HĐTN là một quan điểm dạy học bằng thực tiễn được David Kolb đề xuất từ
sự kế thừa và phát triển lí thuyết học tập có liên quan đến kinh nghiệm của các nhà
Tâm lí học, GD học như John Dewey (1859-1952); Kurt Levin (1890-1947); Jean
Piaget (1896-1980); Lev Vygotsky (1896-1934) và nhiều nhà nghiên cứu khoa học
khác. Nghiên cứu của các tác giả liên quan đến vấn đề học qua kinh nghiệm được
David Kolb coi như cơ sở khoa học, nền tảng để xây dựng lí thuyết về HĐTN. Năm
1971, lí thuyết HĐTN của David Kolb chính thức được công bố lần đầu tiên với tư
cách là “lí thuyết tương đối toàn diện về phương thức học tập tích lũy, chuyển hóa
kinh nghiệm”. Từ đó đến nay HĐTN được nhiều nước áp dụng rộng rãi trên các lĩnh
vực khác nhau và HĐTN trở thành một triết lí GD của nhiều nước. Bước sang thế kỉ
XXI, HĐTN được David Kolb coi là phương pháp học tập hiệu quả nhằm hướng tới
phát triển năng lực cho người học. Nhiều nước đã áp dụng HĐTN vào dạy học, việc
áp dụng HĐTN vào GD của mỗi nước có sự linh hoạt, khác nhau nhưng vẫn phải
đảm bảo các yếu tố cơ bản của HĐTN.
Đất nước ta hiện nay đang trên con đường hội nhập và phát triển từ nền GD
truyền thống sang nền GD hiện đại, đổi mới PPDH luôn là vấn đề được đặt ra và có
những bước chuyển mình tạo hiệu quả đáng ghi nhận. Thực tế cho thấy đã có nhiều
phương pháp, nhiều hoạt động dạy học phong phú, đa dạng được áp dụng đưa HS thoát
khỏi cách học thụ động, kích thích tính tích cực, chủ động, hứng thú của các em. HĐTN
được triển khai trong thực tiễn dạy học giúp HS biết vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tức là HS được học thông qua làm, qua thực hành để có được năng lực thực hiện
gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân. HĐTN là hoạt động mang lại cho HS những
trải nghiệm vô cùng thú vị, làm cho nội dung dạy học trở nên vừa nhẹ nhàng hấp
dẫn, vừa gần gũi lại không kém phần mới lạ. Mỗi HĐTN đặt ra đòi hỏi HS phải giải
quyết dựa trên những kinh nghiệm sẵn có của bản thân và đưa ra các sáng kiến trải
nghiệm từ thực tiễn, đem lại hiệu quả học tập cao, làm thay đổi cả nhận thức và
hành động của HS, biến những ý tưởng của HS thành hiện thực để các em thể hiện
hết khả năng sáng tạo của mình. HĐTN khuyến khích, động viên các em tích cực nghiên
cứu tìm ra cái mới, cách giải quyết vấn đề mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã
có, tạo được niềm vui sự phấn khởi làm cho giờ học sôi nổi, kích thích sự hứng thú của
HS. Do đó, HĐTN được coi là một hướng đi đúng đắn trong thực tiễn dạy học hiện nay
205 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 3178 | Lượt tải: 17
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoạt động trải nghiệm trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4, 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ DUNG
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 4, 5
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ DUNG
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 4, 5
Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt
Mã số: 9.14.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. LÊ A
2. PGS.TS. PHAN THỊ HỒNG XUÂN
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
ngữ liệu và trích dẫn trong luận án là hoàn toàn trung thực. Những kết
luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trên bất cứ tài liệu
hay công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Dung
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Ngữ Văn, tổ Bộ môn Lí luận và phương
pháp dạy học Văn – Tiếng Việt, phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Lê A và PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận án.
Tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, tập
thể giáo viên và các em học sinh các trường Tiểu học nơi tôi điều tra thực trạng, dự
giờ và dạy học thực nghiệm đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận án.
