài
thi nhau thành lập, hình thành một hệ thống ngân hàng, đóng vai trò hết sức quan
trọng đối với đời sống đất nƣớc, đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân. Với những
hoạt động sôi động của chúng, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích
cực, vƣợt bậc, góp phần đƣa đất nƣớc vƣợt qua khủng hoảng và đƣa nƣớc ta trở
thành nƣớc phát triển trung bình. Bên cạnh những thành tích to lớn đó, hệ thống
ngân hàng nƣớc ta cũng để lại những hệ lụy không nhỏ liên quan đến hoạt động yếu
kém, đặc biệt là làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng... mà cho đến nay Chính phủ
vẫn đang tập trung xử lý, để lành mạnh hóa ngành ngân hàng.
3
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Hoạt động của Ngân hàng
Đông Dƣơng tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945” làm Luận án tiến sĩ Lịch
sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khảo cứu nguồn tài liệu tin cậy, luận án tập trung nghiên cứu sự
ra đời của Ngân hàng Đông Dƣơng và các chi nhánh của nó tại Việt Nam từ năm
1875 đến năm 1945 đồng thời làm rõ chức năng phát hành tiền, chức năng là ngân
hàng thƣơng mại và hoạt động đầu tƣ tài chính của ngân hàng. Từ đó, luận án đánh
giá thực chất, rút ra những tác động của Ngân hàng Đông Dƣơng đối với kinh tế, xã
hội Việt Nam lúc bấy giờ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, làm rõ bối cảnh ra đời, hoạt động phát hành tiền và chính sách
tiền tệ của Ngân hàng Đông Dƣơng từ năm 1875 đến năm 1945.
- Thứ hai, làm rõ hơn về hoạt động của Ngân hàng Đông Dƣơng với chức
năng là Ngân hàng Thƣơng mại.
- Thứ ba, đi sâu nghiên cứu về hoạt động đầu tƣ tài chính của Ngân hàng
Đông Dƣơng tại Việt Nam.
- Thứ tư, tìm hiểu rõ những tác động của Ngân hàng Đông Dƣơng đối với
kinh tế, xã hội và đời sống của ngƣời dân Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là sự ra đời và hoạt động của Ngân hàng
Đông Dƣơng tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về thời gian, trên cơ sở những tài liệu hiện có, tác giả xác định phạm
vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Đông
4
Dƣơng tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945. Sở dĩ chúng tôi lấy mốc năm
1875 làm mốc mở đầu nghiên cứu vì năm 1875 Ngân hàng Đông Dƣơng đƣợc
thành lập tại Paris và cũng trong năm đó, chi nhánh đầu tiên của nó đƣợc chọn mở
ở Sài Gòn (19/4/1875). Năm 1945 đƣợc chọn làm mốc kết thúc vì Cách mạng
Tháng Tám thành công, Chính phủ nƣớc