Hà Nội, năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Dung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5
6. Dự kiến đóng góp của luận án ................................................................................. 7
7. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM .................................................................................................................... 9
1.1. Các công trình nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm trên thế giới ............... 9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong triết học .................................................... 9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong tâm lí học ............................................... 10
1.1.3. Các công trình nghiên cứu trong giáo dục học ........................................... 10
1.2. Nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm và vận dụng vào thực tiễn giáo
dục Việt Nam ........................................................................................................... 14
1.2.1. Những nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm ở Việt Nam .......................... 14
1.2.2. Những nghiên cứu vận dụng hoạt động trải nghiệm vào thực tiễn giáo
dục ở Việt Nam ..................................................................................................... 16
1.2.3. Những nghiên cứu vận dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học
Tiếng Việt ở tiểu học ............................................................................................ 21
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 24
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 ........................ 25
2.1. Hoạt động trải nghiệm và cơ sở tổ chức hoạt động trải nghiệm trong
dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4, 5 ............................................................... 25
2.1.1. Hoạt động trải nghiệm ................................................................................ 25
2.1.2. Cơ sở tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Tiếng Việt cho học
sinh lớp 4, 5 ........................................................................................................... 37
2.2. Thực trạng dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4, 5 dƣới góc nhìn
trải nghiệm ............................................................................................................... 44
2.2.1. Khảo sát thực trạng dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4, 5 ................... 44
2.2.2. Nhận xét, đánh giá kết quả thực trạng ........................................................ 46
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 59
CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY
HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 .................................................. 60
3.1. Các yêu cầu của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học
Tiếng Việt cho học sinh lớp 4, 5 ............................................................................ 60
3.1.1. Hoạt động trải nghiệm phải đảm bảo mục tiêu môn học ............................ 60
3.1.2. Hoạt động trải nghiệm phải kết hợp với các hoạt động khác ..................... 61
3.1.3. Hoạt động trải nghiệm phải đa dạng các phương pháp, hình thức hoạt động ..... 61
3.1.4. Hoạt động trải nghiệm phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh ........ 62
3.2. Quy trình hoạt động trải nghiệm trong dạy học Tiếng Việt cho học
sinh lớp 4, 5 .............................................................................................................. 63
3.3. Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Tiếng Việt cho
học sinh lớp 4, 5 ....................................................................................................... 65
3.3.1. Hoạt động huy động kiến thức sẵn có và trải nghiệm cụ thể ...................... 65
3.3.2. Hoạt động chiếm lĩnh .................................................................................. 72
3.3.3. Hoạt động chuyển hóa .............................................................................. 100
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 111
CHƢƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................... 113
4.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................... 113
4.2. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm ............................................................... 113
4.3. Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm ............................................ 114
4.3.1. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 114
4.3.2. Cách thức tiến hành thực nghiệm ............................................................. 115
4.4. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................................ 116
4.5. Phƣơng pháp xử lí kết quả thực nghiệm ...................................................... 118
4.6. Thiết kế thực nghiệm ..................................................................................... 120
4.7. Đo nghiệm kết quả thực nghiệm ................................................................... 137
4.7.1. Đo nghiệm kết quả thực nghiệm vòng 1 ................................................... 138
4.7.2. Đo nghiệm kết quả thực nghiệm vòng 2 ................................................... 142
4.8. Đánh giá chung về quá trình thực nghiệm .................................................. 146
Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................................. 148
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 153
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
CLB
CBQL
DHTV
ĐC
GV
HS
HĐTN
HĐGD
HĐNGLL
PPDH
PHHS
SGK
THCS
THPT
TN
Tr
Câu lạc bộ
Cán bộ quản lí
Dạy học Tiếng Việt
Đối chứng
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động trải nghiệm
Hoạt động giáo dục
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Phương pháp dạy học
Phụ huynh học sinh
Sách giáo khoa
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thực nghiệm
Trang
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh HĐTN và HĐ tiếp thu thông tin thuần túy .............................. 36
Bảng 2.2. Khảo sát thực trạng dạy học Tiếng Việt lớp 4, 5 ở các trường TH ....... 44
Bảng 2.3. Khảo sát câu hỏi phần Tập đọc SGK Tiếng Việt lớp 4, 5 ..................... 46
Bảng 2.4. Khảo sát câu hỏi phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt lớp 4, 5 .............. 47
Bảng 2.5. Kháo sát thực trạng dạy của GV lớp 4, 5 .............................................. 49
Bảng 2.6. Khảo sát thực trạng học của HS lớp 4, 5 ............................................... 52
Bảng 4.1. Bảng phân phối Student....................................................................... 120
Bảng 4.2. Đối tượng DH TN và ĐC năm học 2016 – 2017 (vòng 1) .................. 138
Bảng 4.3. Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra vòng 1 của HS ......................... 138
Bảng 4.4. Bảng phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra vòng 1 của HS ............. 139
Bảng 4.5. Bảng phân phối loại kết quả kiểm tra theo học lực của HS sau TN1 .. 139
Bảng 4.6. Bảng phân bố tần số tích lũy hội tụ của nhóm TN1 và nhóm ĐC1 .... 140
Bảng 4.7. Các tham số đặc trưng ......................................................................... 140
Bảng 4.8. Đối tượng dạy học TN và ĐC năm học 2017 – 2018 (vòng 2) ........... 142
Bảng 4.9. Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra vòng 2 của HS ......................... 142
Bảng 4.10. Bảng phân phối tần suất kết quả bài kiểm ........................................... 143
Bảng 4.11. Bảng phân phối kết quả kiểm tra học lực của HS sau vòng TN2........ 143
Bảng 4.12. Bảng phân bố tần số tích lũy hội tụ của nhóm TN2 và nhóm ĐC2 .... 144
Bảng 4.13. Các tham số đặc trưng ......................................................................... 145
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Thống kê kết quả khảo sát thực trạng vận dụng HĐTN trong
DHTV lớp 4, 5 của GV ..................................................................... 50
Biểu đồ 2.2. Thống kê kết quả khảo sát thực trạng học của HS lớp 4, 5 .............. 53
Biểu đồ 2.3. Nhận thức của GV về hoạt động trải nghiệm .................................... 54
Biểu đồ 2.4. Nhận thức của PHHS về việc phối hợp tổ chức các HĐTN ............ 57
Biểu đồ 2.5. Mức độ đóng góp, hỗ trợ kinh phí của PHHS với HĐTN ................ 58
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ phân phối tần số điểm kiểm tra vòng 1 của HS ................. 138
Biểu đồ 4.2. Đường phân phối tần suất kết quả kiểm tra HS vòng 1 .................. 139
Biểu đồ 4.3. Biểu đồ phân loại kết quả kiểm tra học lực của HS ở vòng TN1 ... 139
Biểu đồ 4.4. Đường biểu diễn phân bố tần số lũy tích hội tụ lùi của nhóm lớp
TN1 và ĐC1 .................................................................................... 140
Biểu đồ 4.5. Biểu đồ phân phối tần số điểm tra vòng 2 của HS .......................... 143
Biểu đồ 4.6. Đường phân phối tần suất kết quả kiểm tra HS vòng 2 .................. 143
Biểu đồ 4.7. Biểu đồ phân loại kết quả kiểm tra học lực của HS ở vòng TN2 ... 144
Biểu đồ 4.8. Đường biểu diễn phân bố tần số tích lũy hội tụ lùi của nhóm lớp
TN2 và ĐC2 .................................................................................... 144
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình hoạt động trải nghiệm của K. Lewin ...................................... 30
Hình 2.2. Mô hình học qua kinh nghiệm của John Dewey ................................... 31
Hình 2.3. Mô hình học tập và phát triển nhận thức của Piaget [156; tr39]............ 32
Hình 2.4. Mô hình học tập trải nghiệm của D.Kolb .............................................. 33
Hình 2.5. Chu trình học qua trải nghiệm của Bùi Ngọc Diệp ................................... 35
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Hoạt động trải nghiệm được vận dụng vào thực tiễn dạy học hiện nay
HĐTN là một quan điểm dạy học bằng thực tiễn được David Kolb đề xuất từ
sự kế thừa và phát triển lí thuyết học tập có liên quan đến kinh nghiệm của các nhà
Tâm lí học, GD học như John Dewey (1859-1952); Kurt Levin (1890-1947); Jean
Piaget (1896-1980); Lev Vygotsky (1896-1934) và nhiều nhà nghiên cứu khoa học
khác. Nghiên cứu của các tác giả liên quan đến vấn đề học qua kinh nghiệm được
David Kolb coi như cơ sở khoa học, nền tảng để xây dựng lí thuyết về HĐTN. Năm
1971, lí thuyết HĐTN của David Kolb chính thức được công bố lần đầu tiên với tư
cách là “lí thuyết tương đối toàn diện về phương thức học tập tích lũy, chuyển hóa
kinh nghiệm”. Từ đó đến nay HĐTN được nhiều nước áp dụng rộng rãi trên các lĩnh
vực khác nhau và HĐTN trở thành một triết lí GD của nhiều nước. Bước sang thế kỉ
XXI, HĐTN được David Kolb coi là phương pháp học tập hiệu quả nhằm hướng tới
phát triển năng lực cho người học. Nhiều nước đã áp dụng HĐTN vào dạy học, việc
áp dụng HĐTN vào GD của mỗi nước có sự linh hoạt, khác nhau nhưng vẫn phải
đảm bảo các yếu tố cơ bản của HĐTN.
Đất nước ta hiện nay đang trên con đường hội nhập và phát triển từ nền GD
truyền thống sang nền GD hiện đại, đổi mới PPDH luôn là vấn đề được đặt ra và có
những bước chuyển mình tạo hiệu quả đáng ghi nhận. Thực tế cho thấy đã có nhiều
phương pháp, nhiều hoạt động dạy học phong phú, đa dạng được áp dụng đưa HS thoát
khỏi cách học thụ động, kích thích tính tích cực, chủ động, hứng thú của các em. HĐTN
được triển khai trong thực tiễn dạy học giúp HS biết vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tức là HS được học thông qua làm, qua thực hành để có được năng lực thực hiện
gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân. HĐTN là hoạt động mang lại cho HS những
trải nghiệm vô cùng thú vị, làm cho nội dung dạy học trở nên vừa nhẹ nhàng hấp
dẫn, vừa gần gũi lại không kém phần mới lạ. Mỗi HĐTN đặt ra đòi hỏi HS phải giải
quyết dựa trên những kinh nghiệm sẵn có của bản thân và đưa ra các sáng kiến trải
nghiệm từ thực tiễn, đem lại hiệu quả học tập cao, làm thay đổi cả nhận thức và
hành động của HS, biến những ý tưởng của HS thành hiện thực để các em thể hiện
hết khả năng sáng tạo của mình. HĐTN khuyến khích, động viên các em tích cực nghiên
cứu tìm ra cái mới, cách giải quyết vấn đề mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã
có, tạo được niềm vui sự phấn khởi làm cho giờ học sôi nổi, kích thích sự hứng thú của
HS. Do đó, HĐTN được coi là một hướng đi đúng đắn trong thực tiễn dạy học hiện nay.
2
1.2. Hoạt động trải nghiệm là một trong những hoạt động hướng tới phát
triển năng lực người học
Phát triển năng lực người học là mục tiêu của GD nói chung, GD tiểu học nói
riêng. Đặc biệt trong sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của tri thức, công nghệ thông
tin đòi hỏi con người phải có khả năng tương ứng, đổi mới hệ thống GD theo hướng
hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực của HS. Nhận thức này của các nhà
GD đã mở đường cho công cuộc chuyển từ chương trình GD nội dung sang phát triển
năng lực người học, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 14/11/2013 Hội nghị Trung ương
8 Khóa XI đã khẳng định: “Đổi mới, căn bản, toàn diện GD và đào tạo là đổi mới
những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội
dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện. Đổi mới từ sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của nhà nước đến hoạt động của các cơ sở GD - đào tạo
và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội, bản thân người học, đổi mới ở tất cả
các bậc học, ngành học”. Chiến lược phát triển GD Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ) cũng đã đề xuất các giải pháp phát triển GD, trong đó có đổi mới nội
dung, PPDH “Trên cơ sở chương trình hiện hành, tham khảo các nước tiên tiến, thực
hiện đổi mới SGK từ sau năm 2018 theo hướng phát triển năng lực người học, vừa đảm
bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù mỗi địa phương”.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể xây dựng theo hướng phát triển năng lực
người học. Môn Tiếng Việt thuộc lĩnh vực GD ngôn ngữ và văn học, có vai trò quan
trọng trong việc phát triển năng lực người học, đặc biệt là những năng lực đặc thù như
năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mĩ, năng lực cảm thụ văn học... Phát triển năng lực
không chỉ là yêu cầu của xã hội mà còn là nhu cầu của chính bản thân người học,
tạo động lực, kích thích tính tích cực, hứng thú ở người học. Để mỗi HS phát triển
được năng lực cần tạo cơ hội cho các em trải nghiệm, thâm nhập thực tế làm tăng
thêm tri thức, kinh nghiệm và kĩ năng, biết huy động tối đa vốn sống vào học tập,
biết vận dụng tri thức vào hình thành kinh nghiệm trong thực tiễn. Qua các HĐTN,
HS tự hình thành năng lực, từ đó phát huy được khả năng nói, viết, thấu hiểu đời
sống, làm giàu những giá trị tinh thần, hoàn thiện phẩm chất, nhân cách. Như vậy,
phát triển năng lực người học là vấn đề cốt lõi trong GD hiện nay cũng như GD trong
tương lai, giúp HS tri nhận thế giới xung quanh, hòa nhập với mọi người, muốn
đóng góp và khẳng định bản thân mình.
3
1.3. Hoạt động trải nghiệm đã được vận dụng trong nhà trường, trong dạy
học Tiếng Việt ở tiểu học song còn nhiều hạn chế, còn nhiều vấn đề cần được
tiếp tục nghiên cứu
Trong hệ thống GD phổ thông, bậc Tiểu học được coi là giai đoạn thứ nhất của
GD bắt buộc, là bậc học cơ sở cho GD phổ thông và toàn bộ hệ thống GD quốc dân.
Trong đó, Tiếng Việt được coi là môn học công cụ giúp HS có thể học tốt các môn học
khác, chuẩn bị cho các em một nền tảng kiến thức ngôn ngữ và văn học cần thiết
cho việc học tập. Vận dụng HĐTN trong DHTV ở tiểu học hiện nay theo đánh giá
chung đã ghi nhận được một số kết quả ban đầu như: HS có những trải nghiệm thú
vị trong môn học; nội dung dạy học trở nên hấp dẫn hơn, mới lạ, kích thích sự tìm
tòi, phám phá của HS; kết quả tiếp thu kiến thức và năng lực sử dụng tiếng Việt
trong nói và viết của HS được cải thiện. Đã có một số công trình nghiên cứu, tài
liệu tập huấn, một số trường vận dụng HĐTN vào thực tế dạy học phù hợp với đặc
trưng nội dung và điều kiện dạy học, đem lại hiệu quả GD cao, làm thay đổi cả
nhận thức và hành động của GV và HS.
Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai cũng như làm thế nào để nâng cao chất
lượng của HĐTN trong DHTV còn hạn chế, còn đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu, đó là: GV hiểu khái niệm HĐTN một cách chung chung, mơ hồ, chưa
biết cách thiết kế các bài học và từng phần theo các HĐTN phù hợp với nội dung
từng bài, từng phần học; GV cần có tài liệu hướng dẫn cụ thể, nói cách khác là cần có
sách thiết kế bài giảng theo quy trình HĐTN để từ đó biết cách tổ chức các HĐTN
đạt hiệu quả cao nhất; Các công trình, các tài liệu, các trường mới chỉ nghiên cứu ở
mức khái quát, áp dụng vào các hoạt động chung, chưa đưa ra hướng dẫn, vận dụng
trong các môn học cụ thể. Vì thế vận dụng HĐTN trong DHTV là một hướng đi mới,
vẫn còn những điểm hạn chế cần được khắc phục.
Xuất phát từ những căn cứ